Fluimucil
Hoạt chất:
- N-acetylcysteine.
Chỉ định:
- Dùng tại chỗ hay toàn thân (uống, tiêm) trong các bệnh đường hô hấp do tiết đàm đặc gây khó khạc đàm trong: các trường hợp cảm lạnh, cúm kèm ho, sổ mũi, bệnh phế quản cấp và mãn, viêm xoang, viêm họng, hen phế quản mãn, dãn phế quản, lao phổi, bệnh nhầy nhớt. Thuốc còn dùng tại chỗ trong dự phòng, điều trị biến chứng sau khi mở phế quản, sau các can thiệp phẫu thuật lồng ngực, bụng; chuẩn bị cho nội soi phế quản, chụp phế quản, hút phế quản…, hay trong các bệnh lý của tai mũi họng.
Liều dùng:
- Dạng uống: Bệnh cấp tính Người lớn và trẻ > 12 tuổi: 1 gói 200 mg x 3 lần/ngày, hoặc 1 viên sủi 600 mg/ngày; Trẻ 2-12 tuổi: 1 gói 100 mg x 3 lần/ngày; Trẻ 1- 2 tuổi.: 50 mg x 3 lần/ngày. Bệnh mạn tính Người lớn: 200 mg x 2 lần/ngày hoặc 1 viên sủi 600 mg/ngày, uống trong 3-6 tháng. Bệnh nhầy nhớt Trẻ > 6 tuổi: 1 gói 200 mg x 3 lần/ngày, hay 1 viên sủi 600 mg x 1 lần/ngày. Dạng ống: Tiêm bắp sâu: 1-2 ống/ngày, tùy theo lâm sàng; trẻ nhỏ, giảm nửa liều. Phun khí dung: 1 liều = 1 ống, 1-2 liều/ngày x 5-10 ngày; có thể pha kèm với các thuốc dãn phế quản trong các bệnh lý tắc nghẽn mãn tính đường hô hấp. Nhỏ giọt nội khí quản: 1-2 liều/ngày. Nhỏ giọt hay tưới rửa tai, bàng quang, màng phổi hay các khoang khác: 1/2-1 liều mỗi lần dùng.
Tác dụng phụ:
- Acetylcystein có giới hạn an toàn rộng. Tuy hiếm gặp co thắt phế quản rõ ràng trong lâm sàng do acetylcys-tein, nhưng vẫn có thể xảy ra với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein.
- Thường gặp phản ứng phụ như buồn nôn, nôn. Đôi khi có trường hợp buồn ngủ, nhức đầu, ù tai, viêm miệng, chảy nước mũi nhiều, phát ban, mày đay.
- Có thể bị co thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn thân, sốt, rét run nhưng hiếm khi xảy ra.
Chống chỉ định:
- Tiền sử hen (nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein).
- Quá mẫn với acetylcystein.
Thận trọng :
- Phải giám sát chặt chẽ người bệnh có nguy cơ phát hen, nếu dùng acetylcystein cho người có tiền sử dị ứng; nếu có co thắt phế quản, phải dùng thuốc phun mù giãn phế quản như salbutamol (thuốc beta – 2 adrenergic chọn lọc, tác dụng ngắn) hoặc ipratropium (thuốc kháng muscarin ) và phải ngừng acetylcystein ngay.
- Khi điều trị với acetylcystein, có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút để lấy ra nếu người bệnh giảm khả năng ho.
- Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Tương tác thuốc:
Acetylcystein là một chất khử nên không phù hợp với các chất oxy – hóa.
Không được dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng acetylcystein.