Bệnh dại là một bệnh virus nguy hiểm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh lây qua nước bọt của động vật bị nhiễm, thường là do bị cắn.
Dấu hiệu và triệu chứng
Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1 – 3 tháng sau khi nhiễm virus, mặc dù có những trường hợp cá biệt phải 6 tháng sau mới phát bệnh. Khi đã lên cơn dại bệnh nhân hầu như chắc chắn sẽ tử vong.
Triệu chứng ban đầu thường không điển hình, bao gồm sốt, đau đầu, khó ở. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có những triệu chứng sau:
- Mất ngủ
- Lo âu
- Lú lẫn
- Liệt nhẹ hoặc liệt từng phần
- Kích động
- Hoang tưởng
- Tiết nhiều nước bọt
- Khó nuốt
- Co giật
- Sợ nước
Mức độ và vị trí của vết cắn sẽ quyết định tốc độ khởi phát triệu chứng. Vết cắn nặng ở vùng đầu sẽ gây ra cơn dại nhanh hơn nhiều so với vết cắn ở chân.
Nguyên nhân
Hay gặp nhất là do bị động vật nhiễm virus dại cắn. Một số ít trường hợp bệnh có thể lây qua nước bọt của con vật bị nhiễm khi tiếp xúc với mắt, mũi, miệng hoặc vết thương hở.
Hít phải virus dại cũng là một đường lây, nhưng chỉ gặp ở nhân viên phòng thí nghiệm.
Xét nghiệm và chẩn đoán
Chẩn đoán dựa trên tiền sử bị động vật (chó mèo) nghi dại cắn. Cần bắt giữ con vật để theo dõi. Có thể tiến hành xét nghiệm mô não của con vật để xem nó có bị dại không.
Nếu người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dại, có thể tiến hành một số xét nghiệm máu, nước bọt, dịch não tuỷ, mô não hoặc mô da lấy từ vùng gáy để xác định hoặc loại trừ bệnh dại.
Điều trị
– Điều trị sau khi tiếp xúc với động vật nghi dại gồm tiêm 1 liều huyết thanh kháng dại và 5 liều vaccin phòng dại trong thời gian 28 ngày. Huyết thanh kháng dại và liều vaccin đầu tiên cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi có tiếp xúc. Huyết thanh kháng dại sẽ được tiêm vào vùng quanh vết cắn và vaccin được tiêm vào bắp tay.
Phòng bệnh
- Tiêm phòng dại cho vật nuôi đúng kỳ hạn .
- Tránh tiếp xúc với những con vật lạ, dù sống hay chết.
- Dặn trẻ không được chơi với những con vật lạ.
- Nếu bị động vật cắn hoặc liếm, cần rửa sạch vết cắn hoặc vùng tiếp xúc bằng xà phòng và nước sạch càng sớm càng tốt.
Bệnh dại
Bệnh dại là một bệnh virus nguy hiểm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh lây qua nước bọt của động vật bị nhiễm, thường là do bị cắn.
Dấu hiệu và triệu chứng
Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1 – 3 tháng sau khi nhiễm virus, mặc dù có những trường hợp cá biệt phải 6 tháng sau mới phát bệnh. Khi đã lên cơn dại bệnh nhân hầu như chắc chắn sẽ tử vong.
Triệu chứng ban đầu thường không điển hình, bao gồm sốt, đau đầu, khó ở. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có những triệu chứng sau:
· Mất ngủ
· Lo âu
· Lú lẫn
· Liệt nhẹ hoặc liệt từng phần
· Kích động
· Hoang tưởng
· Tiết nhiều nước bọt
· Khó nuốt
· Co giật
· Sợ nước
Mức độ và vị trí của vết cắn sẽ quyết định tốc độ khởi phát triệu chứng. Vết cắn nặng ở vùng đầu sẽ gây ra cơn dại nhanh hơn nhiều so với vết cắn ở chân.
Nguyên nhân
Hay gặp nhất là do bị động vật nhiễm virus dại cắn. Một số ít trường hợp bệnh có thể lây qua nước bọt của con vật bị nhiễm khi tiếp xúc với mắt, mũi, miệng hoặc vết thương hở.
Hít phải virus dại cũng là một đường lây, nhưng chỉ gặp ở nhân viên phòng thí nghiệm.
Xét nghiệm và chẩn đoán
Chẩn đoán dựa trên tiền sử bị động vật (chó mèo) nghi dại cắn. Cần bắt giữ con vật để theo dõi. Có thể tiến hành xét nghiệm mô não của con vật để xem nó có bị dại không.
Nếu người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dại, có thể tiến hành một số xét nghiệm máu, nước bọt, dịch não tuỷ, mô não hoặc mô da lấy từ vùng gáy để xác định hoặc loại trừ bệnh dại.
Điều trị
– Điều trị sau khi tiếp xúc vớiị động vật nghi dại gồm tiêm 1 liều huyết thanh kháng dại và 5 liều vaccin phòng dại trong thời gian 28 ngày. Huyết thanh kháng dại và liều vaccin đầu tiên cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi có tiếp xúc. Huyết thanh kháng dại sẽ được tiêm vào vùng quanh vết cắn và vaccin được tiêm vào bắp tay.
Phòng bệnh
· Tiêm phòng dại cho vật nuôi đúng kỳ hạn .
· Tránh tiếp xúc với những con vật lạ, dù sống hay chết.
· Dặn trẻ không được chơi với những con vật lạ.
· Nếu bị động vật cắn hoặc liếm, cần rửa sạch vết cắn hoặc vùng tiếp xúc bằng xà phòng và nước sạch càng sớm càng tốt.