Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Fri, 21 Feb 2025 07:24:36 +0000 vi hourly 1 Cây mật nhân chữa bệnh gì cách dùng ra sao ? https://tuelinh.vn/cay-mat-nhan-chua-benh-gi-17146 https://tuelinh.vn/cay-mat-nhan-chua-benh-gi-17146#respond Wed, 22 Jan 2014 03:45:07 +0000 https://tuelinh.vn/cay-mat-nhan-chua-benh-gi-17146 Cây mật nhân hay còn được gọi với cái tên là bá bệnh và khiến nhiều người liên tưởng đến chữa bách bệnh. Tuy nhiên thực tế có phải như vậy ?. Vậy tác dụng thực tế của cây mật nhân là gì, cách sử dụng ra sao ? Tuệ Linh mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Cách nhận dạng cây mật nhân thật

Cây mật nhân hay còn gọi là cây bá bệnh, là cây thuốc quý hiếm mà dân gian đồn đại nhau là có thể chữa được bách bệnh.

Cây mật nhân cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Cây có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép, không cuống từ 13-42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh, mặt dưới màu trắng.

4 1 Cây mật nhân có tác dụng gì?

Hình ảnh về cây mật nhân ngoài đời.

Đặc điểm riêng của cây mật nhân là mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm, nở vào tháng 3-4. Mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5-6. Quả non màu xanh; khi chín đổi sang màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 – 2 cm, ngang 0,5 – 1 cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Các bộ phận dùng để làm thuốc của cây mật nhân gồm có rễ, vỏ thân và quả.

Tác dụng của cây mật nhân

Tác dụng tăng cường sinh lý nam giới

Một trong những tác dụng đặc biệt nhất của cây mật nhân là tác dụng tăng cường sinh lý nam giới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cây mật nhân có tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam một cách tự nhiên, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm… thường gọi chung là yếu sinh lý hay bất lực.

Hình ảnh rễ cây mật nhân có tác dụng chữa bệnh

Để phòng ngừa và điều trị giúp tăng lượng tinh dịch, tăng số lượng tinh trùng và mật độ tinh trùng lưu động, trị các chứng rối loạn cương, tăng độ cương cứng và chất lượng giao hợp, mật nhân được sử dụng theo một số cách sau:

Rễ mật nhân phải khai thác và sao vàng hạ thổ, đồng thời kết hợp với hạt cây mật nhân có thể điều trị chứng hiếm muộn nam do loãng tinh trùng (dưới 20 triệu/1ml), tinh trùng yếu.

  • Ngâm rượu: 1kg ngâm với 10 lít, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml rượu mật nhân. Nên thêm 7 lạng nho khô cho 1kg mật nhân để giảm độ đắng.
  • Pha nước: Đối với người không uống được rượu có thể chẻ nhỏ pha vào nước sôi để 85oC để uống thay nước. Mỗi ngày pha 15g chia làm 3 lần và tăng dần 3g/ngày đến mức 30g/ngày thì duy trì ở mức này. Dùng 3 lần nước sôi thì thay rể Mật nhân mới.
  • Tán bột: Mật nhân đã tán bột pha vài giọt nước sạch (hoặc mật ong) để làm thành viên hoàn theo liều lượng 6g/ngày và tăng dần 1g/ngày đến mức 10g/ngày thì duy trì ở mức này.

Xem thêm về tác dụng tăng cường sinh lý nam giới của cây mật nhân

Những tác dụng chữa bệnh khác

Ngoài tác dụng cải thiện sinh lý phái mạnh, cây mật nhân còn có nhiều tác dụng khác nữa. Người ta dùng rễ cây mật nhân băm nhỏ đem tẩm rượu, sao vàng để trị bệnh. Mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: khí hư huyết kém, ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, trong ngực có cục tích, gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo, say rượu và tẩy giun.

Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên sử dụng.

Cách sử dụng cây mật nhân

Cách sử dụng mật nhân chữa bệnh như sau: Nếu rễ hoặc vỏ thân thì phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bột làm viên uống ngày 8-16g chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20g rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ) nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml).

Kết luận:

Cây mật nhân không phải là vị thuốc có thể chữa được bách bệnh như lời đồn đại, tuy nhiên đây là một cây thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều bệnh và đặc biệt là có tác dụng lâu dài giúp nam giới tăng cường sức khỏe sinh lý và duy trì bền vững hạnh phúc gia đình

]]>
https://tuelinh.vn/cay-mat-nhan-chua-benh-gi-17146/feed 0
Hạ khô thảo có tác dụng mát gan, sáng mắt https://tuelinh.vn/ha-kho-thao-co-tac-dung-mat-gan-sang-mat-6936 https://tuelinh.vn/ha-kho-thao-co-tac-dung-mat-gan-sang-mat-6936#respond Mon, 06 Feb 2012 15:48:01 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6936 Hạ khô thảo là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa. Cụm hoa mọc ở đầu cành gồm nhiều hoa, mọc thành từng vòng, mỗi vòng khoảng 5 – 6 hoa, có cuống ngắn, xếp sít nhau như bông.

Tổng quan:

Bộ phận dùng: Hạ khô thảo là cụm bông hoa của cây hạ khô thảo (Flos Prunellae cum Fructu). Có thể dùng cả cây làm thuốc, nhưng tác dụng kém hơn chỉ dùng cụm bông hoa.

Tránh nhầm lẫn hạ khô thảo nam là cành mang lá và hoa của cây cải trời (Blumea subcapitata DC.), thuộc họ cúc (Asteraceae). Theo kinh nghiệm dân gian, cây này chữa được nhiều bệnh ngoài da.

Một số đơn thuốc có hạ khô thảo

Thanh hỏa, tán kết:

  • Trị lao hạch cổ chưa vỡ, bướu giáp trạng đơn thuần, viêm gan, viêm vú tắc sữa: hạ khô thảo 125 – 250g. Sắc uống hoặc dùng hạ khô thảo nấu cao mà uống.
  • Trị lao hạch: hạ khô thảo 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 20 – 30 ngày.
  • Trị lao hạch, viêm tuyến sữa: hạ khô thảo 20g, huyền sâm 12g, thổ bối mẫu 12g. Sắc uống.
  • Mát gan, sáng mắt:
  • Trị đau nhức mắt do nhiệt ở gan: hạ khô thảo 62,5g, chích thảo 20g, hương phụ tử 62,5g. Tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, uống với nước.

    Trị viêm màng tiếp hợp:
    hạ khô thảo 62,5g, bồ công anh 62,5g, tang diệp 12g, xa tiền thảo 12g, dã cúc hoa 12g. Sắc uống.
  • Trị đau đầu do tăng huyết áp: hạ khô thảo tươi 62g, hy thiêm thảo 62g, dã cúc hoa 62g. Sắc uống.
  • Trị tăng huyết áp gây đau đầu, đỏ mặt: hạ khô thảo 20g, cúc hoa 12g, mẫu lệ sống 32g, thạch quyết minh sống 32g, xuyên khung 4g, mạn kinh tử 4g. Sắc uống.

Một số món ăn hỗ trợ điều trị có hạ khô thảo

  • Cháo bồ công anh, hạ khô thảo: bồ công anh 30g, hạ khô thảo 20g, gạo tẻ 60g. Sắc hay hãm bồ công anh và hạ khô thảo lấy nước bỏ bã. Lấy nước sắc và gạo nấu cháo, khi ăn cho thêm đường trắng đủ ngọt. Dùng một đợt 3 – 5 ngày. Dùng trong các trường hợp viêm kết giác mạc cấp (đau mắt đỏ), xuất huyết kết giác mạc, mụn nhọt, viêm vú tắc sữa, lao hạch.
  • Cháo câu kỷ tử, hạ khô thảo: hạ khô thảo 20g, gạo tẻ 30g, câu kỷ tử 15g. Hạ khô thảo sắc lấy nước, bỏ bã, để riêng. Cho gạo tẻ và kỷ tử vào nấu cháo, khi được cháo, cho nước hạ khô thảo vào sôi đều, ăn ngày 1 lần, liên tục trong 15 ngày. Dùng hỗ trợ điều trị các trường hợp lao mào tinh hoàn (hay gặp ở thanh niên 20 – 35 tuổi).

Xem thêm: Cây thuốc Nam

Theo SKDS

]]>
https://tuelinh.vn/ha-kho-thao-co-tac-dung-mat-gan-sang-mat-6936/feed 0
Tác dụng của cây sau sau https://tuelinh.vn/tac-dung-cua-cay-sau-sau-6917 https://tuelinh.vn/tac-dung-cua-cay-sau-sau-6917#respond Sat, 04 Feb 2012 15:20:16 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6917 Cây sau sau còn gọi sau trắng, phong hương, bạch giao hương, cây thau, cổ yếm. Tên khoa học: Liquidambar formosana Hance., họ sau sau (Hamamelidaceae). Cây sau sau có ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình…


Hình ảnh cây sau sau – Sau trắng

Bộ phận dùng:

Bộ phận dùng làm thuốc là quả (lộ lộ thông), lá (phong hương diệp), rễ (phong hương căn), nhựa (phong hương chi). Ngọn lá non được dùng làm thực phẩm.

Tác dụng của cây

Theo y học cổ truyền, quả sau sau có vị đắng, tính bình, mùi thơm; tác dụng khứ phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh. Lá sau sau có vị đắng, tính bình; tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết. Nhựa có vị ngọt, cay, tính ấm; tác dụng thông khiếu, khai uất, khứ đàm, hoạt huyết giảm đau. Rễ vị đắng tính ấm; tác dụng khư thấp, chỉ thống. Quả có tác dụng khứ phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh; chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, tâm vị đau trướng, thủy thũng, đái khó, mề đay, viêm da, chàm. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết; chữa viêm ruột, đau vùng thượng vị, thổ huyết, chảy máu cam, dùng ngoài trị mẩn ngứa, eczema. Nhựa có tác dụng thông khiếu, khai uất, khứ đàm, hoạt huyết giảm đau; trị ho có đờm, kinh giản, thổ huyết, nôn ra máu, chảy máu cam. Rễ có tác dụng khứ thấp, chỉ thống; chữa thấp khớp, đau răng.

Đối tương sử dụng

  • Chữa sâu răng, đau răng: nhựa cây sau sau đốt cháy, phần còn lại tán nhỏ, chấm vào chỗ đau.
  • Chữa nổi mẩn, mề đay, lở ngứa: dùng lá hoặc vỏ cây nấu lấy nước, lau rửa hoặc tắm.
  • Chữa mụn nhọt, đòn đánh đau nhức, phong thấp sưng đau: nhựa sau sau 40g, nhựa thông 40g, sáp ong 10g, dầu vừng 10g. Tất cả đun cho tan, đánh đều cho loãng, để nguội phết lên giấy và dán vào chỗ đau.
  • Chữa phong thấp, lưng gối đau, chân tay co quắp, toàn thân tê buốt: lộ lộ thông 20g, tùng tiết 20g. Sắc uống. Không dùng cho phụ nữ có thai.

Nguồn tham khảo:

  • Theo SKDS
]]>
https://tuelinh.vn/tac-dung-cua-cay-sau-sau-6917/feed 0
Hoa Mào gà đỏ một vị thuốc độc đáo! https://tuelinh.vn/hoa-mao-ga-do-mot-vi-thuoc-doc-dao-6901 https://tuelinh.vn/hoa-mao-ga-do-mot-vi-thuoc-doc-dao-6901#respond Wed, 01 Feb 2012 15:03:13 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6901 Hoa Mào Gà thân màu đỏ, mọc đứng, có cành nhẵn. Lá mọc so le, có cuống, phiến lá nguyên, hình trứng, đầu nhọn, phía gốc to rộng hơn, màu xanh nhạt, gân lá đỏ, mép nguyên. Gọi là hoa Mào gà đỏ nhưng thực ra còn có loại mang màu hồng nhạt, vàng hoặc trắng, cuống hoa rất ngắn, cụm hoa xoè ra thành hình quạt hoặc hình vại, mép loe, nhăn nheo. Quả hộp, hình trứng hay hình cầu, hạt nhỏ đen bóng.

Tổng quan:

Mào gà đỏ có tên khoa học là Celosia cristata L. Dân gian gọi bằng nhiều tên như Kê quan hoa, Kê công hoa, Kê cốt tử hoa, Mồng gà, Lão lai thiểu…, là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 30 – 90cm hoặc hơn.

Theo Y học cổ truyền, hoa Mào gà đỏ vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xích bạch lỵ (bệnh lỵ trực khuẩn hoặc amip), trĩ lậu hạ huyết (trĩ xuất huyết), thổ huyết (nôn ra máu), khạc huyết (ho ra máu), tỵ nục (chảy máu mũi), huyết lâm (đái buốt và ra máu), băng lậu (rong huyết, rong kinh, băng huyết), đới hạ (khí hư), di tinh, đái dưỡng trấp…

Cách dùng theo từng trường hợp

Cao huyết áp: Kê quan hoa 3 – 4 cái, Hồng táo 10 quả, sắc uống hàng ngày.

Thổ huyết: Kê quan hoa sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần với nước ấm hoặc Kê quan hoa (dùng cả cây) lượng vừa đủ, sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g với một chút rượu, hoặc Hoa mào gà trắng tươi 15 – 24g (loại khô dùng 6 – 15g) hầm với phổi lợn lượng vừa đủ trong 1 giờ rồi chia ăn vài ba lần trong ngày.

Khạc huyết: Hoa mào gà trắng 30g, Trắc bá diệp 30g, Cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà tươi 24g, rễ Cỏ tranh tươi 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng tươi 15 – 24g (loại khô dùng 6 – 15g) hầm với phổi lợn ăn.

Xích bạch lỵ:
Dùng Hoa mào gà sắc với rượu uống. Xích lỵ (phân có máu) dùng hoa màu đỏ. Bạch lỵ (phân chỉ có nhày) dùng hoa màu trắng.

Thoát giang hạ huyết (lòi dom chảy máu): Kê quan hoa và Phòng phong lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, vê thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 70 viên với nước cơm khi bụng đói, hoặc Hoa mào gà trắng sao 30g, Tông lư thán 30g, Khương hoạt 30g, tán thành bột, uống mỗi lần 6g với nước cơm.

Tỵ nục: Hoa mào gà trắng tươi 30g, Trắc bá diệp 30g, Cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà dùng cả cây 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà 30g, Hải đới 60g sắc uống, hoặc Hoa mào gà 9g, thịt lợn nạc 250g, hai thứ hầm nhừ chia ăn vài lần.

Thanh quang nhãn (glaucoma): Hoa mào gà 15g, rễ Ngải cứu 15g, Mẫu kinh căn (Vitex negundo L.) 15g, sắc uống.

Huyết lâm:
Hoa mào gà trắng đốt tồn tính, mỗi ngày uống 15 – 20g với nước cơm hoặc dùng Hoa mào gà 15g sắc uống.

Di tinh: Hoa mào gà trắng 30g, Kim ti thảo (Melica scabrosa Trin) 15g, Kim anh tử 15g, sắc uống.

Lỵ tật: Hoa mào gà tươi 30 – 60g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà tươi 30 – 60g (loại khô dùng 15g), Phượng vĩ thảo tươi 30 – 60g (loại khô dùng 15g), sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng 15g, Tần căn bì 15g, sắc uống.

Đại tiện ra máu:
Hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6 – 9g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, hoặc Hoa mào gà trắng 15g, Phòng phong 6g, Tông lư thán 10g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà 30g, Ngải diệp 30g sao đen, sắc uống.

Nhọt độc vùng gáy:  (cảnh thư): Hoa mào gà tươi, Nhất điểm hồng tươi (Begonia wilsonii Gagn) và Liên tử thảo tươi lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, chế thêm một chút đường đỏ rồi đắp vào tổn thương.

Trĩ lở loét: Hoa mào gà 3g, Ngũ bội tử 3g, một chút Băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng loét.

Bế kinh: Hoa mào gà tươi 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày.

Kinh nguyệt quá nhiều (đa kinh): Hoa mào gà lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6g khi bụng đói với một chút rượu, hoặc Hoa mào gà sao cháy tán bột uống mỗi lần 6 – 9 g với nước ấm, hoặc Hoa mào gà trắng sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần mỗi lần 6g với một chút rượu vang hoặc nước ấm.

Kinh nguyệt không đều:
Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 9g sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng 15g, Long nhãn hoa 12g, ích mẫu thảo 9g, thịt lợn nạc vừa đủ, hầm ăn, nếu có kèm theo khí hư thì gia thêm vỏ trắng rễ Tần bì 9g.

Khí hư:

Bài 1: Bạch đới (khí hư màu trắng) dùng Hoa mào gà trắng, xích đới (khí hư có màu đỏ) dùng Hoa mào gà đỏ, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9g vào sáng sớm khi bụng đói.

Bài 2: Hoa mào gà trắng 15g, Bạch truật 9g, Bạch linh 9g, Bông mã đề tươi 30g, Trứng gà 2 quả, sắc uống.

Bài 3: Hoa mào gà trắng 15g, Hải phiêu tiêu 9g, sắc uống.

Bài 4: Hoa mào gà tươi (bách đới dùng loại trắng, xích đới dùng loại đỏ) 60g, Sơn hồng căn 60g, sắc uống.

Bài 5: Kê quan hoa, Lệ chi, Long nhãn, Biển súc, Hồng táo lượng vừa đủ hầm với thịt lợn nạc ăn.

Bài 6: Kê quan hoa sao đen, tán bột, uống mỗi lần 6 – 9g, ngày 2 lần.

Bài 7: Hoa mào gà trắng 30g, Gà ác 1 con. Làm thịt gà bỏ phủ tạng, cho Hoa mào gà vào túi vải đặt trong bụng gà rồi đem hầm chín ăn.

Bài 8: Hoa mào gà trắng 21g, Kim anh tử nhục 15g, Bạch quả bỏ hạt 10 quả, sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng 9g, Long nha thảo 9g, Đại kế căn 9g, sắc uống.

Bài 9: Hoa mào gà 18g, Bạch truật 30g sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng 30g, Rau sam 30g sắc uống.

Bài 10: Hoa mào gà trắng 60g, Lộc giác sương 30g, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g với một chút rượu, hoặc Kê quan hoa 15g, Bồ hoàng sao 6g, sắc uống.

Thai lậu: (có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu):

Hoa mào gà trắng sao cháy, Long nhãn 10g, sắc nửa rượu nửa nước uống.

Băng lậu:

Bài 1: Hoa mào gà khô 24g sắc uống.

Bài 2: Hoa mào gà trắng 15g, Phòng phong 6g, Tông lư thán 10g, sắc uống.

Bài 3: Kê quan hoa 15g, Hải phiêu tiêu 12g, Bạch biển đậu hoa 6g, sắc uống.

Bài 4: Kê quan hoa sao 30g, đường đỏ 30g, hãm uống thay trà hàng ngày.

Bài 5: Kê quan hoa sao cháy tồn tính mỗi ngày uống 9 – 12g với nước sôi để nguội hoặc rượu vang.

Bài 6: Kê quan hoa sao giấm 12g, Ngải cứu thán 4,5g, sắc đặc, pha thêm một chút đường đỏ uống.

Bài 7: Kê quan hoa và Trắc bá diệp lượng bằng nhau, sao cháy tồn tính, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.

Đau bụng sau đẻ:

Hoa mào gà trắng 30g sắc với rượu vàng uống.

Mày đay:

Kê quan hoa dùng cả cây sắc uống và ngâm rửa, nếu nốt sẩn màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu sắc trắng thì dùng hoa màu trắng, hoặc Kê quan hoa cả cây và Thương nhĩ thảo lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa.

Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy, dịch sắc Kê quan hoa có tác dụng tiêu diệt trùng roi âm đạo (chỉ sau 5 – 10 phút tiếp xúc với dịch thuốc). Kê quan hoa còn có khả năng nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu ôxy, làm hạ huyết áp, giảm nhịp tim, từ đó làm giảm lượng ôxy tiêu hao của cơ tim.

Xem thêm: Cây thuốc quý

Theo:Caythuocquy

]]>
https://tuelinh.vn/hoa-mao-ga-do-mot-vi-thuoc-doc-dao-6901/feed 0
Bò mắm – cây thuốc quý cho các bệnh đường hô hấp https://tuelinh.vn/bo-mam-cay-thuoc-quy-cho-cac-benh-duong-ho-hap-6897 https://tuelinh.vn/bo-mam-cay-thuoc-quy-cho-cac-benh-duong-ho-hap-6897#respond Wed, 01 Feb 2012 14:55:20 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6897 Bò mắm là loại cây thảo, mọc hoang ở nhiều nơi, mọc nhiều ở hàng rào. Nhân dân thường thu hái cây, lá, bông Bò mắm về dùng tươi hay phơi, sấy khô để dùng cho người bệnh đường hô hấp và một số bệnh lý khác.

Tổng quan:

Cây Bò mắm có tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L) Benn. (Pouzolzia indica Gaud). Thuộc họ Gai (Urticaceae). Tên nhân dân thường gọi là cây Thuốc dòi.

Bò mắm là loại cây thảo, sống nhiều năm, thân có lông, cành mềm. Lá mọc so le, có khi mọc đối, gân toả từ gốc, có lông cả hai mặt. Hoa màu trắng, ra hoa vào tháng 7, không có cuống, mọc thành xim co ở kẽ lá. Quả hình trứng nhọn, màu hồng tím, có lông. Cây mọc hoang khắp mọi nơi, mọc nhiều ở hàng rào. Nhân dân thường thu hái cây, lá, bông Bò mắm về dùng tươi hay phơi, sấy khô.

Công dụng:

Cây Bò mắm (Thuốc dòi) có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho dai dẳng, ho sơ nhiễm lao, ho lao, viêm họng, viêm thanh phế quản, ho khan, còn dùng chữa tiêu viêm. Liều dùng ngày 10 – 20g sắc nước uống chữa các bệnh về hô hấp (phổi – lao phổi – viêm đường hô hấp trên – Khí phế quản – thanh quản – viêm họng…) hoặc thu hái nhiều về nấu thành Cao bò mắm.

Bò mắm giã nát đắp chữa đinh nhọt, viêm mũi, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu…

Thật quý với các chị em chuyên việc muối cá, tôm, làm nước mắm… khi thấy có dòi, họ tìm ngay cây Bò mắm giã nhỏ bỏ vào thạp muối mắm, tôm đậy nắp kín… Sau 2 – 3 ngày, tháo nắp, dòi sẽ hết… Có lẽ từ kinh nghiệm dân gian ấy mà cây Bò mắm có tên cây Thuốc dòi. Qua kinh nghiệm trong dân gian, chúng ta nên mạnh dạn thu hái cây Bò mắm hoặc nghiên cứu trồng đại trà cây Bò mắm để có thể đưa vào chế biến theo công nghệ Dược hợp lý, an toàn cho bệnh nhân, có thuốc điều trị các bệnh về phổi, lao phổi về đường hô hấp.

Xem thêm: Cây thuốc Nam

Theo:Caythuocquy

]]>
https://tuelinh.vn/bo-mam-cay-thuoc-quy-cho-cac-benh-duong-ho-hap-6897/feed 0
Hiểu thêm về cây tang ký sinh https://tuelinh.vn/hieu-them-ve-cay-tang-ky-sinh-6893 https://tuelinh.vn/hieu-them-ve-cay-tang-ky-sinh-6893#respond Wed, 01 Feb 2012 14:51:21 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6893 Ở Trung Quốc, họ đã có nhiều kinh nghiệm dùng Tang ký sinh độc vị, hoặc bài thuốc với Tang ký sinh là chủ dược (quân dược), chữa được nhiều bệnh đạt hiệu quả tốt.

Ảnh cây Tang ký sinh (minh họa)

Tang ký sinh chữa chóng mặt

Người bệnh do thận tinh hư khuyết nên không thể tư dưỡng can mộc, làm mộc khí vọng động mà sinh ra chóng mặt, có thể dùng độc vị Tang ký sinh. Mỗi ngày 120g, sắc lấy nước, chia làm 3 lần uống nóng, liền trong 3 ngày. Tang ký sinh bổ ích can thận nên chữa chứng chóng mặt, hiệu quả rất tốt.

Trong trường hợp người bệnh đang theo đuổi một liệu trình chữa trị, thì cũng có thể thêm Tang ký sinh vào thang thuốc đang dùng để chữa luôn chứng chóng mặt cho bệnh nhân.

Tang ký sinh chữa loạn nhịp tim

  •  Loạn nhịp trong bệnh tim do thấp: Theo biện chứng Trung y đây là do khí hư huyết ứ, thuỷ thấp nội đình. Chữa trị bằng phép ích khí hoạt huyết, lợi thuỷ hoá thấp. Bài thuốc gồm: Tang ký sinh 30g, Hoàng kỳ 30g, Tây dương sâm 15g, Kê huyết đằng 15g, Huyết kiệt 6g, Ngũ gia bì 10g, Đan sâm 15g, Hồng hoa 10g, Xa tiền tử 15g, Cam thảo 10g, sắc uống 6 thang.
  •  Loạn nhịp do bệnh mạch vành: Theo biện chứng Trung y đây là chứng hung tý. Chữa trị bằng phép ích khí hoạt huyết. Bài thuốc gồm: Tang ký sinh 30g, Thái tử sâm 30g, Mạch đông 15g, Ngũ vị tử 10g, Đương quy 15g, Xuân khung 10g, Xích thược 15g, Hoàng kỳ 30g, Đan sâm 15g, Cam thảo 10g. Sắc uống 6 thang, sau đó mỗi tuần lễ uống 2 thang, liên tục trong một tháng.
  •  Loạn nhịp do hội chứng tắc dục: Có người bước vào tuổi già, hay bị những cơn hoảng hốt, hồi hộp, kèm thêm đau lưng, ù tai, ít ngủ, dễ bực bội, cáu giận, đi khám ở bệnh viện thường được chẩn đoán là rối loạn chức năng thần kinh thực vật. Theo biện chứng Trung y đây là trạng thái tâm quý do can thận âm hư. Chữa trị bằng bài thuốc Tri bá địa hoàng thang gia vị gồm: Tri mẫu 10g, Tiêu hoàng ba 10g, Sinh địa hoàng 15g, Phục linh 15g, Trạch tả 15g, Mẫu đơn bì 15g, Sơn thù du 15g, Sơn dược 15g, Hổ phách (bột) 3g, Toan táo nhân 20g, Chích viễn chí 10g, Cam thảo 10g. Sau khi uống 3 thang, các triệu chứng đau lưng, ù tai, ít ngủ được cải thiện rõ rệt. Nếu bệnh nhân vẫn còn tâm trạng hồi hộp, không yên, thêm 30g Tang ký sinh vào bài thuốc, uống liền 8 thang thì triệu chứng hoảng hốt, hồi hộp cũng hết. Bài thuốc có tác dụng tư âm giáng hoả, an thận định quý.

Tang ký sinh chữa viêm gan

  •  Viêm gan hoàng đản cấp: Tang ký sinh 15g, Sài hồ 6g, Hoàng cầm 9g, Nhân trần 12g, Xích thược 15g, Bồ công anh 15g, Liên kiều 10g, Bạch mã cốt 12g, Sinh đại hoàng 5g, Sinh sơn tra 10g, Cát căn 10g, Sinh cam thảo 5g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang, kiên trì trong vòng 2 tháng thì chức năng gan trở lại bình thường.
  •  Viêm gan siêu vi trùng mạn tính: Tang ký sinh 30g, Sài hồ 10g, Chỉ xác 10g, Bạch thược 15g, Phục linh 15g, Uất kim 10g, Xích thược 20g, Đương quy 10g, Kê nội kim 15g, Sao cốc nha 15g, Sao mạch nha 15g, Sinh hoàng kỳ 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Tam thất 3g (chiêu uống), Sinh cảm thảo 6g. Sắc nước uống, mỗi ngày một thang, kiên trì uống trong 6 tháng.

 Kết quả nghiên cứu dược lý cho biết Tang ký sinh chứa axit oleanolic, có tác dụng bảo vệ gan, giảm alanin transaminase, đồng thời tăng cường miễn dịch tế bào và thúc đẩy sản sinh yếu tố miễn dịch.

Tang ký sinh chữa chứng thử thấp:

Vào thời tiết hè thu, người lao động nặng, ra mồ hôi nhiều mà tắm nước lạnh, đêm ngủ ngoài trời cho mát thì dễ bị chứng thử thấp, người sốt, bứt rứt không yên, chân tay nặng nề uể oải, rêu lưỡi vàng bẩn. Chữa trị bằng phép thanh thử hoá thấp. Bài thuốc gồm: Tang ký sinh 12g, Hậu phác 9g, Thanh thuỷ đậu quyển 10g, Hoàng cầm 9g, Hạnh nhân 12g, ý dĩ nhân 12g, Tần giao 9g, Chế bán hạ 9g, Phục linh 12g, Chỉ xác 9g, Lục nhất tán 12g, Trần bì 6g, Trúc nhự 6g. Sắc uống 5 thang.

Xem thêm: Cây thuốc Nam

Theo Trung Y tạp chí

]]>
https://tuelinh.vn/hieu-them-ve-cay-tang-ky-sinh-6893/feed 0
Cây thuốc lào và tác dụng của nó trong đời sống https://tuelinh.vn/thuoc-lao-va-tac-dung-cua-no-trong-doi-song-6889 https://tuelinh.vn/thuoc-lao-va-tac-dung-cua-no-trong-doi-song-6889#respond Wed, 01 Feb 2012 14:46:37 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6889 Cây thuốc lào thường trồng tập trung ở một số huyện như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng. Cây thuốc lào không kén đất, đất cát pha hay đất thịt đều trồng được nhưng nó không ưa úng và rợp. Đất làm nhỏ, đánh luống cao, trồng thành hàng, bón phân chuồng hay phân bắc cho thuốc đậm khói. Thuốc lào vị đậm, khói nặng, không dùng làm thuốc lá cuốn mà hút bằng điếu cầy trong có nước hoặc điếu bát.

Hình ảnh cây thuốc lào (Minh họa)

Tổng quan:

Cây thuốc lào có tên khoa học là Nicotiana rustica L. họ Cà Solanaceae. Cây thảo mọc hàng năm, cao chừng 1m, thấp hơn cây thuốc lá. Toàn cây có lông dính. Lá mọc so le, có cuống dầy, phiến lá hình trứng đầu nhọn, to và dày hơn lá cây thuốc lá. Cụm hoa là một cờ ở ngọn thân, hay cành. Cánh hoa màu vàng hay lục sẫm dính liền nhau thành ống ở dưới, phía trên chia 5 thuỳ, tròn, ngắn. Quả nang hình trứng hoặc gần hình cầu có đài còn lại bọc ở ngoài, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.

Tuy việc hút thuốc lào hít khói đã được qua nước điếu, nhưng các chất độc khác do khói thuốc biến hoá ra không phải là vô hại. Thế giới hiện rất quan tâm đến vấn đề này.

Trong cây thuốc lào cũng có các chất độc, chủ yếu là nicotin, hàm lượng thay đổi từ 2 – 10% có thể tới 16%. Trong khói thuốc lào có những yếu tố nguy hiểm dễ gây ra bệnh nhồi máu cơ tim và ảnh hưởng không tốt đến tuần hoàn, hô hấp, đường ruột và hệ thống bài tiết. Khói đó được lọc một phần qua nước ở trong điếu, nhưng chẳng bao lâu nước điếu cầy bão hoà và không giữ được nicotin nữa.

Những chất độc trong khói thuốc như chất nicotin và carbon oxyt dần dần để lại dấu vết trên thành mạch máu, giống như cặn vôi đọng trong ấm đun nước làm cho động mạch hẹp lại (hình 2), có thể bị tắc (hình 3), không cung cấp được máu nữa.
Khổ nhất là những người ở xung quanh bắt buộc phải hít những chất độc của khói thuốc. Người ta thường nói “một giọt nicotin đủ để làm chết một con ngựa”. Thuốc lào đốt cháy sẽ tạo ra 56 loại chất độc khác nhau, trong số đó nguy hiểm nhất là chất benzopyren. Trong khói thuốc có nhiều chất poloni – 20 phóng xạ ra hạt alpha. Nhưng người hút thuốc lào lại nói rằng: “Tôi có nuốt khói vào trong bụng đâu? Tôi thả khói thuốc ra ngoài cơ mà!”. Đúng thế, những người xung quanh phải hít thở khói thuốc đã pha loãng trong không khí. Chất có nhiều trong khói thuốc là isopren – thành phần cấu tạo của cao su, nhưng hàm lượng isopren 35mg trong một mét khối không đủ để trùng hợp thành cao su trong phổi người nghiện thuốc lào.

Để dễ hiểu hơn, ta có thể ví việc xả khỏi thuốc lào giống như xe máy hay ô tô nhả khói trong một phòng kín.

Từ xưa tổ tiên ta đã từng biết độc hại của thuốc lào. Thế kỷ XVIII vua Lê Huyền Tông đã 2 lần ra lệnh cấm hút thuốc lào. Lãn Ông nói trong Vệ sinh yếu quyết:

Hút lâu uất hoả hôi mồm

Họng khô, phổi ráo tích đờm sinh ho

Khí hao huyết tụ chẳng ngờ

Ung thư kết hạch nguy cơ có ngày

Hại nhiều lợi ít rõ thay

Khuyên ai quyết chí bỏ ngay thuốc lào.

Tác dụng của thuốc lào

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị đứt tay, đứt chân, lấy một ít sợi thuốc lào vê tròn rồi đắp trực tiếp lên chỗ đứt, máu sẽ cầm ngay. Nước điếu lấy ở điếu cầy được bôi chữa hắc lào.

Có thể xử trí ban đầu như sau:

  •  Chữa rắn cắn: Lấy 1 cục thuốc lào to bằng đầu ngón tay nhai nuốt nước, bã đắp. Nếu không có sẵn sợi thuốc lào, uống 1 chén nước điếu hoặc cạo lấy cao bám trong xe điếu bôi, đắp vào vết cắn.
  •  Chữa vết thương: Thuốc lào (20%) giã nát đắp. Hoặc thuốc lào (20%), Lá tre non (40%) phơi thật khô, tán thành bột mịn, gạo tẻ (40%) rang giòn, tán thành bột mịn. Trộn đều 2 bột rắc lên vết thương, băng lại. Sau 2 – 3 ngày thay thuốc một lần.
  •  Chữa sâu quảng: Lá thuốc lào (50g), Quả hồi (50g), Măng tre (100g), Lá chanh (50g). Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, đắp.
  • Lá thuốc lào giã nát lấy nước bôi chữa bỏng. Nấu nước tắm rửa để chữa ghẻ cho súc vật. Lá thuốc lào tươi, thái nhỏ rải xuống dưới chiếu nằm có tác dụng trừ rệp. Lá thuốc lào sắc lấy nước đặc, phun để diệt sâu hại cây trồng.
  •  Phòng đỉa cắn: Thuốc lào (10g), Vôi tôi (20g), Bồ hóng (10g) giã nhỏ để bôi

Rất mong các bạn có thói quen hút thuốc lào, sau khi thấy rõ tác hại của việc hút thuốc lào sẽ “chôn điếu đi” mà không “đào điếu lên” nữa. Có thế mới tăng thêm tuổi thọ, gìn giữ được sức khoẻ.

Xem thêm: Cây thuốc Nam

Nguồn: Caythuocquy

]]>
https://tuelinh.vn/thuoc-lao-va-tac-dung-cua-no-trong-doi-song-6889/feed 0
Những cây thuốc, vị thuốc nam dùng để nhuộm răng đen https://tuelinh.vn/nhung-cay-thuoc-vi-thuoc-nam-dung-de-nhuom-rang-den-6884 https://tuelinh.vn/nhung-cay-thuoc-vi-thuoc-nam-dung-de-nhuom-rang-den-6884#respond Wed, 01 Feb 2012 14:39:36 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6884 Trước đây, người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián.

Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Hữu Ngọc chủ biên, Vũ Văn Chuyên… Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:

“Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hoà giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng.

Răng đen đã đi vào ca dao:

Răng đen ai nhuộm cho mình

Để duyên mình đẹp cho tình anh say

Lấy chồng cho đáng tấm chồng

Bõ công trang điểm má hồng, răng đen

Thành ngữ: Răng đen hạt na.

Tạp chí Việt Nam Cultural Window số 6 và 7 tháng 9 và 10 1998 trang 38 bài Blackened teeth, tóm tắt nội dung như sau:
Nhuộm răng đen ở Việt Nam

Nhai trầu là một phong tục lâu đời. Người nhai trầu nhổ ra một nước đỏ sẫm. Nước này dần dần làm cho răng có mầu đỏ nâu. Điêu tra ở làng Bạch Cốc, xã Thanh Lợi, tỉnh Hà Nam vào táng 8-1996 cho thấy dân ở lứa tuỏi 35 – 50 nhai trầu nhưng không nhuộm răng đen, hoặc do bắt chước mẹ và bà, hoặc để ấm khi làm đồng vào mùa đông. Muốn có răng đen như hạt na thì phải nhuộm.

1. Làm sạch răng: Trong 3 ngày liền, sau mỗi bữa ăn, người ta làm sạch răng với vỏ quả cau và bột than củi, sau đó súc miệng với nước pha dịch chanh hay giấm và nước gạo và giữ vài lát chanh trong miệng một thời gian dài.

2. Nhuộm đỏ răng: Trong 3 đến 10 đêm liền một bột thuốc nhuộm đỏ bao gồm cánh kiến trộn với dịch chanh hay giấm và nước gạo được đun nóng rồi phết lên 2 miếng lá chuối hoặc 2 tờ giấy bản rồi đắp lên bề mặt của 2 hàm răng và ngậm miệng suốt đêm. Sáng hôm sau súc miệng với nước muối. Sau đó thì răng có màu đỏ nâu.

3. Nhuộm răng đen: Tiến hành trong 3 đêm. Thuốc nhuộm gồm sulfat sắt trộn với vỏ quả lựu, vỏ quế, hoa hồi và đinh hương, hoặc sulfat sắt, cánh kiến, cam thảo, cau, rễ cây gỗ “bạch chỉ”, rễ cây sậy, địa hoàng và nhựa cây gỗ đàn hương.

Tất cả xay thành bột, trộn với nước và nước gạo đun sôi rồi ninh nhỏ lửa với bột nếp thêm vào sau được một thứ keo đen thơm. Cách nhuộm giống như nhuộm đỏ.

4. Bảo vệ màu. Quá trình này mất 4 ngày bao gồm đun sọ dừa trên một ngọn lửa than củi nóng để có một nước màu đen nổi lên trên. Nước này trải trên lưỡi dao trong vài giờ sau đó đắp lên răng. Bề mặt của răng trở nên đen bóng. Hoặc bao gồm sulfat sắt, sulfat đồng, cam thảo, quả cau, rễ cây gỗ Bạch chỉ và rễ sậy.

5. Duy trì răng đen. 2 – 3 năm một lần, nhuộm lại, mỗi lần 5 phút để sửa lại màu đen bóng của răng. Người nhuộm răng mới đầu dễ bị viêm lợi và môi và phải kiêng ăn thức ăn béo, nóng và rắn để đảm bảo sự dính kết tốt nhất của keo trên bề mặt răng.

1. Cánh kiến đỏ: là một loại rệp. Tên khoa học: Laiccifer lacca Merr. Họ Cánh kiến đỏ Lacciferidae. Nhựa là tổ của rệp cánh kiến đỏ, có màu nâu cánh gián trông như những hạt kê kết lại thành từng mảng bao bọc quanh cành cây. Bên trong tổ có màu đỏ tía. Trong nhựa cánh kiến đỏ chủ yếu là các chất cao phần tử do lactit của acid shellolic và acid aleuritic. Chất màu của cánh kiến đỏ chủ yếu là acid laccaic, một dẫn xuất của anthraquinon màu đỏ. Nhựa cánh kiến đỏ là nguyên liệu chính của shellac pha vào vécni để sơn.

2. Phèn đen: sulfat sắt.

Cây phèn đen, tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Dịch lá dùng chữa trị răng lợi bị thương. Chảy máu nướu răng: dùng lá phèn đen phơi khô rồi ngậm.

3. Vỏ quả lựu: Tên khoa học của cây lựu: Punica granatum L. họ Lựu Punicaceae.Vỏ quả lựu đông y gọi là Thạch lựu bì, tên latinh: Pericarpium Granati. Chứa granatin, acid betulic, acid ursolic, isoquercetin. Dùng trị lỵ ra huyết, đái ra máu, băng huyết.

4. Quế chi: vỏ cành cây quế Cinnamomum cassia Presl. Họ Long não Lauraceae vỏ giàu tanin và chứa tinh dầu có nhiều acid cinnamic. Mùi thơm.

5. Hoa hồi. Cây hồi Illicium verum Hook.f.et Thoms. Họ Hồi Illiciaceae. Bộ phận dùng: quả hồi, chứa nhiều tinh dầu có anethol, ta quen gọi là “Hoa hồi” dùng làm thơm thuốc đánh răng.

6. Đinh hương: nụ hoa khô của cây đinh hương Sizygium aromatium (L.) Merr. et Perry = Eugenia caryophyllata L. họ Sim Myrtaceae. Tinh dầu chứa eugenol dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tuỷ răng.

7. Vỏ quả cau. Cây cau Areca catechu L. họ Cau Arecaceae. Đông y gọi vỏ quả cau là Đại phúc bì tên latim Pericarpium Arecae. Chứa arecolin, guvacolin, guvacin. Dùng làm thuốc trong Y học cổ truyền.

8. Cam thảo. Glycyrrhiza uralensis Fisch. Họ Đậu Fabaceae. Rễ chứa glycyrrhizin. Có vị ngọt.

9. Rễ cây gỗ Bạch chỉ. Vị bạch chỉ Angelica dahurica (Fisch. Et Hoff) Benth. et Hook. f. Họ Hoa tán Apiaceae là cây thảo cao 1m còn cây gỗ Bạch chỉ là Bạch chỉ nam Milletia pulchra Kurz. Họ Đậu Fabaceae. Cây to, cao 5 – 7m. Bộ phận dùng là rễ củ. Củ tươi mài với nước gạo nước cơm bôi trị chảy máu.

10. Rễ cây sậy. Tên khoa học Phragmites communis (L.) Trin. Họ Lúa Poaceae. Rễ có tên là Lô căn. Loài sậy núi Arundo donax L. Họ Lúa Poaceae. Thân rễ chữa đau răng. Măng sậy núi dùng trị đau răng.

11. Địa hoàng. Rehmannia glutinosa Libosch. Họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae. Bộ phận dùng: rễ củ, sống gọi là sinh địa, chế biến gọi là thục địa, có màu đen nhánh. Làm đen râu tóc.

12. Nhựa cây gỗ đàn hương. Santalum album L. Họ Đàn hương Santalaceae. Lõi gỗ chứa tinh dầu có santalol. Để trám răng người ta dùng nhựa sấy khô của cây giáng hương Pterocarpus macrocarpus Kurz họ Đậu Fabaceae hoặc của cây giáng hương Ấn Pterocarpus indicus Willd, cùng họ. Nhựa trích từ cây có màu đỏ sẽ đông cứng sau vài giờ thường được gọi là kino.

Nhựa kino chứa một tanin riêng biệt là acid kino-tannic và 1 chất màu đỏ. Dùng để trám răng.

13. Nước cốt dừa. Cocos nucifera L. họ Cau Arecaceae. Nước dừa tên latin Lac Cocoris. Nước dừa là một dung dịch đẳng trương gồm chủ yếu là Glucoz fructoz, rất ít saccaroz. Làm đen tóc. Nước dừa vô trùng dùng làm dịch truyền tĩnh mạch.

Chú ý: Ở Nhật Bản người ta xưa kia cũng có phong tục nhuộm răng đen, bằng một vị gọi là Ngũ bôi tử. Tên latin là Galla sinensis. Đó là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu ngũ bôi tử Schlechtendalia sinensis Bell gây ra trên cây muối Rhus semi alata Murray họ Đào lộnhột Anacardiaceae. Chứa tanin gọi là acid galotanic. Khi chất tanin của ngũ bôi tử tác dụng lên feric clorua sẽ cho màu lam đen. Dung dịch 5 – 10% dùng súc miệng để điều trị các vết loét trong miệng.

Xem thêm: Cây thuốc Nam

Vũ Văn Chuyên

]]>
https://tuelinh.vn/nhung-cay-thuoc-vi-thuoc-nam-dung-de-nhuom-rang-den-6884/feed 0
Cây dạ cẩm và bệnh viêm loét lưỡi miệng https://tuelinh.vn/cay-da-cam-va-benh-viem-loet-luoi-mieng-6879 https://tuelinh.vn/cay-da-cam-va-benh-viem-loet-luoi-mieng-6879#respond Wed, 01 Feb 2012 14:32:52 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6879 Dạ cẩm là cây bụi leo bằng thân quấn. Cành lúc non hình bốn cạnh về sau hình trụ, phình to ở những đốt. Lá mọc đối xứng, hình bầu dục, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới rất nhạt, lá kèm hình sợi.


Tổng quan

  • Dạ cẩm có tên gọi: Cây loét mồm, ngón lợn, đứt lưỡi, chạ khẩu cắm Tên khoa học: Oldenlandia capitellata Kunze.
  • Dạ cẩm có tên gọi: Cây loét mồm, ngón lợn, đứt lưỡi, chạ khẩu cắm
  • Tên khoa học: Oldenlandia capitellata Kunze.

Cây bụi leo bằng thân quấn. Cành lúc non hình bốn cạnh về sau hình trụ, phình to ở những đốt. Lá mọc đối xứng, hình bầu dục, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới rất nhạt, lá kèm hình sợi. Cụm hoa là một xim phân đôi mọc ở kề lá hoặc đầu cành, gồm những đầu tròn mang hoa màu trắng hoặc trắng vàng, trang họp hình ống. Quả nang, chứa nhiều hạt rất nhỏ. Toàn cây có lông mịn. Mùi hoa quả có vào tháng 5 – 7. Cây dạ cẩm dài 1 – 2m.

Phân biệt dạ cẩm

Dạ cẩm có hai loại: có loại thân tím và thân trắng, có lông và không có lông. Loại thân tím có lông được dùng phổ biến hơn, cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nương rẫy, ven đường chân núi đá vôi, cây dạ cẩm có nhiều ở tỉnh phía Tây Bắc, ngay các tỉnh miền Trung ở vùng đồi núi cũng có nhiều.

Dạ cẩm dùng toàn cây, trong dạ cẩm có chứa nhiều chất tanin, ancaloit, anthiraglucozit, saponin.

Dạ cẩm thường dùng phần từ mặt đất lên ngọn, lá non, thu hái quanh năm, thu hái về đang tươi chặt nhỏ phơi khô, hoặc sấy dòn, thơm như chè uống nước.

Kinh nghiệm dân gian dùng dạ cẩm làm thuốc chữa loét lưỡi, loét miệng mỗi lần uống cho 1 – 2 thìa canh bột dạ cẩm hãm nước sôi uống 1 – 2 lần hoặc cho vào ấm sắc hãm từ 12 – 20g uống thường xuyên trong ngày.

Từ những năm 60, các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng từ kinh nghiệm trong nhân dân, ngành Dược Nhà nước đã nấu thành cao dạ cẩm với mật ong đóng thành chai 300ml bán rộng trên thị trường ở các tỉnh phía Bắc cho bệnh nhân đau dạ dày uống có tác dụng rất tốt, thời ấy dạ cẩm được xem như một dược phẩm quý với bệnh nhân đau dạ dày tá tràng.

Vừa qua, tại Quy Nhơn bệnh nhân Võ Hồng K. 60 tuổi, thường xuyên lở loét miệng điều trị nhiều thuốc tân dược ngoại uống, hoặc bôi… vẫn không khỏi hẳn còn uống, còn bôi có giảm tí chút, ngừng thuốc lại tái phát. Bệnh nhân K đã kiên trì sắc nước cây dạ cẩm như uống nước trà, sau 2 – 3 tháng thấy giảm lở loét ăn uống trở nên bình thường.

Trong dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, giảm sự tăng của axit dạ dày (Acide Chlohydric – HCL) nhờ cơ chế này của cao dạ cẩm rất tốt trong điều trị đau dạ dày tá tràng thể đa toan, sẽ làm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, bệnh nhân có cảm giác dễ chịu khoan khoái, nhẹ bụng, sau uống nước sắc dạ cẩm hoặc cao dạ cẩm.

Có thể phối hợp bột thơm dạ cẩm với mật ong hoặc với một ít bột cam thảo để uống. Ngày dùng bột dạ cẩm 20 – 40g.

Theo chúng tôi, nhiều bệnh nhân viêm, lở loét lưỡi, miệng thường xuyên hoặc từng đợt thường dễ nhầm với ec-pec niêm mạc khi chưa có chẩn đoán chuyên khoa, nhiều bệnh nhân nghe theo quảng cáo thuốc “mì ăn liền” vội mua dùng đã có rất nhiều phản ứng phụ có hại. Bước đầu, có thể nên dùng dạ cẩm rất có lợi vì không có tác dụng xấu, đối với trẻ em vẫn dùng dạ cẩm rất tốt.

Dạ cẩm còn có tác dụng tốt trong chữa vết thương bằng giã nhỏ lá tươi dạ cẩm với ít muối đắp lên vết thương làm chóng lên da non, giúp giải độc, thanh nhiệt làm dịu đau, tiêu viêm, lợi tiểu.

Xem thêm: Cây thuốc Nam

Nguồn tham khảo:

Caythuocquy

]]>
https://tuelinh.vn/cay-da-cam-va-benh-viem-loet-luoi-mieng-6879/feed 0