Viêm gan A là virus viêm gan A (HAV) gây ra. Bệnh viêm gan siêu vi A lây truyền từ người này sang người khác do ăn uống thức ăn, nguồn nước, tiếp xúc với các đồ vật có nhiễm phân của người bệnh dù là với lượng rất nhỏ. Người mắc bệnh có thể đang sống rất khỏe mạnh, bỗng dưng bị đau bụng, tiêu chảy và vàng da. Viêm gan A đã và đang là một căn bệnh truyền nhiễm đáng ngại, với khoảng 10 đến 20% bệnh nhân viêm gan A phải nhập viện chữa trị
Cách thức lây truyền virus viêm gan A
Viêm gan A lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virus. Virus HAV được đào thải qua phân ở cuối thời kỳ ủ bệnh (kéo dài hàng tuần, cho tới khi lui bệnh). Bởi vậy, ăn uống mất vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho viêm gan A. Nhân viên y tế, khách du lịch, cô bảo mẫu… là những đối tượng có nguy cơ cao. Nhiễm khuẩn thức ăn, nguồn nước là nguy cơ gây ra những vụ dịch lớn nhỏ hiện nay.
Viêm gan A cũng có thể lây qua truyền máu, tuy nhiên khả năng lây theo phương thức này là rất hy hữu.
Triệu chứng của bệnh viêm gan A
- Cảm sốt
- Mệt mỏi
- Mất cảm giác ngon miệng
- Buồn nôn và nôn
- Nước tiểu sậm màu
- Vàng da, vàng mắt
- Đau bụng vùng hạ sườn bên phải, nhất là khi ấn vào
- Phân bạc màu và lỏng hơn bình thường.
Những ai có mắc bệnh viêm gan A?
Bất kỳ người nào ở bất kỳ độ tuổi nào đều có thể mắc bệnh viêm gan A. Nhiều người không biết mình mắc bệnh viêm gan A là do đâu. Những người dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A là:
- Những người trong gia đình tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
- Sinh hoạt tình dục với người mắc bệnh.
- Những người sống gần vùng dịch bệnh viêm gan A.
- Những người du hành tới các quốc gia thường gặp bệnh viêm gan A.
- Những người chích ma túy và dùng ma túy không thuộc dạng chích.
Những đối tượng nên tiêm phòng viêm gan A
- Tất cả trẻ em trên 1 tuổi
- Người có bệnh gan mạn tính
- Bệnh nhân được điều trị với yếu tố đông máu
- Người làm việc liên quan đến vắc xin viêm gan A trong các phòng thí nghiệm
- Trẻ em, trẻ vị thành niên sống trong vùng có dịch viêm gan A
Để phòng ngừa bệnh cần tiêm 2 liều vắc xin, cách nhau ít nhất 6 tháng và có thể tiêm cùng lúc với các vắc xin khác.
- Đối với trẻ em, liều đầu tiên tiêm lúc 12-23 tháng tuổi. Trẻ chưa được tiêm lúc dưới 2 tuổi có thể tiêm sau đó.
- Đối với những người khác, có thể tiêm bất cứ khi nào nếu có nguy cơ nhiễm viêm gan A.
Thông tin tiếp theo: Cách điều trị viêm gan A tại nhà