Tuệ Linh – Cty dược phẩm – Y tế sức khỏe https://tuelinh.vn Tue, 10 Sep 2024 09:44:14 +0000 vi hourly 1 Cách trị ho cho bé bằng 6 loại lá https://tuelinh.vn/cach-tri-ho-cho-be-bang-6-loai-la-15261 Thu, 04 Jul 2013 01:16:09 +0000 https://tuelinh.vn/cach-tri-ho-cho-be-bang-6-loai-la-15261 Mưa nắng thất thường, cứ mỗi dịp thời tiết chuyển mùa trẻ có sức đề kháng yếu thường rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, ngạt mũi, ho. Để trị ho cho bé, các mẹ có thể sử dụng một số loại lá ngay trong vườn nhà, vừa có tác dụng trị ho lại vừa không gây tác dụng phụ. Dưới đây là cách làm đã được nhiều mẹ áp dụng.

Trị ho bằng lá diếp cá

Không biết đã có mẹ nào áp dụng chưa chứ mẹ Bống thấy hiệu quả lắm. Rau diếp cá có vị chua, cay, tính mát tác động vào 2 kinh can và phế. Rau diếp các có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thoát mủ, thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm, rau diếp cá còn là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho rất hiệu quả cho bé.

trị ho

Mẹ Bống thường lấy 1 nắm rau diếp cá, một bát nước vo gạo đặc, mới, sau đó rửa sạch diếp cá, đem giã nhuyễn, cho nước vo gạp vào và đun sôi lên. Khi sôi giảm lửa, đun tiếp khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát rồi bắc ra để nguội, lọc lấy nước cho Bống uống.

Cho bé uống từ 2-3 lần một ngày. Tốt nhất là các mẹ nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. Mẹ Bống cũng lưu ý thêm rằng, trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.  Khi sử dụng rau diếp cá, các mẹ nên hạn chế cho bé ăn các đồ tanh như tôm, cua, thịt gà. Thức ưn cho bé nên xay nhuyễn cho bé dễ nuốt, dễ tiêu. Các mẹ có thể cho bé uống thêm nước cam hoặc nước chanh để bé nhanh khỏi.

Trị ho bằng lá xương sông

Lá xương sông có tác dụng trong các trường hợp bị đầy bụng, nôn mửa, tan ứ máu đọng, lá xương sông còn có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ.

Cách trị ho bằng lá xương sông rất đơn giản. Các mẹ chỉ cần chuẩn bị từ 2- 3 lá xương sông bánh tẻ, 5 thìa mật ong nhỏ. Lá xương sông đem rửa sạch thái nhỏ, cho vào bát cùng với 5 thìa mật ong, sau đó đem hấp cách thủy rồi lấy nước cốt cho bé uống. Ngày uống 2 lần, uống liên tục trong khoảng 5 ngày.

Trị ho bằng lá hẹ

Theo một số tài liệu cổ, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối; dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh, đặc biệt dùng lá hẹ để trị ho cho trẻ rất hiệu quả.

Để trị ho cho bé, các mẹ chuẩn bị 5 – 10 lá hẹ, một lượng đường phèn, cho lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2-3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

Trị ho bằng lá húng chanh

Húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé.

Các mẹ nên chuẩn bị 15 – 16 lá húng chanh, 4 -5 quả quất xanh, một ít đường phèn, các mẹ có thể áp dụng 2 cách làm như sau:

Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.

Cách 2: Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

Trị ho bằng cải cúc

Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu nhưng cũng lại là vị thuốc chữa ho hiệu quả. Nếu là người lớn ho lâu ngày, chỉ cần dùng thường xuyên món canh cải cúc như: cải cúc nấu thịt nạc, nấu cá thát lát… Nhưng riêng với trẻ em, muốn trị được ho các mẹ cần phải bỏ ra một chút thời gian để chế biến.

Các mẹ rửa sạch lá cải, thái nhỏ sau đó thêm ít mật ong vào hấp cách thủy trong vòng khoảng 20 phút cho ra nước rồi cho bé uống, nên cho bé uống khoảng từ 3- 5 ngày.

Trị ho bằng lá tía tô

Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc, trị ho rất tốt cho trẻ.

Các mẹ nên chuẩn bị lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực, đường phèn, rửa sạch các loại lá cho vào bát sứ, đổ ít nước lọc, đun cách thủy bằng lửa than, để sôi lửa càng lâu càng tốt. Sau đó để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).

Mỗi ngày cho bé uống khoảng 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.

Cần lưu ý rằng, khi cho bé uống thuốc nên bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.

Trên đây là 6 loại lá có tác dụng trị ho cho bé, cách làm cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, các loại lá này chỉ áp dụng khi bé mới bị ho, còn các trường hợp ho lâu ngày, bé nên được đi khám để được dùng thuốc phù hợp.

]]>
Ho ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? https://tuelinh.vn/ho-o-tre-nho-co-nguy-hiem-khong-15238 Mon, 01 Jul 2013 07:26:51 +0000 https://tuelinh.vn/ho-o-tre-nho-co-nguy-hiem-khong-15238 Ho ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Ho là một triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Nếu là tình trạng ho thông thường, các triệu chứng ho có thể tự hết sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, ho có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm.

ho ở trẻ

Dấu hiệu đường hô hấp trên bị phù nề

Biểu hiện của ho do phù nè đường hô hấp trên thường có tiếng ho ông ổng. Ở trẻ dưới 3 tuổi, khi bị viêm thanh khí quản sẽ bị nặng do đường dẫn khí khá hẹp. Tiếng ho có thể bắt đầu đột ngột vào ban đêm, trẻ có thể có tiếng rít, tiếng thở ồn ào khi trẻ thở vào.

Dấu hiệu bệnh ho gà

Bệnh ho gà là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, do vi khuẩn gây ra lây truyền từ người bệnh sang người lành qua nước bọt khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Ho gà gặp nhiều ở trẻ dưới 1 tuổi, giai đoạn ủ bệnh từ 5 đến 10 ngày. Lúc đầu, trẻ có hiểu hiện ho, chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi, sốt và ho nhẹ. Ho ngày càng nặng, cơn dài và dày hơn. Giai đoạn cuối trẻ thở vào nghe như có tiếng rít. Trẻ có thể bị tím tái do thiếu ô-xy trong cơn ho. Nôn và kiệt sức thường đi kèm theo sau các cơn ho, đặc biệt vào ban đêm.

Ho gà rất nguy hiểm, các bà mẹ cần chú ý lịch tiêm chủng của trẻ để nhớ đưa trẻ đi chích ngừa và việc mẹ nhớ các bệnh bé đã được chích ngừa cũng góp phần giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Ho gà được chích ngừa chung với bệnh bạch hầu và uốn ván, bé được chích vào lúc 2 – 3 – 4 tháng tuổi.

Bệnh hen, viêm phế quản

Trẻ bị hen hoặc viêm phế quản cũng có các biểu hiện khò khè, ho. Nếu trẻ có kết hợp cả 2 triệu chứng này thì cần sớm đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra theo dõi.

Ho nhiều về đêm

Thường xảy ra ở trẻ bị cảm lạnh, đàm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi trẻ ngủ. Nhiều khi, ho khiến trẻ mất ngủ làm tình hình trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, ho nhiều về đêm có thể là dấu hiệu bệnh hen.

Ho và sốt

Ho và sốt nhẹ kèm theo sổ mũi là những dấu hiệu thường thấy của cảm lạnh. Tuy nhiên, các mẹ nên hết sức lưu ý nếu trẻ bị ho và sốt từ 39 °C, trẻ có nguy cơ bị viêm phổi, nhất là khi trẻ có thêm các triệu chứng như thở nhanh và yếu. Trong trường hợp này, cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Trẻ bị ho kèm theo nôn ói

Trẻ bị ho nhiều tới mức kích thích phản xạ hầu họng gây ra tình trạng nôn ói. Một trẻ ho do cảm cúm hay do cơn hen có thể ói do nhiều đám ứ đọng trong dạ dày. Thông thường, tình trạng này không đáng lo ngại, trừ khi trẻ ho, ói không ngừng.

Trẻ bị ho kéo dài

Ho do cảm cúm có thể kéo dài vài tuần, khi trẻ có những đợt cảm cúm liên tiếp nhau. Hen, dị ứng, viêm xoang mạn tính, viêm phế quản mạn tính có thể gây ho kéo dài. Ho trên 3 tuần là vấn đề cần đưa trẻ đi khám.

Ho sặc sụa, tím tái

Các mẹ cần hết sức lưu ý khi trẻ đang ăn, uống, hay đang chơi đồ chơi nhỏ, bỗng dưng ho sặc lên, mặt đỏ gay hoặc tím tái… Đó có thể là dấu hiệu trẻ hít sặc vật lạ, vật lạ đó nhiều khả năng chui vào đường thở và gây nguy hiểm cho trẻ. Các bà mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách giải quyết.

Hoàng Anh (Tổng hợp)

]]>
Người bị ho nên kiêng ăn gì? https://tuelinh.vn/nguoi-bi-ho-nen-kieng-an-gi-15224 Sun, 30 Jun 2013 03:56:46 +0000 https://tuelinh.vn/nguoi-bi-ho-nen-kieng-an-gi-15224 Ho nhiều, ho khan kéo theo cảm giác rát ngứa họng, mất tiếng, làm bạn khó chịu. Bạn đã uống thuốc nhưng các cơn ho khó chịu vẫn cứ đeo bám lấy bạn. Hãy thử kiểm tra xem dinh dưỡng của bạn đã đúng chưa nhé, chưa biết chừng, bạn đang sử dụng một số thực phẩm làm tình trạng ho của bạn trở nên trầm trọng hơn.

>> Giảm ho nhanh bằng các phương pháp đơn giản

Những đồ ăn lạnh, cay

Những đồ ăn lạnh, cay có thể kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho của bạn tăng lên. Theo Đông y, các thực phẩm lạnh dễ gây tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Vậy nên nếu bạn muốn ăn các món đồ được lưu trữ trong tủ lạnh, bạn nên bỏ chúng ra ngoài cho bớt lạnh rồi mới ăn.

Đối với những trẻ  bị ho dị ứng không nên uống đồ uống có ga, bởi nó có thể gây ra một cơn ho kéo dài. Bạn cũng không nên cho trẻ ăn các thức ăn cay, vì khi đang ăn cay mà bị cơn ho bất ngờ rất dẽ bị sặc va nguy hiểm.

Quả quýt

Nhiều người dùng vỏ quýt để chữa ho, long đờm nhưng những múi quýt lại có tác dụng ngược lại. Bạn đừng nhầm lẫn nhé. Trong thịt quýt có chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

Dừa, mía

Dừa, mía có tính lạnh ăn nhiều sẽ trở ngại cho nội tạng, không tốt cho những người đang bị ho, suyễn. Vì vậy bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến từ dứa, mía khi bị ho.

Cá, tôm, cua

Người bị ho không nên ăn các món ăn từ cá,tôm, cua

Cá, tôm, cua không được khuyên dùng khi bị ho. Đó là bởi vì hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của cá. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm cá, mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.

Những đồ ăn quá mặn hay quá ngọt.

Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt không liên quan nhiều lắm đến những cơn ho. Nhưng khi đang bị ho, việc ăn quá nhiều thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm cho triệu chứng ho nặng hơn.

Thực phẩm chiên rán

Các loại thực phẩm chiên rán cũng không được khuyến khích cho những ai đang bị ho. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng co dạ dày, làm cho việc làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.

]]>
Giảm ho nhanh bằng các phương pháp đơn giản https://tuelinh.vn/giam-ho-nhanh-bang-cac-phuong-phap-don-gian-15215 https://tuelinh.vn/giam-ho-nhanh-bang-cac-phuong-phap-don-gian-15215#respond Fri, 28 Jun 2013 03:54:45 +0000 https://tuelinh.vn/giam-ho-nhanh-bang-cac-phuong-phap-don-gian-15215 Bạn đang bị các cơn ho dai dẳng hành hạ? Bạn muốn tìm cách đánh tan những nỗi khó chịu này? Không phải trường hợp nào bị ho bạn cũng cần sử dụng đến thuốc, dưới đây là một số phương pháp đơn giản giúp giảm ho nhanh, bạn có thể áp dụng trước để cải thiện tình hình nhé.

Trước tiên hãy uống thật nhiều nước

Mỗi trận cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường đi qua mang theo bao nỗi khó chịu, nước mũi chảy xuống họng sẽ gây kích thích nơi cổ họng và gây ra ho. Khi bạn uống nhiều nước sẽ làm loãng chất nhầy trong mũi và đờm ở cổ họng khiến cơn ho giảm đi nhanh chóng. Điều này đặc biệt hữu ích trong mùa đông khi không khí xung quanh có xu hướng bị khô dẫn đến tình trạng ho.

Sử dụng các viên ngậm và uống nước nóng

Bạn cũng có thể ngậm các viên ngậm tại các hiệu thuốc hoặc tinh dầu bạc hà, sau ít phút cổ họng của bạn sẽ dễ chịu hơn những hơn ho sẽ dịu hẳn xuống đấy.

Ngoài ra, bạn có thể uống trà ấm với mật ong, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của mật ong giảm ho và từ xa xưa cách này đã được ông cha ta áp dụng.

Tắm bằng nước ấm, sử dụng máy tạo độ ẩm

Việc tắm bằng nước ấm giúp giảm bớt các cơn ho do lỏng hóa tiết dịch ở mũi. Từ đó giúp giảm bớt ho trong các trường hợp cảm lạnh, người bị dị ứng hoặc hen suyễn.

Việc sử dụng các loại máy tạo độ ẩm sẽ giúp không khí trong phòng bớt khô hơn, giảm cảm giác khó chịu và giảm ho. Tuy nhiên, cũng nên cẩn thận điều chỉnh độ ẩm trong phòng bởi độ ẩm quá cao lại gây tác dụng ngược lại và là môi trường sống lý tưởng của các loại nấm mốc và vi khuẩn.

Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích gây ho

Các chất kích thích gây ho có thể kể đến nước hoa xịt phòng tắm, sáp thơm, khói thuốc lá… Một số người chất tạo mùi thơm dễ bị kích ứng xoang mãn tính dẫn tới tình trạng ho kinh niên. Do đó, tránh tiếp xúc với các yếu tố này cũng là để tránh tình trạng ho trở lên trầm trọng hơn. Khói thuốc lá là tác nhân gây kích thích tồi tệ nhất trong không khí, vì vậy, kể cả bạn đang bị ho hay không bị cũng nên hạn chế hút thuốc lá vì sức khỏe bản thân cũng là tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Hoàng Anh (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/giam-ho-nhanh-bang-cac-phuong-phap-don-gian-15215/feed 0
Mẹo vặt giảm ho nhanh cho bé https://tuelinh.vn/meo-vat-giam-ho-nhanh-cho-be-15211 https://tuelinh.vn/meo-vat-giam-ho-nhanh-cho-be-15211#respond Fri, 28 Jun 2013 01:52:53 +0000 https://tuelinh.vn/meo-vat-giam-ho-nhanh-cho-be-15211 Mỗi dịp thời tiết thay đổi bé rất dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp, như ho, sốt, cảm lạnh … trong đó ho là chứng hay gặp nhất. Không phải trường hợp nào các mẹ cũng dùng kháng sinh để trị ho cho bé, dưới đây là một số bài thuốc đơn giản dễ làm, bé vừa không phải dùng tới kháng sinh lại vừa giúp giảm ho nhanh cho bé.

Cho bé uống mật ong buổi sáng

Vào mỗi buổi sáng ngủ dậy, cho bé đánh răng, rửa mặt xong, các mẹ có thể cho bé uống chừng  thìa cafe mật ong, mỗi ngày 1 lần bé sẽ nhanh lành ho. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với các bé trên 1 tuổi, bé dưới 1 tuổi được khuyên không nên dùng mật ong.

Dùng hỗn hợp củ cải trắng, gừng, mật ong

Các mẹ có thể đem củ cải, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm 1 ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10- 15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

Dùng nghệ tươi

Nghệ tươi giã nhỏ, thêm vào ít nước lọc, g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Dùng lá hẹ

Lấy chừng 10 -15 lá hẹ đem xay nhuyễn, bỏ vào bát sứ, thêm một ít đường phèn đem chưng cách thủy cỡ 15 phút đưa ra cho bé uống mỗi lần 2 thía cà phê, ngày uống 3-4 lần.

Dùng hoa đu đủ, lá tía tô

Hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 15g, đường phèn. Cho tất cả ba loại vào bát sứ cho vòa ít nước lọc hấp cách thủy 10-15 phút. Sau đó cho uồng mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê, ngày 3 lần.

Dùng hạt chanh

Hạt chanh xay nhuyễn với mật ong, hòa thêm một ít nước lọc, hấp vào nồi cơm sôi cho tới khi cơm chín. Lấy ra cho bé uống mỗi lần 2-3 thìa cà phê, cứ nhứ thế ngày uống 3 lần cho đến khi bé khỏi  bệnh.

Cho bé uống trà cam thảo

Trà cam thảo có vị ngọt, chứa thành phần kháng khuẩn làm dịu cổ họng và đường hô hấp. Các mẹ có thể cho trr uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng một số loại lá có tác dụng trị cho cho bé. Các loại lá diếp cá, lá xương sông, lá hẹ, lá húng chanh, cải cúc, tía tô cũng rất tốt cho các bé đang bị ho.

Bảo Ngọc (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/meo-vat-giam-ho-nhanh-cho-be-15211/feed 0
Giảm ho nhanh – Những bài thuốc ngâm rượu đơn giản mà hiệu quả https://tuelinh.vn/giam-ho-nhanh-bang-bai-thuoc-ngam-ruou-12426 https://tuelinh.vn/giam-ho-nhanh-bang-bai-thuoc-ngam-ruou-12426#respond Wed, 15 May 2013 03:47:58 +0000 https://tuelinh.vn/?p=12426 Từ xa xưa, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những phương pháp dùng rượu thuốc để chữa bệnh. Rượu thuốc có thể phòng và chữa bệnh, lại có thể dưỡng sinh, làm đẹp dung nhan, kéo dài tuổi thọ. Do đó, các nhà y học ở nhiều thời đại rất coi trọng, trở thành phương pháp chữa bệnh quan trọng trong y học truyền thống.

Phương pháp làm rượu thuốc chữa bệnh hiện nay vẫn được nhiều người coi trọng, bởi vì tuyệt đại đa số các loại rượu ngâm thuốc đều có chung đặc điểm: dễ làm, tiện dụng, hiệu quả nhanh, dễ bảo quản. Rượu thuốc chủ yếu là rễ, thân, lá, hoa, quả của thực vật, toàn thân hoặc nội tạng của động vật kết hợp với rượu cồn, rượu trắng, rượu vàng hoặc rượu nho với nồng độ thấp, ngâm thuốc vào đó, làm cho các thành phần có hiệu quả của thuốc hòa tan vào trong rượu, qua một thời gian nhất định, loại bỏ cặn bã sẽ thành rượu thuốc. Nói về cách sử dụng, phần lớn dùng rượu thuốc để uống, cũng có khi dùng để xoa bóp bên ngoài, một số loại có thể vừa dùng để uống vừa có thể xoa bóp.
Rượu thuốc có thể tự làm tại các gia đình, tuy nhiên cần phải lựa chọn thang thuốc phù hợp với gia đình. Ví dụ, có một số thuốc có tác dụng độc phụ, cần phải sao lên mới có thể sử dụng. Nếu không biết rõ tính chất của thuốc, không hiểu những điều thường thức về rượu thuốc thì cần phải có sự trợ giúp của thầy thuốc đông y, cấm kỵ việc chế tác rượu thuốc mù quáng.
Sau đây, xin được trích một số bài thuốc ngâm rượu chữa bệnh giảm ho để các bạn tham khảo:

Rượu tía tô

  • Chuẩn bị: Tía tô tử: 60g; Rượu vàng: 2500g
  • Cách điều chế: Trước hết đặt tía tô tử vào nồi sao trên ngọn lửa nhỏ rồi bọc vào trong túi vải, đựng vào trong bình, rót rượu vàng vào ngâm rồi bịt thật kín. Sau 7 ngày thì mở ra, bỏ túi thuốc đi là được.
  • Công hiệu: Khỏi ho, bình suyễn, hạ thấp khí tiêu đờm.
  • Công dụng: Chữa các bệnh về đờm dãi làm gây nghẽn, nghịch khí ở phổi lên gây suyễn.
  • Cách dùng: ngày uống 2 lần. Chú ý nếu bị ho vì sốt thì không được uống rượu thuốc này.

Rượu quất đỏ

  • Chuẩn bị: Quất đỏ: 30g; rượu trắng: 500g
  • Cách điều chế: Tán nát quất đỏ, ngâm vào trong bình với rượu trắng, có nắp bịt thật kín, sau 7 ngày thì mở ra và dùng được.
  • Công hiệu: lý khí, tán hàn, hóa đờm, hết ho.
  • Công dụng: chữa các bệnh tỳ phế không hòa, ho lâu có đờm kéo dài lâu ngày.
  • Cách dùng: mỗi tối trước khi đi ngủ uống 10-15g, không nên uống nhiều nhằm tránh thấp khí.

Rượu hoa đỗ quyên

  • Chuẩn bị: hoa đỗ quyên: 15g; rượu trắng: 500g
  • Cách điều chế: Mùa hè hái hoa đỗ quyên xuống rồi phơi khô trong bóng râm, rồi ngâm trong bình rượu trắng, bịt chặt thật kín. Sau 5 ngày mở ra là được.
  • Công hiệu: Khử đờm, hết ho.
  • Công dụng: chữa chứng viêm khí quản, ho đờm đục, thở khò khè.
  • Cách dùng: ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g.

Rượu rễ cây bách bộ

  • Chuẩn bị: Rễ cây bách bộ: 100g; rượu trắng: 1000g
  • Cách điều chế: Thái mỏng bách bộ, sau đó sao sơ qua rồi cho vào trong bình rượu trắng, bịt kín lại, ngâm 7 ngày là được.
  • Công hiệu: nhuận phổi hạ khí, hết ho.
  • Công dụng: chữa cho những người bị ho lâu không khỏi.
  • Cách dùng: Dùng uống liên tiếp, lấy không say làm mức độ, kiêng không ăn thức ăn cay, cá, tôm và những chất kích thích.

Hoàng Anh

]]>
https://tuelinh.vn/giam-ho-nhanh-bang-bai-thuoc-ngam-ruou-12426/feed 0