Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Mon, 17 Mar 2025 08:32:10 +0000 vi hourly 1 Viêm phế quản mạn https://tuelinh.vn/benh-viem-phe-quan-man-tinh-16620 https://tuelinh.vn/benh-viem-phe-quan-man-tinh-16620#respond Sat, 05 Oct 2013 01:36:20 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16620 Viêm phế quản mạn là tình trạng sản xuất quá mức chất nhầy phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát theo từng đợt ít nhất 3 tháng trong 1 năm và ít nhất 2 năm liền, đã loại trừ nguyên nhân do lao, ung thư phổi hay suy tim mạn tính.

Viêm phế quản mạn xuất hiện và tiến triển từ từ. Ví dụ sau khi bị cảm lạnh vào mùa đông, bạn có thể vẫn ho và có đờm trong nhiều tuần. Những đợt sau, ho và đờm nhiều hơn, có khi kéo dài cả năm, nhất là vào buổi sáng thời tiết lạnh và ẩm ướt. Viêm phế quản mạn có thể phát triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Người ta thường bỏ qua những dấu hiệu của viêm phế quản mạn tính cho đến khi nó nặng hơn, vì họ nhầm tưởng rằng bệnh không đe dọa tính mạng. Nhưng nếu không tìm cách điều trị, phổi có thể bị tổn thương nặng, có nguy cơ phát triển các bệnh hô hấp nghiêm trọng hoặc suy tim. Nhưng tin tốt là viêm phế quản mạn tính có thể phát hiện sớm và có nhiều phương pháp để chữa khỏi bệnh.

1. Phân loại

Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: chỉ ho và khạc đờm, có thể điều trị khỏi.

Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: triệu chứng chính là khó thở, do tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản, ho khạc đờm trong hoặc có mủ nhầy. Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ: ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.

2. Nguyên nhân

  • Khói thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến VPQ mạn.
  • Môi trường ô nhiễm: bụi công nghiệp, tiếp xúc nhiều bụi, khí độc hữu cơ, vô cơ.
  • Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virus, những ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là cơ sở thuận lợi cho viêm phế quản mạn tính phát triển.
  • Yếu tố cơ địa: cơ địa dị ứng
  • Yếu tố thuận lợi: người cao tuổi hút thuốc lá, môi trường sống chật chội, ẩm thấp, thiếu vệ sinh, khí hậu ẩm ướt.

3. Triệu chứng

Bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bệnh ban đầu nhẹ, sau nặng lên dần. Quá trình diễn biến 5 – 20 năm, có những đợt cấp và biến chứng.

Thường xuyên ho, khạc đờm vào buổi sáng, đờm nhầy, dính, trong hoặc xanh, vàng, đục như mủ. Lượng đờm khoảng 200 ml/ngày. Mỗi đợt kéo dài 3 tuần, tăng về mùa đông và đầu xuân.

Khó thở tăng dần vào giai đoạn cuối, chức năng hô hấp suy giảm trầm trọng.

Đợt bùng phát của VPQ mạn: thường xảy ra ở người già, yếu, do bội nhiễm. Có thể sốt, ho, khạc đờm có mủ và khó thở như cơn hen, có thể tử vong do suy hô hấp cấp.

Biến chứng: bội nhiễm phổi (viêm phổi thùy, áp xe phổi, lao phổi), giãn phế nang, suy hô hấp cấp, suy tim.

4. Cận lâm sàng

  • X quang phổi: tuy ít giá trị chẩn đoán nhưng X quang phổi giúp chẩn đoán phân biệt các bệnh gây ho khạc mạn tính và để chẩn đoán biến chứng.
  • Soi phế quản: vách phế quản dày, niêm mạc phế quản có chỗ nhợt, có chỗ xung huyết, viêm nhiễm ở những phế quản lớn.
  • Chức năng hô hấp: ở giai đoạn đầu chưa có biến chứng, các thông số bình thường. Giai đoạn sau biểu hiện sức cản đường thở tăng sớm, FEV1 giảm, dung tích sống VC giảm.

5. Biến chứng

iến triển: từ từ nặng dần 5 – 20 năm, nhiều đợt bùng phát dẫn đến biến chứng khí phế thũng và tâm phế mạn, suy hô hấp.

Biến chứng:

  • Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳ.
  • Tâm phế mạn, cao áp động mạch phổi.
  • Bội nhiễm: viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi.
  • Suy hô hấp: cấp và mạn.

6. Mục tiêu điều trị

  • Ngăn ngừa yếu tố có thể gây đợt cấp.
  • Điều trị kịp thời những đợt cấp.
  •  Lưu thông đường thở, chống suy hô hấp.
  • Khi có nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh.

7. Điều trị

7.1. Tránh các yếu tố nguy cơ

  • Bỏ thuốc lá, thuốc lào
  • Giữ ấm khi trời lạnh, tránh nhiễm lạnh đột ngột
  • Tiêm vacxin phòng cúm vào mùa thu đông
  • Điều trị những ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
  • Tránh dùng các chất gây dị ứng với phổi như xịt tóc, nước hoa, sơn.

7.2. Sử dụng kháng sinh

Bình thường, kháng sinh không thể chữa khỏi VPQ mạn. Nhưng kháng sinh sẽ được dùng trong trường hợp có nhiễm khuẩn phổi, biểu hiện:

  •  Ho có đờm mủ kéo dài, mủ vàng hoặc xanh
  •  Sốt, thở ngắn, khó thở
  •  Dự phòng đợt cấp của những bệnh nhân suy hô hấp nặng.

7.3. Điều trị đợt cấp

  • Thuốc long đờm: acetylcystein, carbocystein, bromhexin
  • Thuốc giãn phế quản nếu có dấu hiệu co thắt phế quản: theophylin, salbutamol, terbutalin
  • Chống viêm, phù: corticoid đường uống hoặc hít
  • Kháng sinh
  • Dẫn lưu đờm ra ngoài, thở oxy nếu cần.

7.4. Phục hồi chức năng

  • Tập thể dục thường xuyên, cố gắng ít nhất 3 lần/tuần. Bắt đầu với bài tập nhẹ rồi tăng lên, đi bộ chậm 15 phút, 3 lần/tuần, sau đó có thể tăng 20, 25, 30 phút.
  • Tập thở cơ hoành để tăng cường thông khí.

Tuelinh.vn

 

]]>
https://tuelinh.vn/benh-viem-phe-quan-man-tinh-16620/feed 0
Lời khuyên bổ ích cho người bị viêm phế quản mạn https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-viem-phe-quan-man-16074 https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-viem-phe-quan-man-16074#respond Mon, 02 Sep 2013 09:14:58 +0000 https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-viem-phe-quan-man-16074 Viêm phế quản mạn có thể xảy ra do viêm phế quản cấp lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm. Bên cạnh các phương pháp điều trị cơ bản (điều trị bằng thuốc) người bệnh có thể kết hợp với những thay đổi lối sống giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là một số lời khuyên cho người bệnh viêm phế quản mạn (Có thể áp dụng chung cho các trường hợp viêm phế quản).

viêm phế quản

Người bệnh viêm phế quản mãn không nên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá

Những thay đổi lối sống

  • Giữ độ ẩm không khí trong phòng hoặc nơi làm việc.Giữ không khí ấm áp, độ ẩm không khí giúp giảm ho và làm lỏng chất nhờn ở đường hô hấp. Bạn có thể sử dụng các máy tạo độ ẩm trong phòng tuy nhiên hãy làm sạch độ ẩm trước khi sử dụng để tránh sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong ngăn chứa nước.
  • Sử dụng toa thuốc. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau khi bệnh nhân bị sốt.
  • Dùng khẩu trang khi phải đi ra ngoài trong trời lạnh.
  • Hãy thử thở mím môi. Người bệnh viêm phế quản mạn thường thở khá nhanh. Thở mím môi giúp làm chậm hơi thở, và có thể làm cảm thấy tốt hơn. Hãy hít thở sâu sau đó từ từ thở ra qua miệng trong khi mím môi. Lặp lại kỹ thuật này làm tăng áp suất không khí trong đường hô hấp.
  • Thử dùng một số thảo dược. Một số người thường sử dụng thảo dược trong quá trình điều trị viêm phế quản mãn tính vì thảo dược ít gây tác dụng phụ. Bạn có thể sử dụng thảo dược chiết xuất từ tỏi tía, húng chanh (Ezibo Tuệ Linh) để giảm ho trong viêm phế quản.

Phòng ngừa nguy cơ tái phát viêm phế quản

Đặc biệt là trong mùa lạnh, viêm phế quản rất có nguy cơ tái phát. Nếu kết hợp với ô nhiễm không khí hoặc khói thuốc lá có thể làm khả năng tái phát cao hơn. Dưới đây là một số biện pháp giảm nguy cơ viêm phế quản mà người bệnh nên lưu ý.

  • Không nên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm phế quản mãn tính và bệnh khí thũng.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh hoặc cúm để tránh sự tấn công của vi rút dẫn đến viêm phế quản, tránh đám đông trong mùa cúm.
  • Có thể chủng ngừa cúm hàng năm bảo vệ bản thân khỏi mắc bệnh cúm, do đó có thể giảm nguy cơ viêm phế quản.
  • Hỏi bác sỹ về mũi tiêm phòng viêm phổi. Với các trường hợp người bệnh lớn tuổi, hoặc có các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, bệnh tim và bệnh khí thũng, hãy xem xét việc có mũi tiêm phòng viêm phổi.
  • Rửa tay hoặc sử dụng thuốc rửa tay thường xuyên. Để giảm nguy cơ bị nhiễm siêu vi, rửa tay thường xuyên và có thói quen sử dụng thuốc rửa tay và không chạm vào bên trong mũi hay chà mắt.
  • Đeo khẩu trang. Nếu phải tiêu tốn rất nhiều thời gian gần những người khác, những người đang ho và hắt hơi, là một ý tưởng tốt để mang khẩu trang che miệng và mũi để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Bảo Ngọc

]]>
https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-viem-phe-quan-man-16074/feed 0
Viêm phế quản cấp cũng cần điều trị tránh biến chứng https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-cap-16071 https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-cap-16071#respond Sun, 01 Sep 2013 08:29:46 +0000 https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-cap-16071 Có 2 dạng viêm quản là viêm phế quản cấp và mãn tính. Viêm phế quản cấp có thể tự khỏi sau một vài ngày hoặc một tuần. Tuy nhiên, không phải như vậy mà chúng ta chủ quan vì nếu không được chẩn đoán chính xác, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Viêm phế quản cấp cần phải điều trị đúng cách

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp điều được điều trị hoàn toàn. Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tự khỏi mà không cần điều trị. Có khoảng trên 50% số trường hợp viêm phế quản cấp cần được điều trị kháng sinh phù hợp.

Nói về nguyên nhân gây viêm phế quản, có thể do người bệnh bị virus tấn công, do vi khuẩn tấn công hoặc hít phải khí độc. (Xem chi tiết tại Nguyên nhân gây viêm phế quản ).

Thường thì các trường hợp do virus có thể khỏi hoàn toàn mà không cần điều trị, Nhưng cũng có trường hợp ban đầu là viêm phế quản do virus, sau đó không được theo dõi, quản lý đúng cách dẫn tới bội nhiễm thêm vi khuẩn.  Nếu không được điều trị đúng và đầy đủ, viêm phế quản cấp có thể dẫn tới viêm phổi, áp xe phổi, tràn mủ màng phổi …. khi đó việc điều trị thường khó khăn hơn và tiên lượng bệnh cũng nặng nề hơn.

Điều trị viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp được chỉ định dùng kháng sinh trong các trường hợp viêm phế quản nghi ngờ do vi khuẩn. Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh cho tất cả những trường hợp viêm phế quản làm tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc. Để có được chế độ điều trị phù hợp, bạn cần đến khám bác sỹ, các điều trị thường được xác định dựa trên mức độ nặng của triệu chứng và định hướng căn nguyên gây bệnh.

Có thể nghi ngờ viêm phế quản cấp do vi khuẩn căn cứ vào các triệu chứng như: người bệnh khạc đờm mủ, đờm màu xanh, đờm màu vàng. Bệnh đã diễn biến quá 10 ngày, hoặc khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao. Ngược lại nếu bệnh nhân có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, ho khan hoặc có khạc đờm trắng: thường là viêm phế quản cấp do vi rút, những trường hợp này không cần dùng kháng sinh.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định thêm thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể > 38.5 độ C. Không nên dùng thuốc hạ sốt chia đều trong ngày, do sẽ làm mất triệu chứng sốt của người bệnh, gây khó khăn cho việc theo dõi diễn biến bệnh (không phân biệt được hết sốt do bệnh tiến triển tốt hay do dùng thuốc). Người bệnh cần được bù nước và điện giải cho bệnh nhân, có thể uống oresol hoặc nước hoa quả (có pha thêm muối). Trường hợp có khó thở, nghe có tiếng rít có thể được điều trị thêm với các thuốc giãn phế quản theo chỉ định của bác sỹ.

Các biến chứng có thể gặp phải

Mặc dù viêm phế quản không phải là một mối lo lớn, tuy nhiên việc lặp đi lặp lại nhiều lần viêm phế quản có thể là biểu hiện của một số bệnh biến chứng như:

  • Viêm phế quản mãn tính.
  • Hen.
  • Các rối loạn phổi.

Cũng nên lưu ý rằng, đối với những người bị viêm phế quản mãn tính và tiếp tục hút thuốc lá, nguy cơ ung thư phổi tăng vượt ra ngoài bình thường mà người hút thuốc có nguy cơ phải đối mặt.

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-cap-16071/feed 0
Hiểu hơn về các nguyên nhân gây viêm phế quản cấp https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-viem-phe-quan-cap-16068 https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-viem-phe-quan-cap-16068#comments Sat, 31 Aug 2013 03:37:31 +0000 https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-viem-phe-quan-cap-16068 Viêm phế quản cấp là một bệnh đường hô hấp rất phổ biến. Người bệnh mắc viêm phế quản cấp thường có biểu hiện ho thành cơn hoặc ho thúng thắng, khạc đờm, đôi khi có sốt nhẹ. Hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ có được phương pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh này.

viêm phế quản

Các nguyên nhân của viêm phế quản cấp

Do bị vi rút tấn công : Có tới 50 – 90% các trường hợp viêm phế quản cấp do vi rút. Người ta cũng đã ghi nhận có trên 180 loại vi rút có thể gây bệnh viêm phế quản trong đó các virus thường gặp nhất gây bệnh viêm phế quản cấp là các vi rút cúm, các rhinovirus, coronavirus , vi rút cúm gia cầm , virus đại thực bào đường hô hấp, adenovirus, enterovirus và một số chủng herpes virus. Để chẩn đoán viêm phế quản cấp có do vi rút hay không cần tìm vi rút trong các bệnh phẩm đường hô hấp như ngoáy họng, đờm, dịch phế quản, qua nuôi cấy tế bào, kỹ thuật hiển vi miễn dịch huỳnh quang hoặc huyết thanh. Trên thực tế phương pháp này rất khó làm vì chi phí và thời gian thực hiện trừ khi được thực hiện trong các vụ dịch lớn.

Do vi khuẩn tấn công: Viêm phế quản cấp do vi khuẩn ít gặp hơn các trường hợp viêm phế quản cấp do vi rút. Vi khuẩn gây viêm phế quản cấp thường gặp nhất là nhóm các vi khuẩn không điển hình, trong tế bào như Mycoplasma và Chlamydiae, các vi khuẩn gây mủ hiếm gặp hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ chính xác viêm phế quản cấp do các căn nguyên này khó xác định do người ta không làm các huyết thanh chẩn đoán, ngay cả ở các nước phát triển.

Do hít phải hơi độc: Bình thường khi hít phải khí SO2, amoniac, axit, dung môi công nghiệp, hơi độc chiến tranh, khói cháy nhà cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản cấp.

Viêm phế quản cấp thường xuất hiện vào mùa đông xuân hoặc mùa lạnh. Bệnh thường khởi phát rất từ từ, người bệnh thường có những dấu hiệu như sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng. Một số bị sốt cao, bị ho nhiều, ho khan hoặc khạc ra đờm trắng, đờm dục như mủ, hoặc có đờm màu xanh, màu vàng cũng có thể gặp trường hợp ho khạc đờm ra máu.

Khi thấy có những dấu hiệu như trên, nghi ngờ là viêm phế quản cấp cần đi thăm khám bác sỹ sớm. Thường thì nếu là viêm phế quản cấp, người bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc 1 tuần.

Đọc tiếp : Cách điều trị cho người bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-viem-phe-quan-cap-16068/feed 2
Điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-cap-va-man-tinh-16061 https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-cap-va-man-tinh-16061#respond Fri, 30 Aug 2013 01:46:19 +0000 https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-cap-va-man-tinh-16061 Viêm phế quản là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Căn cứ vào thời gian tiến triển của bệnh và mức độ tái phát, người ta phân loại viêm phế quản thành 2 dạng cấp và mãn tính. Điều trị bệnh viêm phế quản ở 2 thể này cần căn cứ vào triệu chứng, biểu hiện của từng bệnh nhân và thường thì viêm phế quản cấp có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc một tuần.

Điều trị viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp xảy ra khi có siêu vi tấn công vào lớp niêm mạc của phế quản. Viêm phế quản cấp thường xuất hiện nhiều vào mùa đông xuân hoặc mùa lạnh, Trong mùa nóng bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người có thói quen uống nước đá hoặc ngồi máy điều hòa để nhiệt độ quá thấp. Viêm phế quản cấp thường bắt đầu rất từ từ, khởi phát  với các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng.

Đôi khi bệnh xuất hiện với các triệu chứng rầm rộ: sốt cao, nhiệt độ có thể tới 39 – 40 độ C, người bệnh ho nhiều, ho khan hoặc khạc đờm trắng, đờm đục như mủ, hoặc đờm có màu xanh, màu vàng, cũng có thể gặp trường hợp ho khạc đờm ra máu. Khám phổi có thể thấy hoàn toàn bình thường, một số trường hợp nghe có tiếng rít hai bên phổi hoặc như tiếng mèo rên do ứ đọng đờm trong lòng phế quản. Khi tiến hành chụp X quang phổi thì thấy bình thường hoặc có hình ảnh của dày thành phế quản. Người bệnh có thể bi ho kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng do các phế quản chưa lành lại. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp đều tự khỏi sau vài ngày hoặc một tuần.

viêm phế quản

Do hầu hết các viêm phế quản đều có nguyên nhân virus nên các kháng sinh không có vai trò điều trị ở đây. Ngay cả khi ho có đàm đặc & có màu đi chăng nữa, kháng sinh hầu như cũng không có tác dụng cải thiện bệnh nếu như nguyên nhân là virus.

Ở một số trường hợp, bác sỹ có thể kê các toa thuốc thường thấy trong điều trị hen suyễn nhằm mục đích làm sạch đờm nhớt trong phế quản. Trong thời gian điều trị người bệnh cần hạn chế hoặc bỏ hẳn thuốc lá.

Sau một tuần, nếu người bệnh bệnh vẫn còn các biểu hiện như ho, khò khè, đặc biệt nhiều hơn khi đi ngủ hay khi vận động nhiều, người mệt, sốt cao liên tục, ho ra máu, khó thở khi nằm, hoặc sưng phù chân thì cần lập tức đi thăm khám lại.

Điều trị viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mạn tính có thể do nhiều yếu tố gây ra. Nếu bệnh nhân bị viêm phế quản cấp lặp đi lặp lại nhiều lần theo thời gian thì sẽ làm suy yếu, kích thích phế quản và có thể gây ra viêm phế quản mạn. Ngoài ra, người sống trong môi trường ô nhiễm, bụi bặm, hoặc hút thuốc lá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Viêm phế quản mạn thường xuất hiện dưới 3 dạng chính : đơn thuần ho khạc đờm nhày, ho khạc đờm mủ và khó thở.

Các triệu chứng thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn, mới đầu là ho và khạc đờm mỗi khi thời tiết thay đổi, lâu ngày có thể thêm biến chứng giãn phế quản hoặc apxe hóa, khối lượng đờm tăng lên. Các đợt ho xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu là 4-5 lần mỗi năm sau đó 10-15 ngày về sau thì thường xuyên và kéo dài hơn. Người bệnh thường xuyên bị khó thở, cảm giác như bị đè nén trong ngực. Ngoài ra, một số ít bệnh nhân bị sút cân, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh …

Việc điều trị viêm phế quản mạn không giống nhau ở từng trường hợp cụ thể. Việc điều trị cần tuân thủ nguyên tắc chống nhiễm khuẩn mới, phục hồi lưu thông không khí và chống nguy cơ suy hô hấp cho bệnh nhân.

Trong thời gian điều trị, người bệnh cần bỏ hẳn thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, không khí bẩn, điều trị các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng, giảm uống rượu, bia để quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-cap-va-man-tinh-16061/feed 0
Viêm phế quản cấp tính – Nguyên nhân và phương pháp điều trị https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-cap-tinh-nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri-12562 Tue, 02 Jul 2013 01:43:32 +0000 https://tuelinh.vn/?p=12562 Viêm phế quản cấp tính thường xảy ra ở những người hút thuốc lá, người sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi, các triệu chứng thường là ho lâu kéo dài kèm theo đờm đặc. Dưới đây là một số thông tin cụ thể về viêm phế quản cấp.

Viêm phế quản cấp

Nguyên nhân dẫn đến bị viêm phế quản cấp tính

Phần lớn nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp là do virus. Các virus thường gặp gây viêm phế quản cấp như virus cúm, virus cúm gia cầm (H5N1), virus gây bệnh SARS… Những dấu hiệu như sưng, tiết dịch là hậu quả của việc chống lại sự nhiễm khuẩn của cơ thể. Do đó cơ thể cần có thời gian để làm lành các tổn thương ở phế quản và tiêu diệt virus.

Ngoài ra viêm phế quản có thể xảy ra với trường hợp người bệnh hít phải khí độc như SO2, Clo, amoniac, hơi độc do chiến tranh, khói cháy nhà… Theo các nghiên cứu gần đây của những nhà khoa học cho biết các bệnh về viêm phế quản gây ra bởi vi khuẩn ít hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trước đây. Rất hiếm khi viêm phế quản gây ra từ nấm.

Triệu chứng

Viêm phế quản cấp có thể xuất hiện nhanh chóng, mạnh mẽ khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây hại với nồng độ cao như không khí ô nhiễm, khí amoniac, acid…. Đối với những người nghiện thuốc lá thì khả năng bị viêm phế quản cấp rất cao.
Ngoài ra, triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp có thể xuất hiện một cách từ từ, âm thầm trong trường hợp sau khi tiếp xúc với siêu vi (virus). Các biểu hiện khi tiếp xúc với siêu vi như hắt hơi, sổ mũi, đau họng, sốt nhẹ, mệt mỏi,…

Phương pháp điều trị

Các bệnh nhân bị viêm phế quản cấp sau 5 – 10 ngày điều trị sẽ hết bệnh, đối với những bệnh nhân bị thêm cả ho khan thì sau khoảng 10 ngày sẽ khỏi hẳn. Nếu trong trường hợp sau 10 ngày mà tình trạng của bệnh không giảm đi như còn sốt, khạc đờm… thì bạn nên khám lại, làm xét nghiệm để thăm dò nguyên nhân và hướng điều trị cho người bệnh.

Nếu người bệnh của bạn thường xuyên hút thuốc lá thì bạn nên khuyên người đó ngừng hút thuốc hoặc ít nhất cũng nên giảm thiểu lượng thuốc hút trong thời gian điều trị viêm phế quản cấp.

Nên đi bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Ho, khạc đờm lao phổi, tràn dịch màng phổi,…
  • Ho, khó thở kéo dài hơn một tháng, đặc biệt xảy ra nhiều hơn khi vận động mạnh hoặc ngủ.
  • Ho, sốt cao liên tục hoặc ho ra máu.

Làm gì để tránh bị tái nhiễm viêm phế quản cấp ?

Không hút thuốc, giảm uống các loại chất kích thích như rượu, bia và tránh các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí như khói, bụi tại gia đình cũng như ở cơ quan bạn đang làm. Ngoài ra thường xuyên rửa tay để loại bỏ virus dính trên tay trong sinh hoạt hàng ngày.

]]>
Viêm phế quản mạn tính – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-man-tinh-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-12569 Mon, 01 Jul 2013 01:43:27 +0000 https://tuelinh.vn/?p=12569 Người bị viêm phế quản mạn tính thường bị ho xảy nhiều lần trong một năm, từng đợt. Viêm phế quản mạn dễ xuất hiện ở người nghiện thuốc lá, sống trong môi trường không khí ô nhiễm, hoặc khi thời tiết thay đổi. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về căn bệnh này.

Nguyên nhân dẫn đến bị viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu bệnh nhân đã bị viêm phế quản cấp lặp đi lặp lại nhiều lần theo thời gian thì sẽ làm suy yếu, kích thích phế quản và có thể gây viêm phế quản mạn. Viêm phế quản có 3 loại chính gồm thể đơn thuần, thể đờm mủ và thể khó thở. Ngoài ra,ô nhiễm không khí, các loại khí bụi, khí độc, khói thuốc lá cũng là  tác nhân gây ra bệnh này.

Triệu chứng viêm phế quản mạn

Thay đổi khác nhau tùy theo từng giai đoạn:

  • Triệu chứng đầu tiên của viêm phế quản mạn là ho và khạc đờm: Ho xảy ra nhiều lần trong một năm (kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và liên tục trong hơn 2 năm), thường dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây. Ngoài ra, triệu chứng hơi thở khò khè, đôi khi ngừng thở cũng là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản mạn.
  • Đối với những người thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào ở độ tuổi trên 40 thường có biểu hiện như hay ho, khạc đờm vào buổi sáng. Đờm có dạng nhầy trong, dính có màu vàng đục hoặc xanh, mỗi ngày không quá 200ml. Khi chụp X quang phổi có thể thấy rốn phổi đậm do xung huyết. Những dấu hiệu này thường diễn ra trong 3 tuần, tăng lên vào mùa đông và đầu mùa thu. Ngoài ra, khi xét nghiệm đờm thì phát hiện thấy có vi khuẩn hemophilus influenza, phế cầu và liên cầu.

Điều trị và phòng ngừa

  • Người bệnh nên bỏ hoặc giảm bớt đối với các loại chất kích thích như thuốc lào, thuốc lá, bia, rượu và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm không khí như khói, bụi, hơi độc ở nơi ở và làm việc.
  • Khi thời tiết thay đổi hay trời chuyển lạnh thì nên cần giữ ấm ngực, mũi, họng để ngăn chặn các đợt cảm cúm.
  • Thường xuyên tập thể dục bằng cách tập khí, hít vào và thở ra để thông khí. Phương pháp thở bụng, thở bằng cơ hoành mang lại nhiều lợi ích, làm tăng khối lượng khí đưa vào, mở rộng diện tích trao đổi khí và máu trong phổi. Ngoài ra, các bạn cũng nên tập luyện thở ở tư thế nằm, thở ra dài cho cả bụng và ngực lép xuống, sau đó hít vào sâu để cả ngực và bụng phình lên. Bài tập giúp đờm dễ thông thoát bằng cách  nằm đầu hơi dốc xuống một góc 150 độ rồi nâng cao hai chân, sau đó thường xuyên thay đổi tư thế nghiêng trái, nghiêng phải.
  • Thực phẩm cho người bị viêm phế quản mạn thường là các món cháo như cháo hành, cháo hạnh nhân có thể giúp cho việc điều trị bệnh có dấu hiệu tốt hơn. Ngoài ra, nếu phát hiện những ô nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (xoang, họng, tai giữa) cần chữa triệt để nhằm sớm loại bỏ căn nguyên gây bệnh.
  • Đối với người bị viêm phế quản mạn, không tắc nghẽn thì dùng thuốc Natribenzoat hoặc Bisorven, Acemuc để làm long đờm. Nên kết hợp uống thuốc với việc vỗ rung ngày 2 – 3 lần, mỗi lần từ 15 đến 30 phút cũng có tác dụng làm long đờm. Ngoài ra, nếu người bệnh bị chống co thắt phế quản thì dùng xịt Salbutamol hoặc uống Theophylin.
  • Đối với bệnh nhân bị bệnh này nhưng lại tắc nghẽn phế quản thì cần thở oxy, thở máy, đặt nội khí quản hút rửa, đồng thời kết hợp với cách điều trị như trường hợp không bị tắc nghẽn phế quản. Ngoài ra, người bệnh nên tập thở bụng và cần điều trị dự phòng.
]]>
Viêm phế quản ở trẻ em https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-o-tre-em-15037 https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-o-tre-em-15037#respond Mon, 17 Jun 2013 02:37:40 +0000 https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-o-tre-em-15037 Viêm phế quản là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, viêm phế quản rất dễ trở thành mãn tính. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về căn bệnh này.

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi tại nhà

Dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Trẻ bị viêm phế quản thường có các biểu hiện như khí quản sưng phồng, tấy đỏ và một phần dịch nhầy  trong phổi bị ứ đọng lại. Trẻ có thể bị sốt kéo dài vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần

Giai đoạn sau đó, trẻ có thể bị ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm màu xanh, xám hay hơi vàng. Trẻ sẽ có cảm giác đau ngực, sốt nhẹ, khó thở, và mệt mỏi.

Nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân chính dẫn đến viêm phế quản là sự xâm nhập của các virus, đứng đầu là virus hợp bào hô hấp. Loại virus này có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có khả năng xảy ra thành dịch, bệnh có thể có quanh năm nhưng thường là vào mùa mưa, hay mùa lạnh.

Trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, nhất là trẻ đang ở tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ. Nguy cơ cao cũng xảy ra ở những trẻ  từng bị ốm do nhiễm virut trước đó như viêm mũi họng, viêm amydal, viêm VA… Các trường hợp trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, bị bệnh phổi bẩm sinh hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải viêm phế quản.

Ngoài 2 yếu tố trên, trẻ sống trong môi trường khói thuốc lá và bụi bẩn cũng là các yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm phế quản ở trẻ. Đa số các thanh thiếu niên nghiện thuốc lá hay trẻ em phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, rất dễ có nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính.

Chữa trị viêm phế quản cho trẻ

Để điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ thì cần đến sự hỗ trợ của các bác sỹ. Nếu nguyên nhân gây bệnh là một loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn, kháng sinh có thể là giải pháp hữu hiệu nhưng trong trường hợp thủ phạm là một loại virus thì việc sử dụng kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng.

Thường thì sau thời gian điều trị khoảng từ 7 -10 ngày, bệnh của trẻ có thế có những biến chuyển tích cực về mặt sức khỏe. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cho trẻ uống đủ lượng nước: Cho bé uống khoảng  từ 8 – 10 cốc nước mỗi ngày. Uống đủ nước giúp trẻ phòng ngừa được hiện tượng khử nước và sung huyết.

Có thể sử dụng các máy duy trì độ ẩm: Trong mùa khô hanh, các mẹ có thể sử dụng tới các loại máy duy trì độ ẩm, độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn và cảm thấy thoải mái hơn.

Các mẹ có thể sử dụng nước muối loãng để giảm cẩm giác nghẹt mũi, khó chịu cho bé. Có thể mua sẵn hoặc tự pha nước muối để sử dụng, nhỏ từ 1 – 2 giọt vào trong mũi sẽ giúp bé dễ chịu ngay.

Trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn , để tăng khả năng phục hồi hơn.

Lưu ý phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ

  • Nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay, ăn uống hợp lý đảm bảo dinh dưỡng, và ngủ đủ giấc.
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường sống, tiêm phòng cho trẻ theo đúng quy định.
  • Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc lá.
  • Điều trị dứt điểm những chứng bệnh thường gặp như cảm lạnh, tránh các biến chứng có thể xảy ra.
  • Trường hợp bé bị thở dốc, tái mặt, ho ra máu bạn cần ngay lập tức đưa bé tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất tránh trường hợp bé gặp nguy hiểm do không được cấp cứu kịp thời.

Minh Huế

]]>
https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-o-tre-em-15037/feed 0
Viêm phế quản mạn tính https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-man-tinh-15033 https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-man-tinh-15033#respond Sun, 16 Jun 2013 09:17:10 +0000 https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-man-tinh-15033

Người ta phân biệt viêm phế quản mãn tính với viêm phế quản cấp tính bởi thời gian kéo dài của bệnh. Cụ thể viêm phế quản mãn tính có thể tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng trong 1 năm và ít nhất là 2 năm liền.

Các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính

Cũng giống như viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mãn tính cũng có những biểu hiện ho khạc về buổi sáng. Đờm nhầy trong, dính hoặc màu xanh, vàng đục, mỗi ngày không quá  200ml. Mỗi đợt viêm phế quản mãn tính thường kéo dài từ 3 tuần, tăng về mùa đông và đầu mùa thu.

Viêm phế quản mãn tính thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá và thuốc lào. Đợt bùng phát của viêm phế quản mãn tính thường xảy ra phần nhiều ở người già, yếu, do bội nhiễm. Người bệnh có thể bị sốt, ho, khạc đờm và khó thở có thể bị tử vong do suy hô hấp và tâm phế mạn.

Siêu âm, chụp chiếu ở người bị viêm phế quản mãn tính lâu năm, lồng ngực biến dạng hình thùng, hình phễu, khó thở rút lõm cơ hô hấp, rút lõm kẽ gian sườn, phần đáy bên của lồng ngực co hẹp lại khi hít vào, rút lõm hõm ức, khí quản tụt xuống khi hít vào. Gõ phổi vang trầm, nghe rì rào phế nang giảm, tiếng thở thanh-khí-phế quản giảm hoặc thô ráp, có thể có ran rít, ran ngáy và ran ẩm.Có thể có hội chứng ngừng thở khi ngủ, mạch đảo nghịch , cao áp động mạch phổi và tâm phế mạn.

3 dạng viêm phế quản mạn tính

Đó là viêm phế quản mạn tính đơn thuần, viêm phế quản mãn tính tắc nghẽn và viêm phế quản mạn tính nhầy mủ. Ở dạng đơn thuần, người bệnh chỉ bị ho và khạc đờm, chưa có rối loạn thông khí phổi, có thể điều trị khỏi. Ở dạng tắc nghẽn, người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở, còn dạng nhầy mủ người bệnh ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao bị viêm phế quản mãn tính:

  • Người hút thuốc lá, thuốc lào: Khói thuốc lá làm giảm vận động tế bào có lông của niêm mạc phế quản, ức chế chức năng đại thực bào phế nang, làm phì đại và quá sản các tuyến tiết nhầy, làm bạch cầu đa nhân giải phóng men tiêu Protein. Khói thuốc lá còn làm co thắt cơ trơn phế quản.
  • Người làm việc trong môi trường bụi ô nhiễm
  • Người sống trong môi trường nhiễm khuẩn:
  • Do cơ địa và di truyền: Các chuyên gia cho rằng, người có nhóm máu A có nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính cao hơn những người có nhóm máu khác.

Các biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản mãn tính

Tình trạng bệnh viêm phế quản mãn tính tùy theo mức độ mắc bệnh của từng người,  thời gian tiến triển có thể từ từ nặng dần từ 5 – 20 năm, nhiều đợt bùng phát có thể dân đến biến chứng khí phế thũng và tâm phế mạn, suy hô hấp.

Các biến chứng người viêm phế quản mãn tính có nguy cơ gặp phải đó là:

  • Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳ.
  • Tâm phế mạn, cao áp động mạch phổi.
  • Bội nhiễm: viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi…
  • Suy hô hấp: cấp và mạn.

Lưu ý trong quá trình điều trị

Thể viêm phế quản mãn tính không tắc nghẽn: Người bệnh cần bỏ thuốc lá, tránh lạnh tránh bụi, phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng súc họng, nhỏ mũi,  phòng chống cúm, điều trị tốt bệnh viêm tai mũi họng nếu có.  Khi có bội nhiễm phế quản, các bác sỹ sẽ tư vấn thêm về các liều dùng kháng sinh, thuốc long đờm, vỗ rung và dãn lưu theo tư thế, chống co thắt phế quản .

Thể viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: Ngoài các biện pháp trên, trong đợt bùng phát người bệnh có thể được áp dụng thêm các phương pháp chống viêm, thở oxy. Ngoài đợt bùng phát, người bệnh cần được áp dụng các biện pháp điều trị dự phòng và tập thở bằng bụng.

Minh Tuấn

]]>
https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-man-tinh-15033/feed 0
Viêm phế quản cấp tính https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-cap-tinh-15029 https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-cap-tinh-15029#comments Sat, 15 Jun 2013 08:35:17 +0000 https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-cap-tinh-15029 Viêm phế quản cấp là bệnh thường gặp, xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường. Người bệnh viêm phế quản cấp thường bị sốt nhẹ, đau nhức mình mẩy,  ho khan hay khạc đàm trắng, đau rát vùng họng và ngực. Bệnh có thể tự khỏi sau 5- 7 ngày. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về bệnh.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Nhóm virus :  Một số virus gây viêm phê quản như Rhino vi rút; Echo vi rút; Adeno vi rút; Myxo vi rút influenza và Herpes vi rút. Ở trẻ em hay gặp virus hợp bào hô hấp và virus á cúm. Các vi khuẩn không điển hình như: Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia.

Nhóm vi khuẩn : Thường viêm lan từ đường hô hấp trên xuống, các vi khuẩn gồm:  liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, Heamophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. Những vi khuẩn này thường bị bội nhiễm thứ phát sau nhiễm vi rút. Ngoài ra viêm phế quản cấp còn có thể gặp trong các bệnh: sởi , thuỷ đậu, ho gà, thương hàn, bạch hầu.

Các yếu tố vật lý, hóa học: Đó là các những người phải làm việc trong môi trường độc hại có chứa hơi độc như clo, amoniac, môi trường có  bụi nghề nghiệp, khói thuốc lá, không khí quá khô, ẩm, lạnh, hoặc quá nóng.

Do dị ứng: ở trẻ em, người lớn bị dị ứng nặng phù Quink, mày đay.

Một số yếu tố khác như thay đổi thời tiết, bị nhiễm lạnh, thể địa yếu, mắc bệnh đường hô hấp trên.

Các triệu chứng nhận biết viêm phế quản cấp

Tùy theo các tác nhân gây bệnh mà triệu chứng và diễn tiến của bệnh có thể thay đổi:

Ở giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài  từ 1 – 3 ngày trong giai đoạn này người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng gì.

Giai đoạn viêm long hô hấp trên : người bệnh có các biểu hiện bên ngoài như  hắt hơi, sổ mũi, đau họng ;sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp. Ở giai đoạn này người bệnh rất dễ lây bệnh cho người khác nếu có tiếp xúc lân cận.

Giai đoạn viêm phế quản cấp : Bệnh nhân bắt đầu có những dấu hiệu  ho, ban đầu là ho khan sau đó ho đàm, đàm có thể là màu trắng hoặc đàm đục, đàm vàng, xanh, có một số trường hợp vướng máu khi ho nhiều quá ; bệnh nhân thường than đau rát sau xương ức tăng lên khi ho.

Giai đoạn phục hồi : Bắt đầu giảm các triệu chứng hô hấp và triệu chứng toàn thân. Đa số các trường hợp cơ thể có thể hồi phục trở lại bình thường trong thời gian từ 7 – 10 ngày.

Điều trị viêm phế quản cấp tính

Người bệnh cần tuân thủ chế độ điều trị như sau:

  • Cần giữ ấm, tránh lạnh, tránh bụi, thoáng mát về mùa hè.
  • Nếu hút thuốc lá cần bỏ hoàn toàn, bỏ tiếp xúc với các chất lý, hoá gây độc.
  • Cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
  • Có thể sử dụng một số loại thuốc trị ho khan, thuốc long đờm, kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc có nguy cwo gây biến chứng, sử dụng một số loại thuốc khi co thắt phế quản, thuốc an thần, tuy nhiên mọi lưu ý  khi sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sỹ hoặc thầy thuốc chuyên môn. Không tự ý mua thuốc về tự điều trị.

Minh Tuấn

]]>
https://tuelinh.vn/viem-phe-quan-cap-tinh-15029/feed 1