Tiểu són là vô tình rỉ nước tiểu ra khi bạn không có khả năng kiểm soát được bọng đai của mình. Tiểu són, đến một mức nào đó là một triệu chứng rất thường gặp, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Chứng này vẫn là một vấn đề khó nói, đa số những người mắc phải thường giữ kín, tuy nhiên ngày nay, chúng ta nhìn nhận rằng nhiều phụ nữ có thể bị són đái có mức độ trong những giai đoạn ngắn, từ độ tuổi 20 trở đi, đặc biệt là khi họ đã sinh con đẻ cái.
Triệu chứng
– Không kiểm soát được bọng đái, đặc biệt là khi bạn giống cơ bắp bụng (để rặn)
– Hay mắc tiểu ngay dù bọng đái bạn chưa đầy
– Muốn đi tiểu ngay dù bọng đái chưa căng đầy
Nguyên do là gì?
Có ba yếu tố quan trọng sinh ra chứng tiểu són. Đây là hậu quả của quá trình mang thai khi các mô bào khung chậu trở nên chùng giãn khiến cho thành âm đạo, niệu đạo hoặc bọng đái bị sa xuống. Trong trường hợp có một phần đoạn nhỏ của niệu đạo (túi dưới niệu đạo urethrocele) hay bọng đái (thoái vị bàng quang Cystocele) sa xuống theo, điều này bao giờ cũng dẫn tới những triệu chứng đường tiểu nào đó, dù đó là cảm giác muốn đi tiểu, tiểu ngập ngừng, tiểu rắc hay đi tiểu đau rát.
Trong trường hợp van lối thoát từ bọng đái hơi yếu, thường khi một phụ nữ cao tuổi hơn, có thể bị tiểu són khi căng thẳng. Triệu chứng này không hiếm gặp trong thời gian mang thai, nhưng sau khi sanh thì khỏi. Nước tiểu có thể rỉ ra trong trường hợp sức ép bên trong khoang bụng gia tăng, khi ho, rặn đi cầu hay khi mang vật nặng
Nếu các cơ bắp thành bọng đái trở nên quá nhạy cảm với sự hiện diện của nước tiểu trong bọng đái, chúng sẽ đáp ứng bằng cách co thắt – không kiềm chế nổi – và cố làm cạn bọng đái mặc dù lượng nước tiểu không có bao nhiêu. Đôi khi người ta gọi đó là bàng quang dễ bị kích thích.
Tôi có phải đi bác sĩ không?
Điều quan trọng là phụ nữ nên đi bác sĩ để chữa trị tiểu són ngay khi triệu chứng này mới xuất hiện. Chữa trị càng sớm chừng nào càng có ít nguy cơ các triệu chứng suy nhược này tồn tại và trở thành kinh niên.
Bác sĩ sẽ làm gì?
Điều đáng mừng là cả hai chứng tiểu són vì căng thẳng và bàng quang dễ bị kích thích đều có thể chữa khỏi. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu nước tiểu giữa dòng để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu không, như viêm bàng quang chẳng hạn. Người ta cũng có thể giới thiệu bạn đi chụp hình X-quang bọng đái. Người ta chụp hình bọng đái trong lúc bạn đang đi tiểu, người ta gọi đó là “hình bàng quang, niệu đạo phòng tiểu”.
Bạn cũng sẽ được khuyên nên củng cố các cơ bắp đáy sản chậu. Vì chứng béo phì làm cho sàng khung chậu yếu đi, nên bác sĩ có thể khuyên bạn nên đi gặp một chuyên viên về chế độ ăn (dietician) hoặc nên tập thể dục để làm cho xuống cân, nếu chứng béo phì là một nguyên nhân góp phần gây bệnh.
Chữa trị bệnh sa bàng quang đòi hỏi phải đeo một vòng đặc biệt hoặc một tấm bọt xốp trong âm đạo vào ban ngày.
Trong trường hợp việc chữa trị chứng són đái do căng thẳng không công hiệu, bạn có thể dùng phẫu thuật để căng lại các cơ bắp sàn khung chậu.
Nếu bạn mắc phải chứng bàng quang dễ kích thích, bác sĩ có thể khuyên bạn nên nín tiểu càng lâu càng tốt để củng cố các cơ bắp bọng đái. Cũng có những loại thuốc để làm cho các cơ bắp thư giãn. Nếu chữa trị như vậy không có hiệu quả, có một phương pháp phẫu thuật để kéo dài niệu đạo ra.
Tôi có thể làm được gì?
Các bài tập sàn khung chậu là một cách rất tốt để chống lại chứng tiểu són. Người ta đã nghiên cứ thấy rằng ở một bà cụ 80 tuổi, nếu thực hiện một chế độ tập luyện sàn khung chậu áp dụng đều đặn chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 3 tháng cũng đủ để giúp lấy lại được khả năng kiềm chế việc tiêu tiểu và khiến cho chứng tiểu són đỡ hơn rất nhiều.
Có nhiều dạng bệnh sa cơ quan liên quan tới các chứng bệnh về đường tiểu, tuy nhiên điều quang trọng đáng nhớ là mọi người có thể ngăn ngừa được mọi chứng sa cơ quan một khi còn ý thức được những tình huống khiến cho bạn trở nên dễ bị tổn thương và còn giữ được tình trạng lành mạnh của các cơ bắp sàn khung chậu, trong tuổi còn sinh hoạt giới tính và cả về sau này nữa.