Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Wed, 17 Jul 2024 08:41:00 +0000 vi hourly 1 Điều trị thiếu máu do suy thận mạn https://tuelinh.vn/dieu-tri-thieu-mau-do-suy-than-man-10074 https://tuelinh.vn/dieu-tri-thieu-mau-do-suy-than-man-10074#respond Sun, 02 Sep 2012 08:50:28 +0000 https://tuelinh.vn/dieu-tri-thieu-mau-do-suy-than-man-10074 Điều đáng nói là hầu hết bệnh nhân suy thận mạn đều không biết mình đang bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau, đó là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy việc điều trị thiếu máu cho những bệnh nhân này, đặc biệt ở giai đoạn sớm là một trong những vấn đề cần được quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của các thầy thuốc.

Theo thống kê, tỷ lệ suy thận mãn (giai đoạn 3 – 5 của bệnh thận mạn tính) là 3,1%. Ước tính theo dân số Việt Nam với tỷ lệ này thì có khoảng 7 triệu người lớn bị suy thận mãn. Trên thực tế, con số này có thể cao hơn, và ngày càng gia tăng. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều bệnh nhân thiếu máu do suy thận mạn.

Khi bị thiếu máu, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc có màu hồng nhợt nhạt, tim đập nhanh, sức chịu đựng kém và khả năng tập trung suy giảm… Nếu có bệnh lý cơ quan nào khác đi kèm thì các triệu chứng của bệnh lý đó sẽ biểu hiện nặng thêm, ví dụ: thiếu máu có suy tim thì suy tim trở nặng hơn, dễ thiếu máu não…

Điều đáng nói là hầu hết bệnh nhân suy thận mạn đều không biết mình đang bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau, đó là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy việc điều trị thiếu máu cho những bệnh nhân này, đặc biệt ở giai đoạn sớm là một trong những vấn đề cần được quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của các thầy thuốc.

Điều trị thiếu máu giai đoạn sớm giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân suy thận mạn.

Điều trị thiếu máu giai đoạn sớm giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân suy thận mạn.

Trước đây điều trị thiếu máu do suy thận mạn thường được xử lý bằng truyền máu, nhưng có rất nhiều tác hại như: nguy cơ nhiễm trùng, lây nhiễm HIV, viêm gan, tăng sự mẫn cảm của người ghép thận; ứ đọng sắt (chứng nhiễm sắc tố sắt)…

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu chuyên sâu đã cho phép tạo ra những phương pháp mới hiệu quả hơn trong điều trị thiếu máu do suy thận mạn. Một trong số đó là sử dụng Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta (Micera). Thuốc này được chỉ định điều trị thiếu máu do suy thận mạn, đặc biệt thích hợp ở giai đoạn sớm. Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da, có tác dụng kích thích và tương tác với tế bào tiền thân tạo hồng cầu để tăng sản xuất tế bào hồng cầu cho bệnh nhân.

Điểm mới và tiện lợi của Mircera là ngoài lợi ích duy trì độ ổn định Hemoglobin mục tiêu tốt hơn, bệnh nhân chỉ cần tiêm mỗi tháng một lần nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian đi lại, thời gian điều trị, tâm lý và cả sức khỏe.

Ngoài ra, để phòng tránh cũng như hạn chế hậu quả do thiếu máu gây ra, người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là dưỡng chất tạo máu, đồng thời phải điều trị tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, mất máu (nếu có)… song song với bù đắp thiếu hụt chất erythropoietin nội sinh bằng thuốc kích thích tạo máu.

PGS.TS.BSC. Đinh Thị Kim Dung

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-thieu-mau-do-suy-than-man-10074/feed 0
Thiếu máu thiếu vitamin https://tuelinh.vn/thieu-mau-thieu-vitamin-798 https://tuelinh.vn/thieu-mau-thieu-vitamin-798#respond Wed, 24 Aug 2011 04:08:01 +0000 https://tuelinh.vn/?p=798 Thiếu máu thiếu vitamin xảy ra khi cơ thể bị thiếu một số loại vitamin quan trọng cần thiết cho việc sản sinh hồng cầu khỏe mạnh. Lượng hồng cầu không đủ sẽ khiến cho các tổ chức của cơ thể không nhận được đủ lượng oxi cần thiết để hoạt động.

Dấu hiệu và triệu chứng

Triệu chứng chính của thiếu máu là mệt mỏi. Bệnh còn gây ra một số triệu chứng khác như da xanh tái, loét ở miệng và lưỡi, khó thở, chán ăn, tiêu chảy, tê hoặc cảm giác kiến bò ở tay và chân, yếu cơ, lú lẫn và hay quên.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây thiếu máu thiếu vitamin gồm:

  • Thiếu folat. Folat, còn gọi là vitamin B9, có nhiều trong quả họ cam quýt và trong các loại rau có lá xanh thẫm. Thiếu folat có thể do chế độ ăn không đủ những thực phẩm này, do một số bệnh ở ruột khiến cơ thể không hấp thu được folat, do uống quá nhiều rượu hoặc dùng một số thuốc cản trở hấp thu folat.
  • Thiếu vitamin B12 (thiếu máu ác tính). Vitamin B12 chủ yếu có trong thịt, trứng và sữa. Thiếu B12 có thể gặp ở người ăn không đủ những thực phẩm này, người bị bệnh hoặc phẫu thuật ở đường tiêu hóa gây cản trở hấp thu B12, người bị nhiễm giun móc. Tuy nhiên, nguyên nhân hay gặp nhất gây thiếu B12 là do thiếu một chất gọi là yếu tố nội (intrinsic factor). Thiếu yếu tố này, cơ thể sẽ không thể hấp thu được vitamin B12.
  • Thiếu vitamin C. Vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt, một yếu tố quan trọng để tạo hồng cầu. Thiếu vitamin C có thể do chế độ ăn không đủ lượng vitamin này, do nghiện rượu mạn tính, suy dinh dưỡng hoặc do chảy máu.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Xét nghiệm máu bao gồm đếm số lượng và đánh giá hình dạng của hồng cầu. Trong thiếu máu thiếu sắt số lượng hồng cầu giảm, hồng cầu lớn hơn và kém phát triển. Trong giai đoạn muộn, cả bạch cầu và tiểu cầu cũng có hình dạng bất thường.

Xét nghiệm kiểm tra lượng folat, vitamin B12 và vitamin C trong máu.

Những xét nghiệm khác trong trường hợp thiếu máu thiếu vitamin B12

  • Xét nghiệm kháng thể kháng yếu tố nội
  • Xét nghiệm acid methylmalonic, nồng độ chất này thường cao hơn ở những người bị thiếu vitamin B12.
  • Test Schilling để chẩn đoán thiếu yếu tố nội.

Điều trị

Điều trị thiếu máu thiếu vitamin chủ yếu là bằng bổ sung vitamin và thay đổi chế độ ăn:

  • Thiếu folat. Điều trị bao gồm chế độ ăn lành mạnh cân đối và bổ sung acid folic theo đơn của bác sĩ. Với những người khó hấp thu folat có thể phải bổ sung acid folic suốt đời.
  • Thiếu vitamin B12 (thiếu máu ác tính). Thiếu vitamin B12 do chế độ ăn không hợp lý có thể được điềuẳTị bằng cách thay đổi chế độ ăn và bổ sung B12. Nếu thiếu là do cơ thể không hấp thu được vitamin B12, bệnh nhân có thể phải bổ sung vitamin B12 suốt đời theo đường tiêm hoặc xịt mũi.
  • Thiếu vitamin C. Điều trị bằng bổ sung vitamin C đường uống. Ngoài ra cần tăng cường các loại thực phẩm và rau có vitamin C.

Phòng bệnh

– Có chế độ ăn cân đối và uống vitamin bổ sung khi có thai và nuôi con bú. Nhu cầu vitamin hằng ngày của người trưởng thành là:

  • Vitamin B12: 2,4 microgram (mcg)
  • Folat hoặc acid folic: 400 mcg
  • Vitamin C, 75 to 90 mg
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế rượu.
]]>
https://tuelinh.vn/thieu-mau-thieu-vitamin-798/feed 0
Thiếu máu thiếu sắt https://tuelinh.vn/thieu-mau-thieu-sat-799 https://tuelinh.vn/thieu-mau-thieu-sat-799#respond Wed, 24 Aug 2011 04:05:52 +0000 https://tuelinh.vn/?p=799 Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu trên toàn thế giới. Nó đã được xác định là một yếu tố nguy cơ dẫn đến sự kém phát triển ở hơn 200 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa thiếu máu là tình trạng có:

  • Hb <11 g / dL ở trẻ em từ 6-59 tháng và  <11,5 g / dL ở trẻ em từ 5-11 tuổi
  • Hb <12 g / dL ở trẻ em độ tuổi từ 12-14 tuổi.
  • Hb <13 g / dL ở nam giới trên 15 tuổi.
  • Hb <12 g / dL ở phụ nữ không mang thai trên 15 tuổi.
  • Hb <12 g / dL ở trẻ em độ tuổi từ 12-14 tuổi.

(Hb là nồng độ hemoglobin)

Các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô của cơ thể. Các tế bào hồng cầu khỏe mạnh được sản sinh trong tủy xương. Tế bào hồng cầu lưu thông trong cơ thể từ 3 đến 4 tháng. Lá lách là cơ quan loại bỏ các tế bào cũ. Sắt là một phần quan trọng của hồng cầu. Không có chất sắt, máu không thể mang oxy hiệu quả. Cơ thể thường được bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống đồng thời cũng tái sử dụng sắt từ tế bào hồng cầu cũ.

1. Dịch tễ học

Ở các nước phát triển, 2-5% nam giới trưởng thành và phụ nữ mãn kinh có thiếu máu do thiếu sắt. 4-13% người bị bệnh đường ruột bị thiếu máu do thiếu sắt. Tỷ lệ phụ nữ tiền mãn kinh bị thiếu máu do thiếu sắt vì kinh nguyệt và mang thai.

2. Nguyên nhân

Mất máu quá nhiều. Mất máu từ đường tiêu hóa là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu thiếu sắt ở nam giới trưởng thành và phụ nữ mãn kinh. Mất máu do rong kinh là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu sắt ở phụ nữ tiền mãn kinh. Ở các nước nhiệt đới, ký sinh trùng đường ruột có thể gây ra thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt là giun móc và sán máng.

Nguyên nhân phổ biến của mất máu bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chống viêm NSAID
  • Ung thư đại tràng
  • Ung thư dạ dày
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Kinh nguyệt nhiều
  • Khối u ác tính đường tiêu hóa
  • Chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản
  • Bệnh viêm ruột
  • Trĩ
  • Viêm thực quản và bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
  • Xuất huyết sau sinh
  • Chảy máu cam thường xuyên
  • Bệnh ác tính của đường thận
  • Sau khi phẫu thuật lớn hoặc chấn thương nặng
  • Sau khi hiến máu

Chế độ ăn uống không đầy đủ. Chế độ ăn uống thiếu sắt là khá phổ biến. Thịt có nhiều sắt hơn rau và vì vậy người ăn chay có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt lớn hơn. Tuy nhiên, rau xanh là nguồn cung cấp chất sắt và chế độ ăn chay thích hợp sẽ không hoàn toàn gây ra thiếu hụt sắt. Trẻ em đang phát triển và người cao tuổi có chế độ ăn thiếu sắt nghiêm trọng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.

Không hấp thu được sắt. Chế độ ăn uống không chỉ cần có chứa đủ lượng sắt mà sắt còn phải ở dạng dễ hấp thu. Sắt có thể được hấp thu tốt hơn khi ở trạng thái sắt hóa trị II hơn là sắt hóa trị III.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt:

  • Một số loại thuốc có thể liên kết với sắt và ngăn chặn hấp thu. Tetracycline và quinolone kết hợp với sắt làm cả kháng sinh và sắt đều không được hấp thu.
  • Thuốc kháng acid và các thuốc ức chế bơm proton cũng có thể làm giảm hấp thu bằng cách tăng pH dạ dày.
  • Phytate (có trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu), polyphenol (được tìm thấy trong trà và cà phê) và canxi (trong các sản phẩm sữa) làm giảm hấp thu sắt.
  • Hấp thu sắt có thể tăng lên cùng với chế độ ăn nhiều cá, thịt đỏ và thịt trắng. Vitamin C có thể làm tăng hấp thu sắt. Bệnh nhân có thể được khuyến khích uống một ly nước cam với viên sắt.
  • Tình trạng kém hấp thu như bệnh loét dạ dày (thường đi kèm với việc thiếu hụt folate).
  • Kém hấp thu sắt có thể xảy ra sau khi phẫu thuật cắt một phần hay toàn bộ đường ruột, thường tăng theo số năm sau phẫu thuật.
  • Vi khuẩn gây loét dạ dày Helicobacter pylori làm giảm sự hấp thu sắt và làm tăng mất sắt.

Khi cơ thể cần nhiều sắt thì cần bổ sung bằng chế độ ăn uống. Nếu chế độ ăn uống không đầy đủ sẽ không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể trong những giai đoạn như trẻ em đang ở giai đoạn phát triển nhanh và phụ nữ mang thai.

3. Triệu chứng

Không có triệu chứng nếu thiếu máu nhẹ.

Các triệu chứng lúc đầu đều nhẹ và tiến triển chậm. Các triệu chứng bao gồm:

  • Nóng nảy
  • Cảm thấy mệt, yếu thường xuyên hoặc khi hoạt động thể lực
  • Đau đầu
  • Kém tập trung, giảm khả năng suy nghĩ

Khi thiếu máu nặng hơn, các triệu chứng gồm:

  • Niêm mạc mắt xanh hoặc trắng
  • Móng tay khô, dễ gãy
  • Choáng váng khi đứng dậy
  • Da nhợt nhạt
  • Khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh
  • Lưỡi đau
  • Có thể có triệu chứng ăn dở: thèm ăn những thức ăn không bình thường

4. Dấu hiệu cận lâm sàng

  • Hemoglobin giảm.
  • Hồng cầu nhỏ, nhược sắc : MCV < 80fl
  • MCH < 27pg
  • MCHC < 300g/L
  • RDW >17.
  • Sắt huyết thanh <9 mmol/L.
  • Ferritin huyết thanh < 12 ng/ml
  • Chỉ số bão hòa sắt < 16%
  • Porphyrin tự do hồng cầu > 400mg/L

5. Điều trị

  • Điều trị thiếu máu ngay khi phát hiện
  • Bổ sung viên sắt sulfat 200 – 300 mg/ngày trong khoảng 3 – 6 tháng
  • Nếu không dung nạp sắt sulfat có thể chuyển sang dùng sắt fumarat hoặc sắt gluconat.
  • Tìm nguyên nhân gây thiếu máu và điều trị hợp lý .
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: rau lá màu xanh sẫm (cải xoong, cải thìa), đậu hà lan, các loại hạt, thịt, trái cây sấy khô.
  • Một số thực phẩm và thuốc có thể gây khó hấp thu sắt như: trà, cà phê, calci trong sữa, thuốc kháng acid dạ dày.

6. Biến chứng

Nếu không được điều trị có thể làm cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh tật và dễ nhiễm trùng, vì thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Thiếu sắt nghiêm trọng dẫn đến tăng nguy cơ biến chứng lên tim, phổi như: nhịp tim nhanh bất thường, suy tim.

Phụ nữ có thai cũng có nguy cơ cao bị biến chứng trước và sau sinh.

7. Dược liệu hỗ trợ điều trị thiếu máu

  • Thục địa (Rhemannia glutinosa): tư âm dưỡng huyết, dùng trong trường hợp thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
  • Đương quy (Angelica sinensis): Bổ huyết trong trường hợp thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, da dẻ xanh xo, gầy yếu, hoạt huyết, thông tiện nhuận tràng.
  • Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora): Bổ khí huyết trong trường hợp cơ thể mệt nhọc, thiếu máu, da xanh, thở ngắn, chóng mặt, nhức đầu, râu tóc bạc sớm, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt không đều, nhuận tràng thông tiện.
  • Cao ban long : chế bằng cách nấu từ gạc hươu, nai đực: Bổ huyết, dùng trong bệnh thiếu máu, an thai.
  • Dầu gấc : kích thích tủy xương tạo máu, dùng cho người thiếu máu hoặc nhu cầu cao như phụ nữ mang thai.
  • Huyết hươu Bắc Cực : có chứa 80% hàm lượng đạm và 1800 mg/kg sắt hữu cơ. Trong huyết hươu còn chứa các yếu tố kích thích sinh trưởng tế bào, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể, tăng trưởng chiều cao, thần kinh, an thai và bổ dưỡng cho thai nhi.

Tuelinh.vn

]]>
https://tuelinh.vn/thieu-mau-thieu-sat-799/feed 0
Thiếu máu https://tuelinh.vn/thieu-mau-792 https://tuelinh.vn/thieu-mau-792#respond Wed, 24 Aug 2011 04:00:52 +0000 https://tuelinh.vn/?p=792 Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.

1. Các loại thiếu máu

  • Thiếu máu do thiếu B12
  • Thiếu máu do thiếu folate
  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Thiếu máu do bệnh mạn tính
  • Thiếu máu tan máu
  • Thiếu máu bất sản vô căn
  • Thiếu máu hồng cầu to
  • Thiếu máu ác tính
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Thalassemia

2. Nguyên nhân

Cơ thể cần một số vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng để tạo ra đủ hồng cầu. Sắt, vitamin B12 và axit folic là ba yếu tố quan trọng nhất. Cơ thể có thể không có đủ các chất dinh dưỡng do:

  • Những thay đổi trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng (ví dụ, bệnh celiac )
  • Ăn uống không đầy đủ
  • Mất máu từ từ (ví dụ, kinh nguyệt nhiều hoặc loét dạ dày)
  • Phẫu thuật loại bỏ một phần của dạ dày hoặc ruột

Nguyên nhân có thể gây thiếu máu bao gồm:

  • Một số thuốc
  • Phá hủy các tế bào hồng cầu sớm hơn bình thường (có thể do các vấn đề hệ thống miễn dịch)
  • Bệnh mạn tính như bệnh thận mạn, ung thư, viêm loét đại tràng, hay viêm khớp dạng thấp.
  • Một số bệnh thiếu máu, như bệnh Thalassemia hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Mang thai
  • Vấn đề về tủy xương như lymphoma, bệnh bạch cầu, đa u tủy, hoặc thiếu máu bất sản.
  • Nhiễm vi khuẩn, vius, ký sinh trùng.
  • Chảy máu cấp tính trong chấn thương, xuất huyết nội tạng.

3.  Triệu chứng

Không có các triệu chứng nếu thiếu máu nhẹ. Nếu bệnh tiến triển chậm, các triệu chứng ban đầu có thể là:

  • Hay gắt gỏng
  • Yếu hoặc mệt mỏi thường xuyên hoặc khi tập thể dục.
  • Đau đầu
  • Không tập trung suy nghĩ được

Nếu thiếu máu nặng hơn, các triệu chứng gặp là:

  • Da xanh, niêm mạc nhợt
  • Móng tay khô, mất bóng, dễ gãy
  • Tim: nhịp nhanh, có thể có tiếng thổi tâm thu
  • Hô hấp: khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh
  • Thần kinh: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thoáng ngất, ngất
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn kém, lưỡi đau
  • Rối loạn kinh nguyệt ở nữ hoặc giảm khả năng tình dục ở nam

Xét nghiệm máu: coi là thiếu máu khi bệnh nhân có 2 trong 3 dấu hiệu sau

  • Hematocrit giảm dưới mức bình thường
  • Nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường
  • Số lượng hồng cầu giảm dưới mức bình thường

3. Điều trị

Điều trị cần dựa vào nguyên nhân của tình trạng thiếu máu, có thể gồm:

  • Truyền máu
  • Corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch
  • Erythropoietin hồi phục chức năng tủy xương
  • Bổ sung sắt, vitamin B12, axit folic, hoặc vitamin và khoáng chất khác

4. Biến chứng

Thiếu máu nặng có thể gây ra thiếu oxy trong các cơ quan quan trọng như tim, có thể dẫn đến đau tim.

Cần gặp chuyên gia y tế nếu bạn có bất kỳ triệu chứng của thiếu máu, hoặc bất kỳ dấu hiệu chảy máu bất thường nào.

5. Dược liệu hỗ trợ điều trị thiếu máu

  • Thục địa (Rhemannia glutinosa): tư âm dưỡng huyết, dùng trong trường hợp thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
  • Đương quy (Angelica sinensis): Bổ huyết trong trường hợp thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, da dẻ xanh xo, gầy yếu, hoạt huyết, thông tiện nhuận tràng.
  • Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora): Bổ khí huyết trong trường hợp cơ thể mệt nhọc, thiếu máu, da xanh, thở ngắn, chóng mặt, nhức đầu, râu tóc bạc sớm, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt không đều, nhuận tràng thông tiện.
  • Cao ban long : chế bằng cách nấu từ gạc hươu, nai đực: Bổ huyết, dùng trong bệnh thiếu máu, an thai.
  • Dầu gấc : lycopen trong dầu gấc kích thích tủy xương tạo máu, dùng cho người thiếu máu hoặc nhu cầu cao như phụ nữ mang thai.
  • Huyết hươu Bắc Cực : có chứa 80% hàm lượng đạm và 1800 mg/kg sắt hữu cơ. Trong huyết hươu còn chứa các yếu tố kích thích sinh trưởng tế bào, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể, tăng trưởng chiều cao, thần kinh, an thai và bổ dưỡng cho thai nhi.

Tuelinh.vn

]]>
https://tuelinh.vn/thieu-mau-792/feed 0