Thấp khớp được biết đến dưới dạng bệnh có triệu chứng đau ở khớp, giảm khả năng cử động và nhiều khi biến dạng ở khớp xương. Tuy là một bệnh toàn thân, nhưng việc cư trú bệnh ở khớp là triệu chứng chính, hoặc ở tim gây thương tật tim là nguy hiểm nhất.
Những dạng thường gặp của thấp khớp
Thấp khớp thường được gặp dưới các dạng như viêm đa khớp mạn tính tiến triển, hư khớp, viêm quanh khớp vai – cánh tay, thấp khớp cấp và thống phong.
Viêm đa khớp mãn tính tiến triển
Viêm đa khớp mãn tính tiến triển có đặc điểm là tổn thương ở cả 2 bên và đối xứng của các khớp xương có kèm đau biến dạng khớp có thể tiến triển tới cứng khớp. Đây là một bệnh toàn thân tiến triển qua những đợt xen kẽ với những thời kỳ thuyên giảm hoàn toàn.
Viêm đa khớp mãn tính c hủ yếu gặp ở người từ 30 đến 50 tuổi, ở phụ nữ nhiều hơn gấp 2-3 lần so với nam giới, đặc biệt hay gặp ở phụ nữ khi mãn kinh. Khí hậu ôn nhiệt đới và thấp dễ phát sinh.
Tiến triển của bệnh: Lúc khởi đầu màng hoạt dịch xung huyết, phù và rỉ ra một thứ dịch thanh tơ ở trong ổ khớp, các rìa bị phì đại và tăng sinh. Dần dần mô hạt xâm lấn ổ khớp và tạo thành một cái “màng mô liên kết mạch máu” ngày càng xơ hóa và cố định khớp xương (cứng khớp). (pannusconjon ctivo-vasculaire).
Tổn thương sụn là thứ phát = thoái hóa, nứt rẽ, loét. Đầu xương bị loãng xương có kẽm những điểm tăng sinh mô liên kết mạch máu làm sụp đỗ sụn đầu xương và gắn liền vào màng hoạt dịch (cứng khớp).
Hơn nữa còn thấy những hòn dưới da gồm có một ổ hoại tử trung tâm, chung quanh có mô bào (histiocyte) và mô xơ tăng sinh. Các cơ và bao dây thần kinh ngoại vi có những hạt vi thể do những nhóm lympho bào tạo thành.
Trong 25-40% tử thi được mổ, có viêm màng ngoài tim, 20% cơ thoái hóa dạng tinh bột ở thận và gan. Có những u-hạt dạng thấp ở tim phổi, màng phổi. Các tổn thương trên chứng tỏ bệnh viêm đa khớp mạn tính tiến triễn là một bệnh toàn thân.
Hư khớp
Quá trình thoái hóa của các khớp xương, mới đầu khu trú ở sục đầu xương của khớp rồi đến bao hoạt và dây chằng, xuất hiện ở người quá 40 tuổi và gây thương tổn ở những khớp chịu đựng sức nặng của thân, phần lớn là người mập, béo.
Dấu hiệu của hư khớp:
- Đau ban đầu ít sau nhiều và liên tục
- Hạn chế cử động
- Mọc gai xương
Xét nghiệm : không có tắng tốc độ lắng hồng cầu, không thiếu máu, bạch cầu không tăng.
Hư khớp thường khư trú tại các khớp g ối, háng, đốt sống cổ, lưng, vai, ngón tay, bàn tay.
Viêm quanh khớp vai – cánh tay :
Hội chứng đau vai, có kèm cứng khớp và đôi khi mất cử động do những tổn thương thoái hóa xác mô gân ở vai, có hoặc không kèm viên bao hoạt dịch kết hợp (thể bệnh cứng khớp).
Tổn thương thoái hóa thường gặp ở người quá 40 tuổi gồm viêm gân của cơ vai, có v ôi hóa ở bên trong gân làm cản trở mọi cử động, và viêm túi thanh mạc dưới cơ đenta, có thể lan ra bao hoạt dịch khớp vai làm cho vai cứng, mất cử động.
Triệu chứng của viêm quanh khớp vai – cánh tay thường thấy là đ au ở mỏm vai lan ra theo cánh tay đến khuỷu tay, cản trở cử động.
Thấp khớp cấp
Thấp khớp cấp hay còn được gọi là thấp tim hoặc sốt thấp khớp. Thấp khớp cấp được coi là một trong những bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết hay thuộc hệ thống tạo keo. Cho tới nay, bệnh vẫn khá thường gặp ở các nước đang phát triển và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh van tim ở người trẻ tuổi. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 6-15 tuổi, nhưng không ít trường hợp xảy ra ở lứa tuổi 20 hoặc hơn nữa.
Thấp khớp cấp là bệnh của tổ chức liên kết; tổn thương xảy ra ở nhiều cơ quan khác nhau, trong đó các cơ quan đáng chú ý là tim, não, mạch máu, khớp, phổi, thận.
Thống phong
Thống phong hay còn gọi là gout, một trong những bệnh viêm khớp rất phổ biến ở độ tuổi trung niên trở lên. Như vậy, bệnh gout hay thống phong là một trong những bệnh khớp gây đau đớn nhất cho người bệnh. Loại bệnh khớp này do rối loạn chuyển hoá làm tăng acid uric trong máu, làm người bệnh đau sưng các khớp, cứng khớp, vận động đi lại rất đau đớn.
Biểu hiện thường thấy nhất là những đợt viêm cấp tính ở ngón chân cái và toàn bộ khớp bàn ngón chân. Người bệnh bị đau dữ dội, nhất là vào ban đêm, ngón chân có thể bị sưng to, phù nề, căng bóng… kèm theo tình trạng mệt mỏi, sốt, lo lắng, khát nước… Xét nghiệm máu vào thời điểm này cho thấy nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Tiếp đó bệnh chuyển sang thể mạn tính với biểu hiện nổi u cục dưới da và viêm đa khớp mãn tính.
Cơn Gút cấp thường xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt, rượu, chấn thương kể cả đi giày chật. Vì vậy, người bị gút không nên ăn quá 0,8g đạm động vật/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Không uống rượu, bia, uống nhiều nước > 2lít/ngày, nên uống các loại nước có bicacbonat. Định kỳ kiểm tra acid uric máu, dùng thuốc làm giảm acid uric máu như allopurinol, uricozym để duy trì nồng độ acid uric máu trong giới hạn bình thường. Không nên sử dụng các thuốc gây tăng acid uric máu như thiazid, ethambuton, pyrazynamid, aspirin liều nhỏ.
Nếu có biểu hiện bệnh Gút hoặc nghi ngờ nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu định lượng nồng độ acid uric và có hướng điều trị thích hợp.