Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Fri, 28 Feb 2025 01:52:52 +0000 vi hourly 1 Rau đắng biển – Món rau ngon, vị thuốc quý https://tuelinh.vn/rau-dang-bien-mon-rau-ngon-vi-thuoc-quy-9597 https://tuelinh.vn/rau-dang-bien-mon-rau-ngon-vi-thuoc-quy-9597#respond Fri, 27 Jul 2012 07:48:54 +0000 https://tuelinh.vn/rau-dang-bien-mon-rau-ngon-vi-thuoc-quy-9597 Nhắc đến rau đắng biển, nhiều người nghĩ ngay đến những món ăn quen thuộc dân dã, rau đắng được xem là món “đặc sản” của giới bình dân. Người ta thường bắt gặp những món ăn với rau đắng như rau đắng sống chấm mắm kho, rau đắng nhúng lẩu mắm, rau đắng nấu cháo tống, rau đắng nấu canh … và vô vàn những món ăn dân dã khác.

Tổng quan

Rau đắng biển còn gọi là rau đắng đồng, kỳ thực nó chỉ mọc ở những vùng đồng ruộng, lũng, thấp chứ không thể sống được ở những vùng đất biển bởi nước mặn. Thân rau thon nhỏ, tròn mụp, lá xanh tròn dẹt và mọng nước. Vào mùa sa mưa, cọng rau mát mình nên “nhổ giò” lớn nhanh như thổi với cái màu xanh lặc lìa trông bắt thèm con mắt.

531297.jpeg (404×304)

Cây rau đắng biển

Rau đắng đất nếu xét về “nhan sắc” thì khiêm tốn, mộc mạc như chính tên của nó. Đây là cô nàng thuộc loại khó tính – chỉ “mọc sau hè”, khi mặt đất vừa khô se bởi những cơn gió bấc đầu mùa. Thân rau đắng đất mảnh mai, mọc thành bụi, nhánh mẹ đẻ nhánh con xum xuê bởi những chiếc lá mỏng, tròn tròn cỡ ngón út và có màu xanh pha sắc tím khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Còn khi nó mọc trong vườn hay ẩn dưới đám gốc rạ thì màu xanh trông thật ẻo lả.

Công dụng

Theo các tài liệu Y học cổ truyền, rau đắng có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, thường dùng trong các trường hợp kiết lỵ, sưng mắt đỏ, viêm gan, suyễn, trợ thần kinh, trợ tim, động kinh, sử dụng làm thuốc xổ, ho, dùng ngoài trị ghẻ… Các nhà khoa học hiện đại còn phát hiện rau đắng biển có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, dùng tốt cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ…

Rõ ràng, rau đắng biển đâu chỉ là một loài cây mang nặng hồn quê và có thể bất chợt một phút giây nào đó trong cuộc sống mưu sinh tất bật lại hướng tâm hồn người ta tìm về “khung trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh”, mà còn là một dược thảo vô cùng quý giá trong việc chăm sóc cho sức khỏe con người.

Cách dùng

Rau đắng biển là loài liên nhiệt đới, mọc hoang ở ven bờ ruộng bãi cỏ, đất cát ở đồng bằng. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Người ta thường dùng rau đắng biển ăn như rau sống hoặc nấu chín ăn. Ðể làm thuốc, liều dùng hàng ngày là 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, nấu nước tắm hoặc dùng cây tươi giã nhỏ lấy nước trộn với dầu hoả dùng xoa chỗ đau.

Cách làm món canh khoai rau đắng

Nguyên liệu : 100g thịt lạc dăm, 150g khoai mỡ, 150 g khoai lang, 100g rau đắng, Rau ngò gai, rau om

Gia vị: hành tím băm,  tiêu, hạt nêm aji ngon

Chế biến

B1. Ướp thịt với hạt nêm, tiêu, hành tím băm

  •  Ướp thịt với ½ muỗng café tiêu, ½ muỗng cafe hạt nêm aji ngon, 1 muỗng canh củ hành băm.
  •  Cho thêm 1 muỗng canh nước vào để thịt mềm và tan ra, sau đó trộn đều ướp trong khoảng 5 phút.

B2. Cắt khoai lang, khoai tím cho vừa ăn

  •  Khoai lang cắt khối vuông ngâm qua nước có pha chút muối giữ cho khoai không bị ra nhựa
  •  Khoai mỡ cắt sợi nhỏ.

B3. Nước sôi cho thịt băm, khoai lang, khoai tím

  •  Đun sôi khoảng 1l nước, cho phần thịt nạc dăm vào khuấy đều để thịt chín đều
  •  Sau đó cho khoai lang vào nấu trong khoảng 3 phút
  •  Tiếp tục cho khoai mỡ vào nấu trong khoảng 5 phút

B4. Nêm canh với hạt nêm rồi cho rau đắng vào.

  •  Nêm thêm 1 muỗng hạt nêm đun sôi trở lại rồi cho rau đắng vào.
  •  Rau om và ngò gai cắt khúc khoảng 1cm
  •  Múc ra bát và rắc thêm một ít rau om và ngò gai lên trên

Chú ý: Để món canh thêm thơm hơn bạn có thể rắc thêm một chút tiêu. Khoai chín mới cho rau đắng vào rau sẽ giòn và không bị đắng.

]]>
https://tuelinh.vn/rau-dang-bien-mon-rau-ngon-vi-thuoc-quy-9597/feed 0
Tổng hợp các cây thuốc quý quanh ta https://tuelinh.vn/tong-hop-cac-cay-thuoc-quy-quanh-ta-phan-1-9562 https://tuelinh.vn/tong-hop-cac-cay-thuoc-quy-quanh-ta-phan-1-9562#respond Wed, 25 Jul 2012 10:27:17 +0000 https://tuelinh.vn/?p=9562 Ở bài viết này Tuệ Linh xin giới thiệu đến các bạn một số cây thuốc quý quanh ta với rất nhiều công dụng đặc trưng, đã và đang được sử dụng làm các bài thuốc và vị thuốc ở Việt Nam.

Cây Bách bệnh

Cây thuốc quý Bách bệnh (Cây Mật nhân, Mật nhơn, Bá bệnh) cao khoảng 15 m. Lá kép 13 – 41 lá kèm, dài khoảng 20-40 cm. Hoa đơn tính khác gốc, mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ. Quả non màu xanh, khi chín màu đỏ sẫm. Quả 1 hạt. Hạt có nhiều lông ngắn trên mặt.

Sản phẩm ứng dụng: Giải Độc Gan Tuệ Linh

Công dụng: Kích thích cơ thể tiết testosteron, tăng cường sinh lý ở nam, điều trị rối loạn chức năng tình dục. Chống sốt rét.

Cây Giảo Cổ Lam

Cây thuốc quý Giảo Cổ Lam (Thất diệp đảm, Ngũ diệp sâm) có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt. Lá kép hình chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen.

Sản phẩm ứng dụng: Trà Giảo Cổ lam, Viên Giảo Cổ Lam Tuệ Linh

Công dụng:

  • Chống lão hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Chống huyết khối, hạ mỡ máu, tăng cường lưu thông máu.
  • Hạ đường huyết, tác dụng trên bệnh tiểu đường typ 2.
  • Chống viêm gan. Tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa hình thành và phát triển khối u.

Cây mật gấu

 

Cây mật gấu hay còn gọi là (Hoàng liên ô rô, Mã hồ ) có thể cao 4 – 6m. Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, dài 20 – 40 cm, mang 11 – 25 lá chét cứng không cuống, hình trái xoan hẹp, dài 6 – 10cm, rộng 2 – 4,5cm, gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn; gân chính 3. Lá kèm nhọn như hai gai nhỏ.

Công dụng: Cây mật gấu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hoá, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp. Tác dụng mát gan, phòng và chữa sỏi Mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khoẻ… Đặc biệt sản phẩm có tác dụng tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu, dùng lâu dài có tác dụng chữa bệnh béo phì và bệnh Gút – những căn bệnh rất phổ biến trong đời sống hiện đại.

Cây Cà Gai Leo

Cây thuốc quý Cà Gai Leo (Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh ) đã được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều đề tài nghiên cứu chứng minh về tính chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan, phòng chống viêm gan B …

Sản phẩm ứng dụng: Viên Cà Gai Leo Tuệ Linh, Giải Độc Gan Tuệ Linh

Công dụng:  Cà gai leo có tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp.

Sâm tố nữ


Sâm tố nữ hay còn gọi là Sắn dây củ tròn (tên khoa học: Pueraria mirifica), được biết đến từ lâu với khả năng hồi xuân đặc biệt ở nữ giới,  phục hồi sức khỏe da và tóc, làm nở và săn chắc ngực, và chỉ được tìm thấy phần lớn ở những vùng cao phía bắc Thái Lan, Mi-an-ma.

Rau đăng biến

Rau đắng biển còn gọi là rau đắng đồng, kỳ thực nó chỉ mọc ở những vùng đồng ruộng, lũng, thấp chứ không thể sống được ở những vùng đất biển bởi nước mặn. Thân rau thon nhỏ, tròn mụp, lá xanh tròn dẹt và mọng nước. Vào mùa sa mưa, cọng rau mát mình nên “nhổ giò” lớn nhanh như thổi với cái màu xanh lặc lìa trông bắt thèm con mắt.

Công dụng:

Theo các tài liệu Y học cổ truyền, rau đắng có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, thường dùng trong các trường hợp kiết lỵ, sưng mắt đỏ, viêm gan, suyễn, trợ thần kinh, trợ tim, động kinh, sử dụng làm thuốc xổ, ho, dùng ngoài trị ghẻ… Các nhà khoa học hiện đại còn phát hiện rau đắng biển có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, dùng tốt cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ…

Cây thuốc Actiso

Actiso hay còn gọi là Cynara scolymus L.,1753, họ Cúc – Asteraceae. Cây cao 1 – 1,2m. Lá to, dài, mọc so le, chia thùy lông chim hai ba lần. Cụm hoa hình đầu ở ngọn các nhánh, màu lam tím. Quả bế nhẵn với các tơ trắng dài hơn quả và dính nhau ở gốc. Hạt không co nội nhũ.

Cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải được người Pháp đưa vào từ thế kỷ XIX, hiện nay cây được trồng nhiều nhất ở Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng).

Công dụng:

Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo đường vì chỉ chứa một lượng nhỏ tinh bột, phần cacbonhydrat gồm phần lớn là inulin.

Lá Actisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, được dùng nhiều trong điều trị phù và thấp khớp.

Đế hoa và lá bắc ngoài việc được dùng để ăn còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, tăng sự tiết mật, kích thích tiêu hóa, chữa các bệnh suy gan, chống tăng cholesterol huyết, vữa xơ động mạch, thừa urê huyết, ngoài ra còn dùng để chữa các bệnh về thận như suy thận, viêm thận, sỏi niệu đạo, thủy thũng, sốt rét, sưng khớp xương.

Cây chó để răng cưa

Cây chó để răng cưa hay còn gọi là: cây chó đẻ, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu.

Tên khoa học: Phyllanthus urinaria.

Công dụng: trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.

Cách dùng, liều lượng: Lợi tiểu, chữa phù thũng. Chữa đinh râu, mụn nhọt (giã nát với muối để đắp). Chữa viêm gan virut B. Ngày uống 20-40g cây tươi, có thể sao khô, sắc đặc để uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Hoa hòe

hoa hòe hay còn gọi là: hòe mễ, hòe hoa, hòe hoa mễ. Hoè được phát triển trồng nhiều ở Thái Bình, Hà Bắc, Nam Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Nghệ An và gần đây ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Tác dụng: điều trị các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt, chữa cao huyết áp, đau mắt.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-10g, dạng thuốc hãm hoặc sắc, hoặc dùng 0,5-3g dạng bột hoặc viên. Quả sao tồn tính chữa đại tiện ra máu.

]]>
https://tuelinh.vn/tong-hop-cac-cay-thuoc-quy-quanh-ta-phan-1-9562/feed 0
Cây mật gấu công dụng và cách dùng https://tuelinh.vn/cay-mat-gau-cong-dung-va-cach-dung-9540 https://tuelinh.vn/cay-mat-gau-cong-dung-va-cach-dung-9540#comments Wed, 25 Jul 2012 03:09:16 +0000 https://tuelinh.vn/?p=9540 Cây mật gấu hay còn gọi là (Hoàng liên ô rô, Mã hồ ) . Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt, vị rất đắng như mật gấu, vì vậy mới có tên là cây mật gấu. Sau đây là những thông tin tổng quan nhất về cây mật gấu:

Tổng quan

Cây mật gấu có thể cao 4 – 6m. Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, dài 20 – 40 cm, mang 11 – 25 lá chét cứng không cuống, hình trái xoan hẹp, dài 6 – 10cm, rộng 2 – 4,5cm, gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn; gân chính 3. Lá kèm nhọn như hai gai nhỏ. Các cụm ho ở ngọn thân, mang nhiều hoa màu vàng nhạt; lá đài 9, xếp thành 3 vòng; cánh ho 6, có tuyến ở gốc; nhị 6; bầu hình trụ. Quả thịt, hình trái xoan, đường kính khoảng 1cm, đầu quả có núm nhọn, khi chín màu xanh nâu, chứa 3 – 5 hạt. Mùa hoa: tháng 2 – 4, quả: tháng 5 – 6.

Ở Việt Nam, Cây mật gấu mọc hoang, thường gặp ở một số tỉnh vùng núi cao và mát như Cao Bằng, Lào Cai (Phan Si Pan), Lai Châu, Bắc Kạn, Lâm Đồng (Lang Bian)…. Ngoài ra, còn có ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ… Người ta dùng lá, thân, rễ và quả để làm thuốc. Thân và lá thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô. Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt.

Công dụng của cây mật gấu

Cây mật gấu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hoá, đường ruột, đau nhức xương khớp,

tê thấp. Tác dụng mát gan, phòng và chữa sỏi Mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khoẻ… Đặc biệt sản phẩm

có tác dụng tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu, dùng lâu dài có tác dụng chữa bệnh béo phì và bệnh Gút – những căn bệnh rất

phổ biến trong đời sống hiện đại.

Cách sử dụng Cây Mật Gấu

Ngâm rượu:
Cây mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ phơi khô, trước khi ngâm vào rượu trong bình

mình có điều kiện rửa qua bằng rượu là tốt nhất. Rượu ngâm sau một thời gian chuyển sang màu vàng, vị đắng, tùy độ đặc mà

người uống khi có thể pha thêm rượu.

Sắc uống:

Cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.

]]>
https://tuelinh.vn/cay-mat-gau-cong-dung-va-cach-dung-9540/feed 1
Giảo cổ lam – Cây thuốc quý quanh ta https://tuelinh.vn/giao-co-lam-cay-thuoc-quy-quanh-ta-9305 https://tuelinh.vn/giao-co-lam-cay-thuoc-quy-quanh-ta-9305#respond Thu, 05 Jul 2012 04:09:53 +0000 https://tuelinh.vn/?p=9305 Giảo cổ lam (GCL) là một loài dược liệu có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae. Còn có tên là cây Cỏ Thần kỳ, Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ. Giảo cổ lam được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ… Tại Việt Nam, GCL được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu từ năm 1997 (đề tài cấp Quốc gia mã số KC.07.03.03) và được Viện dược liệu Trung ương, Đại học Y Hà Nội kết hợp với Thụy Điển nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng hạ đường huyết.

1. Tại sao nên dùng Giảo cổ lam hàng ngày?

Cây giảo cổ lam không có độc, người dân Nhật Bản hãm uống thay nước hàng ngày để nâng tuổi thọ (vì vậy có tên cây Trường sinh). Dùng Giảo cổ lam hàng ngày sẽ giúp cơ thể trẻ lâu, tăng khả năng làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt làm tăng miễn dịch và giải độc mạnh nên giúp cơ thể chống lại các tác nhân độc hại, làm vóc dáng săn chắc, giảm béo, đẹp da (hết nám da hoặc thâm da), hạn chế tóc bạc, bình ổn huyết áp, mỡ máu, đường huyết, chống u, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.

2. Công dụng của Giảo cổ lam.

Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não.

Chống lão hoá mạnh, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực và tăng khả năng làm việc.

Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u mọt cách rõ rệt.

Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.

Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan, làm giảm béo.

Hạ đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

3. Phân biệt cây Giảo cổ lam.

Có nhiều loài khác nhau đều dùng chung tên Giảo cổ lam dẫn đến những hiểu lầm. Hiện nay loại Giảo cổ lam thông dụng nhất được Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam sử dụng rộng rãi và nghiên cứu kỹ lưỡng có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (ảnh dưới) cây này có 5 lá chét (pentaphylla có nghĩa là 5 lá). Ngoài ra còn có cây 7 lá chét (Gynostemma pubescens), cây 3 lá chét (Gynostemma laxum) đều có thể dùng làm thuốc nhưng ít dùng hơn và không phổ biến. Hiện chưa có nghiên cứu khẳng định các loài này tác dụng khác nhau như thế nào. Cũng cần phân biệt với một số loài thuộc họ Vitaceae rất giống nhưng không có tác dụng như GCL.

G.pentaphyllum
(Giảo cổ lam 5 lá)
G. pubescens
(Giảo cổ lam 7 lá)
G. laxum
(Giảo cổ lam 3 lá – Cổ yếm)
GCL hoang dã tại VN
(Nguồn Tuệ Linh)

 4. Nghiên cứu về Giảo cổ lam

a) Nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và Cộng sự.

Đề tài cấp Nhà nước mang mã số: KC.10.07.03.03 do GS.TS.NGND. Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng trường đại học Dược Hà nội thực hiện từ năm 1997 đã đi đến kết luận sau:

  •  Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u một cách rõ rệt. Bệnh nhân uống Giảo cổ lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng, giúp tăng cường máu não mạnh (bệnh nhân hết đau đầu hoa mắt, chóng mặt), giảm các cơn đau tim.
  •  GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại Hàn Quốc đã chiết tách được thành phần hoạt chất mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam (chưa từng được phát hiện và công bố trên thế giới) thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt. Hoạt chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư nói trên đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

b) Nghiên cứu của Viện dược liệu Trung ương và Hội đái tháo đường Thụy điển.

Trong một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển về cây Giảo cổ lam Việt Nam đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid. Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng. Đây là một tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

c) Nghiên cứu trên thế giới.

  •  Wang và cộng sự đã chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng chống u rõ rệt, tăng cường miễn dịch.
  •  Ji Lin và cộng sự chứng minh Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và bình ổn huyết áp.
  •  Các nghiên cứu của Thái Lan chứng minh GCL tốt cho tim mạch, giảm béo.

 5. Những trường hợp điển hình về dùng Giảo cổ lam.

– Bác Phạm Thị Lóm (CMND: 150076055) 57 Phạm Đôn Lễ – Bồ Xuyên – TP Thái Bình. ĐT: 01685560265 viết: “Năm 2002, tôi bị bệnh tiểu đường, khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau ba tháng điều trị, lượng đường trong máu giảm từ 12,8 xuống 9,2 kèm theo huyết áp biến động từ 180/100 đến 170/100, thường xuyên đau đầu, mất ngủ, bệnh thuyên giảm rất chậm, lại khi tăng khi giảm không ổn định. Sau hai tháng sử dụng Giảo cổ lam tôi thấy chứng mất ngủ, đau đầu giảm hẳn. Sau ba tháng, tôi vào bệnh viện kiểm tra thấy lượng đường trong máu giảm xuống còn 8,5mmol/l, huyết áp còn 150/90. Tôi tiếp tục sử dụng đến tháng 6 năm 2007 đi bệnh viện kiểm tra thử lượng đường trong máu còn 6,2 và huyết áp là 130/80. Tôi xin cảm ơn Công ty Tuệ Linh đã giúp những người nghèo như chúng tôi đối phó với căn bệnh của nhà giàu”.

– Đinh Quang Đá, 73 tuổi – Thôn Tõn Hà – Xã Eatoh – Huyện Krụng Năng – Đăk Lăk. ĐT: 0905 396 122 viết: “Sau khi uống Giảo cổ lam Tuệ Linh, huyết áp của tôi từ 185/100 giảm xuống còn 90/40. Giảo cổ lam không chỉ giúp HA của tôi trở lại bình thường mà nhiều bệnh khác mà tôi mắc phải như thấp khớp cũng có tác dụng tốt. Đặc biệt sức khoẻ của tôi hiện nay luôn giữ được sự cường tráng của tuổi 70. Tôi xin chân thành cảm ơn Giảo cổ lam của Công ty Tuệ Linh”.

]]>
https://tuelinh.vn/giao-co-lam-cay-thuoc-quy-quanh-ta-9305/feed 0
Sâm Tố Nữ – Cây thuốc giúp tăng kích thước “vòng một” https://tuelinh.vn/sam-to-nu-cay-thuoc-giup-tang-kich-thuoc-vong-mot-8887 https://tuelinh.vn/sam-to-nu-cay-thuoc-giup-tang-kich-thuoc-vong-mot-8887#respond Tue, 15 May 2012 06:54:17 +0000 https://tuelinh.vn/?p=8887 Sâm tố nữ được mệnh danh là một trong những loài thảo dược quý có tác dụng chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Thế nhưng, loài thảo dược này còn được các nhà khoa học nghiên cứu có tác dụng làm tăng kích thước vòng một, giúp ngực săn chắc tự nhiên. Chính vì thế, dạo gần đây, sâm tố nữ tăng kích thước vòng 1 nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các chị em phụ nữ.

Sâm tố nữ là gì?

Sâm tố nữ hay còn được gọi là sắn dây củ tròn trên khoa học là Pueraria mirifica. Đây là loài thảo dược được biết đến từ lâu với khả năng hồi xuân, đặc biệt ở nữ giới và chỉ được tìm thấy ở những vùng cao phía bắc Thái Lan, Mianma.

Ở Thai Lan, Sâm tố nữ đã được sử dụng rất lâu với mục đích làm thuốc bổ và chăm sóc sức khỏe nữ giới. Các nhà khoa học Thái Lan, Nhật và Anh đã thực hiện nghiên cứu các hoạt tính sinh học của củ sâm tố nữ dưới dạng cao vào năm 2000. Theo đó, họ cho biết sâm tố nữ chứa ít nhất 17 hoạt chất có công dụng tương tự như estrogen. Tiêu biểu nhất là 2 hoạt chất Deoxymiroestrol và Miroestrol có tác dụng estrogen mạnh gấp 1.000 – 10.000 lần so với phytoestrogen chính là Genistein và Daidzein có trong mầm đậu nành.

Với một lượng lớn isoflavone có tác dụng tương tự estrogen nội sinh, khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành aglycone. Tùy vào lượng estrogen đang có trong cơ thể để isoflavone có tác dụng ức chế hoặc kích thích.

Nhờ đó, cơ thể bình thường hóa hoạt động của estrogen ở 2 trạng thái quá cao (thời kỳ tiền kinh nguyệt) hoặc quá thấp (thời kỳ mãn kinh). Từ đó việc bổ sung sâm tố nữ sẽ giúp tăng kích thước vòng 1, săn chắc, quyến rũ hơn, giúp tăng độ đàn hồi và cải thiện mô ngực.

Cơ chế tác động của sâm tố nữ lên vòng 1

Như đã đề cập, sâm tố nữ được biết đến là một loại thảo dược quý có chứa nhiều hoạt chất phytoestrogen – một hoạt chất tương tự estrogen và có tỷ lệ cao gấp 10.000 lần so với mầm đậu nành. Nhờ điều này đã giúp cho sâm tố nữ có khả năng phát triển ống dẫn sữa, tăng mô mỡ, giúp vòng 1 săn chắc hơn. Bên cạnh đó, sâm tố nữ có giúp kích thích sản sinh collagen, giúp da luôn căng tràn, rạng rỡ, sáng và mềm mại hơn.

Một nghiên cứu tập trung vào vòng 1 ở phụ nữ tiền mãn kinh được thực hiện tại đại học Chulalongkorn Thái Lan và Anh Quốc vào năm 2017. Kết quả cho thấy, sâm tố nữ có khả năng phát triển ống sữa vú, mở rộng mô mỡ, giúp ngực săn chắc 88% và làm nở ngực đến 82%. Đồng thời, sâm tố nữ có thể duy trì collagen, phát triển ở các tế bào da mới và làm cho vì mềm, đẹp và mịn màng hơn.

Không chỉ vậy, những thử nghiệm khác được thực hiện tại Thái Lan cũng cho ra kết quả lên đến 90% phụ nữ đáp ứng với mức độ tăng kích thước ngực từ ½ – 1 inch, tương đương với 1,27 – 2,54cm. Đây là kết quả được ghi lại chỉ sau 2 tháng thử nghiệm và đạt hiệu quả tối đa từ sau 6 – 8 tháng. Ngoài ra, chỉ ghi nhận 10% phụ nữ không đạt hiệu quả tăng kích thước ngực khi dùng sâm tố nữ.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã so sánh hoạt tính làm nở ngực của sâm tố nữ với một số loại thực vật khác như cát căn, mầm đậu tương, cọ lùn Saw palmetto, đương quy, cỏ linh lăng,… Kết quả cho thấy chiết xuất cao sâm tố nữ có hoạt tính cao nhất và hiệu quả hơn.

Cách sử dụng sâm tố nữ để tăng kích thước vòng 1

Sâm tố nữ sử dụng khá đơn giản, người dùng có thể ăn trực tiếp hoặc xay nhuyễn thành bột để pha với nước uống. Đồng thời, với bất kỳ phương pháp nào, chị em đều phải đảm bảo sử dụng đúng với liều lượng phù hợp. Liều lượng và cách dùng sâm tố nữ để tăng kích thước vòng 1 hiệu quả như sau:

  • Chuẩn bị: 20 – 25g sâm tố nữ
  • Cách thực hiện: Cần rửa sạch củ sâm tố nữ rồi cho vào ấm lượng nước vừa đủ (khoảng 1 lít nước). Đun thuốc cho đến khi sôi rồi hạm nhỏ lửa đun trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy nước uống thay trà cho cả ngày.

Vì đây là một phương pháp làm đẹp tự nhiên nên cần sự kiên trì và tuân thủ theo đúng liệu trình được các chuyên gia, bác sĩ đã tư vấn từ trước. Đồng thời, không nên lạm dụng loài thảo dược này để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Những lưu ý khi sử dụng sâm tố nữ

Một số lưu ý mà chị em cần biết khi sử dụng sâm tố nữ để tăng kích thước vòng 1 hiệu quả nhất như:

  • Các thành phần có trong sâm tố nữ ảnh hưởng đáng kể đến nội tiết tố. Vì thế, nam giới, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người bị u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư tuyến giáp, những đối tượng mắc các bệnh về gan,… không nên sử dụng sâm tố nữ.
  • Sâm tố nữ là một loại thảo mộc an toàn nếu được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng được khuyến cáo. Nếu dùng quá liều, người dùng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tức ngực, khó thở hay chảy máu âm đạo,…
  • Bên cạnh việc dùng sâm tố nữ để làm tăng vòng 1 thì chị em cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện để đạt hiệu quả tốt nhất. Rèn luyện thể dục thể thể thao để tập trung tăng cơ vòng 1 săn chắc hơn, bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái hay nghỉ ngơi hợp lý,…

Qua các thông tin cũng như những nghiên cứu trên đã chứng minh được sâm tố nữ tăng kích thước vòng 1 hiệu quả, giúp bầu ngực săn chắc tự nhiên. Nếu có thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại mà hãy để lại phản hồi để chúng tôi hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.

]]>
https://tuelinh.vn/sam-to-nu-cay-thuoc-giup-tang-kich-thuoc-vong-mot-8887/feed 0
Rau đắng biển – Công dụng của rau đắng biển https://tuelinh.vn/rau-dang-bien-cong-dung-cua-rau-dang-bien-8820 https://tuelinh.vn/rau-dang-bien-cong-dung-cua-rau-dang-bien-8820#respond Fri, 04 May 2012 07:00:07 +0000 https://tuelinh.vn/rau-dang-bien-cong-dung-cua-rau-dang-bien-8820 Rau đắng biển có tên khoa học là Bacopa monniera. Nó được sử dụng trong nền Y học cổ truyền Ấn Độ cách đây 3.000 năm.

Những dược tính chữa bệnh hết sức kỳ diệu của loài thực vật này đã khiến người dân cổ xưa Ấn Độ dành cho nó một thái độ tôn kính. Những người Hindu giáo (Bà La Môn) còn gọi cây này là Brahmi, vốn là một từ có nguồn gốc từ “Brahma”. Nếu những ai có biết về Hindu giáo, tôn giáo hết sức thịnh hành ở Ấn Độ, thì rất dễ dàng biết rằng Brahma là đấng sáng tạo, đó là một trong những ngôi trong tam vị nhất thể bên cạnh hai ngôi còn lại là Vishnu (Đấng bảo tồn) và Shiva (Đấng hủy diệt).

Theo các tài liệu y học cổ của Ấn Độ, loài thực vật này có tác dụng giúp gia tăng khả năng ghi nhớ, giảm sự mệt mỏi về tinh thần, giúp con người tỉnh táo hơn, chữa bệnh động kinh, chữa một số bệnh về đường ruột… Theo các nhà nghiên cứu, người Ấn Độ đã sớm nhận thức tầm quan trọng của não bộ, vì cơ quan này đóng vài trò quan trọng cho các hoạt động sống của con người và chính vì tác dụng diệu kỳ của Bacopa monniera cho não bộ mà nó đã được các tín đồ Hindu tôn thờ và gọi là “Brahmi”.

Thật ra, loài thực vật này cũng hết sức quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là những người dân sống ở đồng bằng Nam bộ, vùng đất phì nhiêu, chằng chịt kênh rạch. Bacopa monniera chính là rau đắng biển. Có thể nói nếu xét về mặt văn hóa dân tộc thì rau đắng xứng đáng góp phần quan trọng trong sự hình thành nền văn hóa ẩm thực đặc sắc Nam bộ. Vùng đất này dập dìu tôm cá, rau quả sẵn có rất nhiều đã tạo nên nền ẩm thực dân dã đầy những tiếng cười hào sảng của những con người chân chất giữa khung cảnh thiên nhiên đong đầy những câu hò, điệu lý. Nói về ẩm thực Nam bộ thì không thể nhắc đến rau đắng biển. Loại rau này thật “dễ tính” như con người ở đây, không cần chăm bón vẫn có thể mọc ở những nơi nào có đất như: bờ ruộng, bụi tre, mọc lẫn với cỏ, ở sau hè, góc vườn. Rau đắng ngon nhất khi vừa sau mưa, vì lúc đó cọng rau sẽ mập tròn. Rau đắng có thể nhúng vào các loại lẩu, nấu các loại canh như: canh cá đồng, canh cá lóc hoặc đơn giản nhất là chấm với mắm kho quẹt… Ai đã từng ngồi giữa khung cảnh đồng quê hữu tình,thưởng thức chén lẩu cá với rau đắng biển, thỉnh thoảng nhấp một chút men nồng chắc hẳn sẽ không thể quên được cảm giác thú vị này. Người ta ghiền rau đắng cũng có lí do của nó, vì đa số cảm nhận của mọi người sau khi ăn nó xong là sự căng thẳng thần kinh do áp lực công việc cũng giảm, hôm sau làm việc thấy trí óc tỉnh táo hơn, sảng khoái hơn, chứng nhiệt trong người gây bứt rứt cũng bớt thấy rõ, một số trường hợp mắc chứng rối loạn tiêu hóa cũng ổn định được phần nào…

Giải mã dược chất trong rau đắng biển

Hiện nay, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ phần nào về loài rau này. Rau đắng có chứa hoạt chất saponin gồm bacoside A và bacoside B, có tác dụng gia tăng tuần hoàn não, tăng cường dẫn truyền xung động ở hệ thần kinh, chống oxy hóa tế bào não, giúp cho sự tỉnh táo (alertness) và nhận thức (awareness). Một số người Ấn Độ cổ gọi cây này là Phenavati. Theo tiếng Phạn thì “Phena” có thể tạm hiểu là tính tạo bọt. Quả thật khi rau đắng được nấu với nước, nó sẽ sản sinh ra lượng bọt nhiều mà ngày nay người ta cho rằng khối bọt này chính là saponin trong rau đắng biển được phóng thích ra. Người ta cũng phát hiện alkaloid brahmine trong rau đắng biển, có tác dụng tượng tự như strychnin nhưng ít độc hơn.

Theo các tài liệu Y học cổ truyền, rau đắng có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, thường dùng trong các trường hợp kiết lỵ, sưng mắt đỏ, viêm gan, suyễn, trợ thần kinh, trợ tim, động kinh, sử dụng làm thuốc xổ, ho, dùng ngoài trị ghẻ… Các nhà khoa học hiện đại còn phát hiện rau đắng biển có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, dùng tốt cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ…

Rõ ràng, rau đắng biển đâu chỉ là một loài cây mang nặng hồn quê và có thể bất chợt một phút giây nào đó trong cuộc sống mưu sinh tất bật lại hướng tâm hồn người ta tìm về “khung trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh”, mà còn là một dược thảo vô cùng quý giá trong việc chăm sóc cho sức khỏe con người.

BS. HỒ ĐĂNG KHOA

]]>
https://tuelinh.vn/rau-dang-bien-cong-dung-cua-rau-dang-bien-8820/feed 0
Bá bệnh https://tuelinh.vn/ba-benh-6706 https://tuelinh.vn/ba-benh-6706#respond Mon, 16 Jan 2012 07:03:08 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6706

Tên khác: Bách bệnh, Mật nhân, Mật nhơn.
Tên khoa học: Eurycoma longifolia
Họ:Simaroubaceae
Phân bố: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào.
Mô tả: Cây nhỏ, cao khoảng 15 m. Lá kép 13 – 41 lá kèm, dài khoảng 20-40 cm. Hoa đơn tính khác gốc, mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ. Quả non màu xanh, khi chín màu đỏ sẫm. Quả 1 hạt. Hạt có nhiều lông ngắn trên mặt.
Bộ phận dùng: Rễ, vỏ thân, quả.
Thành phần hóa học chính:Quassinoid, Alcaloid
Công dụng:
Kích thích cơ thể tiết testosteron, tăng cường sinh lý ở nam, điều trị rối loạn chức năng tình dục. Chống sốt rét.
Chú ý: Dùng nhiều Bá bệnh có thể gây mất ngủ, làm giảm ham muốn tình dục.

]]>
https://tuelinh.vn/ba-benh-6706/feed 0