Tên khoa học:
Cervus nippon Temminck – Con hươu; Cervus unicolor Cuv. – Con nai, họ Hươu (Cervidae).
Bộ phận dùng:
Sừng ở các giai đoạn khác nhau:
- Lộc nhung (Mê nhung) – sừng non của con Hươu, Nai.
- Lộc giác (gạc) – sừng già.
- Lộc giác giao = Cao ban long – Cao nấu từ gạc.
Thành phần hoá học chính:
Calci phosphat, calci carbonat, protid, chất keo, chất nội tiết kích thích sinh trưởng – pantocrin…
Công dụng:
Thuốc bổ, chữa mệt mỏi, làm việc quá sức, huyết áp thấp…
Cách dùng, liều lượng:
- Lộc nhung: ngày dùng 4-12g, làm thành bột uống với nước hay nước gừng chữa đau lưng mỏi gối, váng đầu, ù tai, mờ mắt, chữa lở loét, sưng đau do ứ huyết, nhọt độc.
- Lộc giác: đốt thành than hoà dấm bôi vào nhọt độc sau lưng, ở vú và các nơi khác.
- Lộc giác: đốt tồn tính, tán bột uống chữa gân xương đau nhức.
- Cao ban long: là dạng dùng phổ biến hơn cả. Dùng trong trường hợp thiếu máu, chảy máu, rong kinh, ho ra máu,…Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 0,3-1g, có thể dùng dạng cao ngâm rượu.
Chú ý:
Nhiều bộ phận khác của Hươu, Nai cũng được dùng làm thuốc:
- Hươu bao tử, Lộc thai (Embryo Cervi) sấy khô tán bột hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ.
- Lộc cân (Ligamentum Cervi) – Gân ở chân con Hươu, Nai bổ gân xương, giúp cho các chỗ gẫy, đứt chóng lành.
- Lộc vĩ (Cauda Cervi) – đuôi Hươu, Nai sấy khô tán bột hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ.
- Lộc huyết (Sanguis Cervi) – huyết Hươu, Nai phơi khô chữa bệnh liệt dương, trừ độc của thuốc hay thức ăn…