Cây Bách bênh có tên khoa học là Eurycoma longifolia. Ở Việt Nam nhiều người còn gọi là (Cây Bá bệnh, Mật Nhân ..) ,Cây cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh. Mặt dưới màu trắng.
Công dụng của cây Bách Bệnh
Chất quassinoids tìm thấy trong bá bệnh có hiệu quả giảm sốt tốt. Eurycoma longifolia cũng có khả năng làm ấm cơ thể nhờ làm tăng nhịp tim, đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu trong cơ thể. Theo Viện nghiên cứu Forest (Malaysia), Tongkat Ali (tên gọi tại Malaysia của cây bá bệnh) có chứa các enzym chống oxy hóa superoxide dismutase. Các chất này có tác dụng tiêu hủy các gốc tự do có thể gây tổn hại cho những tế bào sống khác.
Một số tài liệu nghiên cứu gần đây cho thấy bách bệnh có tác dụng kích thích sinh dục nam. Cây này được tìm thấy trong vùng rừng rậm ở nước ta, và đã được phân loại, nghiên cứu thực vật, sinh hóa, lâm sàng… được bào chế thành thuốc có tác dụng cải thiện sức khỏe, phòng và hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới
Cách dùng cây Bách Bệnh:
- Kích thích tiêu hóa: Rễ bách bệnh 20g, 10 quả chuối sứ khô nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm khoảng 7 ngày là dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 30 ml).
- Tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới: Bách bệnh 400mg, tinh chất nhân sâm 50mg, linh chi 50mg được bào chế thành viên nang. Liều lượng và cách dùng theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
- Chữa đầy bụng, ăn không tiêu: Vỏ thân bách bệnh 12g, trần bì 8g, can khương 4g, đậu khấu 6g, xích phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Uống 5-7 ngày.
- Chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông, đau bụng khi có kinh: Rễ bách bệnh 15g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7-10 ngày.
Lưu ý: phụ nữ đang có thai không được dùng.