Tuệ Linh – Cty dược phẩm – Y tế sức khỏe https://tuelinh.vn Fri, 20 Sep 2024 03:54:04 +0000 vi hourly 1 Cà gai leo https://tuelinh.vn/ca-gai-leo-155 https://tuelinh.vn/ca-gai-leo-155#comments Fri, 16 Aug 2024 03:50:44 +0000 https://tuelinh.vn/?p=155 Cà gai leo là dược liệu quý trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho gan. Trong bài viết này, hãy cùng Tuệ Linh tìm hiểu chi tiết hơn về loại dược liệu quý này nhé!

Đặc điểm của cây Cà gai leo

Cà gai leo còn có những tên gọi khác là Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh, Cà lù… Có tên khoa học là Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour., thuộc họ Cà (Solanaceae).

Chúng có thể sống nhiều năm và thường mọc hoang tại nhiều nơi trên khắp lãnh thổ Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh ven biển từ Hải Phòng cho đến Bình Thuận.

Một số đặc điểm của cây Cà gai leo có thể kể đến bao gồm:

  • Thân: Cà gai leo có thân leo nhỏ, nhẵn, có xu hướng hóa gỗ ở phần gốc, dài khoảng 1m hoặc hơn, phân thành nhiều cành. Cành Cà gai leo non thường tỏa rộng và được bao phủ bởi một lớp lông hình sao, có nhiều gai cong nhỏ màu vàng.
  • Lá: Lá Cà gai leo thuôn hoặc có hình bầu dục, mọc so le nhau. Gốc lá tròn hoặc hình nêm, đầu tù. Phiến lá xẻ thùy nông, không đều nhau. Màu sắc lá mặt trên sẫm hơn mặt dưới, hai mặt đều có gai ở gân chính và cuống lá. Mặt dưới lá có nhiều lông tơ màu trắng.
  • Hoa: Mọc ở kẽ lá thành xim 2 – 5 hoa, một số có thể xuất hiện 7 – 9 hoa. Cánh hoa màu tím, đài có lông, xẻ thành 4 thùy hình trái xoan với đầu nhọn. Nhị hoa có 4 chỉ màu vàng, phình ở gốc. Mùa hoa: tháng 4 đến tháng 6.
  • Quả: Hình cầu nhẵn, đường kính khoảng 5 – 7 mm, cuống dài, khi chín sẽ chuyển từ màu vàng sang đỏ. Bên trong chứa nhiều hạt hình thận màu vàng. Mùa quả thường vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

Xem thêm: Đặc tính sinh trưởng của cây Cà gai leo

Thành phần hóa học chính

Thân, lá, đặc biệt là rễ Cà gai leo chứa các thành phần hóa học chính bao gồm:

  • Alkaloid
  • Flavonoid
  • Saponin
  • Glycoalkaloid
  • Sterol

Ngoài ra, rễ Cà gai leo còn chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: saponosid, solasodenon, lanosterol, β-sitosterol, 3β-hydroxy-5α-pregnan-16-on và các acid amin khác.

Bộ phận dùng, thời gian thu hái

Thân (Thích gia đằng), rễ (Thích gia căn) và lá Cà gai leo có thể được thu hái quanh năm dùng làm thuốc. Tùy nhu cầu và mục đích có thể dùng tươi hoặc sấy, phơi khô để bảo quản, kéo dài thời gian sử dụng.

Công dụng

Cà gai leo đã được PGS.TS. Phạm Kim Mãn và TS. Nguyễn Thị Minh Khai – cán bộ Viện dược liệu trung ương đưa vào nghiên cứu từ những năm đầu của thập niên 90. Chỉ riêng tại Viện Dược liệu TW đã có 2 đề tài cấp nhà nước, 4 luận án tiến sỹ cùng nhiều luận văn nghiên cứu về Cà gai leo.

Một số công dụng nổi bật của Cà gai leo có thể kể đến bao gồm:

Giải độc gan

Thành phần alkaloid và glycoalkaloid trong Cà gai leo có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể giúp bảo vệ gan khỏi những tác động tiêu cực của gốc tự do, góp phần ngăn chặn tổn thương gan hiệu quả. Các hoạt chất này cũng đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải những chất độc hại, kích thích tái tạo tế bào gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.

Công dụng giải độc và bảo vệ gan của Cà gai leo cũng được chứng minh qua nghiên cứu năm 1988 (Thực hiện: Nguyễn Phúc Thái, Hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hải và GS.TS. Nguyễn Phúc Hưng). Kết quả cho thấy chiết xuất từ Cà gai leo có thể làm giảm tổn thương tế bào gan, kiểm soát sự gia tăng trọng lượng gan do độc tính của chất TNT gây ra, đồng thời giảm các dấu hiệu tổn thương gan trên mẫu vi thể.

Hỗ trợ điều trị viêm gan B

Trong báo cáo kết quả nghiên cứu thuộc đề tài cấp nhà nước “Điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính thể hoạt động” bằng thuốc từ Cà gai leo do viện dược liệu trung ương chủ trì đã đưa ra kết luận:

  • Thuốc từ cà gai leo có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da và niêm mạc vàng).
  • Men gan (transaminase) và bilirubin về bình thường nhanh hơn các nhóm chứng.
  • Sau điều trị những biến đổi các marker của siêu vi viêm gan B là rõ rệt tại các bệnh viện 103, 108, 354.
  • Tỷ lệ âm tính với HBsAg đạt 23,3%, chuyển đảo huyết thanh 37,8%; 62,9% có HBV-DNA < 5 copies/ml.

Đặc biệt, thuốc không gây một tác dụng ngoại ý nào trên lâm sàng và xét nghiệm. Các kết quả từ những nghiên cứu đều đi đến một kết luận Cà gai leo chính là đối trọng của Viêm gan siêu vi B và là dược liệu có tác dụng làm âm tính siêu vi mạnh nhất hiện nay.

Tìm hiểu chi  tiết: Chữa viêm gan B bằng Cà gai leo

Ức chế xơ gan tiến triển, hạ men gan

Đề tài cấp Nhà nước KHCN 1105 “Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” do TS. Nguyễn Thị Minh Khai cũng được nghiệm thu đạt loại xuất sắc. Theo kết quả nghiên cứu: Cà gai leo có tác dụng chống viêm và ức chế tổng hợp collagen ở một số tổ chức mô liên kết.

Luận án do TS. Nguyễn Thị Bích Thu thực hiện cũng kết luận: Dạng chiết toàn phần của Cà gai leo làm giảm trọng lượng u trên mô hình u thực nghiệm 42,2% và làm giảm hàm lượng collagen gan trên mô hình xơ gan là 27,0%. Kết quả đã chứng minh glycoalcaloid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế sự phát triển của xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan trong cao toàn phần của cà gai leo.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện những tác dụng dược lý mới của Cà gai leo như tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư cũng như thử tác dụng trên gen gây ung thư của virus và gen ức chế ung thư P53 và Rb. Cho đến thời điểm này Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh là kìm hãm và ngăn chặn xơ gan phát triển.

Công dụng khác

Cà gai leo còn được biết đến với những công dụng khác như trị phong thấp, sâu răng, đau nhức xương khớp, tê thấp, đau lưng, ho gà, dị ứng, giải độc rượu bia, giải độc do rắn cắn…

Cách dùng, liều lượng

Cà gai leo thường được dùng ở dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc khô, dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các dược liệu khác. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng để pha trà uống hàng ngày.

Liều lượng và thời gian dùng Cà gai leo sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng cụ thể của mỗi người. Ví dụ:

  • Trường hợp cần tăng cường, bảo vệ sức khỏe: 20 – 30g Cà gai leo khô mỗi ngày.
  • Trường hợp hỗ trợ điều trị bệnh gan: Điều chỉnh liều lượng tùy trường hợp, có thể tăng đến 100g/ngày và kết hợp với các dược liệu khác như Giảo cổ lam, Diệp hạ châu, Mật nhân…

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả và biết chính xác liều lượng sử dụng Cà gai leo, hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn trước khi dùng.

Lưu ý: Việc dùng Cà gai leo theo cách chế biến thông thường có thể cho hiệu quả không cao do dễ lẫn nhiều tạp chất, đồng thời hàm lượng hoạt chất cũng không đủ để phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan, cải thiện chức năng gan. Ngoài ra, trên thị trường hiện có rất nhiều loại Cà gai leo kém chất lượng, có thể gây hại cho gan khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, hãy tham khảo các sản phẩm chứa chiết xuất Cà gai leo sạch, đảm bảo an toàn như trà Giải độc gan Tuệ Linh, viên uống Giải độc gan Tuệ Linh Plus.

Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin cần biết về cây cà gai leo. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về cây thuốc vô cùng quý giá này. Để được tư vấn chi tiết hơn về dược liệu này hoặc tìm hiểu thêm các sản phẩm chất lượng từ Cà gai leo Tuệ Linh, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1190 để được hỗ trợ nhanh nhất.

]]>
https://tuelinh.vn/ca-gai-leo-155/feed 4
Giảo cổ lam https://tuelinh.vn/giao-co-lam-6702 https://tuelinh.vn/giao-co-lam-6702#respond Thu, 25 Jul 2024 06:58:05 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6702 Trong cuộc sống hiện đại, khi mà con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe và tìm kiếm những giải pháp tự nhiên, giảo cổ lam đã trở thành một lựa chọn ưu tiên của nhiều người. Nhưng điều gì đã khiến loại thảo dược này trở nên đặc biệt và được yêu thích đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để khám phá sâu hơn về công dụng, cách sử dụng và những lưu ý quan trọng khi sử dụng giảo cổ lam, giúp bạn tận dụng tối đa giá trị của thảo dược quý này.

Giới thiệu về cây giảo cổ lam

Hình ảnh cây giảo cổ lam


Giảo cổ lam là một loại dây leo thuộc họ bầu bí có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, cây còn được gọi với một số tên gọi khác như: Thất diệp đảm, Ngũ diệp sâm, cỏ thần kỳ hay sâm nam. Cây có các đặc điểm thực vật học như sau:

  • Hình dạng: Cây giảo cổ lam là một loại dây leo mềm mại, có thể bò trên mặt đất hoặc leo lên các cây khác. Tua cuốn mọc ở nách lá, đây là đặc điểm của họ bầu bí (Curcubitaceae) phân biệt với các cây họ Nho (Vitaceae) leo bằng tua cuốn mọc đối diện với lá.
  • Lá: Lá của giảo cổ lam mọc đối xứng và có hình dạng như ngón tay xòe ra. Mỗi lá thường chia thành 5 đến 7 lá chét nhỏ, có rìa lá có răng cưa.
  • Hoa: Hoa giảo cổ lam nhỏ, có màu trắng hoặc xanh nhạt, mọc thành chùm. Hoa có năm cánh và thường nở vào mùa hè.
  • Quả: Quả của cây giảo cổ lam nhỏ, hình cầu, khi chín có màu đen.

Phân loại cây giảo cổ lam

Sau một thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà khoa học đã dựa vào đặc điểm nhận dạng để phân loại Giảo cổ lam thành ba loại chính:

  • Giảo cổ lam 3 lá: Thân cây to, không có mùi thơm đặc trưng. Trà từ loại này có vị nhạt, không đắng. Do hoạt tính thấp nên không được sử dụng trong y học.
  • Giảo cổ lam 5 lá: Thân cây nhỏ và mảnh. Khi pha trà, có vị đắng lúc đầu, sau đó ngọt dần. Đây là loại được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh nhờ vào hoạt tính cao.
  • Giảo cổ lam 7 lá: Không có mùi thơm đặc trưng như loại 5 lá và có vị đắng mạnh nên khó uống. Loại này chưa có tài liệu nghiên cứu chính thức và không được sử dụng trong thực tế.

Khu vực phân bố

Giảo cổ lam có nguồn gốc từ các khu vực núi cao ở Đông Nam Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Cây này thích hợp mọc ở độ cao từ 300 đến 3200 mét so với mực nước biển, trong môi trường ẩm ướt và có bóng râm. Giảo cổ lam là một loại cây dễ trồng và có thể phát triển mạnh mẽ trong nhiều điều kiện thổ nhưỡng khác nhau.

Sự phát hiện của giảo cổ lam trong y học

Giảo cổ lam đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước. Trong các tài liệu y học cổ đại, Giảo cổ lam được coi là một loại thảo dược quý có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, kéo dài tuổi thọ và chống lại nhiều loại bệnh tật. Ở Nhật Bản, Giảo cổ lam được gọi là “Phúc Âm thảo” và được sử dụng như một loại trà dưỡng sinh giúp tăng cường năng lượng và sức đề kháng. Tại Việt Nam và Hàn Quốc, Giảo cổ lam cũng được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian nhằm hỗ trợ điều trị bệnh gan, tim mạch và tiểu đường.

Hướng dẫn phân biệt cây giảo cổ lam

Để đảm bảo bạn sử dụng đúng giảo cổ lam chất lượng, dưới đây là một số cách phân biệt giảo cổ lam chuẩn:

  • Màu sắc và hình dạng lá: Lá giảo cổ lam chuẩn có màu xanh đậm, lá chét nhỏ mỏng và có hình dạng giống ngón tay xòe ra. Rìa lá có răng cưa nhỏ và sắc nét.
  • Mùi vị: Giảo cổ lam chuẩn khi pha trà sẽ có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng và có hậu ngọt. Nếu lá giảo cổ lam có mùi hăng hoặc không có hậu ngọt thì có thể không phải là giảo cổ lam chuẩn. Giảo cổ lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có mùi đặc trưng.
  • Cảm giác khi sờ: Lá giảo cổ lam chuẩn khi sờ vào có cảm giác mềm mại, không quá cứng.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách nhận biết cây giảo cổ lam chính xác

Thành phần hóa học chính của Giảo cổ lam

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) chứa nhiều thành phần hóa học quý giá, nổi bật nhất là các saponin, flavonoid, và polysaccharides.

  • Flavonoid: Là nhóm hợp chất có tính chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Trong giảo cổ lam, flavonoid bao gồm các chất như quercetin, kaempferol, và rutin. Những hợp chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình lão hóa và hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
  • Saponin: Saponin trong giảo cổ lam có cấu trúc glycoside, bao gồm các chất như gypenoside và damulin. Saponin có tác dụng hạ cholesterol, giảm mỡ máu, và cải thiện tuần hoàn máu. Chúng cũng có tính chất kháng viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Polysaccharide: Polysaccharide là các hợp chất đường phức tạp, bao gồm các chất như beta-glucan. Chúng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, Giảo cổ lam còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin E, magiê, kẽm và sắt.

  • Vitamin và khoáng chất: Giảo cổ lam chứa các vitamin như vitamin C và E, cùng các khoáng chất như sắt, kẽm và canxi. Các dưỡng chất này giúp tăng cường sức đề kháng và duy trì sức khỏe xương khớp.
  • Axit amin: Giảo cổ lam cung cấp các axit amin thiết yếu cho cơ thể, giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp protein và duy trì sự hoạt động của các cơ quan.
  • Sterol: Giảo cổ lam chứa các sterol thực vật như beta-sitosterol, có tác dụng hạ cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Giảo cổ lam có tác dụng chính là gì?

Nhờ vào các thành phần hoạt tính đa dạng và tác dụng toàn diện, Giảo cổ lam đã trở thành một trong những loại thảo dược quý giá được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại. với những công dụng chính như sau:

➤ Giảo cổ lam chứa nhiều hợp chất hoạt tính như flavonoid và saponin, có tác dụng giãn mạch và cải thiện tuần hoàn máu. Những hợp chất này giúp giảm căng thẳng trong các mạch máu, ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông, giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề liên quan đến huyết áp, tim mạch.

➤ Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc: nhờ vào hàm lượng flavonoid và saponin cao, giảo cổ lam có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm, giảm căng thẳng lo âu, cải thiện giấc ngủ và tăng cảm giác ngon miệng.

➤ Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp: Hợp chất gypenoside trong giảo cổ lam có khả năng ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư, tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch như tế bào NK (Natural Killer), giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

➤ Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh và tổn thương thận do tiểu đường gây ra.

➤ Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu: Polysaccharidecó tác dụng kích thích sản xuất tế bào miễn dịch, tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Bảo vệ gan khỏi sự tổn thương do hóa chất, rượu và các tác nhân gây hại khác. Cải thiện quá trình chuyển hóa lipid và giảm tích tụ mỡ trong gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.

➤ Hỗ trợ điều trị các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì

Giảo cổ lam, với những công dụng vượt trội, không chỉ hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Việc sử dụng giảo cổ lam đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, giúp bạn duy trì sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tham khảo chi tiết: Cây giảo cổ lam có tác dụng chữa bệnh gì?

Các dạng bào chế giảo cổ lam trên thị trường

Giảo cổ lam hiện nay được bào chế thành nhiều dạng khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Bạn có thể sử dụng giảo cổ lam dưới các dạng bào chế sau:

  • Trà giảo cổ lam: Dễ sử dụng, hương vị thơm ngon, dễ hấp thu qua đường tiêu hóa. Trà giảo cổ lam có thể uống hàng ngày như một loại trà thông thường.
  • Viên nang giảo cổ lam: Dễ dàng mang theo và sử dụng, không cần pha chế. Được đóng gói tiện lợi, giúp đảm bảo liều lượng chính xác.
  • Bột giảo cổ lam: Dễ dàng pha chế và điều chỉnh liều lượng theo nhu cầu cá nhân.

Lưu ý:

Giảo cổ lam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể sử dụng cho người bình thường với liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, không nên sử dụng giảo cổ lam cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của giảo cổ lam đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, nên tốt nhất nên tránh sử dụng.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ em sử dụng giảo cổ lam.
  • Người có tiền sử dị ứng: Nếu bạn có tiền sử dị ứng với các thành phần của giảo cổ lam, nên tránh sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Tóm lại:

Sử dụng giảo cổ lam đúng cách và đúng liều lượng sẽ giúp bạn tận dụng tối đa các lợi ích sức khỏe mà loại thảo dược này mang lại. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng giảo cổ lam để hỗ trợ điều trị bệnh.

]]>
https://tuelinh.vn/giao-co-lam-6702/feed 0
Sói rừng https://tuelinh.vn/soi-rung-6713 https://tuelinh.vn/soi-rung-6713#respond Mon, 16 Jan 2012 07:21:53 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6713

Tên khác: Sói nhẵn
Tên khoa học: Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai
Họ: Hoa sói Chloranthaceae
Mô tả: Cây nhỏ cao 1-2 m, nhánh tròn. Lá mọc đối, có phiến dài xoan bầu dục, dài 7-18cm, rộng 2-7cm, đầu nhọn, mép có răng nhọn, gân phụ 5 cặp; cuống ngắn 5-8mm. Bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn, hoa nhỏ, mầu trắng, không cuống. Quả nhỏ, đỏ gạch, mọng gần tròn 6 x 4mm. Hoa tháng 6-7, quả tháng 8-9.
Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc rễ.
Phân bố: Trung quốc, Triều tiên, Nhật bản, Ấn độ, Việt Nam, Malaixia. Cây mọc hoang ở vùng núi đất, ở bìa rừng và ven đồi ẩm nhiều nơi : Lạng sơn, Bắc Thái, Hoà Bình, Hà Tây đến Kontum, Lâm Đồng. Cũng được trồng để lấy hoa ướp trà. Thu hái toàn cây vào mùa hạ thu, dùng tươi hay phơi khô trong râm. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn phơi trong râm, cũng có thể dùng tươi.
Thành phần hoá học: Tinh dầu, flavonoid, Sarcandroside. Các este, phenol, đường, flavon, cyanogens, acid fumaric.
Công dụng :

  • Ung thư tuỵ, dạ dày, trực tràng, gan, cuống họng.
  • Lỵ trực trùng, viêm ruột thừa cấp, bệnh nhọt.
  • Đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp, đau lưng.
  • Cảm mạo, viêm phổi. Kinh nguyệt không đều.
  • Rễ ngâm rượu uống chữa ngực đau tức.
  • Lá giã đắp trị rắn cắn.

Liều dùng: 15-30g/ngày. Đun sôi uống, tán bột uống với rượu, hoặc phối với thuốc khác.

]]>
https://tuelinh.vn/soi-rung-6713/feed 0
Thanh ngâm https://tuelinh.vn/thanh-ngam-6711 https://tuelinh.vn/thanh-ngam-6711#respond Mon, 16 Jan 2012 07:13:18 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6711 Tên khác: Mật đất, Thằm ngăm đất
Tên khoa học: Picria fel-terrae Lour.
Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)
Thành phần hóa học: Glucosid
Mô tả:Cây thảo cao tới 40cm, thường đâm rễ ở các mắt dưới, thân vuông, có lông thưa hay dày. Lá mọc đối, phiến xoan, dài 2-5cm, rộng 1,5-3cm, hơi nhọn ở đầu, dạng góc và tới tròn ở gốc, mép có răng đều, gân phụ 4-5 cặp, có lông mịn; cuống 2-15mm, có cạnh. Chùm hoa ở nách lá thưa, gồm 4-5 hoa, có cánh hoa màu nâu đỏ trừ môi dưới. Quả nang dạng trứng, hình cầu, nhẵn, có mũi. Hạt vàng, hình trụ.Mùa hoa quả: tháng 9 – 11 Dược liệu được thu hái vào màu hạ.
Phân bố: Cây mọc hoang ở miền núi, chỗ ẩm mát ven rừng, ven đường, bờ bãi đồng bằng đến 900m từ Lai Châu, Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Tây tới Quảng Trị.
Bộ phận dùng: Toàn cây
Công dụng:

  • Chống viêm: viêm họng, viêm tuyến hạch, viêm phổi, bạch hầu.
  • Chữa đau dạ dày, tiêu hóa không bình thường.
]]>
https://tuelinh.vn/thanh-ngam-6711/feed 0
Bá bệnh https://tuelinh.vn/ba-benh-6706 https://tuelinh.vn/ba-benh-6706#respond Mon, 16 Jan 2012 07:03:08 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6706

Tên khác: Bách bệnh, Mật nhân, Mật nhơn.
Tên khoa học: Eurycoma longifolia
Họ:Simaroubaceae
Phân bố: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào.
Mô tả: Cây nhỏ, cao khoảng 15 m. Lá kép 13 – 41 lá kèm, dài khoảng 20-40 cm. Hoa đơn tính khác gốc, mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ. Quả non màu xanh, khi chín màu đỏ sẫm. Quả 1 hạt. Hạt có nhiều lông ngắn trên mặt.
Bộ phận dùng: Rễ, vỏ thân, quả.
Thành phần hóa học chính:Quassinoid, Alcaloid
Công dụng:
Kích thích cơ thể tiết testosteron, tăng cường sinh lý ở nam, điều trị rối loạn chức năng tình dục. Chống sốt rét.
Chú ý: Dùng nhiều Bá bệnh có thể gây mất ngủ, làm giảm ham muốn tình dục.

]]>
https://tuelinh.vn/ba-benh-6706/feed 0
Ý dĩ https://tuelinh.vn/y-di-1497 https://tuelinh.vn/y-di-1497#respond Thu, 25 Aug 2011 08:48:17 +0000 https://tuelinh.vn/?p=1497

Tên khoa học:

Semen Coicis

Nguồn gốc:

Vị thuốc là nhân hạt đã phơi hay sấy khô lấy từ quả chín của cây Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L.), họ Lúa (Poaceae).
Cây Ý dĩ mọc hoang, được trồng nhiều nơi trong nước ta và một số nước nhiệt đới khác.

Thành phần hoá học chính:

Carbohydrat (65%), chất béo, protid (13,7%), hai chất có hoạt tính chống ung thư: coixenolid và α- monolinolein.

Công dụng:

Thuốc bồi dưỡng cơ thể, chữa tê thấp, phù thũng, viêm ruột, viêm phổi, ỉa chảy mãn tính, sỏi thận.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 10-30g, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Ghi chú:

Theo tài liệu Trung Quốc loài Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L.) có cây to, cao, quả màu trắng, vỏ quả cứng, có ánh bóng không dùng làm thuốc được. Ngoài ra, trong các loài Ý dĩ dùng làm thuốc, thường thấy một loài Ý dĩ vỏ đen, kích thước cũng giống như Ý dĩ nhưng vỏ ngoài cứng, xát không bóc nhân nên khi chọn để giống cần phải loại ra.
Trên thị trường nước ta có bán nhân hạt của cây Cao lương (Sorghum vulgare Pers.) với tên “Ý dĩ Bắc”, là những hạt hình trứng màu trắng ngà, chiều dài 0,2-0,4cm, mặt ngoài nhẵn, mặt trong có rãnh chiếm khoảng 1/2-1/3 chiều dài của hạt.

]]>
https://tuelinh.vn/y-di-1497/feed 0
Xuyên tiêu https://tuelinh.vn/xuyen-tieu-1494 https://tuelinh.vn/xuyen-tieu-1494#respond Thu, 25 Aug 2011 08:45:55 +0000 https://tuelinh.vn/?p=1494

Tên khoa học:

Fructus Zanthoxyli

Nguồn gốc:

Vị thuốc là quả phơi khô của nhiều loại Xuyên tiêu (Zanthoxylum sp. ), họ Cam (Rutaceae).
Nước ta có một số loài thuộc chi Zanthoxylum, dược liệu phải nhập một phần từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu (2-4%), thành phần chính là linalol.
Vỏ cành và rễ chứa alcaloid nitidin, không bền vững dễ chuyển thành dihydronitidin và oxynitidin.

Công dụng, cách dùng, liều lượng:

Quả chữa đau bụng lạnh, ho, nôn mửa, ỉa chảy, nhức răng (sắc ngậm 30 phút rồi nhổ đi). Ngày 4-12g, sắc uống hoặc tán thành bột.
Rễ dùng chữa phong thấp gọi là Hoàng lực. Ngày uống 12-20g dưới dạng thuốc sắc.

]]>
https://tuelinh.vn/xuyen-tieu-1494/feed 0
Xuyên tâm liên https://tuelinh.vn/xuyen-tam-lien-1491 https://tuelinh.vn/xuyen-tam-lien-1491#respond Thu, 25 Aug 2011 08:44:10 +0000 https://tuelinh.vn/?p=1491

Tên khác:

Nguyễn cộng, Khổ đảm thảo.

Tên khoa học:

Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees, họ Ô rô (Acanthaceae)
Cây được trồng ở nhiều địa phương trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất.

Thành phần hoá học chính:

Glycosid đắng (andrographiolide).

Công dụng :

Làm thuốc bổ đắng, chữa lỵ, viêm ruột, dạ dày, viêm amidan…

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 15-20g dưới dạng thuốc sắc.
Xuyên tâm liên đã được sản xuất và sử dụng dưới dạng viên nén, có thời gian được sử dụng như là một loại thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau.

]]>
https://tuelinh.vn/xuyen-tam-lien-1491/feed 0
Xuyên sơn giáp https://tuelinh.vn/xuyen-son-giap-1488 https://tuelinh.vn/xuyen-son-giap-1488#comments Thu, 25 Aug 2011 08:42:50 +0000 https://tuelinh.vn/?p=1488

Tên khoa học:

Squama manitis

Nguồn gốc:

Vị thuốc là vẩy rửa sạch, phơi khô của con Tê tê (Manis pentadactyla L.), họ Tê tê (Manidae).
Con Tê tê còn gọi là con Trút, sống ở các vùng núi nước ta.

Thành phần hoá học chính:

Gelatin, muối vô cơ.

Công dụng:

Chữa phong tê thấp, đau nhức, ung nhọt, chấn thương tụ máu, bế kinh, sữa không thông.

Cách dùng, liều lượng:

Khi dùng phải sao với cát cho phồng lên, có màu vàng, có khi rán với dầu mỡ hoặc sao đen (thán sao). Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, hoàn tán.

Chú ý:

Không dùng cho phụ nữ có thai, đang hành kinh, nhọt đã vỡ mủ, cơ thể suy nhược.

]]>
https://tuelinh.vn/xuyen-son-giap-1488/feed 1
Xuyên khung https://tuelinh.vn/xuyen-khung-1485 https://tuelinh.vn/xuyen-khung-1485#respond Thu, 25 Aug 2011 08:41:28 +0000 https://tuelinh.vn/?p=1485

Tên khác:

Khung cùng.

Tên khoa học:

Rhizoma Ligustici wallichii

Nguồn gốc:

Dược liệu là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch.), họ Cần (Apiaceae).
Cây được trồng ở một số vùng núi cao của nước ta.

Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu, alcaloid.

Công dụng:

Điều kinh, chữa nhức đầu, cảm mạo, phong thấp, ung nhọt.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay ngâm rượu.

]]>
https://tuelinh.vn/xuyen-khung-1485/feed 0