Những ngày lạnh giá là nỗi khiếp sợ với người đang bị đau khớp hoặc người mắc các bệnh liên quan đến khớp. Nhiệt độ xuống thấp gây thay đổi độ nhớt của dịch tại các khớp gây ra các cơn đau. Và cho dù là nguyên nhân gì thì người bệnh cũng vô cùng đau đớn và khó chịu, cơn đau tỷ lệ thuận với nhiệt độ xuống thấp. Để giảm bớt những khó chịu do cơn đau khớp mang lại, người bệnh cần chú ý hơn về chề độ ăn uống, sinh hoạt vận động của mình.
Tìm hiểu nguyên nhân đau khớp vào mùa lạnh
Thời tiết thay đổi thất thường, lúc khô hanh, lúc ẩm ướt, hoặc lạnh buốt kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt của dịch khớp, sự kết tủa các các muối, sự thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch …. góp phần làm gia tăng sự xuất hiện của các cơn đau khớp.
Thời tiết lạnh ẩm làm cho các cơn đau khớp gia tăng
Trời lạnh thường kèm theo mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút, dịch khớp đông quá nhanh khiến các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động . Hơn nữa, thời tiết lạnh người bệnh cũng ít vận động hơn nên tạo điều kiện cho các cơn đau gia tăng.
Ngoài ra, sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh có khả năng tấn công làm cho khí huyết vận hành trong mạch lạc bị tắt trở mà dẫn đến bệnh.
Bệnh xương khớp gặp nhiều hơn ở người già, người trung tuổi. Các chức năng hoạt động của cơ thể bị suy yếu, khí huyết giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch khiến tình trạng thoái hóa xương khớp và gây đau khớp.
Khi bị đau khớp, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
Chế độ ăn uống
Người bị đau khớp nên bổ sung các thực phẩm giàu axit béo omega (có nhiều trong cá hồi và các loại hạt) để hạn chế tình trạng viêm, giảm đau khớp.
Bổ sung các loại rau xanh như rau bina, cải xoăn, trà xanh có hàm lượng cao chất chống oxy hóa cũng rất tốt cho người đang bị đau khớp.
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, ớt đỏ, cà chua …. cũng có tác dụng giảm triệu chứng , mang lại tác dụng ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau cho người bệnh viêm khớp.
Người bị đau khớp cũng nên hạn chế một số thực phẩm giầu axit béo omega-6 chẳng hạn như dầu bắp, loại axit này có thể gia tăng tình trạng viêm đau. Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt hay cho ngũ cốc tinh chế vì chúng có tác dụng giảm viêm trong khi ngũ cốc tinh chế có ảnh hưởng làm gia tăng viêm khớp.
Một số bài thuốc tốt cho người đau khớp
Có thể lấy một ít lá ngải cứu trắng rửa sạch, thêm ít muối rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp bị đau để giảm đau và giảm sưng cho khớp
Kết hợp ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày ngâm chân 1 lần vào thời gian phù hợp, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng ngừa bệnh đau khớp cổ chân.
Dùng lá lốt. 5-10 g lá lốt phơi khô, sắc 2 bát nước còn 1/2 bát, uống trong ngày. Nên uống khi còn ấm, sau bữa tối. Uống đều 10 ngày. Hoặc có thể dùng lá lốt và rễ cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần, uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Cỏ trinh nữ. Rễ trinh nữ thái mỏng, tẩm rượu, sao thơm sắc. Lấy khoảng 20-30 g sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Bổ sung dưỡng chất cho khớp thêm khỏe
Glucosamine sulfate và chondroitin có tác dụng nuôi dưỡng sụn và bôi trơn nhiều hơn ở các khớp xương. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nếu bổ sung một lượng hợp lý các dưỡng chất này có tác dụng hạn chế các triệu chứng phát tác ở người đau khớp từ trung bình đến nặng. Bạn có thể tìm các loạit thuốc chứa hàm lượng phù hợp 2 dưỡng chất này và tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng nhé.
Vitamin D có tác dụng giúp khớp xương khỏe mạnh và ngăn ngừa đau khớp. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng vào buổi sáng lúc 10giờ, mỗi ngày khoảng 10 – 30 phút.
Tăng cường vận động khi bị đau khớp
Có một đặc điểm là thời tiết lạnh người ta thường ngại vận động hơn, vậy nên cơn đau cũng vì thế mà gia tăng hơn so với những ngày bình thường khác.Việc tập thể dục thường xuyên giúp bôi trơn các khớp xương giúp phần nào ngăn chặn cơn đau khớp.
Vận động đều đặn và kiên trì có thể cải thiện tình trạng đau khớp
Người bệnh có thể áp dụng các bài tập vận động nhẹ nhàng trong nhà có tác động đến khớp như đi bộ, tập yoga, thiền …
Kết hợp sử dụng thuốc với tập luyện phù hợp, xoa bóp, châm cứu để giảm đau khớp và các khớp được vận động linh hoạt. Tập các bài tập giảm cứng khớp tốt nhất vào buổi sáng sớm.
Tóm lại, để hạn chế những khó chịu do đau khớp mang lại, người bệnh cần có một chế độ ăn uống, lao động, tập luyện hợp lý. Khi tập luyện cần kiên trì, đều đặn và chọn các bài tập phù hợp với mình. Duy trì một cân nặng ổn định và hợp lý, tránh béo phì, thừa cân cũng rất cần thiết trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh.
Nguồn : Tổng hợp