Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Mon, 17 Mar 2025 08:40:02 +0000 vi hourly 1 Rối loạn tiêu hóa ở người già https://tuelinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-o-nguoi-gia-16677 https://tuelinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-o-nguoi-gia-16677#respond Wed, 16 Oct 2013 06:38:50 +0000 https://tuelinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-o-nguoi-gia-16677 Người già sức đề kháng đã suy yếu cộng thêm với hệ tiêu hóa suy giảm nên dễ bị rối loạn tiêu hóa. Nhiều người cao tuổi than phiền vì họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn và dường như mất hẳn cảm giác thèm ăn. Hệ tiêu hóa luôn bị rối loạn đi kèm các biểu hiện như: đầy hơi, sôi bụng, đi ngoài phân không thành khuôn … rất khó chịu. Vậy giải pháp ở đây là gì ?

Các dạng rối loạn tiêu hóa hay gặp ở người cao tuổi

Dạng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến ở hầu hết người cao tuổi đó là tình trạng chán ăn mệt mỏi, không muốn ăn và rất dễ bỏ bữa. Đây là do sự suy thoái dần dần của hệ tiêu hóa do tuổi tác nhất là sự giảm bài tiết dịch vị như nước bọt, dịch dạ dày, dịch ruột, dịch mật. Thậm chí, nhiều người còn không có cảm giác đói cũng mất hẳn cảm giác thèm ăn như trước.

Một dạng rối loạn tiêu hóa nữa là tình trạng sôi bụng sôi bụng, đầy hơi, trướng bụng, đi ngoài phân lỏng, phân không thành khuôn nhất là mỗi khi ăn các thức ăn nhiều mỡ , nhiều đạm. Đó là do sự suy giảm chức năng co bóp của đường tiêu hóa và các men tiêu hóa. Cũng chính vì lý do này mà nhiều người cao tuổi ngại ăn các loại thức ăn bổ dưỡng như thịt, cá hoặc rất ngại uống sữa.

Cũng có nhiều người già thường xuyên bị táo bón. Táo bón gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý ở người già. Táo bón xảy ra chủ yếu do chức năng và hệ men tiêu hóa của đường ruột giảm sút, do ít vận động hoặc do chế độ ăn uống thiếu hợp lý như ăn ít rau, quả, uống ít nước. Càng ăn ít rau, uống ít nước, kèm theo ít vận động thì hiện tượng táo bón càng dễ xảy ra.

Táo bón khiến cho người già lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi do các chất độc tố có trong phân, trong đó có nhiều độc tố của vi khuẩn ngấm vào máu đi đến hệ thống thần kinh. Táo bón ở người già làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn cho nên mỗi lần đi ngoài người già rất sợ phải rặn mạnh sẽ gây đau và chảy máu. Đây cũng là lý do mà táo bón ngày càng nặng thêm gây cảm giác đau quặn bụng, nhất là vùng bụng dưới và 2 hố chậu dễ nhầm lẫn với bệnh tiết niệu hoặc viêm sỏi, viêm ruột thừa ….

Với những người già có sức khỏe yếu, việc đi lại đã khó khăn huống chi với các trường hợp bị sa sút trí tuệ thì có lẽ việc táo bón kéo dài càng gây bất lợi cho bản thân người bệnh và cả người nhà. Tinh thần không thoải mái, căng thẳng cũng làm cho tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở người già bằng cách nào?

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở người già

Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa  là một vấn đề hết sức quan trọng và cần sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình cũng như chế độ ăn uống hàng ngày cho người cao tuổi.. Một số người cao tuổi nhiều khi không cần dùng thuốc cũng có thể tự khỏi bệnh hoặc triệu chứng bệnh sẽ giảm xuống nếu được chăm sóc cẩn thận. Chú ý chế độ ăn uống kết hợp vận động kết hợp với tinh thần thoải mái.

Với các trường hợp chán ăn, không thèm ăn thì cần sự động viên và một số động tác hỗ trợ trong các bữa ăn như bón cơm, cháo, cho người già uống nước. Nhất là đối với những người sức yếu, bị sa sút trí tuệ để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể. Thường xuyên động viên và tìm cách chế biến các loại rau hợp khẩu vị để cho người già được ăn nhiều rau và các loại hoa quả có nhiều chất xơ phòng ngừa táo bón.

Với các trường hợp đang bị táo bón, gia đình có thể cho người cao tuổi ăn thêm khoai lang luộc, canh mồng tơi, rau đay. Nếu bị bệnh về dạ dày, viêm đại tràng, gan, mật thì nên đi khám bệnh định kỳ để được điều trị và tư vấn của bác sĩ làm sao cho bệnh chóng khỏi.

Khuyến khích người già vận động cơ thể hàng ngày, đều đặn, nhẹ nhàng. Có thể kết hợp xoa bóp vùng bụng, xoa bóp các cơ và đi bộ cùng người già. Với những người có sức khỏe yếu có thể chỉ đi bộ trong nhà, trong sân, không nên ngồi một chỗ trong nhiều giờ. Nếu có điều kiện và sức khỏe còn tốt thì đi bộ xa hơn, chơi cầu lông, bơi lội… Thời gian vận động cơ thể trong ngày cũng chỉ nên khoảng 60 phút là vừa và chia thành từ 2 – 3 lần tập, không tập một lúc 60 phút. Ngoài vật chất và vận động cơ thể cũng nên có hoạt động về tinh thần như đọc sách báo, xem vô tuyến, nghe đài….

]]>
https://tuelinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-o-nguoi-gia-16677/feed 0
Các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-roi-loan-tieu-hoa-9586 https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-roi-loan-tieu-hoa-9586#respond Sun, 13 Oct 2013 22:02:17 +0000 https://tuelinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-nguyen-nhan-do-dau-9586 Phần lớn chúng ta đều cho rằng, nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống. Có thể do bạn ăn uống quá nhiều, ăn nhiều chất béo, chất đạm, đường, cũng có thể do bạn ăn ít rau quả tươi, ăn không đúng bữa, ăn thức ăn dự trữ lâu ngày …. sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Thế nhưng, trên thực tế, rối loạn tiêu hóa còn có nhiều nguyên nhân khác nữa gây ra, vậy đâu mới là 1 câu trả lời đầy đủ?

Từ những thói quen ít ngờ tới

Những thói quen vô tình lại gây rối loạn tiêu hóa, bạn có bao giờ nghĩ vậy không? Trên thực tế, điều đó đúng đấy. Cứ nghĩ rằng nhiều chất xơ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng dùng quá liều có thể khiến bội tăng hiện tượng đầy hơi trong khung ruột. Rồi khi khẩu phần ăn của bạn quá nhiều tinh bột nên vô tình tiếp tay cho phản ứng lên men của lực lượng vi sinh có hại luôn sống chực chờ trên nền ruột. Cũng có khi chỉ vô tình ăn nhiều hơn một chút các món ngọt ít ngờ tới khả năng đường ủ rồi lên men rồi thành rượu ngay trong lòng ruột…. và vô số lý do khác nữa.

Đến chế độ ăn quả tải

Khoan chưa kể đến bệnh lý, ai cũng biết rằng rối loạn tiêu hóa có liên quan nhiều đến chế độ ăn uống. Việc ăn uống thường xuyên tại các quán xá vỉa hè, nhà hàng kém vệ sinh, hay mua các thực phẩm không rõ nguồn gốc … đều làm cho hệ tiêu hóa không bình thường, biểu hiện là phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, có mùi tanh. Theo các chuyên gia sức khỏe, 7 thói quen ăn uống khiến hệ tiêu hóa dễ nổi loạn đó là :

  • Ăn đồ ăn lạnh
  • Ăn quà vặt quá nhiều
  • Rượu bia quá độ
  • Vừa ăn vừa làm việc
  • Ăn quá nhanh
  • Ăn quá no
  • Ăn nhiều thực phẩm chua cay

Và vô vàn các lý do khác gây rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh. Trong một số trường hợp người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị bệnh đặc biệt là thuốc kháng sinh rất dễ gây phản ứng phụ là tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp dùng kháng sinh liều cao kéo dài có thể gây tình trạng tiêu chảy nặng hơn được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Tốt hơn hết, trong các trường hợp phải sử dụng đến thuốc kháng sinh thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước.

Do công việc căng thẳng, ăn uống thất thường. Ngoài việc ăn uống kém hợp lý ra thì môi trường áp lực, bận rộn khiến việc ăn uống theo một thời gian nhất định cũng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh đường tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên ăn quá nhanh, cũng đừng để bụng thường xuyên trong tình trạng “chẳng có gì” mới nạp năng lượng. Tốt hơn hết, bạn nên ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ để cải thiện đường tiêu hóa, kiểm soát căng thẳng cũng là cách giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Ảnh hưởng bởi một số bệnh lý. Một số bệnh lý liên quan đến dạ dày, tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính, sỏi đường tiết niệu, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng co thắt cũng có thể là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Khi thấy các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng kéo dài, nôn, buồn nôn, ọe, đi lỏng hoặc táo bón …. thì bạn nên cảnh giác vì đó có thể là báo hiệu của một số bệnh lý.

Phòng bệnh luôn an toàn và hiệu quả hơn chữa bệnh. Vì thế, bạn cần tránh trước khi bệnh tình xảy ra bằng cách ăn uống, sinh hoạt điều độ, đi khám bác sỹ định kỳ để đảm bảo sức khỏe ổn định, sử dụng các sản phẩm bảo vệ đường ruột, dạ dày theo chỉ dẫn của bác sỹ. Khi gặp bất kỳ các vấn đề gì liên quan đến đường tiêu hóa nên được thăm khám để có hướng điều trị kịp thời. Sữa chua cũng là một lựa chọn để bổ sung lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột.

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-roi-loan-tieu-hoa-9586/feed 0
Khi bị rối loạn tiêu hóa nên làm gì? https://tuelinh.vn/khi-bi-roi-loan-tieu-hoa-nen-lam-gi-9576 https://tuelinh.vn/khi-bi-roi-loan-tieu-hoa-nen-lam-gi-9576#respond Sat, 12 Oct 2013 01:17:40 +0000 https://tuelinh.vn/khi-bi-roi-loan-tieu-hoa-nen-lam-gi-9576 Cuộc sống hiện đại, hệ tiêu hóa của chúng ta thường quá tải do chế độ sinh hoạt hàng ngày, lúc thì quá no, lúc thì quá đói. Thêm vào đó là các loại đồ ăn nhanh và một số đồ uống có sẵn cộng thêm với suy nghĩ chủ quan qua loa của một số người càng làm cho hệ tiêu hóa dễ bị rối loạn. Các dạng rối loạn tiêu hóa chủ yếu gồm có đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng …. Khi bị rối loạn tiêu hóa, việc trước hết là cần “giảm tải” cho đường ruột bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Cụ thể như thế nào, mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.

Làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

1. “Giảm tải” cho đường ruột

Để giúp hệ tiêu hóa hồi phục và cân bằng trở lại, điều quan trọng nhất là thay đổi chế độ ăn. Ngoài việc đảm bảo tối đa vệ sinh thực phẩm để tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại, chúng ta càn tránh các thực phẩm không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Một số thực phẩm điển hình dễ gây đầy hơi như tỏi, hành, đậu, bắp cải, húng quế, cần tây, chuối, mận, nho khô và sữa… Ngoài ra, những món có quá nhiều mõ cũng không tốt cho đường ruột lúc này.

Cần đặc biệt chú ý chế độ ăn khi bị rối loạn tiêu hóa

Cà phê, kẹo cao su, các loại nước ngọt có gá, hoa quả bánh kẹo nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, một số đồ ăn chua, cay cũng được đánh giá là không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Người đang bị rối loạn tiêu hóa cần tuyệt đối tránh thuốc lá, đồ uống có cồn và nên kiềm chế bản thân trước những bữa ăn thịnh soạn. Tốt nhất hãy ăn vừa đủ, ăn chậm và nhai kỹ.

Hãy đảm bảo ăn uống đúng giờ giấc, ăn lúc thức ăn còn nóng sốt, nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước nhất là khi bạn đang bị táo bón hành hạ.

Ngoài chuyện ăn uống, việc vận động thể chất cũng cực kỳ có lợi cho người bị rối loạn tiêu hóa. Việc tập luyện thể dục giúp cân bằng các hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.

Dùng thuốc cũng là một giải pháp cho trường hợp này tuy nhiên, bạn không nên tự ý uống mà nên tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc người có chuyên môn để việc điều trị đạt hiệu quả. Cần hiểu rằng, trong một số trường hợp, thuốc chỉ đóng vai trò nhỏ, càng ít dùng thì càng hay.

2. Thăm khám bác sỹ khi cần thiết

Tuy là một triệu chứng thường gặp và quá phổ biến nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể dễ dàng bỏ qua. Khi thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, hoặc bị đi ngoài ra máu, đi ngoài kèm sốt cao, uống thuốc điều trị tiêu chảy trong vòng 24 tiếng mà không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần được đưa tới bệnh viện để thăm khám điều trị kịp thời.

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa bằng cách nào?

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng ngừa các bệnh ở đường tiêu hóa, chúng ta cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

Vệ sinh tay sạch sẽ cũng là cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

  • Khi mua chọn thực phẩm tươi, sạch, không dập nát, thối rữa.
  • Trước khi chế biến nên ngâm rửa rau quả thật kỹ.
  • Nên thực hiện ăn chín uống sôi, nên ăn ngay sau khi vừa chế biến.
  • Với các thực phẩm chế biến sẵn cần bảo quản cẩn thận, tránh ruồi, nhặng đậu vào làm bẩn thức ăn.
  • Tuyệt đối không để lẫn thức ăn sống và thức ăn chín. Dụng cụ chế biến thức ăn chín và thức ăn sống phải riêng rẽ. Nếu chỉ có một bộ dao thớt thì khi chế biến thức ăn sống phải rửa sạch, phơi khô mới được chế biến thức ăn chín.
  • Trước khi chế biến thức ăn phải rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.
  • Trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh cần phải chú ý vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Giữ bếp và nơi chế biến thức ăn luôn luôn khô ráo sạch sẽ.
  • Tuyệt đối không ăn thức ăn ôi thiu, hỏng mốc.
  • Phải dùng nước sạch để chế biến và nấu thức ăn.

Xem thêm:

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/khi-bi-roi-loan-tieu-hoa-nen-lam-gi-9576/feed 0
Rối loạn tiêu hóa do bia rượu – Giải pháp nào cho bạn? https://tuelinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-do-bia-ruou-giai-phap-nao-cho-ban-12412 https://tuelinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-do-bia-ruou-giai-phap-nao-cho-ban-12412#respond Sat, 11 May 2013 01:30:19 +0000 https://tuelinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-do-bia-ruou-giai-phap-nao-cho-ban-12412 Theo tính chất công việc, một số người phải giao tiếp nhiều, đặc biệt là nam giới thường xuyên phải có mặt trong các buổi tiệc tùng kèm theo đó là rượu bia nhiều. Đó cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa . Vậy giải pháp nào cho những trường hợp này?

rối loạn tiêu hóa

Những dấu hiệu chính của người bị rối loạn tiêu hóa do bia rượu nhiều chủ yếu là đau bụng, trướng bụng, và rối loạn thói quen đi cầu. Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Các dấu hiệu này có thể kéo dài vài ngày, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể tiếp diễn nếu người bệnh tiếp tục phải uống rượu nhiều, nếu kéo dài có thể làm cho bệnh lý trở lên trầm trọng hơn và gây ra những tổn thương ở thực thể ở các cơ quan tiêu hóa nếu không được chữa trị kịp thời.

Để điều trị hiệu quả hiện tượng này, giải pháp đầu tiên chúng ta nên sử dụng đó là điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là một số hướng dẫn:

  • Nên bổ sung các loại rau như súp lơ, bông cải xanh, cải bắp và rau đậu trong các bữa ăn.
  • Cần uống nhiều nước, tránh nước soda vì trong soda thường có ga và có thể gây ra khí và khó chịu vùng bụng.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn, như vậy có thể làm giảm tỷ lệ đau bụng do co thắt ruột và tiêu chảy. Bữa ăn chất béo và carbohydrate cao như gạo, mì ống, và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do bia rượu (hội chứng ruột kích thích.)
  • Một phương pháp điều trị phổ biến cho những người bị hội chứng ruột kích thích đó là việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống. Chất xơ vừa có tác dụng giúp cho ruột tránh bị co thắt gây đau bụng mà lại vừa thúc đẩy việc đi tiêu thường xuyên, giúp giảm táo bón.

Ngoài các biện pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng thì cách tốt nhất vẫn là hạn chế rượu bia ở mức tối đa bởi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, rượu bia nhiều còn làm giảm chức năng gan, men gan cao và một số bệnh lý tim mạch.

Ngọc Huế

]]>
https://tuelinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-do-bia-ruou-giai-phap-nao-cho-ban-12412/feed 0
Thực phẩm “thân thiện” với hệ tiêu hóa https://tuelinh.vn/thuc-pham-than-thien-voi-he-tieu-hoa-11955 https://tuelinh.vn/thuc-pham-than-thien-voi-he-tieu-hoa-11955#respond Mon, 25 Mar 2013 07:17:29 +0000 https://tuelinh.vn/thuc-pham-than-thien-voi-he-tieu-hoa-11955 Sữa chua, kim chi, thịt nạc, cá, ngũ cốc, chuối, gừng là các thực phẩm được “bình chọn” nằm trong top những thực phẩm “thân thiện” với hệ tiêu hóa. Cụ thể như sau:

Sữa chua

Trong sữa chua có chứa một số loại vi khuẩn giúp tiêu hóa thức ăn, và sữa chua còn giúp bổ sung dưỡng chất thực vật bình thường trong đường tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Kim chi

Kim chi được làm từ bắp cải, củ cải, hành tây cùng với rất nhiều các loại gia vị trong đó thành phần chính là bắp cải. Bắp cải là một loại chất xơ không tiêu hóa, do đó, nó giúp loại bỏ chất thải, có lợi cho việc đi tiêu. Tuy nhiên, món này có khá nhiều gia vị vì thế nên nó sẽ không là lựa chọn dành cho các bạn không thích những món ăn cay.

Thịt nạc và cá

Nếu chọn thịt , cá, thịt gà và các loại thịt khác thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng cơ thể của bạn có thể xử lý các loại thịt nạc từ cá, gà tốt hơn rất nhiều so với các loại thịt khác. Thịt đỏ là một sự lựa chọn rất tốt vì nó có chứa hàm lượng chất béo cao.

Các loại ngũ cốc

Bánh mì lúa mì, yến mạch, gạo nâu… là một nguồn chất xơ giúp cho việc tiêu hóa rất tốt. Vì vậy mỗi ngày bạn chỉ cần ăn 20 đến 30 gam là đủ.

Chuối

chuoi Chuối thực phẩm thần kỳ cho sức khỏe

Chuối giúp phục hồi các chức năng bình thường của ruột, đặc biệt là nếu bạn bị tiêu chảy. Ngoài ra, chuối còn có rất nhiều chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa. Mỗi ngày bạn nên ăn một trái chuối cũng góp phần giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Gừng

Gừng là một giải pháp an toàn cho các trường hợp buồn nôn, ói mửa, say tàu xe, ốm nghén, nóng ruột ăn mất ngon, và đau bụng.. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng vì sử dụng gừng ở liều cao có thể gây ra chứng ợ nóng.

]]>
https://tuelinh.vn/thuc-pham-than-thien-voi-he-tieu-hoa-11955/feed 0
Ảnh hưởng của rối loạn tiêu hóa đến sức khỏe https://tuelinh.vn/anh-huong-cua-roi-loan-tieu-hoa-den-suc-khoe-11951 https://tuelinh.vn/anh-huong-cua-roi-loan-tieu-hoa-den-suc-khoe-11951#respond Sun, 24 Mar 2013 07:12:59 +0000 https://tuelinh.vn/anh-huong-cua-roi-loan-tieu-hoa-den-suc-khoe-11951 Tuy không nguy hiểm đến mức độ chết người nhưng rối loạn tiêu hóa mang lại cho bạn cảm giác khó chịu, khổ sở thường xuyên và dai dẳng.

Những tác động trực tiếp đến sức khỏe

Hai triệu chứng đặc trưng nhất của rối loạn tiêu hóa là đau bụng va thay đổi thói quen đại tiện. Những cơn đau bụng có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau thành từng cơn có thể đau ở nhiều chỗ khác nhau, đôi khi cơn đau từ bụng lan ra sau lưng.

Đương nhiên là giờ đại tiện quy củ trước đây cũng hoàn toàn bị xáo trộn, mất hẳn tính đều đặn, khi thì tiêu chảy khi thì bị táo bón.

Rối loạn tiêu hóa còn kèm theo sự khó chịu ở bụng như sự căng cơ bụng, hay ợ hơi và trung tiện. Ngoài ra, ở một số người còn xuất hiện kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, hôi miệng đắng miệng, ợ chua.

Rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm tính mạng nhưng thực sự làm bệnh nhân thấy mệt mỏi, kém thoải mái, thường xuyên trong tình trạng khó chịu. Vì thế, bệnh nhân nên đến bác sĩ để khám và điều trị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Giảm tải cho đường ruột bị “rối loạn tiêu hóa”

Để hệ tiêu hóa hồi phục và cân bằng trở lại, việc thay đổi chế độ ăn là rất quan trọng. Ngoài việc đảm bảo tối đa vệ sinh thực phẩm, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ sau:

Tránh những thực phẩm gây đầy hơi như hành, tỏi đậu, bắp cải, húng quế, cần tây, chuối, mận, nho khô…, các món ăn nhiều mỡ… Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế với sữa, bởi sữa chứa nhiều đường lactose không tốt với bộ máy tiêu hóa kém khỏe mạnh.

Hạn chế cà phê, kẹo cao su và các loại nước ngọt có gas , nước hoa quả hay bánh kẹo nhiều đường fructose, thực phẩm chế biến sẵn… và một số đồ chua cay.

Hạn chế thuốc lá và thức uống có cồn : bởi đây là những thực phẩm làm giảm khả năng làm việc của đường tiêu hóa, vì vậy bạn cần hết sức hạn chế những thực phẩm này.

Kiềm chế trước các bữa tiệc thịnh soạn: những người bị rối loạn tiêu hóa không bao giờ nên ăn quá no, càng không nên nạp quá nhiều thức ăn giàu đạm và chất béo cùng lúc. Hãy ăn vừa đủ, ăn chậm và nhai kỹ.

Nên đảm bảo việc ăn uống đúng giờ giấc, thức ăn cần nóng sốt: Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước, nhất là khi triệu chứng táo bón nổi trội ở bạn.

Tăng cường vận động thể chất: điều này hoàn toàn có tác dụng tốt với người bị rối loạn tiêu hóa, nó giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.

Dùng thuốc: Thuốc là giải pháp cuối cùng cho người bị rối loạn tiêu hóa khi các biện pháp tự nhiên được áp dụng nhưng không đạt hiệu quả, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng thuốc mà cần nghiêm chỉnh tuân theo chỉ định của bác sỹ.

]]>
https://tuelinh.vn/anh-huong-cua-roi-loan-tieu-hoa-den-suc-khoe-11951/feed 0
Phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa https://tuelinh.vn/phuong-phap-dieu-tri-roi-loan-tieu-hoa-9582 https://tuelinh.vn/phuong-phap-dieu-tri-roi-loan-tieu-hoa-9582#respond Fri, 27 Jul 2012 03:47:58 +0000 https://tuelinh.vn/phuong-phap-dieu-tri-roi-loan-tieu-hoa-9582 Rối loạn tiêu hóa dù ở mức độ mãn tính hay không đều làm cho người bệnh mệt mỏi và thậm chí gầy còm, xanh xao gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số phương pháp điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, mời bạn đọc tham khảo.

Một số bài thuốc chữa trị rối loạn tiêu hóa

Theo lương y Huỳnh Văn Quang và lương y Phạm Như Tá, một số bài thuốc dưới đây giúp trị chứng bụng đầy hơi, óc ách do rối loạn tiêu hóa:

Bài thuốc từ hoài sơn, ý dĩ nấu với đường phèn

Nguyên liệu gồm: 100gr hoài sơn, 50gr ý dĩ (phần dùng cho một người) và một ít đường phèn

Ảnh vị thuốc hoài sơn

Cách chế biến: đem ý dĩ luộc sôi, bỏ nước, rồi lấy ý dĩ đó nấu chung với hoài sơn để dùng. Trước khi dùng cho vào một ít đường phèn (vừa ăn tùy người). Đây là món dân gian dùng rất hay đối với người bị chứng âm hư vị nhiệt (bụng đầy, chướng hơi, lưỡi dơ…). Còn người bị tỳ vị hư hàn (ăn uống khó tiêu, tay chân lạnh…) thì cũng dùng món trên, nhưng gia thêm vào một lát gừng tươi.

Bài thuốc từ sọ dừa

Dùng sọ dừa sao đen, rồi tán nhuyễn thành bột mịn, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng từ 10gr – 15gr hòa với nước chín để uống, sẽ rất hiệu nghiệm trong việc “giải quyết” chứng no hơi, rối loạn tiêu hóa.

Bài thuốc từ bột quế

Dùng 4gr bột quế hòa với một ít nước chín để uống, sẽ có công dụng trị chứng bụng dạ hay bị lạnh, dễ bị tiêu chảy, no hơi, bụng chướng đầy…

Bài thuốc từ muối rang

Lấy một ít muối hầm (muối đã rang chín) hòa với một ít nước chín (không quá mặn), rồi uống từ từ từng ít một, cũng sẽ có công dụng trị chứng bụng bị đầy hơi, óc ách khó chịu…

Điều trị từ lối sống

1. Kiểm soát chế độ dinh dưỡng

Dấu hiệu phát hiện bệnh: đi ngoài phân lỏng trong 2 – 3 tuần. Và hiện tượng này lặp lại nhiều lần trong năm.

Khi phát hiện bị mắc căn bệnh này, bạn đừng vội hoảng sợ mà hãy bình tĩnh xem lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.

13397530901.jpg (400×331)

Những người bị tiêu chảy mãn tính không nên ăn những thức ăn quá mỡ, quá ngọt, quá cay hoặc quá nhiều chất đạm

Những người bị tiêu chảy mãn tính không nên ăn những thức ăn quá mỡ, quá ngọt, quá cay hoặc quá nhiều chất đạm. Không nên ăn những hoa quả không được gọt vỏ và rau sống. Loại bỏ khỏi khẩu phần ăn các loại ngũ cốc còn nguyên hạt và các loại quả cứng, chúng có không tốt cho đường ruột của những người bị tiêu chảy mãn tính.

Những người mắc bệnh này nên ăn cà rốt được đun chín kỹ, thịt nạc, uồng trà đen, nước coca, khoai tây gọt vỏ. Sử dụng hàng ngày các loại thức ăn có nhiều chất bột: cơm, mỳ, khoai tây…

2. Điều trị tại nhà

Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân có thể tự mua thuốc điều trị tại nhà với điều kiện phân không có máu và không bị sốt. Có dùng thuốc có chứa loperamit được bày bán tại các cửa hàng tân dược.

Ngoài ra, bạn có thể nhờ dược sỹ tư vấn, họ có thể cho bạn những lời khuyên hiệu quả.

Tuy nhiên có nhiều người muốn khỏi thật nhanh đã dùng thuốc với liều cao. Điều này thường không tốt vì có trong trường hợp bệnh nhân bị đi ngoài do nhiễm khuẩn, việc uống thuốc quá nhiều như vậy có thể giúp bạn không đi ngoài phân lỏng nữa nhưng lại cản trở sự đào thải các mầm mống gây bệnh ra bên ngoài.

3. Những cách điều trị đơn giản nhưng hiệu quả

Ngoài việc dùng thuốc tân dược để điều trị bệnh tiêu chảy mãn tính, chúng ta có thể dùng một số loại cây để phòng căn bệnh này.

Trong ruột của chúng ta luôn có vi khuẩn, chúng rất quan trọng và không thể thiếu đối với hệ thống tiêu hóa của mỗi người: đó chính là môi trường sống trong ruột. Khi môi trường sống này bị tổn thương, nó sẽ gây ra bệnh tiêu chảy.

Ngoài những loại thuốc điều trị bạn có thể mua được ở cửa hàng thuốc tân dược, bạn có thể điều trị bệnh này bằng cách ăn sữa chua. Ăn sữa chua đều đặn hàng ngày còn giúp chúng ta phòng được căn bệnh này.

Một số loại cây có thể giúp điều trị bệnh tiêu chảy: cây cúc cam hoặc gừng.

Uống nước của lá cây cúc cam hoặc củ gừng giúp chữa khỏi tiêu chảy. Ở các nước phương Tây, người dân thường đun vỏ cây sồi hoặc cây tầm ma để chữa bệnh tiêu chảy.

Bạn nên nhớ, với bất kỳ cách điều trị tiêu chảy nào thì người bệnh luôn cần được uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng.

4. Những trường hợp cần đến bác sỹ

Những trường hợp như đi ngoài ra máu, đi ngoài kèm sốt cao, uống thuốc điều trị tiêu chảy trong vòng 24 tiếng không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh… cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được các bác sỹ khám bệnh và cho phương pháp điều trị hiệu quả.

]]>
https://tuelinh.vn/phuong-phap-dieu-tri-roi-loan-tieu-hoa-9582/feed 0
Rối loạn tiêu hóa – Những dấu hiệu dễ nhận biết https://tuelinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-nhung-dau-hieu-de-nhan-biet-9579 https://tuelinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-nhung-dau-hieu-de-nhan-biet-9579#respond Thu, 26 Jul 2012 02:55:39 +0000 https://tuelinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-nhung-dau-hieu-de-nhan-biet-9579 Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa đưa đến đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Điều đặc biệt là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa lại cùng với các triệu chứng của nhiều bệnh hiểm nghèo, đáng kể nhất là ung thư đường ruột, các bệnh đau bao tử, ợ chua, bệnh nhiễm khuẩn, viêm đại tràng …. Vậy có cách nào để nhận biết đâu mới là triệu chứng thực sự của rối loạn tiêu hóa không?

Rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện thay đổi như:

Thay đổi vấn đề đại tiện

“Bệnh” tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. Sự thay đổi thói quen đại tiện trở nên rõ ràng hơn. Đi vệ sinh bỗng dưng không còn đều đặn như trước. Hơn nữa, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy. Tùy theo bệnh tình, mà người bệnh có khuynh hướng táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.

Đau bụng

Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như “dao cắt”. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn. Bệnh nhân thường đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Họ cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở vị trí nào nhất định. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lan ra sau lưng.

Đầy hơi

Sình bụng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng “căng to như cái trống”. Bệnh nhân ợ hơi liên tục hoặc “đánh rắm” liên miên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, rồi to dần khi ngày từ từ trôi qua. Bụng “phì lớn” nhanh như người có bầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa, v.v…

Tâm lý đóng một vai trò quan trọng khi nói về hội chứng rối loạn tiêu hóa. Vì thế buồn phiền, chán nản, u sầu sẽ làm những triệu chứng kể trên trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn kể cả phụ nữ trong những ngày thấy kinh nguyệt cũng có thể gặp rối loạn tiêu hóa.

Xác định bệnh bằng cách nào?

Vì rối loạn tiêu hóa mang cùng triệu chứng với nhiều bệnh hiểm nghèo hơn, đáng kể nhất là ung thư (nhất là ung thư đường ruột), hoặc các bệnh khác như bệnh đau bao tử, bệnh ợ chua, bệnh nhiễm khuẩn, viêm đại tràng, bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng, sán lãi, viêm tụy tạng mạn tính, bệnh không dung nạp sữa (lactose intolerance)…, bệnh nhân cần đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định. Tùy theo tình trạng bệnh lý và tuổi tác, bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm khác nhau.

Sau đây là những điều bạn nên biết: Nếu tự nhiên bị biếng ăn, mất ngủ, sút cân, nóng sốt, đại tiện ra máu, mất quá nhiều nước, hoặc cơ thể trở nên khác thường một cách kỳ lạ vô nguyên cớ, nhất là ở những người trên 50 tuổi, có lẽ đây không phải là những triệu chứng của hội chứng rối loạn tiêu hóa. Những bệnh nhân này nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cách chữa trị hiệu quả?

Thay đổi cách thức ăn uống: Thức ăn, nước uống không gây ra rối loạn tiêu hóa nếu bảo đảm vệ sinh, tuy nhiên cũng có loại thức ăn đồ uống có thể làm “bệnh” trở nên trầm trọng hơn.

  • Các thức ăn sau đây có thể gây ra sình bụng: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế v.v… Đừng uống quá nhiều cà phê cũng như uống sữa. Tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (đây là đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây).
  • Bệnh nhân nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón.
  • Tập thể dục đều đặn có thể giúp cho cơ thể nói chung và hệ thống tiêu hóa nói riêng được hoạt động một cách đắc lực hơn.

Dùng thuốc khi nào?

Tùy theo từng cá nhân, bác sĩ có thể sẽ phải chữa trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ đóng một vai trò phụ trong việc chữa trị mà thôi. Nếu dùng chỉ nên dùng khi thật cần và càng dùng ít càng tốt.

Các loại thuốc tiêu biểu như dicyclomine HCl (bentyl), hyoscyamine sulfate (levsin) có thể thuyên giảm chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy. Vì bệnh có khuynh hướng thay đổi theo chu kỳ từ tiêu chảy đến táo bón, nên bệnh nhân thường uống thuốc cầm loperamide (imodium) hoặc diphenoxylate (lomotil) khi bị tiêu chảy và uống thuốc sổ khi bị táo bón. Một số bệnh nhân rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi uống amitriptyline (elavil), một loại thuốc chữa bệnh u sầu.

Tóm lại: Tuy hội chứng tiêu hóa vẫn được xem là một “bệnh tâm lý”, một số thuốc có thể làm thuyên giảm những triệu chứng một cách đáng kể, tuy nhiên, sự thành công trong việc chữa trị một phần phụ thuộc chế độ ăn uống của người bệnh.

]]>
https://tuelinh.vn/roi-loan-tieu-hoa-nhung-dau-hieu-de-nhan-biet-9579/feed 0