Tuệ Linh https://tuelinh.vn Tự hào trí tuệ Việt Fri, 31 Oct 2014 09:55:09 +0000 vi hourly 1 Nguyên tắc phòng ngừa mỡ máu cao cho người trung niên https://tuelinh.vn/nguyen-tac-phong-ngua-mo-mau-cao-14977 https://tuelinh.vn/nguyen-tac-phong-ngua-mo-mau-cao-14977#respond Sun, 09 Jun 2013 18:28:35 +0000 https://tuelinh.vn/?p=14977 Nguyên tắc phòng ngừa mỡ máu cao cho người trung niên:

Mỡ máu cao gặp nhiều ở độ tuổi trung niên và đang có xu hướng trẻ hóa mà nguy cơ chủ yếu từ thói quen dinh dưỡng không hợp lý. Người bị mỡ máu cao có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nhiều lần so với nhóm người bình thường khác. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để phòng tránh được mỡ máu cao, ngừa mỡ máu? Dưới đây là một số nguyên tắc, xin bật mí cùng bạn đọc.

Nguyên tắc 1: Giữ số cân nặng ổn định.

Những người bị thừa cân béo phì có nguy cơ bị mỡ máu cao cao hơn so với những người bình thường khác. Người được đánh giá là thừa cân khi chỉ số BMI từ 25 – 29,99, béo phì khi BMI lớn hơn 30. Một số người thường lựa chọn giải pháp đó là giảm cân nhanh bằng tất cả các phương pháp mới được biết đến. Tuy nhiên, nếu được đánh giá là thừa cân, béo phì bạn nên điều chỉnh tổng lượng calo hàng tháng hoặc hàng quý của mình đề phòng giảm cân quá nhanh, hoặc quá nhiều sẽ gây mệt mỏi, suy nhược. Bạn có thể áp dụng các chỉ số sau : Nếu BMI từ 25 – 29,9, năng lượng đưa vào là 1.500kcal/ngày; BMI từ 30 – 34,9, năng lượng đưa vào là 1.200kcal/ngày; BMI từ 35 – 39,9, năng lượng đưa vào là 1.000kcal/ngày; BMI từ 40 trở lên, năng lượng đưa vào là 800kcal/ngày.

Nguyên tắc 2: Điều chỉnh chất béo trong chế độ dinh dưỡng

Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên về việc bổ sung chất béo trong hàm lượng dinh dưỡng hàng ngày cho chúng ta. Theo đó, chất béo chỉ nên chiếm 15 – 20% tổng năng lượng ăn vào, cụ thể chất béo no chiếm 1/3 tổng số chất béo; 1/3 là axít béo chưa no nhiều nối đôi; 1/3 còn lại là axít béo chưa no một nối đôi. Bạn có thể dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật. Nên ăn dầu vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô để cung cấp các axít béo không no. Hạn chế hoặc không ăn các thức ăn nhiều axít béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt. Giảm lượng cholesterol dưới 250mg/ngày bằng cách không ăn các thức ăn có nhiều cholesterol như: não, bầu dục bò, bầu dục lợn, gan lợn, gan gà. Bạn cũng có thể bổ sung 1 – 2 quả/tuần để cung cấp chất điều hòa chuyển hoá cholesterol trong cơ thể.

Nguyên tắc 3: Bổ sung lượng đạm

Đạm có nhiều trong thịt bò, thịt gà vịt bỏ da, thịt lợn thăn, cá, đậu. Bạn cũng nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương, sữa chua đậu tương…

Nguyên tắc 4: Tăng axit béo chưa no có nhiều nối đôi

Việc bổ sung các axit béo chưa no có nhiều nối đôi rất hiệu quả trong việc giảm cholestorol máu và phòng chống các bệnh tim mạch. Do đó, để giảm cholesterol máu, bạn nên ăn cá 2 – 3 lần/tuần, sử dụng dầu thực vật khi chế biến món ăn.

Nguyên tắc 5: Tăng chất xơ

ngừa mỡ máu

Các chuyên gia đã đưa ra kết luận về tác dụng của chất xơ trong việc loại bỏ cholesterol và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung chất xơ hàng ngày là việc làm hết sức cần thiết. Chất xơ có nhiều trong rau, quả tươi. Bạn nên ăn phối hợp nhiều loại rau, củ, quả. Nhất là những người bị tăng huyết áp hay cholesterol cao, họ nên ăn nhiều rau, quả tươi hơn để bổ sung các vitamin, đặc biệt là kali giúp làm hạ huyết áp và chất xơ giúp làm giảm cholesterol, ngừa mỡ máu.

Công Đoàn – Tổng hợp

]]>
https://tuelinh.vn/nguyen-tac-phong-ngua-mo-mau-cao-14977/feed 0
Những nguy cơ tiềm ẩn từ mỡ máu cao https://tuelinh.vn/nhung-nguy-co-tiem-an-tu-mo-mau-cao-14971 https://tuelinh.vn/nhung-nguy-co-tiem-an-tu-mo-mau-cao-14971#respond Sun, 09 Jun 2013 04:13:01 +0000 https://tuelinh.vn/nhung-nguy-co-tiem-an-tu-mo-mau-cao-14971 Thói quen dinh dưỡng không hợp lý, công việc bận rộn, nhất là đối với những người làm công việc văn phòng ít vận động làm tăng nguy cơ bị béo phì, chứng mỡ máu cao. Dấu hiệu rất đáng được cảnh báo đó là số ca bệnh bị mỡ máu cao không những đang tăng nhanh mà càng ngày càng trẻ hóa. Với nhiều biến chứng nguy hiểm, mỡ máu cao còn liên quan đến nhiều nguy cơ bệnh lý. Dưới đây là danh sách các bệnh này.

Hình ảnh mô phỏng cho hiện tượn mỡ máu cao

Viêm tụy : Hàm lương mỡ máu triglycerides rất cao có thể gây sưng tuyến tụy, mà những  biểu hiện ở việc bất ngờ đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt, nhịp tim nhanh, thở nhanh. Chưa nói đến trường hợp nếu dịch tiêu hóa bị rò rỉ bên ngoài tuyến tụy, nó có thể đe dọa tính mạng cho người bệnh. Chúng ta cần hết sức lưu ý đến vấn đề này.

Tiểu đường type 2 : Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu và chứng minh được mối liên quan giữa mỡ máu cao và bệnh tiểu đường type 2. Nhất là với những trường hợp có nguy cơ cao huyết áp, tăng mỡ bụng, HDL thấp (cholesterol tốt), và đường huyết cao. Khi chỉ số triglycerides cao kết hợp với 2 trong bất kỳ điều kiện nào kể trên cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 lên gấp 5 lần.

Bệnh tim mạch : Chỉ số triglycerides cao kết hợp với 2 yếu tố của hội chứng chuyển hóa khác làm tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh tim.

Đột quỵ : Sư gia tăng triglycerides có ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng đối với phụ nữ lớn tuổi, mỡ máu triglycerides là một trong những nhân tố gây đột quỵ.

Bệnh gan : Lượng mỡ trong gan là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gan mãn tính, ví dụ xơ gan, ung thư, suy gan… Trong số các trường hợp bị gan nhiễm mỡ không do bia rượu thì có tới hơn 10% lá gan đã được thay thế bằng mỡ, mà nguyên nhân phổ biến nhất đối với gan nhiễm mỡ là bệnh tiểu đường, béo phì và triglycerides cao.

Đau và tê chân : Điều này dễ thấy ở người được chẩn đoán là mỡ máu cao. Có quá nhiều mỡ máu tạo thành lớp chất trong lòng động mạch, khi chảy đến chân, chúng có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh động mạch ngoại biên có thể gây ra đau và tê ở chân, đặc biệt là khi đi bộ. Nó cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở chân hoặc bàn chân.

Sa sút trí tuệ : Chỉ số mỡ máu triglycerides cao có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ và hành vi. Nguyên do là mỡ máu loại này có thể gây hại cho mạch máu bên trong não, góp phần tạo nên một protein độc hại được gọi là amyloid.

Mỡ máu cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Các chuyên gia khuyên rằng, với những người trên 20 tuổi nên làm xét nghiệm máu 5 năm 1 lần, từ đó đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, điều chỉnh lối sống, ăn uống, sinh hoạt và điều trị sớm nếu xét nghiệm báo bị mỡ máu cao.

Minh Huế

]]>
https://tuelinh.vn/nhung-nguy-co-tiem-an-tu-mo-mau-cao-14971/feed 0
Mỡ máu cao và những biến chứng nguy hiểm https://tuelinh.vn/mo-mau-cao-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem-14968 https://tuelinh.vn/mo-mau-cao-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem-14968#respond Sat, 08 Jun 2013 04:10:37 +0000 https://tuelinh.vn/mo-mau-cao-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem-14968 Theo kết quả thống kê ở Việt Nam, tỷ lệ người bị mỡ máu cao đang là 29.1 %. Con số này tăng nhanh ở lứa tuổi 35 – 44 (tỷ lệ chiếm khoảng 41,7%), và ở người cao tuổi là cao nhất (Chiếm 63%). Mỡ máu cao có liên quan đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về những biến chứng này.

Người ta gọi mỡ máu cao là thành phần mỡ trong máu cao hơn mức bình thường. Chứng mỡ máu cao chủ yếu là tăng cholesterol và triglycerid. Các phương pháp xét nghiệm phát hiện ra mỡ máu cao đó là định lượng nồng độ triglycerid toàn phần và nồng độ cholesterol toàn phần. Bình thường nồng độ cholesterol toàn phần có giá trị từ 4-5mmol/l và triglycerid toàn phần có giá trị nhỏ hơn 2,3mmol/l. Khi các con số lớn hơn 2 chỉ số này thì được gọi là mỡ máu cao.

Những biến chứng nguy hiểm của mỡ máu cao

Theo khuyến cáo từ Hội Tim mạch Việt Nam, mỡ máu cao (quá nhiều cholesterol) là một dạng chất béo do gan sản xuất ra và dung nạp qua chế độ ăn uống. Khi lượng mỡ trong máu quá cao rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến hẹp động mạch, máu đi qua khó khăn hơn và làm giảm lượng máu tới mô cơ thể bao gồm cả tim.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, mỡ máu cao dễ dẫn đến các chứng xơ vữa động mạch làm tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, thậm chí còn gây ra các bệnh về tim mạch sỏi túi mật, đái tháo đường…

Phương pháp phòng ngừa mỡ máu cao

Mỡ máu cao dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí tính mạng của chính chúng ta, điều đó không có gì để bàn cãi. Phương pháp phòng ngừa vẫn là phương pháp hiệu quả nhất, muốn vậy chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp, sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể dục, thể thao đều đặn. Hiện nay trên thị trường đã có một số loại thuốc hạ mỡ mà không gây ảnh hưởng xấu đối với cơ thể. Tuy nhiên,bạn cũng nên lưu ý rằng, chỉ sử dụng thuốc tân dược khi thực sự cần thiết và có sự chỉ định của bác sỹ.

Mai Linh – Tổng họp

]]>
https://tuelinh.vn/mo-mau-cao-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem-14968/feed 0
Mỡ máu cao và các bệnh lý liên quan https://tuelinh.vn/mo-mau-cao-va-cac-benh-ly-lien-quan-11296 https://tuelinh.vn/mo-mau-cao-va-cac-benh-ly-lien-quan-11296#respond Sun, 06 Jan 2013 18:22:18 +0000 https://tuelinh.vn/?p=11296 Mỡ máu cao là một tình trạng rối loạn mỡ máu gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Một số bệnh có liên quan đến mỡ máu cao có thể kể đến như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh gan, viêm tụy …

Hình ảnh mô phỏng về mỡ máu cao

Mỡ máu cao và bệnh tim mạch

Trong số các bệnh do mỡ máu bị rối loạn gây ra, bệnh về tim mạch là đáng sợ nhất. Mỡ máu cao dẫn đến chỉ số triglycerides cao kết hợp với tăng lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL – C) và lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL – C) tăng gấp đôi nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch nhất là động mạch vành tim, động mạch não, các bệnh của động mạch ngoại biên… Đây là những bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý thường gặp.

Nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Các thành phần chính của mỡ máu gồm: cholesterol toàn phần, triglycerides, LDL – C, HDL – C,…. Khi mỡ máu bị rối loạn triglycerides cao kết hợp với tăng huyết áp và giảm lipoprotein tỉ trọng cao (HDL – C) làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2 lên từ 2-5 lần.

Đột quỵ

Tăng triglycerides là một trong những nhân tố gây đột quỵ do triglycerides làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch và đái tháo đường type 2.

Bệnh gan, bệnh viêm tụy

Lượng mỡ tích tụ trong gan là một trong các nguyên nhân của bệnh gan mãn tính. Lượng mỡ máu triglycerides rất cao (>13mmol/l) có thể gây viêm tụy cấp. Nếu dịch tiêu hóa bị rò rỉ bên ngoài tuyến tụy, nó có thể đe dọa đến tính mạng.

Sa sút trí tuệ

Lượng triglycerides cao có thể gây hại cho mạch máu bên trong não, góp phần tạo nên một protein độc hại được gọi là amyloid. Chính amyloid làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ.

Đau và tê chân

Quá nhiều mỡ máu tạo thành lớp chất trong lòng động mạch, khi chảy đến chân, chúng có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên . Bệnh động mạch ngoại biên có thể gây ra đau và tê ở chân, đặc biệt là khi đi bộ. Nó cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở chân hoặc bàn chân.

Rõ ràng, mỡ máu cao có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Do đó nếu bị rối loạn mỡ máu, người bệnh kiểm soát chế độ dinh dưỡng nạp vào và đặc biệt nên khám bệnh định kỳ theo chỉ định của bác sỹ để được tư vấn điều trị sớm.

]]>
https://tuelinh.vn/mo-mau-cao-va-cac-benh-ly-lien-quan-11296/feed 0
Chế độ vận động cho người bị mỡ máu cao https://tuelinh.vn/che-do-van-dong-cho-nguoi-bi-mo-mau-cao-11274 https://tuelinh.vn/che-do-van-dong-cho-nguoi-bi-mo-mau-cao-11274#respond Tue, 01 Jan 2013 08:22:27 +0000 https://tuelinh.vn/che-do-van-dong-cho-nguoi-bi-mo-mau-cao-11274 Mỡ máu cao là hiện tượng có quá nhiều chất lipoprotein trong máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị mỡ máu cao sẽ phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Theo BS Lê Văn Vĩnh,có thể điều trị mỡ trong máu cao qua hai phương pháp: Điều trị không dùng thuốc và điều trị có dùng thuốc. Điều trị không dùng thuốc l à tăng cường vận động, đồng thời kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm lượng mỡ trong máu.

Vận động cho ngưởi mỡ máu cao

Theo BS Lê Văn Vĩnh có 2 loại hình vận động cho người bị mỡ máu cao.  Đó là vận động nhẹ (có oxy) và vận động mạnh (không có oxy). vận động để giảm mỡ trong máu phải vận động có oxy, nếu vận động không có oxy dù tập luyện như thế nào đi nữa thì cũng chỉ tốn thời gian.

Khi vận động nhẹ nhàng như: đi bộ nhanh, tập dưỡng sinh, đi xe đạp chậm… cơ bắp chủ yếu sử dụng năng lượng từ sự oxy hóa các axít béo, vì vậy mỡ được tiêu hao nhanh.

Tập dưỡng sinh rất tốt cho người già bị mỡ máu cao

Khi vận động mạnh như chạy, tennis, tập tạ, đá bóng… sẽ khiến cơ thể thở nhanh và gấp để bù oxy thiếu hụt, dẫn đến thải CO2 nhanh. Kết quả sẽ làm co thắt mạch máu não và cơ tim, đồng thời ức chế sự di chuyển oxy từ huyết sắc tố sang các tế bào. Khi không cung cấp đủ oxy, cơ bắp chủ yếu dùng năng lượng được chuyển hóa từ glucose. Từ đó, axit lactic sẽ tăng cao làm ức chế sự phóng thích axit béo tự do và làm giảm sự chuyển hóa mỡ.

Lưu ý, mức độ O2 quá thấp có thể dẫn đến thiếu máu não và máu cơ tim cục bộ. Vì vậy, những người ở độ tuổi 50 trở lên dễ bị tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp khi vận động mạnh.

Thời gian vận động thế nào?

Buổi tối sau khi ăn khoảng hai giờ là lúc vận động tốt nhất. Thời gian vận động tối thiểu phải 30 phút, tốt nhất từ 45 – 60 phút. Chú ý, nên vận động liên tục khoảng 30 phút rồi nghỉ, không nên nghỉ giữa chừng.

]]>
https://tuelinh.vn/che-do-van-dong-cho-nguoi-bi-mo-mau-cao-11274/feed 0
Cách ăn uống để giảm mỡ trong máu https://tuelinh.vn/an-uong-giam-mo-trong-mau-11268 https://tuelinh.vn/an-uong-giam-mo-trong-mau-11268#respond Mon, 31 Dec 2012 06:13:52 +0000 https://tuelinh.vn/an-uong-giam-mo-trong-mau-11268 Mỡ máu cao là hiện tượng tăng lipid huyết, tức hyperlypidemia, khi cơ thể ở tình trạng có nồng độ các chất béo trong máu cao bất thường. Mỡ máu cao có thể do di truyền, do ăn uống, hoặc do ảnh hưởng bởi một số bệnh khác gây ra như đái tháo đường, gan, thiểu năng tuyến giáp…Mỡ máu cao sẽ làm tăng nguy cơ một số bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch nặng, nhồi máu cơ tim, có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Để giảm lượng mỡ trong máu, người ta có thể can thiệp bằng chế độ dinh dưỡng hoặc vận động hợp lý. Dưới đây là một số lưu ý trong ăn uống để giảm lượng mỡ trong máu cho người bệnh.

Ăn uống với người mỡ máu cao.

Chất bột: nên ăn các loại ngũ cốc còn thô, không xay xát, tinh chế quá. Lượng calo đưa vào cơ thể vừa phải, để tránh tăng cân.

Chất đạm: nên sử dụng đạm thực vật từ các loại đậu, đạm động vật từ cá. Thịt nạc dùng ít hoặc không.

Chất béo: dùng dầu thực vật như dầu ô-liu, đậu nành, mè, đậu phụng, hướng dương, không nên dùng dầu cọ, dừa, mỡ động vật.

Chất khoáng: nên ăn các thức ăn giàu kalium như chuối, khoai tây, đậu hà lan, cam vắt, rau cần tây, táo tây, mận, yaourt, nước sắc rễ tranh, mã đề, rau má, hoa cúc.

Người bị mỡ máu cao nên bổ sung thêm thức ăn giàu kalium như chuối, khoai tây, đậu hà lan …

Tăng cường bổ sung calcium : Calcium có trong mộc nhĩ, rau dền, rau cần tây, lá lốt, kinh giới, củ cải non, rau húng, thì là, tía tô, nấm đông cô, rau đay, rau nhút, rau mồng tơi, rau thơm, đậu nành, đậu trắng, rau bí, rau muống, cua đồng, rạm tươi, tép khô, ốc, trai, hến, sữa bột tách béo, yaourt…

Hoa quả: Dùng các loại rau quả có màu xanh đậm hoặc vàng sậm, đỏ (giàu beta-caroten) như: gấc, rau ngót, bông cải xanh, ớt vàng to, rau húng, rau dền, cà-rốt, cần tây, rau đay, rau dền đỏ, cải thìa, rau ngổ, rau muống, rau bí, đu đủ chín, rau mồng tơi, rau tàu bay, quýt, khoai lang nghệ …

Gia vị : Các loại gia vị có hoạt tính sinh học giúp hạ cholesterol máu, hạ huyết áp như tỏi, hành, hẹ, cần tây.

Chất axit béo omega-3 có trong các loại cá có dầu như cá thu, cá hồi, cá tra, cá ba sa, cá hú… giúp làm lỏng máu, giảm khả năng máu đóng cục, rất tốt cho việc phòng ngừa huyết khối gây đột quỵ.

Nên uống rượu vang đỏ (1-2 ly/ngày), các loại bia (1-2 lon/ngày), tránh các loại rượu mạnh, thuốc lá. Ngoài ra, nên dùng một trong các loại trà: trà cúc, trà thảo quyết minh, nhân trần, artiso, trà rau má, gừng, trà lá sen, sơn tra, hoa hòe, trà rễ tranh, trà xanh, đen, trà lạc tiên…

Nấm rơm và rong biển có tác dụng giảm mỡ trong máu

Nấm rơm

Nấm rơm còn có tên là nấm thịt. Nấm rơm có tác dụng hạ thấp mỡ. Theo kết quả  nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, những người cao tuổi ăn 90g nấm rơm tươi hoặc 9g nấm rơm khô liên tục trong 7 ngày, kết quả cholesterol trong huyết thanh hạ xuống khoảng 6% – 12%. Hàm lượng cellulose chứa trong nấm rơm cao, có tác dụng giảm chất béo rất tốt. Ngoài cellulose, thành phần chất gỗ tự nhiên thuần trong nấm rơm có tác dụng không chỉ có thể hạ thấp mỡ trong máu, chống mỡ ở gan, đồng thời còn có tác dụng đặc biệt giảm áp lực, giảm đường và giảm béo phì. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nấm rơm là loại thức ăn tốt của người bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh nhân bị chứng mỡ cao trong máu.

Hình ảnh về nấm rơm

Tuy nhiên, theo Đông y, nấm rơm “ăn nhiều dễ động khí sinh bệnh”. Do đó ta không nên ăn nhiều nấm rơm cùng một lúc. Nấm rơm khi đã ôi thiu biến chất, thì không được dùng, vì sẽ gây ngộ độc (buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy).

Rong biển

Rong biển có rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Người bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh mỡ cao trong máu và bệnh động mạch vành nên ăn nhiều thức ăn từ rong biển, tảo nâu, tảo đỏ là những thức ăn rất có lợi.

Hình ảnh về rong biển

Ngoài ra, chất cholinsterat chứa nhiều trong rong biển giúp làm hạ mỡ máu, hạ huyết áp, và có thể phòng trị sỏi mật, làm tăng tính dẻo dai của vi mạch máu, ức chế xơ vữa động mạch, có tác dụng bảo vệ động mạch. Rong biển không chứa chất béo, rong biển có thể ức chế sự hấp thụ cholesterol và thúc đẩy cholesterol bài tiết ra ngoài. Người bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh mỡ cao trong máu và bệnh động mạch vành nên ăn nhiều thức ăn từ rong biển, tảo nâu, tảo đỏ là những thức ăn rất có lợi.

Người ta cho rằng, chỉ cần thường xuyên cho thêm một số rong biển vào trong thức ăn, sẽ giúp mỡ trong cơ thể hướng đến tích tụ ở mô cơ và dưới da, rất ít tồn đọng ở gan, tim, mạch máu và trên màng ruột, đồng thời hàm lượng cholesterol chứa trong máu hạ thấp rõ rệt. Do đó, rong biển có tác dụng đề phòng và điều trị có hiệu quả nhất định với các bệnh như chứng mỡ cao trong máu, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp kèm theo chứng xơ vữa động mạch.

Theo Đông y, rong biển có tính lạnh, nên người tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều rong biển.

]]>
https://tuelinh.vn/an-uong-giam-mo-trong-mau-11268/feed 0
Mỡ máu cao https://tuelinh.vn/mo-mau-cao-717 https://tuelinh.vn/mo-mau-cao-717#respond Wed, 24 Aug 2011 02:16:55 +0000 https://tuelinh.vn/?p=717 Cholesterol là một dạng chất béo có vai trò quan trọng trong màng tế bào và là thành phần tạo nên một số hormon. Khi cholesterol quá nhiều trong máu, nó có thể tạo thành những lắng đọng mỡ gây bít tắc động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quị.

Hình ảnh mô phỏng cho hiện tưởng mỡ máu cao

Dấu hiệu và triệu chứng

Cholesteron máu cao không gây ra triệu chứng. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện tình trạng này.

Nguyên nhân

  • Lười vận động, béo phì và chế độ ăn không lành mạnh góp phần làm tăng LDL cholesterol “xấu” và làm giảm HDL cholesterol “tốt”.
  • Cơ địa di truyền khiến tế bào không loại bỏ được LDL cholesterol ra khỏi máu hoặc khiến gan sản sinh quá nhiều cholesterol.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ cholesterol

  • Cholesterol toàn phần: ≥ 240mg/dL .
  • LDL cholesterol: ≥ 160mg/dL.
  • HDL cholesterol: ≤ 40mg/dL.
  • Triglycerides:≥ 200mg/dL

Để có kết quả chính xác, không nên ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì (trừ nước) trong 9 – 12 tiếng trước khi lấy mẫu máu.

Điều trị

Thay đổi lối sống: ăn chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên vận động thể lực và tránh hút thuốc.

Dùng thuốc:

  • Các thuốc nhóm statin. Có tác dụng ức chế một chất mà gan cần để tạo ra cholesterol và giúp tái hấp thu cholesterol từ những lắng động ở thành động mạch. Nhóm thuốc này gồm atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), lovastatin (Altoprev, Mevacor), pravastatin (Pravachol), rosuvastatin (Crestor) và simvastatin (Zocor).
  • Các resin gắn acid mật, gồm cholestyramine (Prevalite, Questran), colesevelam (WelChol) and colestipol (Colestid) làm giảm cholesterol gián tiếp nhờ gắn vào acid mật, khiến gan phải sử dụng lượng cholesterol thừa để tạo thêm acid mật, nhờ đó làm giảm cholesterol trong máu.
  • Chất ức chế hấp thu cholesterol như ezetimibe (Zetia), thường được dùng kết hợp với statin

Nếu có triglycerides trong máu cao, có thể điều trị bằng:

  • Các thuốc nhóm fibrat, như fenofibrate (Lofibra, Tricor) and gemfibrozil (Lopid) làm giảm sản sinh cholesterol lipoprotein tỷ trọng cực thấp (VLDL) ở gan và đẩy nhanh việc loại bỏ triglycerides ra khỏi máu.
  • Niacin (Niaspan) hạn chế sản sinh LDL and VLDL cholestero ở gan
  • Cholesterol máu cao là một bệnh mãn tính, người bệnh thường phải dùng thuốc kéo dài, thậm chí cho đến cuối đời. Các thuốc tân dược có tác dụng nhanh và rõ, có thể phòng ngừa được các biến trứng, nhưng thướng có nhiề tác dụng phụ và không điệu trị tận gốc rễ của bệnh. Do vậy lời khuyên của bác sỹ là điều chỉnh lối sống (ăn ít muối, ít mỡ, nhiều rau của quả, tập thể dục thường xuyên) có vai trò quyết định. Cũng nên dùng thêm các thảo dược có tác dụng làm bền vững thành mạch máu, hoà tan các mảng xơ vữa bám dính vào thành mạch máu, hoạt huyế t

Phòng ngừa

  • Giảm số cân thừa
  • Chọn những loại thực phẩm lành mạnh có lợi cho tim.
  • Tập luyện thường xuyên
  • Không hút thuốc lá.
]]>
https://tuelinh.vn/mo-mau-cao-717/feed 0