Tóm tắt về Giáo sư, Tiến sỹ, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Mùi
- Chuyên gia đầu ngành Truyền nhiễm Quân đội
- Nguyên PGĐ Bệnh viện Quân Y 103 kiêm chủ nhiệm Bộ môn Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Quân y 103
- Chủ tịch Hội đồng xây dựng phác đồ điều trị viêm gan virus áp dụng trên toàn quốc
- Ông là người đầu tiên nghiên cứu thành công điều trị viêm gan virus bằng các hoạt chất từ cây Cà gai leo và hàng loạt công trình nghiên cứu có giá trị khác.
Người tiên phong xây dựng phác đồ điều trị viêm gan virus tại Việt Nam
GS.TS. TTND Nguyễn Văn Mùi là một trong những sinh viên đầu tiên tốt nghiệp khóa 1 trường Đại học Quân y danh tiếng lúc bấy giờ (nay là Học viện Quân y). Sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc, ông được nhà nước cử đi làm nghiên cứu sinh tại Odesa – Ucraina và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ y học. Về nước ông liên tục làm công tác giảng dạy, điều trị, nghiên cứu khoa học tại Bệnh viện 103, Học viện Quân y cho đến khi nghỉ hưu, với các chức vụ chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm, Phó giám đốc Bệnh viện 103.
GS.TS. TTND Nguyễn Văn Mùi – người thầy thuốc tận tụy với nghề y
Trong gần 50 năm cống hiến cho ngành y nước nhà, GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi dành phần lớn thời gian của mình để nghiên cứu về bệnh viêm gan virus. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, ông đã nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 1982 về: Tình trạng tuần hoàn trong gan và tái oxy hóa các gốc tự do ở bệnh nhân viêm gan virus. Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở bệnh nhân viêm gan virus có sự ứ trệ tuần hoàn trong gan và tăng quá trình tái oxy hóa các gốc tự do mạnh. Nghiên cứu đã hướng tới việc sử dụng các liệu pháp tăng cường lưu huyết cho gan và thuốc antioxydan để điều trị bệnh.
Năm 1984, ông tiếp tục nghiên cứu về điều trị bệnh gan virus như: Điều trị viêm gan virus B mạn tính Rhesferon (interferon). Đây là một trong nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về sử dụng interferon trong điều trị bệnh này. Tiếp theo là các nghiên cứu về hiệu quả điều trị bệnh viêm gan virus B mạn tính hoạt động bằng các loại interferon của Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ, Cuba, Balan… Những nghiên cứu này đã đặt nền móng đầu tiên trong việc xây dựng phác đồ điều trị bệnh viêm gan virus B tại Việt Nam ngày nay.
Người tiên nghiên cứu thành công điều trị viêm gan virus B bằng các hoạt chất từ cây Cà gai leo
Sau nhiều năm nghiên cứu bệnh viêm gan virus B, GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi hiểu rằng đây là căn bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ lây lan nhanh, biến chứng khôn lường và quan trọng là cho tới nay nó vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Bệnh nhân viêm gan virus mạn tính thường phải điều trị lâu dài bằng thuốc đặc hiệu với giá cực kỳ đắt đỏ (khoảng vài chục đến cả trăm triệu đồng/năm). Ngoài chi phí thuốc thang, bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính thường phải chấp nhận nằm ghép giường dài ngày trong viện do các cơ sở điều trị bệnh này luôn ở tình trạng quá tải.
Thấu hiểu những điều đó, ông luôn trăn trở, muốn tìm ra thảo dược nào “vừa túi tiền”, lại giúp gan khỏe mạnh, từ đó giúp bệnh nhân chống đỡ bệnh tật một cách hiệu quả, giảm nhẹ gánh nặng chi phí.
Bắt tay vào nghiên cứu y học cổ truyền, ông đã kết hợp với Viện Dược liệu Trung ương nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh viêm gan virus bằng các hoạt chất chiết xuất từ nhiều loại cây được biết đến trong dân gian có tác dụng tốt cho bệnh gan mật như: cây cà gai leo, cây nhân trần, cây bồ bồ, cây diệp hạ châu đắng… Trong số các thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan, ông đặc biệt đánh giá cao cây cà gai leo với các kết quả nghiên cứu thật sự khả quan.
Cây cà gai leo được GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi dày công nghiên cứu và đánh giá cao về hiệu quả trên bệnh viêm gan virus
– Năm 1987 – 2000, cùng với các cộng sự tại Học viện Quân y 103 và Viện dược liệu Trung Ương, ông tham gia đề tài Nghiên cứu điều chế thuốc Haina điều trị viêm gan B mạn hoạt động từ cà gai leo. Đước đầu ghi nhận những kết quả tốt trong việc hạ men gan, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm gan vi rút B, hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút B mạn tính thể hoạt động. Điều này đã thôi thúc ông cùng các cộng sự tiếp tục nghiên cứu các công trình khoa học khác liên quan tới cây cà gai leo trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B và xơ gan.
– Năm 2002 – 2004, công trình nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan virut B mạn hoạt động bằng thuốc Haina (Lâm sàng giai đoạn 3) tại Viện Quân Y 103, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Viện Quân y 354 do ông cùng các cộng sự tham gia nghiên cứu và hàng loạt các công trình nghiên cứu khác về cà gai leo đã cho thấy:
- Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh có tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo thành các sợi collagen.
- Cà gai leo là dược liệu duy nhất đã được bào chế và kiểm chứng có hiệu quả điều trị lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động, thậm chí ghi nhận một vài trường hợp âm tính với virus.
Đây là bước tiến quan trọng và được Hội đồng khoa học nhà nước đánh giá cao. Trong khi các phác đồ điều trị thuốc tốt nhất hiện nay như interferon, tenofovir có thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị cao thì việc tìm ra một thảo dược có thể giúp bệnh nhân đạt được các mục tiêu điều trị là điều vô cùng cần thiết nhằm mang đến giải pháp an toàn, hiệu quả cao, hỗ trợ giảm tải nỗi lo chi phí, giúp bệnh nhân an tâm chữa trị.
Các công trình nghiên cứu phác đồ điều trị bằng thuốc tây cùng với việc nghiên cứu thành công chiết xuất cà gai leo trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus và xơ gan của GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi là những thành tựu rất đáng tự hào của y học nước nhà, mở ra những cơ hội mới trong việc chung tay đẩy lùi viêm gan virus và xơ gan.
Ngoài nghiên cứu chuyên sâu về bệnh lý, ông còn có công lao to lớn trong việc đào tạo nhiều thế hệ học trò ở Học viện Quân y và các trường Đại học khác, là tấm gương người thầy mẫu mực, trung thực, say mê khoa học, hết lòng yêu thương học trò. Những học trò của ông đều là các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn, nắm giữ những trọng trách cao trong các bệnh viện lớn…
Do công lao và những cống hiến to lớn đối với ngành y nước nhà, đặc biệt là trong lĩnh vực bệnh gan, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng Huân chương Chiến công Hạng Nhất, Danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, người thầy thuốc đáng kính vì sự nghiệp giáo dục, vì sức khỏe cộng đồng, luôn cố gắng không ngừng nghỉ để giúp hàng triệu bệnh nhân thoát khỏi bệnh hiểm, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.