Hơn 3 năm đằng đẵng chạy chữa căn bệnh viêm gan virus B, xơ gan khiến gia đình anh Nguyễn Hưng Vinh (46 tuổi, quê quán tại thôn Trần Phú, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội kiệt quệ. Có những lúc khốn cùng, anh chỉ muốn buông xuôi, phó mặc đời mình cho căn bệnh được ví như “sát thủ thầm lặng” này.
3 năm bệnh tật dài như 3 thế kỷ
Làng Trần Phú (La Phù) vốn là một trong những làng khá giả ở Hoài Đức (Hà Nội) với tỷ lệ hộ nghèo chỉ khoảng 3%. Nhưng không may mắn như hàng xóm láng giềng, gia đình anh Vinh lại nằm trong số 3% ấy.
Nhà anh Vinh đã 3 đời thuần nông làm lúa, quanh năm cũng không đủ cái ăn. Là trụ cột trong gia đình, anh Vinh luôn cần mẫn chăm chỉ kiếm tiền để nuôi hai cô con gái ăn học. Đến khi con cái đủ lớn khôn, những tưởng cuộc sống sẽ nhàn hạ hơn, không ngờ tại họa lại ập xuống khi 3 năm trước, anh Vinh bỗng nhiên thấy cơ thể yếu đi, mệt mỏi, ăn uống không tiêu, đau tức nhiều phần hạ sườn phải. Cố gắng gượng đi làm được vài ngày thì anh ngất lịm đi, phải cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Tại đây, bác sỹ đã xử lý kịp thời và chẩn đoán anh bị viêm gan virus B biến chứng xơ gan, hôn mê gan.
Anh Nguyễn Hưng Vinh mệt mỏi đến lả đi
Anh mắc bệnh, trụ cột đè lên đôi vai nhỏ bé của chị Nguyễn Thị Dung, vợ anh. Từ đó, kinh tế gia đình sa sút hẳn, mọi chi phí nằm viện chị phải lo vun vén vay mượn khắp nơi. Thương vợ, anh cũng cố gắng tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ để mong có ngày khỏe lại, vực dậy gia đình mình. Song, khi mà tiền chữa bệnh đi vay cũng đến lúc cạn kiệt thì mơ ước sức khỏe đó có lẽ anh vẫn chưa thể với tới.
Chị Dung (vợ của anh Vinh) lặng người tâm sự: “Chồng tôi cứ ra viện được 2-3 tuần là lại nhập viện, nằm có khi tới 2 tháng. Nhà có hai người làm, giờ một người nhập viện, người kia phải đi theo, thế là coi như chẳng thể làm ăn gì được nữa. Mỗi ngày vào chăm chồng, có những lúc thấy chồng đau, ngất đi mà tôi thấy thời gian 3 năm qua cứ dài như 3 thế kỷ vậy”.
Tuệ Linh chung tay cùng bệnh nhân thoát khỏi bệnh hiểm
Vào thăm anh Vinh vừa lúc anh truyền thuốc, mệt quá mà người lả đi không trò chuyện được gì, đoàn thiện nguyện ai cũng ái ngại với hoàn cảnh của anh. Chị Đoàn Thị Nguyệt (Trưởng khoa Điều dưỡng, Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: “Trường hợp của anh Vinh trong những ngày đầu nhập viện đã biến chứng hôn mê gan nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng tôi đã tiến hành xử lý, cấp cứu kịp thời bảo toàn tính mạng. Suốt 3 năm qua, anh Vinh đã tích cực tuân thủ việc điều trị nên bệnh cũng có tiến triển khá tốt. Biết đến hoàn cảnh của anh, các bác sỹ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng hết lòng giúp đỡ và cũng mong muốn được kết hợp với các nhà hảo tâm chung tay cùng người bệnh nghèo đẩy lùi viêm gan virus, xơ gan”.
Cuộc chiến chống lại bệnh viêm gan virus, xơ gan không phải chỉ là ở người bệnh mà nó còn là của cả cộng đồng, của những nhãn hàng đang từng ngày mang đến những sản phẩm đẩy lùi căn bệnh hiểm ác này, trong đó có Giải độc gan Tuệ Linh. Vì thế, vào thăm anh Vinh, đoàn thiện nguyện của nhãn hàng Giải độc gan Tuệ Linh đã động viên, thăm hỏi gia đình anh, đồng thời trao món quà nhỏ hỗ trợ chi phí nằm viện để tiếp thêm sức mạnh giúp anh vượt qua căn bệnh này.
Hỗ trợ một bệnh nhân nghèo không chỉ trao cho họ cơ hội sống khỏe mà còn giúp cho cộng đồng bớt đi một nỗi lo gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh. Vì thế, bạn hãy chung tay cùng nhãn hàng Giải độc gan Tuệ Linh giúp đỡ người bệnh viêm gan virus, xơ gan có hoàn cảnh khó khăn bằng cách:
1. Chia sẻ chương trình này tới bạn bè, người thân để những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn liên hệ với chúng tôi
2. Hoặc bạn hãy cung cấp thông tin người bệnh viêm gan virus và xơ gan có hoàn cảnh khó khăn mà bạn biết theo địa chỉ:
- Cách 1: Gửi thông tin bệnh nhân về Công ty TNHH Tuệ Linh, Tầng 5, Tòa nhà 29T1 Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Cách 2: Cung cấp thông tin bệnh nhân bằng cách gọi 1800 1190 (miễn cước)
- Cách 3: Cung cấp thông tin bệnh nhân vào email: giaidocgan@tuelinh.com
Mỗi thông tin gửi đến chương trình sẽ là một cơ hội sống khỏe hơn bạn mang đến cho người bệnh và cũng là một hành động ý nghĩa góp phần xây dựng một cộng đồng không còn nỗi lo bệnh gan.