Theo Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, trong 1 thập kỷ qua, số lượng bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi C đã tăng gấp 4 lần. Đây là căn bệnh có tiến triển thầm lặng nhưng thường gây nên những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
(Ảnh minh họa)
Mới được phát hiện từ năm 1989 nhưng căn bệnh do loại vi-rút có khuynh hướng xâm nhập và phá hủy tế bào gan – viêm gan siêu vi C đến nay đã gây nên những hệ lụy không nhỏ đối với con người.
Đến nay khoa học đã chứng minh loại vi-rút gây nên căn bệnh này chủ yếu lây truyền qua đường máu, lây từ mẹ sang con hoặc qua đường quan hệ tình dục . Tuy nhiên có đến gần 40% số ca bệnh không tìm được nguyên nhân.
Virus viêm gan C (HCV) là một siêu vi truyền nhiễm qua máu mà trước đây thường được gọi là siêu vi Viêm Gan không phải A hoặc B (non-A/non-B hepatitis). HCV xâm nhập thẳng vào cơ thể qua máu; rồi tấn công tế bào gan và sinh sôi nẩy nở tại đây. HCV làm cho tế bào gan sưng lên và đồng thời giết các tế bào gan. Có đến 80% những người bị nhiễm HCV có khả năng trở thành bệnh kinh niên (chronic) – có nghĩa là 6 tháng sau khi bị nhiễm, bệnh vẫn không hết. Ða số những người bị HCV kinh niên không thấy có triệu chứng nào và vẫn có cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, trong số 10 – 25% người có HCV kinh niên, bệnh sẽ âm thầm tiến triển trong khoảng 10 – 40 năm, và có thể làm hư gan trầm trọng, xơ gan (cirrhosis), hoặc ung thư gan.
Người mắc bệnh này thường không có triệu chứng lâm sàng nhưng đến khi xuất hiện tình trạng mệt mỏi, vàng mắt, vàng da, chán ăn… thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn biến chứng như xơ gan, giãn mạch máu đường tiêu hóa , ung thư tế bào gan.
Tại Hội thảo cập nhật điều trị viêm gan siêu vi C, BS Đinh Dạ Lý Hương, khoa Gan, Đại học y dược TPHCM cho biết: “Tính đến nay, đã có khoảng 500.000 bệnh nhân viêm gan C mạn tính được tiên đoán là người không đáp ứng với điều trị hoặc tái phát bệnh gan . Nhân loại đang phải chi trả những khoản tiền khổng lồ cho căn bệnh này.
Thông tin liên quan:
Theo: Dantri