Tuệ Linh https://tuelinh.vn Tự hào trí tuệ Việt Fri, 20 Sep 2024 09:04:43 +0000 vi hourly 1 Cách sử dụng cây Cà gai leo ở dạng tươi và khô đúng nhất https://tuelinh.vn/cach-su-dung-cay-ca-gai-leo-o-dang-tuoi-va-kho-dung-nhat-27235 https://tuelinh.vn/cach-su-dung-cay-ca-gai-leo-o-dang-tuoi-va-kho-dung-nhat-27235#respond Sun, 20 Oct 2024 03:15:42 +0000 https://tuelinh.vn/?p=27235 Cà gai leo là một cây thuốc quý được rất nhiều người tin dùng ở nhiều dạng bào chế khác nhau. Các dạng bào chế của cây thuốc này có thể kể đến là tươi, khô và viên nén. Vậy ứng với mỗi loại cà gai leo khác nhau thì đâu là cách sử dụng đúng nhất? Bạn đọc hãy cùng Tuệ Linh đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé.

Ảnh cà gai leo tươi và khô

1. Giới thiệu nhanh về cà gai leo

Cà gai leo là gì?

Cà gai leo là một cây thuốc rất nổi tiếng bởi đã được nghiên cứu chứng minh tốt cho người bênh gan. Cây thuốc được đưa vào nhiều đề tài cấp nhà nước chứng mình tác dụng vô cùng tuyệt vời trong việc giải độc gan, bảo vệ gan khỏi virus.

Để không bị nhầm lẫn Cà gai leo với các loại cây thuốc khác, người dùng nên hiểu rõ về những đặc điểm như tên goi, hình dáng, nguồn gốc, nơi bán uy tín để tránh mua phải hàng giả và đảm bảo tác dụng cho bản thân.

Về tên gọi: Cà gai leo còn có những tên gọi khác là: Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh, Cà lù… Ở mỗi vùng miền cây thuốc này lại có một cách gọi khác nhau, cây thuốc này xuất hiện ở rất nhiều vùng miền.

Về địa lý sinh trưởng: Cây thuốc này có thể sống nhiều năm và thường mọc hoang tại nhiều nơi trên khắp lãnh thổ Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh ven biển từ Hải Phòng cho đến Bình Thuận. Tuy nhiên hiện nay cây thuốc này được sử dụng làm dược liệu rất nhiều, nhiều người dân và doanh nghiệp đã chủ động trồng cây dược liệu này để tiện trong việc sản xuất. Ví dụ như Vườn dược liệu cà gai leo của Tuệ Linh tại Xã Mỹ Thành–Mỹ Đức – Hà Nội.

Cà gai leo hoa trắng được sử dụng trong ngành dược phẩm đem lại hiệu quả cao

Về hình dạng:

 

Các lợi ích của cà gai leo (có nghiên cứu)

Các dạng cà gai leo thường được sử dụng
2. Cách dùng cà gai leo
Cách dùng cây ca gai leo tươi
Cách dùng cà gai leo khô
Cách dung cà gai leo dạng viên nén

3. Lưu ý khi sử dụng cà gai leo
4.1. Đối tượng không nên dùng
4.2. Tác dụng phụ có thể xảy ra
4.3. Liều lượng khuyến nghị

4. Cách mua cà gai leo đạt chuẩn
Tóm lại:

Cà gai leo – sử dụng tự ý có thể gây độc

Cà gai leo là một dược liệu thuộc họ cà, rất dễ nhầm lẫn với các cây cùng họ khác như cây Cà dại hoa trắng, Cà độc dược, cây solanum thorelli… Đặc biệt cây Solanum Thorelli  rất giống cây cà gai leo về hình dạng, người dân lại chỉ có thể phân biệt được cây này và cây cà gai leo khi nhìn thấy hoa của 2 loại. Cà gai leo hoa có 4 cánh màu tím, thùy nhọn hình tam giác, còn hoa của loài Solanum thorelli có 5 cánh. Nhiều bệnh nhân không biết nên sử dụng nhầm cây nên không mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh như mong muốn. Nguy hiểm hơn nếu sử dụng nhầm sang cây cà độc dược thì còn có thể bị ngộ độc sau 1-3 ngày có dấu hiệu ngộ độc: người mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn… Ngoài ra, còn một giống cà gai leo khác, hình thái giống hệt cà gai leo hoa tím, chỉ khác là hoa trắng, thân trắng. Loại này thường cho tác dụng kém, hàm lượng dược chất ít. Các thầy lang, người buôn dược liệu không có tâm thường rất hay dùng loại này để trà trộn vào với cây cà gai leo hoa tím. Bằng mắt thường, không thể phân biệt hai loại khi đã phơi khô.

Cây cà gai leo chuẩn

Cây cà dại

Cây cà gai leo đã được các nhà khoa học Viện Dược liệu Trung ứng nghiên cứu và chứng minh cà gai leo quý giá nhất ở hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng giải độc và bảo vệ gan, ức chế sự sao chép của vi rút viêm gan, ngăn chặn sự tạo thành sợi collagen, từ đó ngăn ngừa viêm gan vi rút và xơ gan. Glycoalcaloid sẽ phát huy tác dụng hiệu quả hơn hẳn khi sử dụng dưới dạng dịch chiết toàn phần. Ở dạng này, cà gai leo còn đặc biệt an toàn, có thể sử dụng lâu dài và không có tác dụng phụ. Chính vì vậy, với cách thức dân gian: sao vàng và sắc uống sẽ không thu được nhiều hoạt chất quý của cây, từ đó hiệu quả chữa bệnh cũng giảm. Để thu được hoạt chất Glycoalcaloid ở tỷ lệ cao nhất cần công nghệ sản xuất hiện đại và nguồn nguyên liệu cà gai leo phải chuẩn hóa, sạch, đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có nhiều loại cà gai leo được chào bán với hình thức và giá cả rất khác nhau, khiến người bệnh rất khó phân biệt đâu là sản phẩm tốt, đâu là sản phẩm kém chất lượng. Đơn cử như cà gai leo ở dạng dược liệu khô trước tiên cần đảm bảo dược liệu chuẩn là cà gai leo, khâu bảo quản đủ nhiệt độ và độ ẩm để tránh nấm mốc. Còn cà gai leo ở dạng cao chiết xuất thì cần sản xuất với công nghệ chiết xuất hiện đại để thu được hàm lượng hoạt chất cao nhất. Có như vậy, cùng một lượng dùng nhưng cà gai leo được sản xuất chuẩn sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt. Điều đó cũng có thể thấy, với cách phơi khô rồi đóng túi thủ công như các cá nhân vẫn bán tự phát trên thị trường sẽ không dám chắc là cà gai leo chuẩn, không đủ đảm bảo dược chất, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí có thể gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe người dùng. Chính vì vậy gười dùng cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được sản xuất bởi các công ty uy tín.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, người dùng tốt nhất nên sử dụng dạng viên nén, bởi viên nén dưới dạng cao chiết sẽ thu được hoàn toàn dược chất, ngoài ra viên nén còn rất tiện dụng, có hàm lượng rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được chứng thực bởi các công ty sản xuất.

Lựa chọn các chế phẩm từ cà gai leo uy tín, chất lượng

Sử dụng cà gai leo tốt nhất là phải có sự hướng dẫn, tư vấn của các nhà chuyên môn hoặc là lựa chọn những chế phẩm uy tín, đã được thử nghiệm lâm sàng và được đánh giá cao.

Để có được giống cà gai leo chuẩn sản xuất thành phẩm, Tuệ Linh đã đầu tư và nghiên cứu và tìm tòi cây giống khá bài bản và kỳ công. Gần 10 năm trước, nhóm kỹ sư của Tuệ Linh đã mất hơn 2 tháng lấy gần 10 mẫu Cà gai leo dọc miền Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị… để đưa về viện Dược liệu kiểm định về hình thái cây, hàm lượng dược chất trong cây và chỉ có 2/10 là giống cà gai leo chuẩn, cho hàm lượng dược liệu cao.

Khi đã có giống chuẩn, cần phải chọn được vùng thổ nhưỡng thích hợp để cây phát triển mạnh mẽ. Sau khi đi khảo sát, Tuệ Linh nhận thấy vùng Triệu Sơn – Thanh Hóa và Nghĩa Hành – Quảng Ngãi là nơi có thổ nhưỡng thích hợp nhất với cây cà gai leo. Đất thịt pha cát, khí gió nóng, nắng hanh giúp cây cà gai leo phát triển tốt và cho hàm lượng dược chất cao nhất vì vậy Tuệ Linh đã tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu cà gai leo tại những nơi này. Cho đến nay diện tích trồng cà gai leo của Tuệ Linh đã lên tới hơn 50ha và công ty đang tiếp tục mở rộng vùng trồng để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Không chỉ coi trọng nguồn nguyên liệu đầu vào, Công ty TNHH Tuệ Linh còn luôn chú trọng đến công nghệ bào chế, sản xuất nhằm cho ra những chế phẩm đạt chất lượng cao. Đầu năm 2014 công trình nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất Cà gai leo (Solanum hainanense)” tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, do GS.TSKH Trần Văn Sung (nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) trực tiếp tiến hành đã được chuyển giao độc quyền cho Công ty TNHH Tuệ Linh. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về việc tìm kiếm hoạt chất tinh khiết và hoàn thiện quy trình chiết xuất để đạt hàm lượng hoạt chất cao từ cà gai leo, mang lại hiệu quả tốt hơn và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

]]>
https://tuelinh.vn/cach-su-dung-cay-ca-gai-leo-o-dang-tuoi-va-kho-dung-nhat-27235/feed 0
THƯ NGỎ CỦA TGĐ CÔNG TY TUỆ LINH ( Về việc chung tay phòng chống dịch bệnh Corona ) https://tuelinh.vn/thu-ngo-cua-tgd-cong-ty-tue-linh-ve-viec-chung-tay-phong-chong-dich-benh-corona-21219 https://tuelinh.vn/thu-ngo-cua-tgd-cong-ty-tue-linh-ve-viec-chung-tay-phong-chong-dich-benh-corona-21219#respond Sat, 10 Nov 2018 07:15:00 +0000 https://tuelinh.vn/21219/thu-ngo-cua-tgd-cong-ty-tue-linh-ve-viec-chung-tay-phong-chong-dich-benh-corona/ CHÀO CÁC ĐỒNG NGHIỆP THÂN MẾN

Dịch SARS-CoV2 (Corona 19) đang gây ra nhiều lo lắng cho mọi người dân và gây thiệt hại về kinh tế khủng khiếp cho đất nước. Trước tình hình như vây TGĐ kêu gọi anh chị em trong Công ty Tuệ Linh bình tĩnh, tự tin và tích cực phòng chống dịch bệnh một cách chủ động, hiệu quả. Ngoài biện pháp hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên theo khuyến cáo, chúng ta còn thực hiện biện pháp phòng dịch theo cách riêng của Tuệ Linh. Thể hiện đúng tinh thần Tuệ Linh là Trí Tuệ và Linh nghiệm

1. Đôi điều về chủng Vi rút Corona-19: Tuy không phải là người nghiên cứu sâu về vi rút, nhưng qua tìm hiểu thì có thể khẳng định Corona-19 cũng chỉ là một chủng vi rút cúm với những đặc tính cố hữu sau:

  • Sống khoẻ và phát triển mạnh khi gặp nhiệt độ lạnh, nhất là lạnh và khô.
  • Rất dễ chết bởi nhiệt độ và các chất sát khuẩn thông thường.
  • Thường khởi phát ở khu vực hầu, họng, xoang. Sau đó mới tấn công phế quản và phổi.

Tuy vậy, Corona-19 rõ ràng đã có những biến đổi gen để tạo ra những khác biệt với các chủng cúm thông thường như:

  • Sống khoẻ và dai hơn trong tự nhiên, nhất là các bề mặt lạnh và khô như kim loại.
  • Bắt tế bào đích mạnh và khéo léo lẩn trốn hệ miễn dịch cơ thể tốt hơn.
  • Khi vào phổi thì phát triển nhanh và mạnh (có vẻ ưa thích loại tế bào này)

2. Biện pháp phòng chống Corona trong tình hình mới:

Vi rút là một tế bào chưa hoàn thiện, trong tế bào nó chỉ có một nhân đơn ARN nên không thể tự mình sinh sản được. Vỏ bọc là một màng phospholipid (chất béo) mỏng có các gai protein chồi lên (giống như quả sầu riêng vậy). Vì chỉ có lớp chất béo mỏng bao bọc chung quanh nên vi rút rất dễ vỡ, nhất là các chất xà phòng, chất có tác dụng tẩy chất béo như cồn (trên 65 độ) và đặc biệt là nhiệt độ cao. Đó là lý do vì sao vi rút rất thích ẩn náu ở những nơi có độ nhớt cao và tối tăm như khoang miệng, xoang mũi, phổi…Chất nhầy do cơ thể tiết ra có tính cách nhiệt, giúp vi rút ổn định màng và tồn tại lâu hơn. Ở trạng thái bình thường luôn luôn có các chủng vi rút cúm và các loại khác sống ký sinh ở hầu họng chúng ta, tuy nhiên ở nhiệt độ 36 độ của cơ thể chúng nằm im không phát triển. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh chúng bắt đầu nhân lên và gây bệnh.

Vì là một chủng cúm nên khi chưa nằm trong tế bào chủ thì corona-19 dễ dàng bị tiêu diệt bởi các biện pháp diệt khuẩn thông thường như nước súc miệng, nước ấm…nhất là khi chúng chỉ mới tiếp cận bề mặt niêm mạc phía ngoài của hệ hô hấp (mũi, họng, miệng). Thực tế cũng chứng minh, trừ tỷ lệ 10-20% bị viêm phổi còn lại đa số tự khỏi, triệu chứng nhẹ như cúm mùa. Điều đó cho thấy Corona-19 cũng không đến mức quá nguy hiểm. Để phòng dịch hiệu quả, theo tôi chúng ta nên tạo ra hai rào cản ngăn chặn vi rút xâm nhập vào cơ thể như sau:

  • Barrier số 01: Ngăn chặn vi rút bám dính niêm mạc cơ thể bằng cách ngăn chặn tiếp cận nguồn bệnh (cách ly). Cả thế giới đang làm theo cách này (giới nghiêm, cách ly nhóm nguy cơ, hạn chế đi lại, dùng khẩu trang, rửa tay…). Biện pháp này cần thiết nhưng chưa đủ và rất khó thực hiện. Nhất là ở các nước tự do nhân quyền quá mức. Nếu quá chú trọng rào cản này thì cái giá phải trả rất đắt (suy thoái kinh tế, thất nghiệp, kỳ thị, hoảng loạn) và để lại hậu quả nặng nề khó khắc phục. Thực tế thì ngoài Trung quốc, chưa thấy quốc gia nào thực hiện thành công bằng rào cản này. Tôi cho rằng Trung quốc ngoài biện pháp cách ly, chắc chắn họ có thêm phương pháp điều trị hiệu quả mà họ úp mở là “Đông tây y kết hợp”, rất có thể đây mới chính là yếu tố then chốt giúp họ dập dịch thành công. Lưu ý, các bạn không cần phải mua khẩu trang y tế, cứ khẩu trang vải mà dùng. Thay giặt liên tục đổi nhau. Nhớ rửa tay rất quan trọng.
  • Barrier số 02: Tiêu diệt vi rút ngay khi chúng vừa “chân ướt chân ráo” bám trụ vào niêm mạc hô hấp. Đây mới là nhân tố quyết định giúp dập dịch thành công với giá rẻ nhất, nhanh nhất và an toàn nhất. Chúng ta thống nhất rằng ban đầu lượng vi rút bám vào niêm mạc sẽ ở mức rất thấp và chủ yếu ở phía ngoài của hệ hô hấp. Và vì chúng ta “mặc kệ” chúng trong giai đoạn này và thụ động ngồi chờ chúng nhân lên và phát tán khắp hệ hô hấp nên hậu quả sau đó mới nặng nề. Nếu ngay từ đầu tìm cách diệt chúng thì nguy cơ sẽ qua. Về mặt khoa học khi vi rút chui vào tế bào vật chủ thì không thể tiêu diệt chúng, nhưng để phát tán chúng phải phá vỡ tế bào và tràn ra bề mặt niêm mạc rồi sau đó mới tìm tế bào mới và chui vào lại. Tập đoàn vi rút đang phơi mình trên bề mặt này rất dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các chất sát khuẩn thông thường. Cách hiệu quả nhất là xông hơi với tinh dầu Sả chanh với nhiệt độ phòng xông từ 70 độ trở lên. Ở nhiệt độ này trong khoảng thời gian 10 phút với sự hỗ trợ của tinh dầu Sả chanh thì chắc chắn 100% vi rút corona vừa bám dính niêm mạc sẽ chết ngay lập tức, không còn cơ hội sinh sôi này nở nữa. Barier 02 là chốt chặn cuối cùng, tối quan trọng sau khi vi rút đã vượt qua barier 01. Tiếc thay chúng ta lại hoàn toàn coi nhẹ, thậm chí bỏ qua Barrier này mà quá chú trọng vào rào cản ban đầu. Hỗ trợ Barrier 02 còn có hệ thống miễn dịch của cơ thể, tuy nhiên để hệ thống này “nhận rõ địch – ta” thì đã phải trả giá bằng một số sinh mạng mất rồi. Trên thực tế có thể nhận thấy đa phần người mắc corona tự khỏi như mắc các loại cúm khác, do vậy càng có cơ sở tin rằng việc xông hơi với tinh dầu Sả chanh sẽ giúp rút ngắn thời gian ủ bệnh và nhanh có kết quả âm tính hơn đối với những người bệnh nhẹ, qua đó sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng tốt hơn.

2.1. Quan điểm của Y học cổ truyền về phòng chống vi rút cúm:

  • Đông y cho rằng bị cảm cúm là do nhiễm hàn lạnh (hàn nhập biểu, hàn nhập lý). Do vậy muốn chữa khỏi thì phải trục hàn lạnh ra khỏi cơ thể bằng thực phẩm có tính dương giúp làm ấm cơ thể như ăn Cháo nóng với hành, tỏi, tía tô, cháo Ấu tẩu (vị thuốc Phụ tử) và xông hơi các loại lá có tinh dầu. Hàng ngàn năm nay dân gian đã chứng minh nếu bị cảm cúm mà để tự khỏi thì phải mất cả tuần, nhưng nếu xông kỹ thì chỉ 1 đến 2 ngày là dứt hoàn toàn. Điều này củng cố chứng cứ vi rút cúm nói chung và corona nói riêng hoàn toàn có thể khống chế bằng hơi nóng và các loại tinh dầu
  • Vi rút nói chung và vi rút cúm nói riêng rất phát triển ở môi trường nhiệt độ thấp. Ở điều kiện bình thường với nhiệt độ cơ thể, chúng không phát triển và phải trú ẩn trong các lớp chất nhầy ở niêm mạc, vốn có tính cách nhiệt. Nhưng khi nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp, nhất là vùng vi rút đang ẩn náu như cổ, hầu, họng, xoang do uống nước đá, ngồi điều hoà lạnh, thay đổi thời tiết… thì chúng lập tức phát triển và gây bệnh. Đông y vốn không hiểu cảm hàn là do vi rút nhưng lại hiểu bản chất là do lạnh. Do vậy chủ trương muốn giữ sức khoẻ phải bổ sung chân khí, tăng cường dương khí (chủ về sức nóng) để không cho hàn khí xâm nhập. Các bài thuốc phát hãn giải biểu, ôn bổ thận dương được sử dụng trong các trường hợp này và cho hiệu quả tương đối tốt.

2.2. Bài học từ thực tế:

  • Việc xông hơi tinh dầu Sả chanh đã được tôi áp dụng cho cả gia đình trong nhiều năm nay. Tuần xông 1 đến 2 lần. Kết quả là cả gia đình hơn chục năm nay không ai bị cúm, dù tất cả các gia đình xung quanh đều bị. Trước đây trẻ con rất hay bị ho nhưng từ khi xông thì không còn bị nữa.
  • Một tác dụng rất đặc biệt mà hầu như chưa ai biết là Tinh dầu sả chanh có ác dụng diệt vi rút Herpes rất nhanh và hiệu quả. Tôi đã chữa cho chính bản thân mình và cho nhiều người. Bình thường khi Herpes bùng phát khiến môi lở loét, nếu dùng Acyclovir bôi và uống thì mất 15 – 20 ngày, trong quá trình điều trị vết loét vẫn chảy nước. Trong khi bôi tinh dầu Sả chanh thì chỉ 10h sau đã khô vết loét và đóng vảy, khỏi hoàn toàn chỉ sau 5 – 7 ngày, tỷ lệ tái phát thấp hẳn và sau vài lần tái phát thì khỏi hoàn toàn. Điều này chứng minh tinh dẩu Sả chanh có tác dụng diệt vi rút rất mạnh. Đó cũng là lý do trong nồi xông giải cảm bao giờ sả chanh cũng là chủ vị.

2.3. Giải pháp cho cán bộ nhân viên Tuệ Linh:

  • Đeo khẩu trang và thay nó sau mỗi lần đi làm.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Tập thể dục hàng ngày để tạo sức nóng và miễn dịch ngăn chặn vi rút phát triển.
  • Không ăn các thực phẩm có tình hàn lạnh trong giai đoạn này (vịt, ngan, ốc, lươn). Tuyệt đối không uống nước lạnh, ko uống mọi đồ uống có đá hay để lạnh. Sáng ra hãy uống ngay một cốc trà gừng mật ong ấm nóng.
  • Tối về sau khi tắm rửa thay quần áo thì súc họng nước muối ấm nóng (pha mặn một chút) và dùng nước ấm nóng pha muối vừa đủ để hít vào xoang mũi và xì ra, thau rửa vài lần. Sau đó đun nồi nước sôi và nhỏ vài giọt tinh dầu sả chanh vào đó rồi chùm chăn hít hơi nóng đó vào mũi họng, há miệng để hơi nóng có tinh dầu đi khắp họng miệng phổi. làm vậy 10 phút thì mọi vi rút bám dính vào niêm mạc các bạn sẽ chết hết, không thể gây bệnh được
  • Công ty sẽ phát sả chanh miễn phí cho các bạn (đừng mua trên thị trường vì hàng giả nhiều)

Hãy nhớ không cần phải sợ, ko phải chốn chui lủi ở nhà. Cứ ra đường và tối về xông hơi, làm phát sạch bách vi rút luôn, ko bao giờ bị bệnh. Tôi vẫn đi làm bình thường, cũng chả đeo khẩu trang, vì tôi biết chỉ có người khác lây cho tôi chứ tôi không thể lây cho người khác vì tôi ko có vi rút trong người sau mỗi ngày mới. Vì sức khoẻ của mình và cộng đồng, hãy làm theo cách tôi chỉ dẫn.

Kính chúc các bạn mạnh khoẻ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao!

DS. NGUYỄN DUY NHƯ

]]>
https://tuelinh.vn/thu-ngo-cua-tgd-cong-ty-tue-linh-ve-viec-chung-tay-phong-chong-dich-benh-corona-21219/feed 0
Suy thận mạn https://tuelinh.vn/suy-than-man-16991 https://tuelinh.vn/suy-than-man-16991#respond Tue, 03 Dec 2013 07:14:45 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16991 Thế nào là suy thận mạn?

Suy thận mãn nghĩa là thận của bạn không hoạt động tốt như bình thường. Thận có vai trò quan trọng trong lọc máu, loại bỏ các chất thải và dịch thừa ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu. Khi thận không hoạt động tốt, chất thải ứ đọng và gây rối loạn bệnh lý.

Suy thận mạn xảy ra từ từ trong nhiều năm do tổn thương thận.

Mỗi quả thận có khoảng 1 triệu “màng lọc” gọi là nephron. Nếu nephron bị tổn thương, nó sẽ ngừng hoạt động. Trong chừng mực nào đó, các nephron khỏe sẽ đảm nhiệm thêm việc lọc. Nhưng nếu tổn thương tiếp tục diễn ra, ngày càng nhiều nephron ngừng hoạt động. Đến một thời điểm nào đó, các nephron còn lại không thể lọc máu tốt để giữ cho bạn khỏe mạnh nữa.

Một cách để đánh giá thận làm việc tốt hay không là xác định mức lọc cầu thận (MLCT). MLCT thường được tính dựa vào chỉ số creatinin máu. Sau đó, giai đoạn suy thận được xác định bằng MLCT. Có tất cả 5 giai đoạn, từ lúc có tổn thương thận nhưng MLCT bình thường đến bệnh thận giai đoạn cuối.

Có những cách để làm chậm hoặc ngừng tổn thương thận. Dùng thuốc và thay đổi thói quen sống có thể giúp bạn kiểm soát bệnh và cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Nguyên nhân gây suy thận mạn?

Suy thận mạn xảy ra do tổn thương thận. Các nguyên nhân gây tổn thương phổ biến nhất là:

  • Tăng huyết áp
  • Tiểu đường

Các nguyên nhân khác là:

  • Bệnh thận và nhiễm khuẩn, ví dụ bệnh vách thận, viêm thận, viêm cầu thận hoặc các rối loạn thận bẩm sinh.
  • Hẹp hoặc tắc động mạch thận. Động mạch thận vận chuyển máu đến thận.
  • Sử dụng thuốc độc với thận kéo dài. Ví dụ các thuốc chống viêm phi steroid như ibuprofen, celecoxib.

Triệu chứng bệnh như thế nào?

Bạn có thể gặp triệu chứng chỉ một vài tháng sau khi chức năng thận suy giảm. Nhưng hầu hết mọi người đều không có triệu chứng sớm. Thực tế, nhiều người không có triệu chứng trong vòng 30 năm hoặc hơn. Thận làm việc tốt như nào được gọi là chức năng thận. Khi chức năng thận trở nên kém, bạn có thể bị:

  • Tiểu ít hơn bình thường
  • Phù do giữ nước
  • Cảm thấy rất mệt mỏi hoặc buồn ngủ
  • Không thấy đói, hoặc bạn có thể tự giảm cân
  • Thường buồn nôn hoặc nôn.
  • Có vấn đề về giấc ngủ
  • Đau đầu hoặc khó suy nghĩ

Chẩn đoán suy thận mạn như thế nào?

Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định chức năng thận của bạn. Các xét nghiệm này có thể cho thấy dấu hiệu bệnh thận hoặc thiếu máu. (Bạn có thể bị thiếu máu do tổn thương thận). Bạn cũng có thể cần làm những xét nghiệm để loại trừ các bệnh khác.

Bạn cũng có thể phải làm những xét nghiệm đánh giá hình ảnh thận ví dụ siêu âm hoặc chụp CT.

Điều trị thế nào?

Suy thận mạn thường gây ra bởi những nguyên nhân khác. Do đó bước đầu tiên là điều trị bệnh gốc.

Tiểu đường và tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây suy thận mạn. Nếu bạn kiểm soát được đường huyết và huyết áp, bạn có thể làm chậm hoặc ngừng tổn thương thận. Giảm cân và tập thể dục cũng sẽ rất có ích. Bạn cũng có thể cần phải dùng thuốc.

Thay đổi chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong điều trị. Các chú ý sau có thể giúp giảm triệu chứng và làm chậm tổn thương thận:

  • Chế độ ăn: các bác sĩ dinh dưỡng có thể giúp bạn tính toán lượng muối và protein ăn vào hợp lý. Lượng nước uống vào mỗi ngày cũng có thể phải tính toán chi tiết.
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Không hút thuốc và uống rượu
  • Không tự ý dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.

Điều gì xảy ra nếu bệnh thận diễn biến xấu đi?

Khi tổn thương thận càng nặng, những vấn đề trên tim mạch, xương, não sẽ xuất hiện nhiều hơn. Suy thận không được điều trị có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ở giai đoạn nặng, bạn có thể phải lựa chọn: bắt đầu thẩm tách máu hoặc ghép thận. Cả hai biện pháp đều có ưu và nhược điểm riêng.

  • Thẩm tách là quá trình lọc máu bên ngoài khi thận bạn không thể thực hiện được việc này nữa. Đây không phải là biện pháp chữa trị nhưng sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn.
  • Ghép thận có thể là biện pháp tốt nhất, giúp bạn có thể bắt đầu lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, bạn có thể phải chờ thận thích hợp (với máu và loại mô tế bào). Bên cạnh đó, bạn sẽ phải dùng thuốc suốt phần đời còn lại để ngăn quá trình thải ghép thận mới.
]]>
https://tuelinh.vn/suy-than-man-16991/feed 0
CIMZIA https://tuelinh.vn/cimzia-16987 https://tuelinh.vn/cimzia-16987#respond Tue, 03 Dec 2013 06:44:20 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16987 CIMZIA

Hoạt chất:

Certolizumab (chất ức chế TNF)

Chỉ định:

  • Giảm triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Crohn và duy trì đáp ứng lâm sàng ở người trưởng thành có bệnh đang hoạt động mức độ từ vừa đến nặng, không đáp ứng đủ với các biện pháp điều trị cũ.
  • Điều trị viêm khớp dạng thấp mức độ vừa đến nặng.
  • Điều trị viêm khớp vảy nến hoạt động ở người trưởng thành.

Liều dùng, cách dùng:

Cimzia được dùng theo đường tiêm dưới da. Liều ban đầu là 400 mg (tiêm 2 lần 200 mg).

  • Bệnh Crohn: 400 mg lần đầu và tuần thứ 2, 4. Nếu có đáp ứng, dùng liều 400 mg/4 tuần.
  • Viêm khớp dạng thấp: 400 mg lần đầu và tuần thứ 2, 4. Sau đó dùng 200 mg/tuần. Nếu để duy trì, có thể dùng liều 400 mg/4 tuần.
  • Viêm khớp vảy nến: 400 mg lần đầu và tuần thứ 2, 4. Sau đó dùng 200 mg/tuần. Nếu để duy trì, có thể dùng liều 400 mg/4 tuần.

Dạng bào chế:

  • 200 mg bột đông khô để pha tiêm, đựng trong lọ thủy tinh dùng một lần, đi kèm với 1 mL nước cất pha tiêm (USP).
  • Bơm tiêm dùng một lần chứa dung dịch thuốc 200 mg/mL.

Chống chỉ định:

Không có.

Thận trọng:

  • Nhiễm trùng nặng: Không dùng Cimzia trong giai đoạn nhiễm trùng. Nếu xuất hiện nhiễm trùng, theo dõi chặt chẽ và ngừng thuốc nếu nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
  • Nhiễm nấm xâm lấn: Cho những đối tượng có bệnh toàn thân khi dùng Cimzia. Xem xét các biện pháp chống nấm kinh nghiệm nếu người bệnh sống hoặc đi đến những vùng có bệnh nấm phổ biến.
  • Các trường hợp ung thư hạch và các ung thư ác tính khác đã xuất hiện ở những người dùng thuốc ức chế TNF.
  • Suy tim: Khởi phát hoặc trầm trọng hơn có thể xảy ra.
  • Sốc phản vệ hoặc dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
  • Virus viêm gan B tái hoạt động: Xét nghiệm viêm gan B trước khi dùng thuốc. Theo dõi người mang virus trong và sau khi điều trị vài tháng. Nếu virus tái hoạt động, ngừng Cimzia và bắt đầu điều trị viêm gan B.
  • Bệnh tổn thương myelin có thể xảy ra hoặc trầm trọng hơn.
  • Giảm tế bào máu hoặc từng dòng tế bào: Nếu các triệu chứng xuất hiện, ngừng thuốc và điều trị ngay.
  • Hội chứng giống lupus: Ngừng Cimzia nếu hội chứng tiến triển.

Tác dụng phụ:

Các tác dụng phụ phổ biến nhất (trên 7%, nhiều hơn nhóm chứng trên thử lâm sàng): Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, phát ban, nhiễm khuẩn đường niệu.

Tương tác thuốc:

  • Sử dụng với các DMARD sinh học: Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Vác xin sống: Không dùng với Cimzia.
  • Các xét nghiệm: Có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT).
]]>
https://tuelinh.vn/cimzia-16987/feed 0
Suy thận cấp https://tuelinh.vn/suy-than-cap-16877 https://tuelinh.vn/suy-than-cap-16877#respond Mon, 18 Nov 2013 23:04:34 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16877 Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận nhanh chóng do nhiều nguyên nhân cấp tính gây nên, dẫn tới tăng nồng độ ure, creatinin và một số chất khác trong huyết tương.

suy-than-ca[

Suy thận cấp là tình trạng cấp cứu cần được xử trí nhanh chóng. Nếu không kịp bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng phù phổi cấp, ngừng tim. Nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng thận có thể phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Hiện nay phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là lọc máu bằng thận nhân tạo, kết hợp với điều trị bệnh chính.

Nguyên nhân

  • Nguyên nhân trước thận chiếm 75%là các nguyên nhân gây giảm dòng máu tới thận, làm giảm áp lực lọc cầu thận như: Bỏng, mất nước, mất máu, hạ huyết áp, suy tim, đái tháo đường, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng…
  • Nguyên nhân tại thận chiếm 20% là các nguyên nhân gây độc cho thận như:
    • Bệnh miễn dịch (viêm cầu thận cấp)
    • Bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống)
    • Bệnh đái tháo đường
    • Nhiễm độc (penicilamin, kim loại nặng)
    • Hoại tử do thuốc, hóa chất (aminosid, amphotericin B), mật cá trắm
    • Thiếu máu: do phẫu thuật, thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế men chuyển, cyclosporin…
    • Tăng huyết áp
    • Tăng calci máu, hạ kali máu, tăng acid uric máu
  • Nguyên nhân sau thận: Sỏi oxalat, khối u, viêm tuyến tiền liệt, u buồng trứng…

Triệu chứng

Suy thận cấp do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra nếu không được điều trị cũng diễn ra theo một trình tự biết trước gồm các giai đoạn:

  • Giai đoạn đái ít, vô niệu.
  • Giai đoạn đái trở lại (đái nhiều)
  • Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn đái ít, vô niệu

  • Đái ít, vô niệu: có thể xuất hiện từ từ, lượng nước tiểu giảm dần rồi vô niệu nhưng vô niệu cũng có thể xuất hiện đột ngột.
  • Nito phi protein máu tăng: ure máu, creatinin máu, acid uric máu tăng cao, khi tăng quá cao có thể dẫn đến hội chứng ure máu cao trên lâm sàng: khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, có thể hôn mê.
  • Rối loạn cân bằng nước, điện giải: phù, phù nhiều có thể dẫn tới suy tim, phù phổi cấp, phù não. Kali máu tăng gây rối loạn về dẫn truyền và trương lực, thường là nguyên nhân gây tử vong, biểu hiện là nhịp tim tăng, loạn nhịp, có thể ngừng tim, có thể yếu cơ, liệt cơ.
  • Toan máu chuyển hóa (pH máu giảm)
  • Tăng huyết áp vừa
  • Nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt tùy trường hợp.

Giai đoạn đái nhiều

  • Lượng nước tiểu tăng dần trên 2l/ngày, có khi trên 4-5l/ngày kéo dài khoảng 5-10 ngày gây mất nước, mất điện giải.

Giai đoạn hồi phục

  • Khối lượng nước tiểu dần trở về bình thường, biểu hiện lâm sàng tốt lên, các rối laonj sinh hóa dần bình thường. Giai đoạn phục hồi nhanh hay chậm phù hợp vào nguyên nhân gây bệnh nhưng trung bình kéo dài 6 tháng đến 1 năm.

Điều trị

Không có thuốc đặc trị để điều trị suy thận cấp, do đó mục tiêu điều trị là loại bỏ nguyên nhân, duy trì sự sống của bệnh nhân cho đến khi chức năng thận tự phục hồi. Tùy thuộc giai đoạn nhưng chú ý vào giai đoạn đái ít, vô niệu.

Mục tiêu điều trị:

  • Phát hiện, điều trị hoặc loại bỏ nguyên nhân.
  • Cân bằng dịch và điện giải.
  • Giảm các biến chứng của suy thận như hoại tử ống thận.
  • Hỗ trợ bệnh nhân trong giai đoạn vô niệu.
  • Tránh sử dụng thuốc độc với thận.

Điều trị nguyên nhân

Điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải, toan máu

 Nước: lượng nước đưa vào cần tính toán tùy nguyên nhân, thích hợp từng giai đoạn bệnh:

Ở bệnh nhân vô niệu cần đảm bảo cân bằng âm tức là lượng nước đưa vào (ăn uống, truyền dịch) ít hơn lượng nước thải ra (nước tiểu, phân, chất nôn, mồ hôi, hơi thở, da, chuyển hóa). Thường đưa vào 500ml/ngày. Lọc máu ngoài thận được chỉ định khi vô niệu kéo dài trên 4 ngày.

Ở giai đoạn đái nhiều cần truyền dịch hoặc uống oresol để chống mất nước, điện giải.

 Hạn chế tăng Kali máu:

Hạn chế kali đưa vào: thức ăn nhiều kali như rau quả, thuốc, dịch truyền có kali.

Giải quyết các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn.

Lợi tiểu mạnh thải kali như furrosemid (nếu bệnh nhân không mất nước, huyết áp tối đa >80mmHg)

Truyền glucose 30% 50ml + insulin 10 UI

Nhựa trao đổi ion như Kayexalate, Resonium A

Lọc máu ngoài thận khi kali máu > 6,5mmol/l

 Hạn chế tăng ure máu:

Chế độ ăn giảm đạm 0,4g/kg/ngày

Bổ sung viên Ketosteril

Loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn

Lọc máu nếu ure máu >35mmol/l và/hoặc creatinin >600mcmol/l

 Chống toan máu:

Truyền NaHCO3 1,4% hoặc 4,2% hoặc tiêm NaHCO3 8,4% cải thiện tình trạng toan máu và làm giảm kali máu

Lọc máu khi có biểu hiện toan máu.

Thảo dược giúp thông tiểu, lợi niệu, tiêu phù

  • Cỏ mần trầu:  Tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu, được dùng theo kinh nghiệm dân gian trong những trường hợp: sốt cao, co giật,  nóng trong người, đái vàng, da mẫn đỏ đái dầm.
  • Thổ phục linh: vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp… Nó thường được dùng để chữa tê thấp, đau mỏi, lở ngứa, tiêu hóa kém, viêm thận, viêm bàng quang, lở ngứa, giang mai, viêm da mủ, giải độc thủy ngân và bạc, eczema (chàm) và một số bệnh ung thư.
  • Mã đề: có tính hàn, vị ngọt không độc, có công dụng làm mát huyết, thanh nhiệt, cầm máu, sáng mắt, tiêu bướu, thông tiểu tiện, bổ âm, dưỡng tinh dịch
  • Lá cối xay: vị hơi ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu.
  • Rễ cỏ tranh: vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chỉ huyết, mát huyết. Thường dùng trị sốt nóng khát nước, sốt vàng da mật (hoàng đản), tiểu tiện ít, đái buốt, đái dắt, đi tiểu ra máu, ho thổ huyết, chảy máu cam. Ở Thái Lan, rễ và thân rễ dùng trị sỏi niệu, đái ra máu, bạch đới. Ở Trung Quốc còn dùng trị cao huyết áp. Hoa dùng trị nôn ra máu; nếu sao cháy rồi sắc hay hãm uống làm thuốc cầm máu
  • Tầm gửi gạo: Mát gan, thải độc cho ngượi bị thận (Viêm cầu thận). Dùng cho người bị sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu thải độc men gan. Tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù.
]]>
https://tuelinh.vn/suy-than-cap-16877/feed 0
Sỏi tiết niệu https://tuelinh.vn/soi-tiet-nieu-16873 https://tuelinh.vn/soi-tiet-nieu-16873#respond Mon, 18 Nov 2013 22:51:06 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16873 Sỏi tiết niệu là sự hình thành và hiện diện sỏi trong đường tiết niệu. Khi sỏi ở vị trí nào thì có tên gọi theo vị trí đó (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang). Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ từ 2-3 lần. Sỏi gặp nhiều ở người trưởng thành hơn là ở trẻ em và người già. Những người sinh sống ở những nơi khí hậu nóng và khô cằn tỷ lệ mắc sỏi cao hơn.

soi-tiet-nieu

Sỏi thận tiết niệu do nhiều nguyên nhân gây nên. Thường do nhiều nguyên nhân cùng phối hợp để tạo sỏi. Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh thành một nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi. Tình trạng này xảy ra khi có những rối loạn sinh lý và có những yếu tố thận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu hoặc có yếu tố di truyền.

Khi sỏi hình thành trong đường tiết niệu sẽ gây đau, nhất là khi sỏi di chuyển, nhiễm khuẩn tiết niệu, ứ nước, ứ mủ, ở thận và có thể dẫn tới suy thận.

Nguyên nhân

  • Calci phosphat: cường cận giáp, tăng calci niệu vô căn.
  • Calci oxalat (chiếm 50% trường hợp): tăng calci niệu vô căn, thức ăn nhiều oxalat, uống nhiều vitamin C kéo dài, tăng calci máu nguyên phát không rõ nguyên nhân.
  • Urat: tăng acid uric máu, acid uric niệu, ăn thức ăn nhiều purin, nước tiểu quá acid kéo dài.
  • Cystin: tăng cystin niệu
  • Struvit: nhiễm khuẩn tiết niệu mạn tính và tái phát

Điều kiện thuận lợi:

  • Giảm lưu lượng nước tiểu: uống ít nước
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu là yếu tố quan trong để tạo sỏi, ngược lại sỏi cũng là yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Dị dạng đường tiết niệu
  • Yếu tố di truyền

Triệu chứng

Lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng. Tùy thuộc vào vị trí của sỏi, vào độ to nhỏ của sỏi, vào các biến chứng do sỏi gây ra.

  • Có thể có tiền sử đái sỏi hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần: đái buốt, đái rắt, đái đục, đái mủ tái phát nhiều lần. Có thể đái ra sỏi.
  • Đau:
    • Cơn đau dữ dội, thường được gọi là “cơn đau quặn thận”. Đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu. Cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng. Có khi nôn, buồn nôn. Nguyên nhân đau thường do sỏi di chuyển từ trên đài, bể thận xuống gây căng niệu quản, tăng áp lực trong lòng niệu quản và co thắt niệu quản.
    • Đau âm ỉ gặp ở những sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
    • Các sỏi niệu quản rất nhỏ di chuyển cũng thường gây cơn đau êm dịu hơn.
    •  Đau hông lưng còn có thể do ứ nước bể thận do sỏi trung bình và to ở niệu quản gây tắc nghẽn niệu quản.
    • Đau hông lưng âm ỉ đôi khi có thể là một biểu hiện lâm sàng của viêm bể thận cấp do sỏi.
    • Đau kèm theo bí đái có thể là do sỏi đã chít tắc ở cổ bàng quang hoặc lọt ra niệu đạo.
  • Đái máu: Có thể đại thể hoặc vi thể và là biến chứng thường gặp của sỏi thận tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái ra máu.
  • Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Là biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Sốt: Sốt cao, rét run kèm theo với triệu chứng đau hông lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
  • Các dấu hiệu tắc nghẽn đường bài niệu:
    • Đái tắc từng lúc, đái ngập ngừng: sỏi bàng quang.
    • Đái tắc hoàn toàn: sỏi niệu đạo.
    • Thận to: ứ nước bể thận do sỏi niệu quản hoặc sỏi bể thận chỗ đổ ra niệu quản.

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm nước tiểu để dự đoán loại sỏi.
  • X quang: để thấy vị trí sỏi, thay đổi hình ảnh thận.
  •  Siêu âm đánh giá kích thước sỏi, số lượng, vị trí trên đường tiết niệu
  • Phân tích sỏi biết thành phần sỏi

Biến chứng

  • Sự hiện diện của sỏi làm giảm sức đề kháng với sự xâm nhập của vi khuẩn nhất là khi sỏi gây bế tắc có thể biến chứng thận hóa mủ với chủ mô thận bị phá hủy hòan toàn, mất hết chức năng chỉ còn là một túi mủ chứa sỏi.
  • Sỏi bế tắc khi tiến triển, dù không bị nhiễm trùng cũng vẫn có thể gây hủy hoại và mất hòan toàn chức năng thận.
  • Ðôi khi ung thư dạng biểu mô bể thận nơi vị trí của sỏi với biến chứng nhiễm trùng.

Điều trị

Nguyên tắc chung

  • Uống nhiều nước, tăng vận động là biện pháp cho sỏi nhỏ và vừa có thể ra ngoài bằng đường tiểu.
  • Can thiệp lấy sỏi: nội soi, mổ lấy sỏi, phá sỏi bằng sóng cao tần.
  • Đề phòng sỏi tái phát: sau điều trị cần phòng bằng cách uống nhiều nước (>2l/ngày), chế độ ăn uống, thuốc tùy loại sỏi.

Điều trị và dự phòng cụ thể

Sỏi calci phosphat:

  • Cần uống nhiều nước.
  • Chế độ ăn hạn chế calci.
  • Hạn chế hấp thu calci ở ruột: Tránh dùng Vitamin D, dầu cá, đặc biệt là 1-25 hydroxycalciferol D3.
  • Có thể cho tiêm: Thiazid nhằm đào thải calci niệu. Orthophosphat mục đích đào thải pyrophosphat ra nước tiểu sẽ ức chế kết tinh phosphatcalci.
  • Thăm dò tìm nguyên nhân rối loạn chuyển hóa: Cường cận giáp tiên phát, thứ phát: cắt bỏ tuyến cận giáp. Bệnh lý toan hóa do ống thận: cho citrat kali

Sỏi calci oxalat:

  • Hạn chế thức ăn nhiều oxalat
  • Không uống viatmin C liều cao (>500mg/ngày) kéo dài
  • Dùng thuốc lợi tiểu thiazid để giảm calci niệu
  • Uống citrat kali để ức chế quá trình kết tinh calci oxalat

Sỏi urat:

  • Hạn chế thức ăn nhiều purin (thịt, cá nạc)
  • Giảm acid uric máu và urat niệu bằng uống allopurrinol

Sỏi cystin:

  • Uống citrat kali để ức chế quá trình kết tinh
  • Uống D-penicillamine để tăng hòa tan sỏi

Sỏi struvit: chống nhiễm khuẩn tiết niệu

Thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh

  • Xa tiền tử: vị ngọt tính hàn, quy kinh can, thận, tiểu tràng. Tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, chữa đi tiểu khó, đau buốt, đái dắt, nước tiểu đỏ đục, nóng, ít, tiểu máu. Trị viêm thận cấp tính, viêm đường niệu đạo, viêm bàng quang, sỏi niệu đạo.
  • Tỳ giải: vị đắng tính bình, quy kinh tỳ, thận, bàng quang. Tác dụng lợi thấp hóa trọc, trị tiểu vàng đỏ, đục, ít, buots.
  • Kim tiền thảo: vị ngọt, đắng, tính bình, quy kinh thận, bàng quang. Tác dụng thẩm thấp lợi niệu, trị viêm thận, tiểu bí, sỏi niệu đạo và bàng quang, sỏi thận, sỏi mật.
  • Đăng tâm thảo: vị ngọt tính hàn, quy kinh phế, tiểu tràng. Tác dụng lợi thấp, lợi niệu thông lâm, trị tiểu tiện bí dắt, tiểu ngắn đỏ, buốt sót.
  • Mộc thông: vị đắng tính hàn, quy kinh tâm, phế, tiểu tràng, bàng quang. Tác dụng lợi thấp, lợi niệu, thông lâm, trị bí tiểu, tiểu tiện ngắn đỏ, đái dắt.
]]>
https://tuelinh.vn/soi-tiet-nieu-16873/feed 0
Rối loạn lipit máu https://tuelinh.vn/roi-loan-lipit-mau-16866 https://tuelinh.vn/roi-loan-lipit-mau-16866#comments Mon, 18 Nov 2013 22:15:27 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16866 Trong cơ thể, lipid dự trữ ở mô đóng vai trò ngăn nhiệt ở tổ chức dưới da và xung quanh, lipid cũng góp phần cấu tạo nên tế bào, hormon. Tuy nhiên, sự rối loạn lipid sẽ dẫn đến các bệnh lý mà đặc trưng là xơ vữa động mạch.

roi-loan-lipit-mau

Thành phần lipid máu bao gồm nhiều loại cholesterol, triglycerid, phospholipid… Có 2 loại cholesterol chính là LDL và HDL. HDL được gọi là cholesterol tốt vì cholesterol được HDL vận chuyển từ các tế bào ngoại vi về gan để thải qua đường mật. Còn LDL tăng nhiều trong máu sẽ dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu, nhất là ở tim và não, gây nên các mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa này hình thành dần dần gây tắc mạch máu hoặc vỡ ra đột ngột gây tắc mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.

Vì vậy, người ta gọi là rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau:

 

Bình thường

Tăng giới hạn

Tăng lipid máu

Tăng cholesterol toàn phần

< 5,2mmol/l

5,2 – 6,2 mmol/l

>6,2mmol/l

Tăng triglycerid máu

<2,26mmol/l

2,26 – 4,5 mmol/l

4,5 – 11,3mmol/l

Rất tăng: >11,3mmol/l

Tăng LDL-C

<3,4mmol/l

3,4 – 4,1mmol/l

>4,1mmol/l

Giảm HDL-C: Bình thường: >0,9mmol/l. Giảm HDL-C khi <0,9mmol/l

Rối loạn lipid kiểu hỗn hợp khi cholesterol >6,2mmol/l và triglycerid 2,26 – 4,5 mmol/l.

Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

a) Nguyên nhân gây tăng cholesterol máu

  • Chế độ ăn: ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều cholesterol (phủ tạng động vật, mỡ độngvật, trứng, bơ, sữa toàn phần…), chế độ ăn dư thừa năng lượng (béo phì).
  • Di truyền
  • Thứ phát: Hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo đường, bệnh gan tắc nghẽn, một số bệnh gây rối loạn protein máu.

b)  Nguyên nhân gây tăng triglycerid máu

  • Thiếu hụt gen lipase tiêu huỷ lipoprotein hoặc apolipoprotein C-II.
  • Tăng TG có tính chất gia đình.
  • Béo phì.
  • Uống quá nhiều rượu.
  • Đái tháo đường.
  • Dùng thuốc chẹn bêta giao cảm kéo dài.

c)    Nguyên nhân gây giảm HDL-C:

  • Hút thuốc lá.
  • Béo phì.
  • Lười vận động thể lực.
  • Đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
  • Tăng triglycerid máu.
  • Dùng thuốc chẹn bêta giao cảm kéo dài.
  • Rối loạn gen chuyển hoá HDL.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn lipid máu

Mặc dù tăng lipid máu gây ra những bệnh tim mạch trầm trọng nhưng đa số người bị đều không có triệu chứng rõ ràng, mà quá trình này tiến triển thầm lặng. Do đó việc xét nghiệm máu là rất quan trọng để đánh giá rối loạn lipid máu. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2010, tất cả người lớn trên 20 tuổi nên xét nghiệm 5 năm 1 lần các thành phần của lipid máu, mỗi năm 1 lần đối với người trên 40 tuổi để phát hiện và xử lý kịp thời. Đối với người có các yếu tố nguy cơ tim mạch (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành…) thì nên xét nghiệm sớm hơn và nhiều lần tùy theo trường hợp cụ thể.

Tăng cholesterol máu đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Thông thường có nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm nhau và thúc đẩy nhau tiến triển. Khi có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp sẽ làm nguy cơ bệnh mạch vành tăng lên nhiều lần. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số là liên quan đến xơ vữa động mạch.

Xơ vữa là thuật ngữ mô tả quá trình lắng đọng các chất béo, cholesterol, sản phẩm thoái giáng của tế bào, lắng đọng calci, sợi fibrin. Mảng xơ vữa rất hay gặp ở các động mạch nuôi dưỡng những cơ quan chính như tim, não. Mảng xơ vữa phát triển từ từ gây hẹp lòng mạch dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan và gây ra một loạt các biến cố như suy tim, đau tim cách hồi, giảm chất lượng cuộc sống. Hoặc mảng xơ vữa bị nứt vỡ tạo ra cục máu tại chỗ, làm tắc mạch máu đột ngột gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não… Quá trình xơ vữa động mạch cũng tăng theo tuổi, có liên quan đến yếu tố gia đình và ở những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

Điều trị

Hoàn toàn có thể khống chế được mức cholesterol máu và giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch khi bạn kiên nhẫn, tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Việc điều trị rối loạn lipid là một quá trình liên tục, gần như suốt đời, là sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc.

a)     Thay đổi lối sống

  • Chế độ ăn uống hợp lý:
    • Nên hạn chế ăn mỡ động vật, thịt cừu, thịt gia cầm béo, dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, hạn nhân, bơ thực vật, bơ, kem, phomat. Ăn ít đồ ăn chứa cholesterol như lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, thức ăn có chất béo không bão hòa dạng trans như đồ ăn chiên rán, mì ăn liền…
    • Nên ăn nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc (bánh mì đen, gạo thô), uống sữa không béo, thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da, cá, đậu và đậu hà lan, hạt, dầu thực vật oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành.
    • Chế độ tập luyện đều đặn giúp đốt bớt mỡ dư thừa, giảm cân, tăng sức đề kháng, điều chỉnh huyết áp, giảm nguy cơ bị tiểu đường. Nên tập đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập vừa đủ mạnh, vừa đủ ra mồ hôi, tùy theo khả năng và tình trạng bệnh lý kèm theo.
  • Bỏ hút thuốc lá vì nó ảnh hưởng đến quá trình xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường.
  • Hạn chế uống rượu, không nên uống quá 60 ml rượu nhẹ, 30 ml rượu nặng, 300 ml bia mỗi ngày.
  • Tránh căng thẳng. Giảm cân nếu béo phì, duy trì vòng bụng không quá 90 cm ở nam giới và 75 cm ở nữ giới.

b)     Thuốc điều trị

  • Thuốc nhóm statin: atorvastatin, fluvastatin, rosuvastatin, simvastatin. Thuốc làm giảm tổng hợp cholesterol trong gan, làm giảm LDL, triglycerid máu.
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol từ ruột non: ezetimibe
  • Thuốc resin gắn acid mật: cholestiramin, colestipol. Thuốc làm tăng chuyển hóa cholesterol sang acid mật trong gan, làm giảm lượng cholesterol dự trữ trong gan, tăng hoạt tín của thụ thể với LDL trong gan.
  • Thuốc nhóm fibrat: Gemfibrozil, fenofibrat, bezafibrat. Thuốc làm giảm triglycerid, làm tăng HDL.
  • Niacin: làm tăng HDL, làm giảm LDL.

Cần kiểm tra cholesterol và triglycerid máu mỗi 3-4 tuần điều trị. Nếu không đáp ứng sau 2 tháng điều trị, mặc dù đã dùng liều tối ưu, thì nên thay bằng thuốc khác hoặc kết hợp thuốc thứ 2. Lưu ý là việc điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập phải luôn luôn được bảo đảm.

c)     Thảo dược điều trị rối loạn lipid máu

  • Giảo cổ lam – một thảo dược quý ở các vùng núi cao Việt Nam có tác dụng gắn kết và nhũ hóa lipid máu, tăng hoạt tính enzyme phân giải lipid là lipoprotein lipase, từ đó làm giảm triglycerid máu, cholesterol xấu LDL, tăng cholesterol tốt HDL.
  • Tỏi: Các hợp chất sulfur trong tỏi như S – allylcystein ức chế squalene monooxygenase và HMG-CoA reductase là enzyme liên quan đến sinh tổng hợp cholesterol, qua đó làm giảm cholesterol máu và ức chế tổng hợp cholesterol ower gan, ruột. Nhiều nghiên cứu trên tỏi cho thấy tỏi làm giảm LDL, triglycerid, một số nghiên cứu còn cho thấy tăng HDL. Có 3 hợp chất sulfur chống oxy hóa trong tỏi là diallyl sulfide, diallyl disulfide, diallyl trisulfide có thể ngăn chặn sự oxy hóa LDL – là tác nhân hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, thành phần trong tỏi còn chống huyết khối và ức chế kết tập tiểu cầu, tăng tiêu hủy fibrinogen, làm tiêu cục máu đông, phòng ngừa chứng huyết khối tĩnh mạch.
]]>
https://tuelinh.vn/roi-loan-lipit-mau-16866/feed 2
Sốt xuất huyết Dengue https://tuelinh.vn/sot-xuat-huyet-dengue-16862 https://tuelinh.vn/sot-xuat-huyet-dengue-16862#respond Mon, 18 Nov 2013 22:03:27 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16862 Dịch sốt xuất huyết Dengue trong những năm gần đây có xu hướng lan rộng không những trong mỗi nước mà còn lan ra nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Đông Nam Á, Tây và Nam Thái Bình Dương là những vùng có dịch lưu hành nặng. Nước ta nằm trong vùng có dịch sốt xuất huyết Dengue lưu hành nặng.

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và muỗi cái Aedes là trung gian truyền bệnh. Bệnh có đặc điểm lâm sàng chủ yếu là sốt và xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau. Bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức sẽ dẫn đến tử vong.

sot-xuat-huyet

Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em trong lứa tuổi 2-9 tuổi. Ở Việt Nam, cứ chu kỳ 3-5 năm sốt xuất huyết Dengue lại phát thành dịch lớn, vào khoảng tháng 6 đến tháng 10.

Nguyên nhân và nguồn lây bệnh

Mầm bệnh là virus Dengue truyền qua vết muỗi đốt. Có 4 typ gây bệnh cho người và có miễn dịch chéo.

Người bệnh là nguồn lây, trong suốt thời gian người bệnh có virus trong máu. Bệnh nhân thường là trẻ em.

Vật trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes, ở thành thị, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti cái, ở nông thôn, chủ yếu là muỗi Aedes albopictus.

Aedes aegypti (muỗi vằn) có nhiều ở thành phố, thị xã, sống trong nhà và ngoài trời, ưa đốt người, đốt dai (đốt nhiều lần đến khi no), sau khi đốt đậu ở nơi tối, đốt chủ yếu ban ngày, bay xa 400 m, đậu cao 2 m trở xuống. Sinh sản thuận lợi ở những dụng cụ chứa nước nhân tạo gần nhà. Nhiệt độ thuận lợi cho trứng phát triển là trên 26°C (11-18 ngày), ở nhiệt độ cao hơn: 32-35°C chỉ cần 4-7 ngày

Phân độ sốt xuất huyết

  •  Độ 1: sốt đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày, kèm theo nổi hạch, đau nhức, mạch, huyết áp bình thường, dấu hiệu dây thắt dương tính.
  •  Độ 2: triệu chứng như độ 1 kèm theo xuất huyết nhẹ ở dưới da hoặc niêm mạc.
  •  Độ 3: trụy mạch, xuất huyết vừa, tiền sốc.
  •  Độ 4: Sốc thật sự, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được.

Triệu chứng lâm sàng

Thời gian ủ bệnh 5-7 ngày, sau đó xuất hiện các hội chứng sau:

Hội chứng nhiễm virus:

  • Sốt cao đột ngột 38-39 độ C hoặc sốt thành 2 pha, kéo dài từ 2-7 ngày.
  • Rối laonj tiêu hóa: bỏ ăn, nôn, đau bụng, táo bón
  • Gan to, đau tức ở vùng gan, hay gặp ở trẻ em
  • Đau đầu, đau mỏi cơ, khớp, nhức mắt
  • Sưng hạch cổ, khuỷu tay, sưng đau nhẹ toàn thân
  • Da và niêm mạc mắt xung huyết, có phát ban trên da

Hội chứng xuất huyết:

  • Xuất huyết thường xảy ra ở ngày thứ 2-3 của bệnh
  • Xuất huyết dưới da có thể dưới dạng chấm, nốt, mảng
  •  Xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng
  •  Xuất huyết nội tạng: nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kinh kéo dài ở phụ nữ.

Hội chứng suy tuần hoàn:

  • Giai đoạn nguy hiểm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 dễ xảy ra sốc, hạ nhiệt độ:
  • Nhẹ: huyết áp giao động hoặc giảm nhẹ, mạch nhanh
  • Nặng: dấu hiệu tiền sốc hoặc sốc.
  • Tiền sốc: bệnh nhân bứt rứt, hốt hoảng, li bì, nhiệt độ hạ nhanh, đau bụng tăng, nhất là hạ sườn phải, nôn nhiều. Tay chân lạnh, tím tái quanh môi. Tiểu ít, da nổi vân tím.
  • Sốc: mạch nhanh, yếu, không bắt được, huyết áp tụt, kẹt, mệt lả, da tím, lạnh, lơ mơ.
  • Khoảng 1/4 số bệnh nhân có biến chứng sốc, xuất huyết tiêu hoá. Tỷ lệ tử vong ở những người bị biến chứng sốc là 2-3%.
  • Người đã nhiễm virus 1 lần, nếu nhiễm lần nữa rất dễ rơi vào trạng thái sốc.

 Xét nghiệm

  • Tiểu cầu < 100.000/mm3
  • Hematocrit tăng, protid máu giảm
  • Phân lập virus trong 3 ngày đầu

Điều trị

a)     Nguyên tắc điều trị

  • Bổ sung dịch sớm và dầy đủ tùy mức độ
  • Hạ nhiệt khi sốt cao trên 40 độ C, an thần.
  • Xử trí ngay mọi xuất huyết, truyền máu khi xuất huyết nội tạng nặng và hematocrit thấp.
  • Phát hiện và xử trí sớm sốc.

b)     Điều tri cụ thể

Độ 1 và 2:

  • Bù nước và điện giải bằng đường uống: oresol, nước cam, chanh
  • Nếu bệnh nhân nôn nhiều, huyết áp dao động, suy tuần hoàn thì truyền dịch ngay: truyền NaCl 0,9%, glucose 5%, ringer lactat.
  •  Hạ sốt bằng paracetamol, an thần.

Độ 3 và 4:

  • Chống sốc bằng truyền dung dịch điện giải, dung dịch keo, máu
  • Thuốc trợ tim mạch
  • Thở oxy
  • Chống xuất huyết tiêu hóa
  • Nếu bệnh nhân xuất huyết nhiều cần truyền máu tươi, khối tiểu cầu, huyết tương.

c)     Điều trị bằng thảo dược

Với độ 1 và 2:

  • Thanh nhiệt: Bạc hà, Lá dâu, Núc nác, Lá tre, Sắn dây…
  • Giải độc, chống dị ứng: Cỏ nhọ nồi, Hoa hoè, Kim ngân, Cam thảo..
  • Chống xuất huyết: Cỏ nhọ nồi, Hoa hoè, Trắc bách diệp…
  • Chống rối loạn tiêu hoá: Gừng tươi hoặc khô…

Phòng bệnh

  • Theo dõi các trường hợp có sốt
  • Kiểm soát trung gian truyền bệnh được xem là phương pháp phòng bệnh duy nhất có hiệu quả. Giảm thiểu các khu vực có nước đọng là nơi đẻ trứng của muỗi, đậy kín các dụng cụ chứa nước, giảm tối đa các vật dụng chứa nước, phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm, ngủ nằm màn…
]]>
https://tuelinh.vn/sot-xuat-huyet-dengue-16862/feed 0
Viêm phế quản mạn https://tuelinh.vn/benh-viem-phe-quan-man-tinh-16620 https://tuelinh.vn/benh-viem-phe-quan-man-tinh-16620#respond Sat, 05 Oct 2013 01:36:20 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16620 Viêm phế quản mạn là tình trạng sản xuất quá mức chất nhầy phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát theo từng đợt ít nhất 3 tháng trong 1 năm và ít nhất 2 năm liền, đã loại trừ nguyên nhân do lao, ung thư phổi hay suy tim mạn tính.

Viêm phế quản mạn xuất hiện và tiến triển từ từ. Ví dụ sau khi bị cảm lạnh vào mùa đông, bạn có thể vẫn ho và có đờm trong nhiều tuần. Những đợt sau, ho và đờm nhiều hơn, có khi kéo dài cả năm, nhất là vào buổi sáng thời tiết lạnh và ẩm ướt. Viêm phế quản mạn có thể phát triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Người ta thường bỏ qua những dấu hiệu của viêm phế quản mạn tính cho đến khi nó nặng hơn, vì họ nhầm tưởng rằng bệnh không đe dọa tính mạng. Nhưng nếu không tìm cách điều trị, phổi có thể bị tổn thương nặng, có nguy cơ phát triển các bệnh hô hấp nghiêm trọng hoặc suy tim. Nhưng tin tốt là viêm phế quản mạn tính có thể phát hiện sớm và có nhiều phương pháp để chữa khỏi bệnh.

1. Phân loại

Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: chỉ ho và khạc đờm, có thể điều trị khỏi.

Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: triệu chứng chính là khó thở, do tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản, ho khạc đờm trong hoặc có mủ nhầy. Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ: ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.

2. Nguyên nhân

  • Khói thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến VPQ mạn.
  • Môi trường ô nhiễm: bụi công nghiệp, tiếp xúc nhiều bụi, khí độc hữu cơ, vô cơ.
  • Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virus, những ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là cơ sở thuận lợi cho viêm phế quản mạn tính phát triển.
  • Yếu tố cơ địa: cơ địa dị ứng
  • Yếu tố thuận lợi: người cao tuổi hút thuốc lá, môi trường sống chật chội, ẩm thấp, thiếu vệ sinh, khí hậu ẩm ướt.

3. Triệu chứng

Bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bệnh ban đầu nhẹ, sau nặng lên dần. Quá trình diễn biến 5 – 20 năm, có những đợt cấp và biến chứng.

Thường xuyên ho, khạc đờm vào buổi sáng, đờm nhầy, dính, trong hoặc xanh, vàng, đục như mủ. Lượng đờm khoảng 200 ml/ngày. Mỗi đợt kéo dài 3 tuần, tăng về mùa đông và đầu xuân.

Khó thở tăng dần vào giai đoạn cuối, chức năng hô hấp suy giảm trầm trọng.

Đợt bùng phát của VPQ mạn: thường xảy ra ở người già, yếu, do bội nhiễm. Có thể sốt, ho, khạc đờm có mủ và khó thở như cơn hen, có thể tử vong do suy hô hấp cấp.

Biến chứng: bội nhiễm phổi (viêm phổi thùy, áp xe phổi, lao phổi), giãn phế nang, suy hô hấp cấp, suy tim.

4. Cận lâm sàng

  • X quang phổi: tuy ít giá trị chẩn đoán nhưng X quang phổi giúp chẩn đoán phân biệt các bệnh gây ho khạc mạn tính và để chẩn đoán biến chứng.
  • Soi phế quản: vách phế quản dày, niêm mạc phế quản có chỗ nhợt, có chỗ xung huyết, viêm nhiễm ở những phế quản lớn.
  • Chức năng hô hấp: ở giai đoạn đầu chưa có biến chứng, các thông số bình thường. Giai đoạn sau biểu hiện sức cản đường thở tăng sớm, FEV1 giảm, dung tích sống VC giảm.

5. Biến chứng

iến triển: từ từ nặng dần 5 – 20 năm, nhiều đợt bùng phát dẫn đến biến chứng khí phế thũng và tâm phế mạn, suy hô hấp.

Biến chứng:

  • Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳ.
  • Tâm phế mạn, cao áp động mạch phổi.
  • Bội nhiễm: viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi.
  • Suy hô hấp: cấp và mạn.

6. Mục tiêu điều trị

  • Ngăn ngừa yếu tố có thể gây đợt cấp.
  • Điều trị kịp thời những đợt cấp.
  •  Lưu thông đường thở, chống suy hô hấp.
  • Khi có nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh.

7. Điều trị

7.1. Tránh các yếu tố nguy cơ

  • Bỏ thuốc lá, thuốc lào
  • Giữ ấm khi trời lạnh, tránh nhiễm lạnh đột ngột
  • Tiêm vacxin phòng cúm vào mùa thu đông
  • Điều trị những ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
  • Tránh dùng các chất gây dị ứng với phổi như xịt tóc, nước hoa, sơn.

7.2. Sử dụng kháng sinh

Bình thường, kháng sinh không thể chữa khỏi VPQ mạn. Nhưng kháng sinh sẽ được dùng trong trường hợp có nhiễm khuẩn phổi, biểu hiện:

  •  Ho có đờm mủ kéo dài, mủ vàng hoặc xanh
  •  Sốt, thở ngắn, khó thở
  •  Dự phòng đợt cấp của những bệnh nhân suy hô hấp nặng.

7.3. Điều trị đợt cấp

  • Thuốc long đờm: acetylcystein, carbocystein, bromhexin
  • Thuốc giãn phế quản nếu có dấu hiệu co thắt phế quản: theophylin, salbutamol, terbutalin
  • Chống viêm, phù: corticoid đường uống hoặc hít
  • Kháng sinh
  • Dẫn lưu đờm ra ngoài, thở oxy nếu cần.

7.4. Phục hồi chức năng

  • Tập thể dục thường xuyên, cố gắng ít nhất 3 lần/tuần. Bắt đầu với bài tập nhẹ rồi tăng lên, đi bộ chậm 15 phút, 3 lần/tuần, sau đó có thể tăng 20, 25, 30 phút.
  • Tập thở cơ hoành để tăng cường thông khí.

Tuelinh.vn

 

]]>
https://tuelinh.vn/benh-viem-phe-quan-man-tinh-16620/feed 0
Bệnh zona https://tuelinh.vn/benh-zona-1201 https://tuelinh.vn/benh-zona-1201#respond Thu, 25 Aug 2011 03:33:24 +0000 https://tuelinh.vn/?p=1201

Bệnh Zona – trong dân gian gọi là “giời leo” – là một bệnh do siêu vi rút gây ra, tấn công chủ yếu lên da và các dây thần kinh ở vùng da đó. Mọi lứa tuổi cả nam lẫn nữ đều có thể mắc bệnh. Bệnh khởi phát đột ngột, diễn tiến cấp tính và tự lành, chỉ một số ít trường hợp nặng, xảy ra biến chứng mới cần phải điều trị. Bệnh thường gặp vào mùa xuân – thu và mọi lứa tuổi (trừ trẻ sơ sinh), nhưng xảy ra ở người lớn nhiều hơn (3/4 số bệnh nhân zona trên 45 tuổi), đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch (8-11% bệnh nhân nhiễm HIV bị zona).

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh zona gây ra bởi virus thủy đậu VZV (Varicella zoster virus), loại virus hướng da thần kinh. Bệnh thủy đậu xuất hiện ở người bị nhiễm VZV lần đầu, bệnh zona xuất hiện ở người từng bị nhiễm VZV (VZV tồn tại trong rễ hạch thần kinh), tái hoạt khi có điều kiện thuận lợi như chấn thương thần kinh hoặc thể chất, có thai, điều trị phóng xạ, suy giảm miễn dịch… Nhiều tác giả cho rằng zona là hiện tượng tái hoạt của VZV tiềm ẩn.

Dịch tễ học

Trên 90% người lớn ở Hoa Kỳ có chứng cứ huyết thanh của việc nhiễm VZV và đều có nguy cơ bị zona (Choo PW et al., 1995). Số mắc mới hàng năm của zona vào khoảng 1,5-3 trường hợp/1000 người (Donahue JG, 1995; Ragozzino MW et al., 1982). Tuổi đời tăng là yếu tố nguy cơ chủ chốt của bệnh zona, số trường hợp mắc mới của zona ở những người trên 75 tuổi vượt quá 10 trường hợp/1000 người/năm. Nguy cơ mắc zona trong suốt cuộc sống ước tính là 10-20% (Ragozzino MW et al., 1982).

Các nhà nghiên cứu của Mayo Clinic (Rochester, Minnesota, Hoa Kỳ) đã phân tích lại hồ sơ bệnh án của 1669 bệnh nhân zona từ 22 tuổi ở Olmsted county, Minesota từ năm 1996-2001. Kết quả ghi nhận có 95 bệnh nhân bị zona tái phát, trong đó 87 người tái phát hơn 1 lần. Đa số trường hợp tái phát đều xảy ra ở những người có hệ miễn dịch hoàn chỉnh. Như vậy, tỉ lệ zona tái phát trong gần tám năm theo dõi là 6,2%. Nghiên cứu này cho thấy ngay cả đối với người có hệ miễn dịch hoàn chỉnh nhưng có tiền sử bệnh zona, nguy cơ tái phát bệnh này vẫn xảy ra với một tỉ lệ khá cao, tương đương tỉ lệ mắc zona lần đầu tiên. Do đó, các tác giả khuyến cáo nên chủng ngừa zona cho cả những người đã bị zona. Zona là một bệnh không lây, tuy nhiên người chưa từng bị thủy đậu hay chưa được chủng ngừa thủy đậu có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với bệnh nhân zona. Trẻ em được chủng ngừa thủy đậu đầy đủ lúc nhỏ sẽ không bị thủy đậu, sau đó không lo bị zona về sau. Năm 2006, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận cho lưu hành Zostavax, thuốc chủng ngừa zona dùng cho những người từ 60 tuổi trở lên.

Triệu chứng lâm sàng

Trước khi tổn thương mọc 2-3 ngày thường có cảm giác báo hiệu như: rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thương kèm theo triệu chứng toàn thân hoặc ít hoặc nhiều như mệt mỏi, đau đầu… Hạch ngoại vi lân cận có thể sưng và đau

  • Vị trí: thường khu trú tập trung ở những vị trí đặc biệt và chỉ có một bên của cơ thể dọc theo các đường dây thần kinh, nhưng cá biệt có thể bị cả hai bên hay lan tỏa.
  • Tổn thương cơ bản: thường bắt đầu là các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần lượt nổi dọc dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt, sau 1-2 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm (như chùm nho), về sau đục, vỡ, xẹp để lại sẹo (nếu nhiễm khuẩn). Trước hoặc cùng với mọc tổn thương ở da thường nổi hạch sưng và đau ở vùng tương ứng và là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán.

Các thể lâm sàng

  • Zona liên sườn và ngực bụng thường nửa người có khi lan xuống một bên cánh tay (ngực, cánh tay).
  • Zona cổ (đám rối cổ nông) và cổ cánh tay có tổn thương ở cổ, vai, mặt ngoài chi trên.
  • Zona gáy cổ: có tổn thương ở gáy, da đầu, vành tai.
  • Zona mắt (nhánh mắt của dây thần kinh III) gây tổn thương ở trán, mi trên dọc trong mắt, cánh mũi, kể cả niêm mạc mũi… đặc biệt nghiêm trọng có thể gây biến chứng mắt từ viêm màng tiếp hợp gây chảy nước mắt đến viêm giác mạc, viêm mống mắt dẫn đến loét giác mạc, rối loạn đồng tử, teo gai… Zona này rất đau có thể để lại sẹo quanh hốc mắt dai dẳng.
  • Zona hàm trên và dưới ngoài vùng da tương ứng còn có cả tổn thương niêm mạc miệng, họng.
  • Zona hạch gối (Ramsay Hant) có tổn thương ở vành tai, kèm theo rối loạn cảm giác 2/3 trước lưỡi, rối loạn nghe, đôi khi liệt mặt một bên, nhức và đau nhưng thoáng qua.
  • Zona đầu: tổn thương nhiều dây thần kinh sọ não, hạch não tủy, có khi tổn thương cả não.
  • Đôi khi gặp zona hông, bụng, sinh dục, bẹn, xương cùng, đùi, cánh tay.
  • Đối với thần kinh sọ não: hay bị nhất là ở dây III.

Chẩn đoán

Biểu hiện da của Zona đủ rõ để có chẩn đoán lâm sàng thường là chính xác. Tuy nhiên vị trí hoặc hình dạng của các tổn thương ngoài da có thể không điển hình (đặc biệt ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy giảm), khi đó cần có sự xác định của các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Có thể nuôi cấy virus, nhưng VZV yếu và tương đối khó hồi phục từ các mẫu bệnh phẩm của những tổn thương ở da. Định lượng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp nhạy cảm hơn nuôi cấy virus, chi phí thấp hơn và có thời gian trả lời kết quả xét nghiệm nhanh hơn. Giống như nuôi cấy virus, định lượng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp có thể phân biệt giữa nhiễm virus Herpes Simplex và nhiễm virus Varicella Zoster. Kỹ thuật phản ứng khuếch đại chuỗi gen bằng enzym polymerase có ích trong việc tìm DNA của VZV trong dịch và các mô.

Biến chứng

  • Đau dây thần kinh sau zona (được định nghĩa là đau tồn tại trên 30 ngày sau khi nổi phát ban hoặc sau khi liền sẹo): là biến chứng đáng sợ nhất đối với những bệnh nhân có chức năng miễn dịch đầy đủ. Tỉ lệ khởi phát của đau dây thần kinh sau zona từ 8-70% và tăng khi tuổi đời càng cao. Bên trong vùng khoanh da bị tổn thương ngoài đau dây thần kinh ra, bệnh nhân còn có nhiều bất thường về cảm giác, ví dụ như dị giác (một thể tăng cảm giác trong đó một kích thích không đau được nhận biết như đau)
  • Các biến chứng khác: viêm não, viêm tủy, liệt dây thần kinh sọ não, dây thần kinh ngoại biên, hội chứng liệt nhẹ nửa người phía đối diện muộn, hoại tử võng mạc cấp tính.

Điều trị

Mục tiêu: đẩy nhanh việc liền sẹo, hạn chế độ nặng và thời gian kéo dài đau cấp tính và mạn tính, giảm biến chứng. Ở những bệnh nhân bị tổn thương miễn dịch, thêm một mục tiêu điều trị nữa là giảm nguy cơ lan tỏa virus Varicella Zoster.

Tùy thuộc vào giai đoạn, mức độ thể trạng người bệnh mà dùng thuốc cho thích hợp

  • Tại chỗ: hồ nước, dung dịch xanh methylen, cestellani timethyl nếu có nhiễm khuẩn, mỡ kháng sinh…
  • Toàn thân:

+ Liệu pháp kháng virus

Tại Mỹ có 3 dược chất được chấp thuận sử dụng trong điều trị zona là acyclovir, valacyclovir, famciclovir. Liệu pháp kháng virus đường uống khuyến nghị cho zona ở người lớn có chức năng miễn dịch và chức năng thận bình thường

Liều dùng: Acyclovir 800 mg mỗi 4 giờ (5 lần mỗi ngày) trong 7-10 ngày

Famciclovir 500 mg mỗi 8 giờ (3 lần mỗi ngày) trong 7 ngày

Valacyclovir 1000 mg mỗi 8 giờ (3 lần mỗi ngày) trong 7 ngày

+ Corticosteroid

Sử dụng kết hợp corticosteroid với các thuốc kháng virus làm tăng tốc độ lành da, giảm nhẹ cơn đau cấp tính, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên liệu pháp corticosteroid không nên sử dụng ở những bệnh nhân có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi độc tính do corticosteroid (ví dụ những BN tiểu đường hoặc viêm dạ dày).

+ Kháng sinh nếu có bội nhiễm

+ Sinh tố nhóm B liều cao

+ Có thể cần thuốc chẹn giao cảm để làm dịu tạm thời cơn đau nặng. Với các cơn đau dai dẳng, các thuốc giảm đau trung ương (opioid) tác dụng dài, giải phóng có kiểm soát (uống hoặc dán lên da) được ưa chuộng hơn.

 

]]>
https://tuelinh.vn/benh-zona-1201/feed 0