Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Tue, 18 Feb 2025 06:41:55 +0000 vi hourly 1 Nhận biết và hướng điều trị cho người bệnh tăng huyết áp https://tuelinh.vn/nhan-biet-va-huong-dieu-tri-cho-nguoi-benh-tang-huyet-ap-16832 https://tuelinh.vn/nhan-biet-va-huong-dieu-tri-cho-nguoi-benh-tang-huyet-ap-16832#respond Fri, 15 Nov 2013 09:40:39 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16832 Bệnh tim mạch chiếm 1/3 nguyên nhân tử vong trên thế giới và đang góp phần gia tăng gánh nặng bệnh tật cho nhân loại. Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ cao với bệnh tim mạch. Triệu chứng của tăng huyết áp thường không rõ ràng và có thể gây ra một loạt biến chứng tim mạch. Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân gây tử vong cho 7,1 triệu người trẻ tuổi và làm cho 64 triệu người sống trong tàn phế. Ở Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển. Các số liệu cho thấy năm 2002 tỉ lệ số dân bị THA ở miền Bắc là 16,3%.

nhan-biet-benh-tang-huyet-ap

Tăng huyết áp lại thường kết hợp với các bệnh khác, đặc biệt là béo phì, tăng lipid máu và đái tháo đường. Trong các rôi loạn này, một rối loạn có thể là nguy cơ gây ra rối loạn khác và ngược lại. Vì vậy việc điều trị tốt huyết áp sẽ giúp giảm đáng kể các nguy cơ của nó.

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA

Tại phòng khám: HA > 140/90 sau ít nhất 2 lần đo khác nhau.

Tại nhà: khi đo nhiều lần đúng phương pháp: HA > 135/85

Đo bằng máy Holter HA 24h: HA > 125/80 (máy đo Holter là máy đo huyết áp tự động, theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ trong điều kiện ngoại trú, ban ngày máy có thể đo mỗi 15-30 phút 1 lần và ban đêm mỗi 30 phút -1 giờ 1 lần, trong điều kiện bệnh nhân làm việc, ăn ngủ, sinh hoạt bình thường).

2. Nguyên nhân

90-95% trường hợp là không có nguyên nhân, 5% có nguyên nhân.

Nguyên nhân THA có thể là: hẹp động mạch thận, hẹp động mạch chủ/eo động mạch chủ, viêm thận, teo thận bẩm sinh, u thượng thận, di truyền…

Một số thuốc cũng làm THA như: thuốc tránh thai dạng uống, corticoid, cam thảo.

Các yếu tố chi phối: Thừa cân, uống quá nhiều rượu, ăn mặn, bị stress, ít vận động

3. Phân loại mức độ tăng huyết áp theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam

Phân loại HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg)
HA tối ưu
HA bình thường 120 – 129 80 – 84
HA bình thường cao 130 – 139 85 – 89
THA độ 1 (nhẹ) 140 – 159 90 – 99
THA độ 2 (trung bình) 160 – 179 100 – 109
THA độ 3 (nặng) ≥ 180 ≥ 110
THA tâm thu đơn độc độ 1 140 – 159
THA tâm thu đơn độc độ 2 ≥ 160
Phân loại này dựa trên đo HA tại phòng khám. Nếu HA tâm thu và HA tâm trương không cùng một phân loại thì chọn mức huyết áp cao hơn để xếp loại

4. Xác định tổn thương cơ quan đích

Khi tổn thương cơ quan đích mà đã có triệu chứng lâm sàng tức là THA đã xuất hiện biến chứng:

Bệnh mạch não: nhồi máu não, xuất huyết não, thiếu máu não cục bộ thoáng qua.

Bệnh tim: rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy tim xung huyết.

Bệnh thận: tiểu đêm nhiều lần, suy thận

Bệnh mạch máu

Bệnh võng mạc: hoa mắt, giảm thị lực, xuất huyết hoặc xuất tiết, phù gai thị.

Bệnh lý đi kèm: đái tháo đường.

5. Đánh giá nguy cơ tim mạch và THA

THA có mối liên quan chặt chẽ với nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ. Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ khác như tuổi, giới, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu khi kết hợp với THA cũng làm tăng mạnh các biến chứng trên tim mạch. Các bác sĩ sẽ lượng giá yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA dựa vào các bước thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm thường quy.

6. Điều trị THA

a) Mục tiêu điều trị

  • Mức HA mục tiêu: HA
  • Đối với bệnh nhân đái tháo đường và bệnh thận mạn tính thì mức HA mục tiêu
  • Giảm tối đa các biến chứng và tử vong do THA gây ra.
  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ và bệnh mắc kèm nếu có.

b) Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị sớm và lâu dài
  • Kết hợp điều trị thuốc với chế độ sinh hoạt hợp lý
  • Từ từ đưa HA về mức mục tiêu
  • Chọn thuốc ít tác dụng phụ, phù hợp với đối tượng bệnh.

c) Biện pháp điều trị không dùng thuốc

Trong các nghiên cứu lâm sàng, điều chỉnh lối sống đã cho thấy giảm được HA và giảm tỉ lệ mới mắc THA.

  • Giảm cân ở những người thừa cân, tốt nhất vòng bụng nên giữ ở mức
  • Ăn nhiều trái cây tươi và hoa quả, cá, giảm hàm lượng chất béo bão hòa, giảm thức ăn chứa muối (2,4-6 g muối/ngày).
  • Ngừng hút thuốc.
  • Giảm lượng rượu uống vào, không nên uống quá 60ml rượu vang, 300ml bia, 30ml rượu nặng mỗi ngày.
  • Tập luyện thể dục đều đặn ít nhất 30 phút một ngày mang lại lợi ích rõ rệt trong làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Nên chọn hình thức luyện tập phù hợp khả năng, sở thích, tuổi, tập vừa đủ ấm người, ra mồ hôi vừa.
  • Tránh bị căng thẳng.
  • Đi khám định kỳ để bác sĩ đánh giá tiến triển và nguy cơ bệnh.
  • Bệnh nhân có thể dùng các máy kiểm tra huyết áp tự động để theo dõi ở nhà. Không nên dùng các máy quấn cổ tay vì ít chính xác. Cách đo:

Bệnh nhân nên ngồi nghỉ 15 phút trước khi đo. Trước khi đo huyết áp 30 phút không được uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá. Không nên đo huyết áp sau khi ăn, sau khi mới ngủ dậy.

Đo huyết áp 1-3 lần/ngày.

Mỗi lần đo huyết áp nên đo 2 lần liên tiếp cách nhau 2 phút rồi lấy trung bình 2 lần đo.

d) Thuốc điều trị THA

Thuốc lợi tiểu: làm giảm thể tích huyết tương dẫn đến giảm cung lượng tim và hạ huyết áp.

  • Thiazid: benzthiazid, hydrochlorothiazid, indapamid.
  • Lợi tiểu quai: furosemid
  • Lợi tiểu giữ kali: amilorid, triamteren
  • Kháng aldosteron: spironolacton, aldacton

Ngăn cản tác dụng của thần kinh giao cảm: giảm nhịp tim, giảm lưu lượng máu ở não, tạng, thận và mạch vành làm hạ huyết áp:

  • Ức chế giao cảm trung ương: clonidin, methyldopa
  • Chẹn beta giao cảm: atenolol, metoprolol
  • Chẹn alpha giao cảm: prazosin, terazosin
  • Chẹn alpha và beta giao cảm: labetalol, carvedilol

Giãn mạch:

  • Chẹn kênh calci: nifedipin, amlodipin, nicardipin
  • Ức chế men chuyển: benazepril, captopril, enalapril, quinapril
  • Kháng thụ thể angiotensin II: irbesartan, losartan, telmisartan
  • Giãn mạch trực tiếp: hydralazin, minoxidil.

7. Thảo dược có tác dụng hạ huyết áp

Giảo cổ lam: Gypensoside là thành phần chính có trong giảo cổ lam, là saponin có cấu trúc triterpenoid. Kết quả nghiên cứu trên mô hình thực nghiệm cho thấy, gypenoside trong giảo cổ lam làm tăng giải phóng nitric oxyd ở tế bào nội mạch máu, do đó có tác dụng làm giãn mạch, hạ huyết áp ở những người bị tăng huyết áp, giúp cơ thể duy trì huyết áp ổn định. Hơn nữa, các saponin còn có tác dụng gắn kết và nhũ hóa lipid máu, tăng hoạt tính enzyme phân giải lipid máu, từ đó làm giảm lipid máu, giảm hình thành các mảng xơ vữa. Giảo cổ lam còn làm tăng tiết insulin, tăng vận chuyển insulin vào tế bào, giúp chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể, qua đó hạ đường huyết.

]]>
https://tuelinh.vn/nhan-biet-va-huong-dieu-tri-cho-nguoi-benh-tang-huyet-ap-16832/feed 0
Người bệnh cao huyết áp nên biết https://tuelinh.vn/nguoi-benh-cao-huyet-ap-nen-biet-11735 https://tuelinh.vn/nguoi-benh-cao-huyet-ap-nen-biet-11735#respond Tue, 05 Mar 2013 10:08:50 +0000 https://tuelinh.vn/nguoi-benh-cao-huyet-ap-nen-biet-11735 Có một số ý kiến cho rằng, người bị cao huyết áp không nên nhổ răng và kiêng tập thể dục, thể thao. Điều này có đúng không? Mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.

Người bị cao huyết áp không nên nhổ răng

Người bệnh cao huyết áp nên thận trọng trong quá trình nhổ răng. Tại sao lại như vậy?

Theo giải đáp của bác sỹ Đoàn Khánh Ngọc (Alobacsy), bệnh nhân cao huyết áp không phải là không nhổ răng được mà là phải đặc biệt thận trọng trong quá trình nhổ răng. Cụ thể, trong quá trình nhổ răng thường phải sử dụng thuốc tê, trong thuốc tê thường có chất co mạch, chất này sẽ làm các mạch máu co lại khiến huyết áp lại tăng hơn nữa gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, cho dù bệnh nhân bị cao huyết áp đã ổn định bác sỹ vẫn không dám sử dụng thuốc tê có chất co mạch mà phả sử dụng thuốc tê không có chất co mạch để tiêm cho bệnh nhân trong trường hợp nhổ răng dễ.

Còn lại, trong một số trường hợp nhổ răng khó như trường hợp nhổ răng hàm, tốt nhất chúng ta nên nhổ trong các bệnh viện lớn hoặc nơi điều trị bệnh cao huyết áp vì các bác sỹ sẽ nắm rõ tình hình sức khỏe của bệnh nhân hơn.

Người bị cao huyết áp không nên kiêng tập thể dục

Tập thể dục thể thao là phương pháp hữu hiệu giúp tăng cường sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, cũng phải tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe của mỗi người mà lựa chọn những môn thể thao phù hợp và hiệu quả. Đối với những người bị tăng huyết áp không những không nên kiêng tập thể dục thể thao mà cần phải luyện tập đều đặn, vừa với sức mình giúp ổn định huyết áp. Tuy nhiên, khi thấy mồ hôi ra nhiều người bị cao huyết áp có thể dừng chơi. Các môn thể thao mà người bị tăng huyết áp nên chơi là luyện tập khí công, dưỡng sinh, đi bộ, chạy chậm, bơi lội và yoga…  Môn không nên chơi là tennis ….

Đọc thêm: 8 món ăn cho người bị cao huyết áp

]]>
https://tuelinh.vn/nguoi-benh-cao-huyet-ap-nen-biet-11735/feed 0
Vitamin với người bệnh cao huyết áp https://tuelinh.vn/vitamin-voi-nguoi-benh-cao-huyet-ap-11730 https://tuelinh.vn/vitamin-voi-nguoi-benh-cao-huyet-ap-11730#comments Tue, 05 Mar 2013 08:26:17 +0000 https://tuelinh.vn/vitamin-voi-nguoi-benh-cao-huyet-ap-11730 Theo kết quả nghiên cứu mới đây, vitamin C và D có liên quan ít nhiều đến bệnh cao huyết áp. Cụ thể, bổ sung lượng lớn vitamin C và vitamin D có tác dụng làm giảm huyết áp.

Bổ sung vitamin C giúp giảm huyết áp?

Các phương pháp giảm huyết áp phổ biến là dùng thuốc, tập thể dục, giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống. Nhưng mới đây, qua kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học thuộc Đại học Johns Hopkins Mỹ, những ai bổ sung trung bình 500mg vitamin C mỗi ngày, chỉ số huyết áp giảm  3,84 mm Hg. Con số này ở những người chẩn đoán bị huyết áp cao là 5 mm Hg. Để so sánh, theo các nhà khoa học, ở bệnh nhân dùng thuốc trị huyết áp cao, chỉ số huyết áp có thể giảm khoảng 10 mm Hg.

Để bổ sung 500 mg vitamin C, bạn cần uống khoảng 6 ly nước cam. Lượng vitamin C được khuyên bổ sung ở người lớn là 90 mg/ngày.

Bổ sung vitamin D giúp hạ huyết áp ở người bị cao huyết áp

Cũng theo kết quả nghiên cứu từ tiến sỹ Thomas Larsen và các cộng sự  trên  112 bệnh nhân ở Bệnh viện Holstebro (Đan Mạch) với vĩ độ 56, tương tự như ở Glasgow (Scotland) và Moscow (Nga),  bệnh nhân uống bổ sung vitamin D giảm đáng kể huyết áp tâm thu so với người dùng giả dược. Huyết áp lưu động của những người được tăng cường vitamin D cũng giảm.

Theo ông Larsen, vitamin D không phải là phương thuốc trị cao huyết áp, nhưng nó có thể phát huy tác dụng, đặc biệt vào mùa đông. Ông cũng nhấn mạnh là cần tiến hành nghiên cứu trên quy mô lớn để có cơ sở kết luận chắc chắn hơn.

Đọc thêm:

]]>
https://tuelinh.vn/vitamin-voi-nguoi-benh-cao-huyet-ap-11730/feed 2
8 món ăn tốt cho người bị cao huyết áp https://tuelinh.vn/mon-an-cho-nguoi-bi-cao-huyet-ap-11724 https://tuelinh.vn/mon-an-cho-nguoi-bi-cao-huyet-ap-11724#respond Mon, 04 Mar 2013 08:17:52 +0000 https://tuelinh.vn/mon-an-cho-nguoi-bi-cao-huyet-ap-11724 Cao huyết áp là bệnh rất phổ biến ở cả mọi lứa tuổi, nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người ta cũng ghi nhận rằng, chế độ dinh dưỡng có liên quan ít nhiều đến bệnh cao huyết áp. Những món ăn nhiều dầu mỡ trong bữa ăn hàng ngày dẫn đến tăng lượng cholesterol trong máu, thói quen ăn mặn cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp. Trong chữa và điều trị cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc thì rất cần kết hợp với chế độ ăn uồng phù hợp. Dưới đây là một số món ăn tốt cho người bị cao huyết áp.

1. Cháo cà rốt, gạo tẻ: Cà rốt 100 gr, gạo tẻ 100 gr. Cà rốt rửa sạch thái nhỏ. Gạo vo sạch, rồi cùng đem nấu cháo để dùng trong ngày.

2. Cháo tỏi, gạo tẻ: Tỏi 40 gr, gạo tẻ chừng 100 gr (hoặc ít hơn). Tỏi bóc vỏ, chần (nhúng) qua nước sôi khoảng 1 phút rồi lấy ra. Gạo vo sạch, cho vào nước chần tỏi nấu thành cháo. Khi cháo gần chín tới thì cho tỏi vào và nấu đến khi chín mềm, dùng trong ngày.

3. Cháo gạo tẻ, cải bó xôi: Cải bó xôi 300 gr, gạo tẻ 100 gr, một ít muối. Cải bó xôi rửa sạch, cắt nhỏ; gạo vo sạch. Cho gạo vào nồi cùng lượng nước vừa đủ để nấu cháo. Khi cháo sắp chín, cho cải bó xôi vào, gia thêm muối, dùng trong ngày.

4. Nước rau cần, táo đỏ: Rau cần 200-300 gr, táo đỏ 12 quả. Rau cần rửa sạch, cắt đoạn ngắn; táo đỏ rửa sạch. Cho cả hai vào nồi, cùng một lượng nước vừa đủ để nấu lấy nước uống trong ngày.

5. Cháo khoai lang, ý dĩ, gạo nếp: Khoai lang 200 gr, vị thuốc ý dĩ 20 gr, một ít gạo nếp. Ý dĩ, gạo nếp đãi sạch, khoai lang rửa sạch, gọt vỏ cắt nhỏ. Cho gạo nếp và ý dĩ vào nồi, đổ nước vừa phải, cho tiếp khoai lang vào, nấu thành cháo, dùng hết trong ngày.

6. Canh song nhĩ: Ngân nhĩ 12 g, mộc nhĩ 12 g, đường phèn. Ngân nhĩ, mộc nhĩ dùng nước ấm ngâm rửa sạch, sau đó cho vào một bát nước có đường phèn, đem chưng cách thủy trong 2 giờ. Người bệnh ăn ngân nhĩ, mộc nhĩ như món canh, ngày hai lần. Món này còn tốt cho người bị xơ cứng động mạch.

7. Cháo cà chua: Cà chua 250 g, gạo rang, đường trắng 150 g, nước cốt bông hồng. Dùng dao rạch chữ thập trên thân quả cà chua rồi cho vào nước sôi luộc sơ, xé bỏ vỏ, xắt hạt lựu. Gạo rang nấu cháo, cho cà chua và thêm nước cốt bông hồng vào đun sôi rồi bắc ra. Món ăn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can, thích hợp cả cho người có mỡ trong máu.

8. Thịt gà xà o cần tây: thịt gà 300 g, cần tây 300 g, cà rốt, gừng cắt lát, tỏi 1 lát, rượu trắng 1 muỗng nhỏ, muối. Thịt gà xắt thành miếng, ướp gia vị 15 phút, cho vào chảo mỡ xào nhanh lấy ra. Cần tây xắt cọng, xào qua nêm chút muối, sau đó cho gừng lát, tỏi, cà rốt, gà, cần tây vào xào lẫn. Món này chứa nhiều sinh tố và an toàn cho người cao huyết áp.

Đọc thêm về Cao huyết áp – Tăng huyêt áp

]]>
https://tuelinh.vn/mon-an-cho-nguoi-bi-cao-huyet-ap-11724/feed 0
Tập thể dục cho người bị tăng huyết áp https://tuelinh.vn/tap-the-duc-cho-nguoi-bi-tang-huyet-ap-11087 https://tuelinh.vn/tap-the-duc-cho-nguoi-bi-tang-huyet-ap-11087#respond Sun, 09 Dec 2012 17:32:17 +0000 https://tuelinh.vn/?p=11087 Tập thể dục, thể thao giúp người ta ăn khỏe, ngủ ngon, thở được nhiều oxy và tinh thần luôn sảng khoái. Đối với người bị tăng huyết áp, những hoạt động thể lực làm cho tác động mạch mềm mại, đàn hồi, dẻo dai hơn; làm cho tĩnh mạch đưa máu về tim mạch nhanh chóng và đều đặn hơn, đẩy máu nhiều hơn đến các cơ quan quan trọng như não, phổi, thận, gan, và các cơ bắp. Ngoài ra, thể dục thể thao còn giúp tinh thần sảng khoái, nhanh nhẹn, yêu đời. Dưới đây là một số môn tập luyện và lưu ý dành cho người bị tăng huyết áp.

>> Vài lời khuyên cho người bị cao huyết áp

Môn thể thao tốt cho người bị tăng huyết áp

Những môn thể thao tốt cho người bị tăng huyết áp có thể kể đến đi bộ, đạp xe, chạy, bơi, bóng bàn, cầu lông ….

Đi bộ

Để đạt lợi ích thật sự cho tim mạch thì nên đi hơi nhanh, hơi rảo bước để cho tim mạch nhanh lên. Nếu thấy ra chút mồ hôi và hơi thở gấp một chút là tốt. Có thể đi bộ nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày đi rảo bước độ 30 phút là đủ, có người đi bộ quanh hồ Gươm hoặc hồ Bảy Mẫu ở Hà Nội càng tốt. Trời lạnh, nên mặc đủ ấm lúc mới đi, sau đó nóng người lên thì cởi dần áo ra cầm tay hoặc vắt vai. Chân nên đi giày vải.

Đạp xe

Là cách tập luyện có những ưu điểm như đi bộ. Nhưng cần đạp hơi nhanh cho mạch lên đúng mức. Chú ý tránh những đường phố nhiều xe cộ.

Chạy

Là cách tập luyện rất tốt cho người tăng huyết áp cũng như cho mọi người. Mỗi buổi tập nên bắt đầu chạy chậm, sau đó nhanh dần lên và khi thấy mệt thì chạy chậm dần lại trước khi ngừng hẳn.

Những buổi tập đầu tiên, nên chạy ở những quãng đường ngắn, vài trăm mét, người yếu thì vài chục mét cũng được, nhưng sau đó sẽ tăng dần lên. Người bị cao huyết áp nhẹ nếu luyện tập tốt có thể chạy thong thả 10km hoặc hơn nữa. Nếu thấy mệt thì nghỉ, không nên chạy thi.

Nếu chỉ điều kiện mỗi tuần chạy 3 – 4 lần cũng không sao, miễn là tổng số kilomet chẳng hạn trong tuần được nâng dần lên.

Trời lạnh, khi bắt đầu chạy nên mặc ấm, chạy được một quãng đường nóng người lên, có thể cởi dần bớt quần áo và tiếp tục chạy.

Bơi

Bơi là một môn thể thao rất thích hợp với người tăng huyết áp. Tuy nhiên có một số lưu ý cho người bị tăng huyết áp khi tập môn thể thao này là :

  • Không được thi đấu vì phải gắng quá sức khi đã mệt;
  • Không được lặn vì nín hơi lâu có thể hại cho người tăng huyết áp
  • Nếu trời rét không nên bơi trong nước lạnh sợ co mạnh làm huyết áp tăng.
  • Cần khởi động từ từ và kết thúc từ từ. Nên tăng dần mức bơi, mỗi tuần tăng lên một, hai lần và cũng theo dõi mạch.

Bóng bàn, cầu lông

Là những môn thể thao nhẹ rất an toàn với người tăng huyết áp. Ngoài những lợi ích đối với bơi và chạy, các môn nầy còn luyện cho nhanh mắt, nhanh tay, rất tốt với thần kinh người có tuổi. Cười đùa trong khi chơi vẫn có lợi lớn về tâm lý cho người có bệnh tim mạch.

Quần vợt (tennis), bóng chuyền, bóng rổ

Tuy hơi nặng hơn, nhưng người tăng huyết áp vẫn chơi được. Tuy nhiên, phải tránh thi đấu, nhớ theo dõi mạch để tránh quá sức, nếu cảm thấy mệt thì nên nghỉ ngay.

Khí công, Yoga, Thái cực quyền

Khí công, Yoga, đến hệ hô hấp và tim mạch, nên có tác dụng rất tốt đến sức khỏe toàn thân. Đặc biệt đối với bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh tim mạch nói chung, các phương pháp nầy còn có nhiều ảnh hưởng tốt đến tâm lý, gây lạc quan và tự tin cho người tập.

Môn thể thao không tốt cho người bị tăng huyết áp

Có thể kể đến các môn thể thao sau:

  • Tập tạ, vì cơ bắp căng thẳng kéo dài, máu khó lưu thông và huyết áp tăng lên.
  • Lặn dưới nước lâu như đã nói ở trên, bắt phải nín thở, có hại cho tim.
  • Leo núi cũng bất lợi như vậy.

Những lưu ý khi tập luyện

  • Chỉ cho những môn tập vừa sức mình, vừa sức chịu đựng của hệ tim mạch
  • Không nên tập quá ít, quá nhẹ
  • Mỗi buổi tập nên bắt đầu từ từ
  • Nên tập luyện đều đặn
  • Nên có bạn bè cùng tập, vừa vui, vừa động viên và theo dõi để tập vừa sức.
]]>
https://tuelinh.vn/tap-the-duc-cho-nguoi-bi-tang-huyet-ap-11087/feed 0
Mẹo kiểm soát chứng huyết áp cao https://tuelinh.vn/meo-kiem-soat-chung-huyet-ap-cao-10995 https://tuelinh.vn/meo-kiem-soat-chung-huyet-ap-cao-10995#respond Tue, 04 Dec 2012 17:53:01 +0000 https://tuelinh.vn/?p=10995 Huyết áp cao đã trở nên phổ biến không chỉ ở một lứa tuổi già hay trẻ, nam nay nữ. Huyết áp cao kéo theo một loạt các nguy cơ về bệnh tim mạch, tiểu đường… Kiểm soát huyết áp cao là việc làm hết sức cần thiết và chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Dưới đây là một số mẹo nhỏ dành cho bạn.

Kiểm soát cân nặng

Cân nặng có tác động lên huyết áp. Thừa cân khiến tim phải làm việc nhiều, dẫn đến cao huyết áp. Vì vậy, kiểm soát cân nặng cũng là giúp bạn kiểm soát nguy cơ bị cao huyết áp.

Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý

Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau quả, giữ tổng số ít chất béo và tránh các loại thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol bạn sẽ có một trái tim khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa huyết áp.

Kiểm soát lượng muối và natri

Muối và natri có thể làm tăng huyết áp, do đó, điều quan trọng là bạn nên đọc nhãn thực phẩm. Nếu bạn ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến, và tiện nghi, mua các thương hiệu thấp natri. Thức ăn nhanh có thể chứa nhiều natri, vì vậy nếu bạn ăn thức ăn nhanh lựa chọn các mặt hàng có chứa ít muối và natri. Giảm lượng muối ăn của bạn sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp cao. Những người có mức huyết áp bình thường, huyết áp tương đối cao hoặc huyết áp cao có thể giảm huyết áp bằng cách giảm lượng muối. Hướng dẫn 2010 về Chế độ ăn cho người Mỹ khuyến nghị những người bị cao huyết áp nên hạn chế lượng muối dưới 1.500 mg/ngày.

Giảm đồ uống có cồn, hạn chế cà phê

Mặc dù đồ uông có cồn với 1 lượng vừa phải có lợi cho sức khỏe tim mạch, song quá nhiều đồ uống có cồn có thể làm tăng huyết áp ở một số người. Các chuyên gia khuyên rằng, đàn ông có không quá 2 lý mỗi ngày, còn với phụ nữ thì không nhiều hơn 1 đồ uống có cồn mỗi ngày.

Cà phê giúp tinh thần sảng khoái nhưng không có tác dụng giảm huyết áp. Cà phê có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn, ngay cả ở những người không bị cao huyết áp. Nếu bạn bị cao huyết áp nên hạn chế lượng cafein ở mức vừa phải. Khoảng 2 tách/ ngày.

Hoạt động thể chất

Tập thể dục là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Nếu bạn ít tập thể dục, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần, ít nhất tập luyện 30 phút/ngày. Việc này sẽ có thể giúp bạn giảm đáng kể huyết áp. Những người tích cực tập luyện có thể hạn chế được việc dùng các thuốc hạ huyết áp. Hãy chọn một môn thể thao mà bạn thích như đi bộ, chạy, bơi hoặc đạp xe, và bắt đầu tập luyện.

Nói không với thuốc lá

Nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Hút thuốc lá không phải là nguyên nhân gây tăng huyết áp mạn tính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bỏ quốc lá có thể giúp bạn giảm huyết áp đôi chút.

Kiểm soát stress

Quản lý hiệu quả những căng thẳng trong cuộc sống có thể giúp bạn giảm huyết áp, tuy nhiên hiện tại chưa có nghiên cứu đầy đủ về chiến lược giảm căng thẳng cho mọi người.

Tập Yoga, thiền

Yoga là một phương pháp giảm stress hiệu quả. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy các bài tập thở yoga giúp giảm huyết áp, điều này có thể là do những tác dụng lên hệ thần kinh tự trị.

Thiền có thể là một phương pháp quản lý stress hiệu quả đối với nhiều người. Tuy nhiên, điều quan trọng là nó phải khiến bạn cảm thấy thoải mái và tích cực tập luyện thường xuyên.

Nếu nghi ngờ mình bị cao huyết áp, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Chỉ có họ mới xác định được bạn có nên dùng thuốc điều trị hay không hay hướng dẫn bạn từng bước điều chỉnh huyết áp.

]]>
https://tuelinh.vn/meo-kiem-soat-chung-huyet-ap-cao-10995/feed 0
Thực phẩm dành cho bà bầu bị cao huyết áp https://tuelinh.vn/thuc-pham-danh-cho-ba-bau-bi-cao-huyet-ap-10989 https://tuelinh.vn/thuc-pham-danh-cho-ba-bau-bi-cao-huyet-ap-10989#respond Mon, 03 Dec 2012 17:42:37 +0000 https://tuelinh.vn/?p=10989 Khi bà bầu bị huyết áp tăng cao, việc duy trì một chế độ ăn thích hợp rất có ý nghĩa. Bên cạnh các chế độ riêng, thì bà bầu cần tuân thủ chế độ như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích …Dưới đây là danh sách các thực phẩm tốt cho bà bầu bị tăng huyết áp

Những thực phẩm tốt cho thai phụ bị cao huyết áp là cà chua, cà rốt, táo, lê, nho….

1. Cà chua

Cà chua có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết bình can và giáng áp. Cà chua còn là thực phẩm rất giầu vitamin C và P, ăn thường xuyên mỗi ngày từ 1-2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

2. Cà rốt

Cà rốt có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipit máu và tác dụng làm ổn định huyết áp. Cà rốt nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thức uống giải khát đặc biệt tốt cho thai phụ bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.

3. Rau cần

Trong rau cần có chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú như carotene, vitamin C, nicotinic acid, mannite, đặc biệt là một số chất dinh dưỡng trong lá rau cần phong phú hơn trong thân, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, tỉnh não, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Thai phụ bị huyết áp cao thường xuyên ăn rau cần có thể giúp giảm huyết áp, phòng tiền sản giật.

4. Táo

Táo chứa nhiều Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường.

5. Lê

Sinh tố lê có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho những bà bầu bị cao huyết áp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày, bà bầu có thể uống 1 cốc, nó sẽ có tác dụng đáng kể.

6. Nho

Nho là loại trái cây rất tốt cho bà bầu, đặc biệt là bà bầu bị cao huyết áp. Bà bầu có thể ăn nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.

Lưu ý: Khi huyết áp tăng cao, bà bầu nên lưu ý rằng những loại hoa quả thuộc họ cam quýt có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, bà bầu không nên sử dụng nhiều loại hoa quả này trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Lời khuyên cho thai phụ

Khi bị huyết áp cao, bà bầu nên:

  • Nếu có cảm giác  nhức đầu, chóng mặt, có vấn đề về thị lực như nhìn mờ hoặc phù nhiều ở mặt, tay chân và tăng cân nhanh, đau nhiều ở vùng bụng trên… hãy đi khám ngay lập tức.
  • Tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày.
  • Hạn chế dùng muối và các món ăn mặn.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ có lợi nhất.
  • Khi mang thai, đi khám đều đặn theo lịch hẹn để theo dõi sát huyết áp và sự phát triển của thai nhi.
]]>
https://tuelinh.vn/thuc-pham-danh-cho-ba-bau-bi-cao-huyet-ap-10989/feed 0
Thai phụ bị tăng huyết áp – Cần làm gì? https://tuelinh.vn/thai-phu-bi-tang-huyet-ap-can-lam-gi-10985 https://tuelinh.vn/thai-phu-bi-tang-huyet-ap-can-lam-gi-10985#respond Sun, 02 Dec 2012 17:41:53 +0000 https://tuelinh.vn/?p=10985 Ở người bình thường khi chỉ số huyết áp ở mức từ trên 90 – 139 mm Hg được gọi là cao huyết áp gây ra rất nhiều vấn đề với sức khỏe. Khi phụ nữ mang thai, họ sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp và phải đối mặt với rất biến chứng nguy hiểm như: như phù thũng, đẻ non… Vậy ở giai đoạn này đâu là những việc cần phải làm ?

Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

Người ta chuẩn đoán tăng huyết áp dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Đối với bà mẹ có thai còn có một cách xác định khác, đó là khi huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì có nghĩa là bà mẹ đã bị tăng huyết áp.

Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp, tuy nhiên nếu thai phụ chú ý quan sát sức khoẻ của bản thân có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: cảm giác căng thẳng, khó chịu, nhức đầu, thấy ù ù trong tai, hoa mắt, chóng mặt, nếu nhìn thấy mờ đi thì bệnh đã nặng. Khi xuất hiện triệu chứng trên thì phải nghĩ ngay đến cao huyết áp do nhiễm độc thai nghén. Bệnh này thường xảy ra sau tuần mang thai thứ 24.

Một số nguyên nhân gây ra

  • Tuổi của sản phụ quá cao (trên 35 tuổi)
  • Dòng họ có người bị bệnh
  • Thai phụ quá cân, trước khi mang thai đã bị bệnh huyết áp cao, viêm thận mãn tính, tiểu đường.
  • Chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng.
  • Chửa sinh đôi
  • Thai phụ có nước ối quá nhiều
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường.

Dự phòng được không?

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ mắc các bệnh như hen suyễn, tim, bệnh viêm gan … thì không nên mang thai. Tuy nhiên, những phụ nữ bị chứng cao huyết áp không nằm trong danh sách này. Họ vẫn có thể mang thai. Nếu biết trước trong gia đình có người bị tăng huyết áp hoặc do các nguyên nhân khách quan, họ có thể chủ động phòng tránh bằng một số biện pháp như sau:

Tư vấn trước sinh: Phụ nữ bị tăng huyết áp trước khi mang thai cần được đánh giá kỹ lưỡng để loại trừ nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như bệnh lý thận, đánh giá hiệu quả điều trị huyết áp và chỉnh liều thuốc để đạt hiệu quả hạ áp tối ưu. Đặc biệt, họ cần được tư ván về nguy cơ xuất hiện tiền sản giật và việc phải thay đổi một số thuốc nếu họ đang muốn mang thai an toàn. Phần lớn, những phụ nữ bị tăng huyết áp đều có thể mang thai và sinh nở bình thường nếu họ được kiểm soát và theo dõi tốt tình trạng huyết áp của mình.

Điều trị bằng thuốc: tăng huyết áp thực sự cần phải điều trị cho dù cơ chế sinh bệnh là gì. Việc điều trị chủ yếu để phòng tránh biến chứng chảy máu nội sọ. Tuy nhiên không nên hạ huyết áp quá tích cực sẽ làm giảm việc cung cấp máu cho nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đối với tăng huyết áp nhẹ đến vừa: Điều trị những trường hợp tăng huyết áp nhẹ và vừa có lợi cho mẹ hơn là cho thai nhi trong những ngày đầu của thời kỳ thai nghén. Một số phụ nữ đang được điều trị huyết áp từ trước thì đến giai đoạn này có thể giảm hoặc ngừng thuốc do trong nửa đầu của thai kỳ, huyết áp sẽ giảm một cách sinh lý. Tuy nhiên, sự giảm huyết áp này chỉ mang tính chất tạm thời, thai phụ cần được theo dõi sát và phải dùng thuốc lại khi cần thiết.

 Đối với trường hợp bị tăng huyết áp nặng: Nguy cơ bị biến chứng và tử vong cho mẹ trong những trường hợp tăng huyết áp nặng (HA trên 170/110 mmHg) và tiền sản giật vẫn còn cao. Điều trị hạ huyết áp không có tác dụng ngăn chặn tiền sản giật. Chỉ đình chỉ thai nghén mới có tác dụng trong trường hợp này nhưng điều trị hạ huyết áp lại có thể làm giảm biến chứng chảy máu nội sọ. Điều trị tăng huyết áp nặng bao gồm kiểm soát tốt huyết áp bằng các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch và cố gắng duy trì quá trình thai nghén đến mức tối đa mà không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi.

Những việc nên làm

 

Thai phụ cần đi khám thai đầy đủ, đúng kỳ hạn để được kiểm soát huyết áp và theo dõi tiến độ phát triển của thai nhi.

Khám thai định kỳ : Không phải ai bị tăng huyết áp cũng đều có những biểu hiện ra ngoài. Nhiều trường hợp phải đo kiểm tra mới phát hiện mình bị tăng huyết áp. Do đó, thai phụ cần đi khám thai đầy đủ, đúng kỳ hạn để được đo huyết áp. Nếu giữa các lần khám thai xuất hiện một trong các triệu chứng nghi ngờ bị tăng huyết áp thì cần đi khám lại.

Ở thời kỳ hậu sản và cho con bú: Tăng huyết áp sau sinh cũng là 1 hiện tượng tương đối phổ biến. Với những trường hợp bị tăng huyết áp từ trước có thể dùng lại phác đồ điều trị như trước khi mang thai. Tuy nhiên, đối với trường hợp phụ nữ đang cho con bú thì không nên dùng thuốc lợi tiểu. Hầu hết các thuốc hạ huyết áp đều an toàn với phụ nữ cho con bú, chỉ có các thuốc như doxazosin, amlodipine và nhóm ức chế men chuyển là chưa có dữ liệu về độ an toàn. Với những phụ nữ đã trải qua thời kỳ sinh nở mà không bị tăng huyết áp thì sẽ ít bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những phụ nữ không sinh đẻ. Việc sinh đẻ cũng khiến phụ nữ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau này, điều mà nam giới không thể có được.

Tiền sản giật và sản giật: Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Trước đây người ta chẩn đoán tiền sản giật dựa vào ba triệu chứng: tăng huyết áp, phù và protein niệu nhưng quan niệm hiện đại thì cho rằng chỉ cần có tăng huyết áp thai nghén kèm với protein niệu nhiều là đủ để chẩn đoán tiền sản giật. Đây là nguyên nhân của việc thai nhi chậm phát triển trong buồng tử cung và đẻ non.

Có thể nói rằng, huyết áp tăng cao có nhiều ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ sơ sinh sau này. Vì thế việc chuẩn chuẩn đoán sớm và tiến hành dự phòng sự phát triển của bệnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ mang thai, thai nhi, đồng thời góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai đều cần thiết phải được theo dõi chặt chẽ mọi biến đổi của cơ thể, trong đó có vấn đề huyết áp. Nếu có những biểu hiện tăng huyết áp cần đến các trung tâm sản khoa và tim mạch để được điều trị phù hợp.

]]>
https://tuelinh.vn/thai-phu-bi-tang-huyet-ap-can-lam-gi-10985/feed 0
Các động tác làm giảm nhanh cơn cao huyết áp https://tuelinh.vn/cac-dong-tac-lam-giam-nhanh-con-cao-huyet-ap-10865 https://tuelinh.vn/cac-dong-tac-lam-giam-nhanh-con-cao-huyet-ap-10865#respond Fri, 16 Nov 2012 01:27:59 +0000 https://tuelinh.vn/cac-dong-tac-lam-giam-nhanh-con-cao-huyet-ap-10865 Huyết áp được gọi là cao khi chỉ số huyết áp bằng hoặc lớn hơn 140/90 mmHg. Cao huyết áp có thể gây ra tai biến mạch máu não nếu không được điều trị kịp thời. Theo một số tài liệu chuyên ngành, một số động tác tác động đến vành tai, mũi, chân mày … có tác dụng làm giảm nhanh cơn cao huyết áp. Dưới đây là chi tiết các động tác này.

1. Vuốt ấm hai vành tai

Thực hiện động tác vuốt ấm hai vành tai như sau:

Động tác vuốt ấm 2 vành tai

Dùng ngón cái và ngón trỏ của mỗi bàn tay vuốt dọc vành tai cùng bên, từ trên xuống dưới khoảng 9, 10 lần. Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí do kinh bàng quang phân bố dọc hai bên sống lưng (nếu có người thứ hai bên cạnh có thể nhờ người này trực tiếp ngồi sau lưng dùng bàn bay tay phải vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống đến tận thắt lưng để gia tăng thêm tác dụng).

2. Vuốt dọc hai bên mũi

Thực hiện động tác vuốt dọc hai bên mũi như sau:

Mỗi bàn tay vuốt một bên mũi, vuốt đều hai bên cùng một lúc. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ và làm không dưới 15 lần.

Động tác vuốt dọc hai bên mũi

Việc kích thích huyệt ấn đường có tác dụng làm phóng thích chất endorphine nội sinh có thể làm cho an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh. Học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền cho rằng kinh dương minh là kinh dương, tập trung nhiều huyết khí, huyết; có chức năng quan trọng nhất trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Động tác này làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí, gây ấm người và làm nhẹ áp lực lên thành mạch.

3. Vuốt dọc hai chân mày

Thực hiện động tác vuốt dọc hai chân mày như sau:

Động tác vuốt dọc hai chân mày

Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường đi dài theo xương chân mày ra thái dương đến tận mí tóc ở phía ngoài đuôi mắt. Vuốt mỗi bên khoảng 10 lần. Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau, do đó động tác này ngoài việc giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở vùng trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay để giúp nhẹ áp lực ở đầu.

4. Ngồi hoặc nằm thư giãn

Thực hiện động tác ngồi hoặc nằm ngửa thư giãn như sau:

Ngồi thoải mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuổng thư giản hít thở điều hoà, tư tưởng tập trung vào mười đầu ngón chân. Theo y học cổ truyền thì thần ở đâu khí ở đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí. Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này phải kéo dài hơn 10 phút. Trên thực tế, có nhiều người có khả năng thư giãn và tập trung tốt trong khi thực hành đến bước 4 đã từ từ rơi vào giấc ngủ.

Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu huyết áp tăng cao như căng, nặng ở vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ…, người bệnh nên ngồi xuống, tập trung tinh thần thực hành lần lượt 4 động tác trên. Bình tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện các động tác. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đi cảm giác khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, tay chân sẽ ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.

Ngoài tác dụng bình ổn huyết áp, những động tác trên nếu được thực hiện là một biện pháp dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp giữ thể trạng tốt.

Trường hợp thực hành để giúp giữ gìn sức khỏe, riêng giai đoạn 4 nên tập trung tư tưởng tại vùng đan điền (dưới rốn khoảng 3 phần) thay vì tập trung ở 10 đầu ngón chân.

4 bài tập tốt cho người bị cao huyết áp

1. Tập Aerobic

Người bị cao huyết áp có thể áp dụng một số bài tập giúp bình ổn huyết áp như đi bộ, chạy và đi bộ đường dài, đi xe đạp và bơi lội có tác động tốt giúp ổn định huyết áp. Bạn nên duy trì bài tập aerobic tối thiểu 30 phút mỗi ngày trong một tuần.

2. Yoga và thiền

Căng thẳng là một tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp của bạn. Bài tập yoga và ngồi thiền sẽ giúp ngăn ngừa chứng cao huyết áp và thư giãn.

3. Kỹ thuật thở

Ban hoàn toàn có thể  có thể kiểm soát mức huyết áp của bản thân bằng cách điều hòa áp suất tự nhiên trong cơ thể. Điều chỉnh kỹ thuật thở đúng cách sẽ giúp bạn phòng ngừa chứng cao huyết áp hiệu quả.

4. Tập tạ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bài tập tạ đúng cách có tác dụng lâu dài đối với bệnh nhân bị cao huyết áp. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành tập luyện.

Đọc tiếp : Những thực phẩm giúp hạ huyết áp

]]>
https://tuelinh.vn/cac-dong-tac-lam-giam-nhanh-con-cao-huyet-ap-10865/feed 0
Những thực phẩm giúp hạ huyết áp https://tuelinh.vn/nhung-thuc-pham-giup-ha-huyet-ap-10758 https://tuelinh.vn/nhung-thuc-pham-giup-ha-huyet-ap-10758#respond Tue, 13 Nov 2012 10:28:57 +0000 https://tuelinh.vn/nhung-thuc-pham-giup-ha-huyet-ap-10758 Không ít thống kê cho thấy vai trò quan trọng của của dinh dưỡng trong phòng trị cao huyết áp. Và dưới đây là những thực phẩm minh chứng.

Rau rút, rau cải cúc , rau diếp: rau rút có tính hàn, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, tiêu thũng giải độc. Rau cải cúc tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm…Rau diếp tính mát, vị đắng có tác dụng lợi ngũ tạng, thông kinh mạch, lợi tiểu…Các loại rau này đều tốt cho các bệnh tăng huyết áp.

Rau cần tây, rau cải thìa : Cần tay tính mát vị ngọt đắng có tác dụng tỉnh não kiện thần. Cải thìa tính mát, vị đắng có tác dụng lợi ngũ tạng, thông kinh mạch, lợi tiểu… Cần tây thích hợp với các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, mất ngủ, đau đầu…Rau cần tây có nhiều vitamin P có tác dụng tăng cường hiệu lực của vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu, có hiệu quả rõ rệt với các bệnh tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp do mang thai, sinh nở, tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh. Cần tây còn có tác dụng trấn tĩnh bảo vệ mạch máu, tăng cường phát triển xương, chống thiếu máu thiếu sắt. Cải thìa có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với các bệnh tăng huyết áp, hở van tim, viêm thận, chảy máu lợi, hoại huyết và bệnh về huyết quản não.

Mộc nhĩ đen (thường gọi mộc nhĩ), nấm hương : Mộc nhĩ tính mát, vị ngọt, có công năng bổ khí ích trí bồi bổ dưỡng sinh, bổ huyết hoạt huyết…còn nấm hương thì có tính mát, vị ngọt tác dụng kiện tỳ ích vị, giảm mỡ, giảm huyết áp. Mộc nhĩ thích hợp cho các bệnh tăng huyết áp, băng huyết, thiếu máu, đau răng, mất ngủ, viêm amidan. Mộc nhĩ chứa nhiều kali nên rất thích hợp cho người bệnh tăng huyết áp. Trong mộc nhĩ chứa chất axít tác dụng hạ cholesterol trong máu. Nấm hương chứa nhiều kali, ít natri và chứa chất có tác dụng khống chế lượng cholesterol trong máu và trong gan, ngăn chặn quá trình xơ cứng động mạch. Nấm hương là thực phẩm trị liệu thích hợp với các chứng bệnh như: xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường do thừa cholesterol gây nên.

Hành tây : Hành tây tính ấm, vị cay, rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp, thừa mỡ máu, tiểu đường… hành tây có thể làm tan bớt búi tắc mạch máu não, ức chế cholesterol trong máu tăng cao do ăn uống các thực phẩm nhiều chất béo. Hành tây có lượng canxi phong phú nên thường xuyên ăn hành tây sẽ bổ sung lượng canxi trong máu giúp hạ huyết áp. Những chất có trong hành tây có thể giảm bớt sức cản của huyết quản ngoại biên và động mạch vành tim để ổn định huyết áp.

Cà tím: tính hàn lạnh, vị ngọt tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc… Cà tím hàm chứa nhiều vitamin E và P giúp nâng cao sức đề kháng của vi mạch huyết quản, chống xuất huyết. Các chất kiềm trong cà tím giúp giảm bớt lượng cholesterol trong máu, có tác dụng phòng chống bệnh về van tim rất tốt. Vì vậy cà tím là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch não, mạch vành…

Cà chua : tính mát, vị chua có tác dụng tốt với các bệnh tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt… Chất xeton trong cà chua có tác dụng hạ huyết áp, lợi tiểu. Hàm lượng vitamin C trong cà chua không cao nhưng khó phá hủy, giúp làm mềm huyết quản nên có tác dụng chống xơ cứng động mạch và chống ung thư. Nên ăn 2 quả cà chua khi đói mỗi ngày trong thời gian 1 tháng.

Các loại quả như táo và dưa hấu : Nên ăn 3 quả táo mỗi ngày. Đối với dưa hấu, trong mùa hè,nên uống nước ép dưa hấu hay ăn dưa hấu hàng ngày.

Tỏi : Ăn tỏi sống hàng ngày hoặc uống viên nang dầu tỏi để làm sạch thành động mạch. Tinh dầu tỏi rất tốt cho hệ thống tiêu hoá.

Đậu hũ(đậu) : Ăn đậu hũ cho thêm dấm và dầu vừng. Những thực phẩm này có thể ăn cùng với súp để bữa sáng đủ dinh dưỡng.

Trà làm từ vỏ chuối : Uống trà làm từ vỏ chuối sẽ rất tốt cho những người mắc bệnh cao huyết áp

Nấm : Ăn súp nấu từ vỏ ngô và nấm trắng sẽ rất tốt.

Bột kiều mạch và rễ sen : Uống trà làm từ bột kiều mạch và rễ cây hoa sen cũng giúp giảm huyết áp.

Bên cạnh những thực phẩm tốt như trên, người bệnh cao huyết áp cũng nên tránh hút thuốc,uống rượu, đồ ăn có nhiều gia vị, cà phê, chất caffeine, chất béo, đồ rán, đồ ăn mặn, khoai tây và thịt lợn.

]]>
https://tuelinh.vn/nhung-thuc-pham-giup-ha-huyet-ap-10758/feed 0