Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Mon, 28 Jan 2013 17:13:36 +0000 vi hourly 1 Món ăn dành cho thai phụ bị tiểu đường https://tuelinh.vn/mon-an-danh-cho-thai-phu-bi-tieu-duong-11454 https://tuelinh.vn/mon-an-danh-cho-thai-phu-bi-tieu-duong-11454#respond Fri, 01 Feb 2013 03:45:14 +0000 https://tuelinh.vn/mon-an-danh-cho-thai-phu-bi-tieu-duong-11454 Khi phụ nữ mang thai bị tiểu đường mà không được theo dõi và điều trị, thai nhi rất dễ gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng như dị tật bẩm sinh về tim mạch, thần kinh, mắc các bệnh lý hay chết lưu. Ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc về điều trị, việc ăn uống cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Hình ảnh minh họa.

Mấu chốt của việc chữa trị tiểu đường thai nghén là kiểm soát ăn uống để khống chế lượng đường huyết trong máu không cho tăng quá vì có thể dẫn đến sẩy thai, hôn mê do tăng đường huyết. Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng ăn uống để chữa trị. Trường hợp nặng cần dùng thêm thuốc chữa, món ăn chỉ là phụ trợ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và thai nhi.

Người bệnh mắc tiểu đường lúc mang thai cần ăn ít chất ngọt và các thức ăn tinh bột. Lúc mang thai, đại đa số cơ thể âm hư nên cần ăn các thức ăn bổ âm giải nhiệt như mộc nhĩ trắng, bách hợp… Ngoài ra, do tiểu nhiều nên mất nhiều nước nên phải bổ sung nước và chất điện giải; nên uống nhiều nước canh, ăn hoa quả để bớt háo khát (quýt, lê tươi).

Dưới đây là một số món ăn – bài thuốc hỗ trợ cho việc kiểm soát đường huyết:

  • Lá khoai lang 50g, bí xanh 100g, cùng thái vụn thêm nước vừa đủ nấu chín, ăn mối ngày một lần. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều uống nhiều.

Hình ảnh minh họa.

  • Râu ngô 50g, nước 1,5lít, sắc còn một nửa, chia thành hai lần uống hết trong ngày, dùng cho bệnh nhân tiểu đường khi mang thai, khát nhiều.
  • Râu ngô 30 – 60g, thịt trai 50 – 200g, cùng nấu, thêm gia vị, uống cách ngày, dùng cho thai phụ bị tiểu đường, miệng khát.
  • Dùng 150g mướp đắng tươi, bỏ hạt, ruột, rửa sạch, thái lát mỏng, cho dầu lạc vào chảo đun, sau cho mướp đắng, xào lửa to đến khi gần chín thì thêm 100g đậu phụ, chút muối. Sau đó, tiếp tục dùng lửa to xào đến khi mướp đắng chín. Mỗi ngày ăn một lần, dùng cho thai phụ bị tiểu đường ăn nhiều.
  • Người bị tiểu đường lúc mang thai, ăn uống không điều độ: Nấu 120g sinh sơn (củ mài) với một lít nước, uống lúc ấm thay trà, uống hết thì ăn sơn được. Hoặc bột sinh sơn dược 80g, hạt sen bỏ lõi 20g, xích đậu giã nhừ 15g, bột gạo nếp 500g, trộn đều bốn thứ này làm thành viên tròn nhỏ, nấu canh ăn.
  • Cám tiểu mạch, nấu cháo ăn, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần một bát, dùng bài này để chữa bệnh tiểu đường khi mang thai thể âm hư, người bức bối.

Thông tin hữu ích: Chữa tiểu đường không dùng thuốc

]]>
https://tuelinh.vn/mon-an-danh-cho-thai-phu-bi-tieu-duong-11454/feed 0
Thảo dược chữa đái tháo đường https://tuelinh.vn/thao-duoc-chua-dai-thao-duong-10481 https://tuelinh.vn/thao-duoc-chua-dai-thao-duong-10481#respond Fri, 05 Oct 2012 03:48:03 +0000 https://tuelinh.vn/thao-duoc-chua-dai-thao-duong-10481 Bệnh đái tháo đường có thể được điều trị bởi thuốc, bên cạnh đó còn có thể điều trị bằng thảo dược. Việc điều trị bằng thảo dược không những không có hại gì mà đồng thời còn có những hiệu quả nhất định, thậm chí có những trường hợp còn tốt hơn thuốc.

Một số cách dùng thảo dược để chữa đái tháo đường:

– Mướp đắng: Đây là một phương thuốc truyền thống, loại rau thuốc này có tác dụng rất tốt đối với bênh đái tháo đường và đã được dùng từ rất lâu. Mướp đắng dùng điều trị đái tháo đường rất hiệu quả.

Mướp đắng có công dụng rất tốt trong điều trị đái tháo đường.

Cách dùng: Ép hoặc xay mướp đắng để được khoảng 29g (xấp xỉ 6 – 7 thìa cà phê). Uống trước lúc ăn sáng và một lần vào buổi tối, thực hiện ít nhất trong khoảng 30 ngày, điều này sẽ giúp bạn cải thiện được hàm lượng đường trong máu.

Lá ổi non tươi 100g, rửa sạch nấu với 1lit nước, sắc còn 750ml, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1 – 2 giờ.

Một vài loại rau, củ, quả trong điều trị đái tháo đường.

– Củ cà rốt tươi 100g, củ cải tươi 100g, mộc nhĩ đen 20g. nấu với 1 lít nước, sắc còn 750 ml, chia 2 lần ăn lúc đói. Hoặc thêm 50g gạo lứt để nấu cháo, chia thành 2 phần ăn lúc đói bụng.

– Dùng lá rau khoai lang 100g, bí đao (bí xanh) 100g, cà chua 100g, đậu hũ non 150g, nấu canh ăn trong bữa cơm. Có thể dùng vỏ tươi của củ khoai lang trắng, rửa sạch, lấy 50 – 80g nấu với 1 lít nước, chia uống trong ngày.

– Bột sắn dây (củ sắn dây xắt lát, phơi khô) 30 – 50g, gạo lứt 50g, nấu cháo ăn loãng, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.

– Mỗi ngày ăn 150g cà chua xào với thịt nạc heo hoặc đậu phụ, nấu canh chua, cà chua xào giá đậu, cà chua nhồi thịt heo, cà chua nhồi đậu phụ, nấm mèo… nếu dùng khô, ngày dùng 30g bột cà chua hãm với nước sôi, chia 3 lần uống lúc đói bụng.

– Bột củ mài 50g, hạt bo bo 30g nấu thành cháo loãng, chia hai lần ăn lúc đói bụng.

– Dùng vỏ dưa hấu (rửa sạch) 60g tươi, vỏ bí đao 30g, đậu đỏ 30g, lá sen tươi 50g, nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 10 – 15 phút, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

– Rau diếp quắn (xà lách đà lạt), ngày dùng 100 – 150g tươi rửa thật sạch, nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 10 phút, ăn cả cái lẫn nước trong bữa ăn.

– Rau cần tây 100 – 200g tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước lọc chia 2 lần uống sau bữa ăn.

Ngoài ra còn có một số thảo dược khác có ích cho việc điều trị đái tháo đường: mồng tơi, rau đay, đậu xanh, đậu cove, giá sống, lá vối, hại sung….

]]>
https://tuelinh.vn/thao-duoc-chua-dai-thao-duong-10481/feed 0
Một vài món ăn dành cho người tiểu đường https://tuelinh.vn/mot-vai-mon-an-danh-cho-nguoi-tieu-duong-10478 https://tuelinh.vn/mot-vai-mon-an-danh-cho-nguoi-tieu-duong-10478#respond Fri, 05 Oct 2012 03:37:47 +0000 https://tuelinh.vn/mot-vai-mon-an-danh-cho-nguoi-tieu-duong-10478 Chế độ ăn hợp lý và mang đầy đủ chất dinh dưỡng là một trong những cách điều trị không của riêng một loại bệnh nào. Mỗi bệnh đều mang những đặc điểm riêng đòi hỏi phải có một chế độ ăn sao cho phù hợp. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn dành cho người tiểu đường và một số bệnh phối hợp.

Món ăn dành cho người bị tiểu đường

Bài 1: Thịt heo xào hành tây

Nguyên liệu: Hành tây tươi: 100g; Thịt heo nạc: 50 – 100g; Tương, dầu, muối, bột ngọt.

Cách làm: Thịt heo rửa sạch, xắt miếng vừa ăn, nhúng qua nước sôi, ướp tí nước tương. Bắc nồi lên bếp, cho dầu vào sào thịt heo trước, sau đó cho hành tây vào xào chung, cho gia vị vừa đủ, vừa ăn. Ăn trong bữa ăn.

Công dụng: món ăn này có công dụng ích thận, giảm đường huyết. thích hợp với người bị tiểu đường kèm theo chứng nóng ở vùng gan, thận, bàng quang.

Bài 2:Nhộng tằm xào lá chanh

Nguyên liệu: Nhộng tằm: 100g; Lá chanh: 5 lá; Dầu ăn, nước mắm, bột ngọt

Cách làm: Nhộng tằm rửa sạch, vớt để ráo. Lá chạn rửa sạch, nhái nhỏ. Đổ nhộng vào chảo xào hơi săn, rưới khoảng 1 muỗng canh dầu ăn, để lửa nhỏ, đảo đều tay. Sau đó thêm nước mắm, bột ngọt, tiếp tục xào khoảng 3 – 5 phút cho ngấm gia vị rồi bỏ lá chanh vào, đảo đều lên rồi tắt bếp. Ăn tùy ý, mỗi lần có thể ăn 20 con; hoặc có thể nấu thành canh để uống.

Công dụng: Món này có công dụng làm giảm đường huyết. thích hợp với mọi loại bệnh tiểu đường.

Món ăn dành cho người mắc Đái tháo đường kèm bệnh tăng huyết áp: Thịt heo nạc xào cần tây

Nguyên liệu: Thịt heo nạc: 50g; Khoai mài khô: 10g; Bột năng: 10g; Rau cần 250g; Trứng gà: 1 quả; Hành :1 củ; Dầu ăn, muối, bột ngọt.

Cách làm: Thịt heo rửa sạch, xắt nhỏ, khoai mài rửa sạch, rau cần rửa sạch, gừng cắt lát, hành cắt khúc. Cho thịt nạc, trứng gà, bột năng, muối vào tô, đổ ít nước vào trộn đều. để nồi nóng rồi đổ dầu vào, chờ dầu nóng rồi bỏ hành vào khử thơm, rồi cho tô thịt đã trộn vào xào đều, xong bỏ khoai mài và xào trước, sau đó bỏ rau cần vào xào vừa chin là được, nêm nếm muối, bột ngọt vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Công dụng: Kiện tỳ bổ huyết, hạ huyết áp. Thích hợp với bệnh tiểu đường kèm hạ huyết áp.

Thịt heo xào với cần tây hoặc hành tây đều là những món ăn tốt dành cho người tiểu đường.

Món ăn cho người tiểu đường kèm mỡ máu cao:

Nấm xào cải xanh

Nguyên liệu: Cải xanh: 300g; Nấm hương tươi: 100g; Hành tím: 1 củ nhỏ; Muối, bột ngọt, dầu ăn.

Cách làm: Rửa sạch nấm, cắt bỏ cuống, ngâm nước muối loãng. Rửa sạch cải xanh, xắt khúc. Hành tím lột vỏ, bằm nhỏ. Bắc chảo lên bếp, làm dầu nóng, khử thơm hành tím, bỏ nấm vào xào trước, gần chín nấm thì cho rau cải vào, xào tiếp, nêm muối, bột ngọt vừa ăn. Dùng trong bữa ăn cơm.

Công dụng: Món ăn này thích hợp với người bệnh tiểu đường kèm mỡ máu cao, cao huyết áp và bệnh động mạch vành.

Món ăn dành cho người Tiểu đường dạng béo phì:

Cháo bí đao

Bí đao là một thức ăn không khó kiếm ở nước ta.

Nguyên liệu: Bí đao tươi:100g; Muối; Gạo tẻ: 50g

Cách làm: Bí đao gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, rửa sạch. Gạo vo sạch, cho bí đao với gạo vào nồi, nấu nhừ nhuyễn, nêm muối vừa ăn. Có thể ăn vào bữa sáng hoặc chiều.

Công dụng: Món ăn này có công dụng kiện tỳ lợi tiểu. thích hợp với bệnh tiểu đường kèm béo phì. Chân tay, mình mẩy nặng nề.

Món ăn cho người Tiểu đường kèm hội chứng gan nhiễm mỡ, xơ gan:

Nấm rơm xào thịt nạc

Nguyên liệu: Nấm tươi 250g; Thịt heo nạc 50g; Hành tím: 1 củ; Dầu mè, muối, bột ngọt

Cách làm: Nấm cắt bỏ gốc, rửa sạch, ngâm nước muối loãng; thịt rửa sạch, xắt lát. Bắc chảo lên bếp, làm nóng dầu, khử thơm hành củ, bỏ thịt vào trước rồi đến nấm, xào khoảng 10 phút, khi nấm, thịt chin là được, nêm nếm vừa ăn. Dùng làm thức ăn trong bữa ăn.

Công dụng: Món ăn này có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, tăng khả năng đề kháng cho cơ thể. Thích hợp với bệnh tiểu đường có kèm theo gan nhiễm mỡ, khí huyết hư nhược.

Món ăn dành cho người bệnh tiểu đường có kèm bệnh tim:

Tim heo hầm bắp chuối

Nguyên liệu: Tim heo: 01 quả; Bắp chuối: 100g; Muối

Cách làm: tim heo rửa sạch, để nguyên, dùng dao chẻ nhiều đường dọc theo quả tim. Bắp chuối đã bào mỏng, rửa sạch. Cho tim heo, bắp chuối vào nồi, đổ thêm nước, thêm chút muối, hầm nhừ. Cách ngày ăn một lần, liên tục 7 tháng.

Công dụng: Món ăn này bổ ích tâm tạng, thích hợp với bệnh tiểu đường kéo theo bệnh mạch vành.

Món ăn dành cho người bị tiểu đường có kèm bệnh rối loạn chức năng thận:

Thịt vịt hầm hạt sen

Nguyên liệu: Hạt sen 100g; Vịt 300g; Muối, bột ngọt

Cách làm: Vịt rửa sạch. Hạt sen rửa sạch. Cho hạt sen và vịt vào nồi đất, nêm chút muối, đổ nước vào dùng lửa nhỏ hầm nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng kiện tỳ lợi thủy. thích hợp với bệnh tiểu đường kèm theo thận hư, tỳ hư, sưng phù.

Món ăn dành cho người bị tiểu đường có kèm bệnh hô hấp:

Canh tía tô, rau thơm

Nguyên liệu: Rau thơm (húng quế, kinh giới, hung lủi): 15g; Hành 10g; Tía tô:10g

Cách làm: Tất cả nhặt ngọn, lá non, rửa sạch. Đun sôi lượng nước đã đủ dùng, bỏ cả ba loại vào nấu chin rồi lấy nước uống. mỗi tối một thang, ba ngày 1.

Công dụng: Món này có công dụng tán hàn giải biểu (trị cảm lạnh). Thích hợp với bênh tiểu đường kèm theo cảm lạnh.

]]>
https://tuelinh.vn/mot-vai-mon-an-danh-cho-nguoi-tieu-duong-10478/feed 0
Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì? https://tuelinh.vn/nguoi-benh-tieu-duong-khong-nen-an-gi-6200 https://tuelinh.vn/nguoi-benh-tieu-duong-khong-nen-an-gi-6200#comments Thu, 08 Dec 2011 08:27:29 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6200 Chế độ dinh dưỡng góp phần rất quan trọng giúp bệnh nhân tiểu ổn định mức đường trong máu, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng.

Bệnh nhân tiểu đường nên chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết sau khi ăn.

Người bị tiểu đường phải kiểm soát được đường huyết kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc xa bữa ăn.

Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l )

Vì vậy một chế độ ăn hợp lý rất quan trọng giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

Bệnh nhân tiểu đường nên chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết sau khi ăn. Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no. Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.
  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
  • Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân.

  • Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
  • Không ăn mặn
  • Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường:

  • Các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt… là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mặc dù các loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể)nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
  • Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
  • Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

Thực phẩm hàng đầu để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2

  • Ngũ cốc, cơm : Những loại thực phẩm như ngũ cốc, cơm, mì sợi… rất giàu chất xơ và là nguồn thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 25%.
  • Sữa không béo : Cũng như ngũ cốc nguyên hạt, các loại sức không béo, sữa ít đường cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể.
  • Các loại đậu : Các loại hạt đậu như đậu nành, đậu tương, đậu phộng, đậu Hà Lan có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 47%. Đây là còn là loại thực phẩm hữu ích nhất trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì chúng chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa đơn, protein… giúp ổn định đường huyết.
  • Bông cải xanh : Bông cải xanh có chứa dưỡng chất polyphenol có tác dụng chống viêm rất tốt – đây là nguyên nhân mà nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Cá : Thường xuyên bổ sung cá vào chế độ ăn hàng tuần (nên ăn 2 bữa mỗi tuần) có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lến đến 25%.
  • Dâu tây : Dâu tây là loại trái cây chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C… cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể.
  • Quả ớt ngọt : Trong quả ớt ngọt rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe mọi người đặc biệt là chị em phụ nữ. Bạn có thể chế biến loại quả này trong món salad để ăn hàng ngày.
  • Quả óc chó : Quả óc chó giàu axit không bão hòa đa, có tác dụng thúc đẩy insulin làm việc tốt hơn. Bạn nên ăn loại trái cây này với xà lách, ăn cùng sữa chua hoặc bột yến mạch để ngăn ngừa bệnh tật đặc biệt là bệnh tiểu đường.
  • Quế : Gia vị cay cay của quế rất tuyệt vời để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn có thể ăn thêm loại gia vị này cùng với các món ăn hàng ngày cũng giúp ngăn ngừa bệnh tật rất tốt.

Xem tiếp:

Theo 24h

]]>
https://tuelinh.vn/nguoi-benh-tieu-duong-khong-nen-an-gi-6200/feed 1