Bất cứ bộ phận nào không khỏe mạnh đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe thậm chí ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc. Người ta ví gan như một nhà máy mà nguyên liệu chính là 3 nhóm : chất đạm, chất béo, đường. .. và các chất phụ gia không thể thiếu đó là khoáng chất. Khi gan bị tổn thương (gan bị bệnh) thì việc cung cấp đủ là quan trọng nhưng thừa là không tốt. Khi bị viêm gan, tức nhu mô gan bị phá hủy nhiều khiến chức năng gan bị suy yếu. Khi đó, chế độ dinh dưỡng càng nên được lưu ý hơn.
Nên với người bênh gan
Protein : Protein là chất vô cùng quan trọng với người bệnh gan. Theo đó, người bệnh cần đảm bảo 1g protein/kg cơ thể/ngày. Trong đó 50% lượng protein này do ngũ cốc và rau quả cung cấp nên chỉ còn 50% là lấy từ thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa hoặc đạm thực vật như đậu phụ… có nghĩa một ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và cốc sữa là đủ.
Người bệnh gan nên bổ sung protein ở mức độ hợp lý
Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa. Trong sữa bò tươi hoặc sữa bột pha tương ứng có khoảng 3,7% chất đạm và 3,5% chất béo. Chất béo trong sữa bò thuộc loại khó tiêu hóa nên người ta thường khuyên người yếu gan không nên uống nhiều sữa chứ không phải là kiêng sữa.
Chất béo: Người bệnh gan cần giảm các chất béo chứ không phải kiêng hẳn chất béo. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè các loại chứa nhiều acid béo, omega 3 rất cần cho người bị bệnh viêm gan mạn tính kể cả viêm gan siêu vi A, B, C. Axid béo và omega 3 từ thực vật hay từ cá đều tốt cho gan và làm chậm quá trình ung thư hóa gan. Do đó chất béo từ cá, trứng, đậu mè tốt cho gan. Điều cốt yếu là không dùng dư thừa. Chú ý nên chế biến thực phẩm theo lối kho, nấu, luộc, hấp chứ không nên rán.
Trứng: Đã có nhiều ý kiến cho rằng người bệnh gan không nên ăn trứng thế nhưng thực tế cho thấy lòng trắng trứng chứa nhiều methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo nhưng chất béo này là phosphatidylcholin tốt cho gan. Trứng có chứa lượng sinh tố nhóm B, nếu 1 ngày ăn 1 lòng đỏ trứng gà đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể. Như vậy trừ những người bị dị ứng với trứng, người bệnh viêm gan có thể cách ngày ăn một quả trứng luộc.
Vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan. Mỗi ngày cần bảo đảm đủ rau quả tươi (rau xanh 200g + củ quả non 1.000g + quả chín tươi 200g). Trường hợp người già yếu không thể ăn đủ sinh tố qua rau quả thì có thể uống thêm mỗi ngày 1 viên đa sinh tố B complex hoặc viên đa sinh tố khoáng chất.
Không nên, kiêng kỵ với người bệnh gan
Kiêng cay: Người bệnh gan nên kiêng ăn các đồ ăn cay vì chúng rất dễ làm cho hệ tiêu hóa bị “nóng”, gây mất cân bằng chức năng.
Kiêng thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại nên sẽ gây tổn thương chức năng gan, khống chế tế bào gàn tái sinh và phục hồi, vì vậy người bệnh viêm gan nhất định phải bỏ thuốc và tránh xa môi trường có chứa khói thuốc.
Kiêng rượu: Có tới 90% lượng cồn trong rượu sẽ vào gan. Cồn có thể làm cho hệ thống chất xúc tác thông thường của tế bào gan bị phá hỏng vì vậy trực tiếp ảnh hưởng đến tế bào gan, làm cho tế bào gan bị tổn thương, “tử vong”. Vậy nên dù chỉ một ít rượu thôi cũng có thể làm cho bệnh tình tại gan biến chuyển hoặc thay đổi.
Kiêng các thức phẩm chế biến sẵn : Vì những thực phẩm này có chất bảo quản, ít hay nhiều chúng cũng có hại cho gan.
Kiêng kỵ hormone, thuốc kháng sinh: Thuốc đa phần đều có hại cho gan và thận nhưng những loại thuốc này 2.3 là độc, vậy nên người bệnh gan cảng phải cẩn thận hơn khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.
Kiêng kỵ lạm dụng thuốc bổ: Lạm dung thuốc bổ có thể làm cho chưc năng gan bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Kiêng kỵ dùng quá nhiều thực phẩm protein : Như đã nói ở trên, protein tốt cho người bệnh gan nhưng nếu bổ úng quá nhiều dễ khiến cho hệ tiêu hóa không tốt, dẫn tới chướng bụng, đầy bụng.
Kiêng các thực phẩm có lượng đồng cao : Lượng đồng tích trữ trong gan quá cao sẽ phá hủy các tế bào gan, chính vì vậy người bệnh gan nên kiểm soát chất đồng trong chế độ dinh dưỡng của mình. Nhức thực phẩm chứa nhiều đồng như sứa biển, tôm, ốc, mực …
Kiêng kỵ sinh hoạt không có quy luật: Người khỏe mạnh đã cần sinh hoạt có lịch trình rõ ràng, và người bệnh gan cũng vậy. Việc ăn ngủ đầy đủ, dinh dưỡng hợp lý, mỗi ngày kiên trì tập luyện thể dục buổi sáng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý rất quan trọng trong quá trình điều trị cho người bệnh.
Kiêng kỵ tâm trạng không thoải mái. Lo lắng, tức giận, suy nghĩ lung tung, những điều này đều dễ tổn thương gan, gây tụ khí, ứ đọng các chất không tốt ở gan.
Kiêng kỵ mệt mỏi. Gan là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Nếu gan bị bệnh thì dễ mệt mỏi, thiếu sinh lực. Vì vậy nghỉ ngơi nhiều là một trong những liệu pháp quan trọng để chữa bệnh này.
Tuelinh.vn (Tổng hợp)