Tuệ Linh – Cty dược phẩm – Y tế sức khỏe https://tuelinh.vn Tue, 10 Sep 2024 08:25:23 +0000 vi hourly 1 Lo ngại chưa có vaccine trị cúm gia cầm https://tuelinh.vn/lo-ngai-chua-co-vaccine-tri-cum-gia-cam-7279 https://tuelinh.vn/lo-ngai-chua-co-vaccine-tri-cum-gia-cam-7279#respond Thu, 09 Feb 2012 06:48:02 +0000 https://tuelinh.vn/?p=7279 Chiều ngày chiều 7-2, theo Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng cho biết, sẽ sớm có kết quả phân tích tính độc lực của chủng virus cúm gia cầm trong năm nay.


Theo ông Phạm Văn Đông, Phó Cục trưởng Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở ba tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Sóc Trăng. Do diễn biến thời tiết phức tạp, nhiều địa phương chưa có vaccine phù hợp để tiêm phòng cho đàn gia cầm…nên nguy cơ xuất hiện một đợt dịch mới trên phạm vi rộng là rất cao.

Cục Thú y đã chỉ đạo lấy mẫu, giải trình tự gene, kiểm tra tính độc lực của virus cúm năm nay ra sao, để chỉ đạo, điều hành. Theo kế hoạch, tới đây sẽ có 7 đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát tình hình phòng chống dịch ở các địa phương.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Chăn nuôi cho hay, năm ngoái thời điểm này không có tỉnh nào có dịch cúm gia cầm, nhưng nay dịch đã xuất hiện ở ba tỉnh. “Số địa phương có dịch tuy chưa nhiều, nhưng nghiêm trọng ở chỗ đã có 2 người tử vong (Kiên Giang và Sóc Trăng) do nhiễm virus cúm gia cầm, nên độc lực của virus gây bệnh năm nay có thể mạnh hơn trước đây. Cơ quan thú y cần đẩy nhanh việc phân tích mẫu, chú ý tỷ lệ gia cầm mắc bệnh chết để có đánh giá sát tình hình dịch” – ông Sơn nói.

Còn ông Lê Minh Sắt, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật (Bộ KH&CN) cho biết, hiện Trung Quốc đã dừng sản xuất loại vaccine cúm gia cầm Việt Nam thường nhập, nên nguồn vaccine phù hợp với chủng virus ở Việt Nam rất khó khăn.

Việt Nam chưa sản xuất được vaccien cúm gia cầm, hay lở mồm long móng. Hiện loại vaccine do Cty Thuốc thú y T.Ư (Navetco) sản xuất bước đầu thành công khi khảo nghiệm diện hẹp, cần có bước khảo nghiệm thành công trên diện rộng, mới công nhận chính thức được.

Ngoài ra, theo Cục Chăn nuôi, đợt rét vừa qua có trên 1.440 trâu, bò chết rét (chủ yếu ở Cao Bằng, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Kạn, Yên Bái…); trong khi đợt rét đậm, rét hại năm ngoái làm chết trên 80 nghìn con.

Cùng ngày, Bộ NN&PTNT có tờ trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tăng cường năng lực quản lý ngành thú y giai đoạn (2012-2020) với tổng kinh phí dự kiến 3.480 tỷ đồng, trong đó ngân sách T.Ư 40%, địa phương 30%, và vốn ODA 30%.

Phạm Anh
Theo Báo Tiền Phong

]]>
https://tuelinh.vn/lo-ngai-chua-co-vaccine-tri-cum-gia-cam-7279/feed 0
Bệnh nhân điều trị cúm A/H5N1 được BHYT thanh toán https://tuelinh.vn/benh-nhan-dieu-tri-cum-ah5n1-duoc-bhyt-thanh-toan-7275 https://tuelinh.vn/benh-nhan-dieu-tri-cum-ah5n1-duoc-bhyt-thanh-toan-7275#respond Thu, 09 Feb 2012 06:38:58 +0000 https://tuelinh.vn/?p=7275 Chiều ngày 7/2, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng dịch cúm ở người đã họp bàn để đối phó với tình trạng cúm A/H5N1 xuất hiện trở lại.

Ảnh minh họa

TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới quốc gia cho biết, việc phát hiện bệnh quá muộn thường sau 3 – 4 ngày, thậm chí vào viện chưa nghĩ đến cúm đến khi nặng mới nghi ngờ thì việc điều trị rất khó có kết quả.

Tổ chức Y tế thế giới cũng cảnh báo, nguy cơ có khả năng kết hợp giữa cúm đại dịch và cúm H5N1 trên người nên cần phải giám sát chặt chẽ trên cả gia cầm và người. Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) khẳng định, việc điều trị cho bệnh nhân mắc cúm A/H5N1 được BHYT thanh toán tận tuyến huyện.

 

Thái Hà
Theo báo Tiền Phong

]]>
https://tuelinh.vn/benh-nhan-dieu-tri-cum-ah5n1-duoc-bhyt-thanh-toan-7275/feed 0
Vẫn có nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 https://tuelinh.vn/van-co-nguy-co-bung-phat-dich-cum-gia-cam-h5n1-7022 https://tuelinh.vn/van-co-nguy-co-bung-phat-dich-cum-gia-cam-h5n1-7022#respond Mon, 06 Feb 2012 08:55:34 +0000 https://tuelinh.vn/?p=7022 Theo  PGS TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư , vẫn có nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1,vì hiện nay lượng thủy cầm lành mang virus trong các hộ gia đình còn nhiều.

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm vius H5N1.

Hiện virus cúm gia cầm A/H5N1 chưa có biến đổi nhưng độc lực gây bệnh của nó vẫn rất mạnh và nguy cơ gây tử vong cao. Cả hai trường hợp mắc virus H5N1 từ đầu năm đến nay đều tử vong và có liên quan trực tiếp đến gia cầm.

Trả lời câu hỏi về việc có hay không virus biến đổi mạnh hơn vì 2 bệnh nhân tử vong nói trên đều là thanh niên khỏe mạnh, có sức đề kháng cao, TS Hiển cho biết, đây là virus của gia cầm, chưa thích ứng với người nên không loại trừ đối tượng nào mắc bệnh hay không. Khả năng nhiễm cúm của từng người cũng phụ thuộc vào mức độ phơi nhiễm và tính cảm nhiễm về di truyền của họ.

Thực tế có nhiều người phơi nhiễm với cúm gia cầm nhưng không phải ai cũng nhiễm bệnh. Trong những đợt dịch tiêu hủy hàng triệu gia cầm thì người thực hiện trực tiếp tiêu hủy chính là người phơi nhiễm. Đến nay, chưa ghi nhận ai bị nhiễm bệnh.

Với cúm A/H1N1 thì tỷ lệ người lành mang virus khá cao nhưng với H5N1 thì không có thống kê do mỗi năm chỉ ghi nhận rải rác một vài trường hợp. Nhưng tỷ lệ nông dân chăn nuôi gia cầm có kháng thể với virus cúm gia cầm cao.

50% số trường hợp nhiễm H5N1 tử vong, có những thời điểm là 100% số ca mắc tử vong cho thấy, đây vẫn là chủng cúm có độc lực cao. Kết quả phân tích di truyền học cho thấy, chủng cúm A/H5N1 trong 2 ca mới nhất cơ bản giống như virus ở gia cầm, nghĩa là vẫn có độc lực cao, tỷ lệ tử vong lớn.

Tuy nhiên, TS.Hiển khẳng định: Những thay đổi về cấu trúc đến thời điểm này cũng chưa đủ mạnh khiến virus này có thể lây từ người sang người hoặc làm bệnh cảnh nặng hơn, nhẹ hơn. Nhưng các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo do tỷ lệ tử vong cao nên người dân vẫn phải cảnh giác với căn bệnh này.

Từ tháng 5 năm 2010 đến nay miền Bắc chưa thấy ca nhiễm cúm A/H5N1 nào, nhưng phía Nam vẫn rải rác xuất hiện bệnh nhân. Theo ông Hiển, nguyên nhân là phía Nam số lượng đàn gia cầm được nuôi nhiều hơn, cùng với đó là tập quán nuôi vịt chạy đồng khiến nguy cơ lây bệnh từ gia cầm sang người cao hơn. Kết quả giám sát của Cục Thú y (Bộ NN & PTNT) cho biết khoảng 3-5% đàn vịt mang virus.

TS. Nguyễn Trần Hiển cho biết, đã có thêm vaccine phòng cúm A/H5N1 đang trong giai đoạn 3 của quá trình thử nghiệm. Hiện các nhà khoa học của Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư vẫn đang tiếp tục đánh giá tính hiệu quả và độ an toàn. Nếu đảm bảo các yêu cầu về độ an toàn đối với người sử dụng thì trong tương lai gần, vaccine này sẽ được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.

Thái Hà

Theo Báo Tiền phong

]]>
https://tuelinh.vn/van-co-nguy-co-bung-phat-dich-cum-gia-cam-h5n1-7022/feed 0
Mổ thành công cứu con thai phụ chết do nhiễm cúm A/H5N1 https://tuelinh.vn/mo-thanh-cong-cuu-con-thai-phu-chet-do-nhiem-cum-ah5n1-6992 https://tuelinh.vn/mo-thanh-cong-cuu-con-thai-phu-chet-do-nhiem-cum-ah5n1-6992#respond Sun, 05 Feb 2012 07:42:24 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6992 Sau 3 ngày nhập viện điều trị viêm phổi, thai phụ 26 tuổi được mổ bắt con rồi tử vong vì nhiễm virus A/H5N1.

Chiều ngày 1/2, bác sĩ Nguyễn Hoàng Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu – cho biết Viện Pasteur TP HCM vừa thông báo kết quả sản phụ điều trị viêm phổi tại bệnh viện vừa tử vong bị nhiễm virus cúm A/H5N1.
Bác sĩ Hà cũng cho biết trước khi chết nữ bệnh nhân mang thai non tháng, có dấu hiệu suy thai nên khoa sản quyết định mổ bắt con và bé sơ sinh đang được chăm sóc tại bệnh viện.

Bệnh nhân 26 tuổi này xuất hiện những triệu chứng cảm cúm cách nay gần 10 ngày. Đến mồng 3 Tết được gia đình chuyển vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cách nhà khoảng 20km để điều trị với chẩn đoán viêm phổi tiến triển nghi do virus gây ra.
Tuy nhiên, đến mồng 5 Tết bệnh nhân tử vong, kết quả mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm A/H5N1.

Một nguồn tin cho biết trước khi bị bệnh khu vực sản phụ sinh sống có hiện tượng gia cầm “cú rũ”. Vì vậy, bệnh nhân có làm thịt gà để gia đình cùng ăn nên ngành y tế địa phương đang tổ chức điều tra dịch tễ, phun hóa chất tiêu độc sát trùng ở ấp B1, xã Thạnh Tân đồng thời giám sát những người từng tiếp xúc với sản phụ để có hướng can thiệp kịp thời nếu có biểu hiện bất thường.

Như vậy, từ đầu năm đến nay miền Tây đã có 2 người tử vong được Viện Pasteur TP HCM thông báo kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm dương tính virus A/H5N1. Trong đó ca đầu tiên là thanh niên giữ vịt thuê ở TP Cần Thơ có hộ khẩu huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Diễm Hằng

]]>
https://tuelinh.vn/mo-thanh-cong-cuu-con-thai-phu-chet-do-nhiem-cum-ah5n1-6992/feed 0
Chủ động phòng chống dịch cúm A/H5N1- Cúm gia cầm https://tuelinh.vn/chu-dong-phong-chong-dich-cum-ah5n1-cum-gia-cam-6960 https://tuelinh.vn/chu-dong-phong-chong-dich-cum-ah5n1-cum-gia-cam-6960#respond Thu, 02 Feb 2012 09:57:48 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6960 Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương TS Nguyễn Trần Hiển cho biết, ca bệnh đầu tiên trong năm 2012 mắc virus H5N1 và tử vong tại tỉnh Hậu Giang vừa qua vẫn là do chủng virus H5N1 có độc lực cao, nhưng chưa có biến đổi mạnh hơn những năm trước.

Trước việc bệnh cúm gia cầm do virus cúm A/H5N1 quay trở lại và diễn biến thời tiết hiện nay rất thuận lợi để virus này phát triển, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh bằng cách vệ sinh cá nhân, ăn uống (rửa tay bằng xà phòng, nước sạch trước khi ăn, trước khi chế biến và khi nấu ăn; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc gia cầm, sau khi đi vệ sinh); che miệng bằng khăn giấy hoặc bằng tay khi ho, hắt hơi; đeo khẩu trang khi tiếp xúc gia cầm sống, khi giết mổ gia cầm; không sử dụng thịt, sản phẩm từ gia cầm mắc bệnh hoặc chết; chỉ ăn thịt và sản phẩm từ gia cầm đã được kiểm dịch, có nguồn gốc tin cậy; dùng dao, thớt riêng khi thái thịt sống và thịt chín… Khi có những dấu hiệu như sốt cao đột ngột (trên 38 độ C), đau đầu, đau nhức cơ, ho khan kéo dài, đau họng, tức ngực dữ dội, khó thở, nghe phổi có tiếng ran, tím tái nhanh, mệt mỏi rã rời, tiêu chảy, rối loạn ý thức thì cần đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Tùng Linh
]]>
https://tuelinh.vn/chu-dong-phong-chong-dich-cum-ah5n1-cum-gia-cam-6960/feed 0