Cho tới hiện nay, viêm khớp dạng thấp vẫn là một thách thức cho y học. Bệnh này đứng hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ tử vong.
Tại sao bị viêm khớp dạng thấp?
Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta gồm nhiều loại tế bào khác nhau giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm, v.v. Ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế bào và các cơ quan của cơ thể, dẫn tới các biểu hiện của bệnh.
Do đặc điểm này, viêm khớp dạng thấp được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, tức cơ thể tự tạo kháng thể chống lại các thành phần trong cơ thể.
Chính xác nguyên nhân nào khiến hệ miễn dịch rối loạn và bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh trong viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết rõ.
Tuy nhiên một số yếu tố được tìm thấy có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp, như yếu tố môi trường và di truyền. Các nghiên cứu tìm thấy có mối tương quan giữa viêm khớp dạng thấp với một số tác nhân gây bệnh như vi trùng hoặc virus.
Ai dễ bị viêm khớp dạng thấp?
Khoảng 0,5% đến 1,5% dân số trên thế giới bị viêm khớp dạng thấp. viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở tất cả các chủng tộc và tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi thường bị bệnh nhiều nhất là 30-50. Nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam gấp 2 tới 3 lần.
viêm khớp dạng thấp có khi khó phát hiện vì bệnh có thể bắt đầu bằng những triệu chứng mơ hồ, như đau nhức khớp hoặc cứng khớp vào buổi sáng. Tuy nhiên, nhiều bệnh viêm khớp khác cũng có thể có triệu chứng tương tự.
X-quang khớp thường không tìm thấy triệu chứng bất thường trong giai đoạn đầu của bệnh. Không thể chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dựa trên một triệu chứng lâm sàng, hoặc một kết quả xét nghiệm, mà phải là tổng hợp của tất cả các yếu tố đã nêu trên.
Vì vậy cần thiết phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác của viêm khớp dạng thấp và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Tập yoga cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp?
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH California (Los Angeles, Mỹ) đã thử nghiệm trên 26 phụ nữ tuổi từ 21-31 với thời gian bị RA trung bình 10 năm. Một nửa số phụ nữ này được cho tập luyện yoga với các bài tập nhằm tăng cường sức mạnh cơ bắp. Trong khi đó một nửa còn lại không được tập luyện yoga để đối chứng.
Kết quả sau sáu tuần cho thấy nhóm tập yoga thấy hạnh phúc hơn khi bắt đầu tập luyện và có thể chịu đựng được những cơn đau khớp tốt hơn. Ngoài ra, sức khỏe toàn thân của họ cũng cải thiện hơn so với nhóm đối chứng.
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp?
Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp (viêm khớp dạng thấp) biểu hiện: Sưng, nóng, đỏ, đau do viêm màng hoạt dịch của khớp, bắt đầu từ các khớp nhỏ ở ngoại biên như: Các khớp ở bàn tay, cổ tay, bàn – ngón tay, các bàn – ngón tay, bàn – ngón chân, khớp gối, đối xứng hai bên.
Cứng khớp buổi sáng (gây khó cử động các khớp vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy, kéo dài hằng giờ). Kèm theo các triệu chứng tại khớp là triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Giai đoạn đầu: Thường kéo dài 1 – 3 năm. Giai đoạn này do viêm màng hoạt dịch của khớp nên biểu hiện lâm sàng là: Sưng, nóng, đỏ, đau và hạn chế vận động của khớp. Bệnh diễn biến từng đợt, ở giai đoạn này chưa có dấu hiệu tổn thương “bào mòn” ở sụn khớp và đầu xương. Nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn này và chữa trị tích cực đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt.
Giai đoạn sau (giai đoạn muộn): Do hậu quả của viêm màng hoạt dịch, nên đã bắt đầu xuất hiện tổn thương “bào mòn” ở sụn khớp và đầu xương, cần chú ý là các tổn thương này khi đã xuất hiện thì không thể mất đi được. Nếu không được chữa trị đúng, các tổn thương ở sụn khớp và đầu xương ngày càng nặng, làm khe khớp dần dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp. Lúc này bệnh đã ảnh hưởng toàn thân như sốt, xanh xao, suy nhược, chán ăn, gầy sút…
Muốn khỏi bệnh phải kiên trì
Do viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, nên chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Vì viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính, nên việc điều trị sẽ kéo dài.
Điều trị hiện nay giúp hầu hết bệnh nhân cải thiện được triệu chứng và duy trì chức năng vận động. Nhưng để đạt được mục tiêu này, cần thiết phải bắt đầu điều trị nội khoa thích hợp càng sớm càng tốt, trước khi quá trình hủy hoại khớp không hồi phục xảy ra.
Bên cạnh sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và vận động thể lực thích hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp.
Những chế độ ăn uống cân bằng, giảm chất béo bão hòa, giàu omega-3, v.v. sẽ giúp ích cho bệnh nhân. Các hoạt động thể lực luyện tập thường xuyên như đi bộ, leo cầu thang, nhảy dây, bơi lội, đạp xe đạp có lợi cho khớp.