Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Thu, 27 Dec 2012 01:59:35 +0000 vi hourly 1 Kiến thức tổng quan về cơn đau thắt ngực https://tuelinh.vn/con-dau-that-nguc-10825 https://tuelinh.vn/con-dau-that-nguc-10825#respond Thu, 15 Nov 2012 07:21:25 +0000 https://tuelinh.vn/kien-thuc-tong-quan-ve-con-dau-that-nguc-10825 Đau thắt ngực là một hiện tượng xảy ra khi gắng sức, khi có stress hoặc sau khi tắm lạnh, hay ăn quá nhiều. Đau thắt ngực có một thể tự phát, cơn đau đột nhiên xảy ra mà không hề liên quan đến hoàn cảnh trên. Có những trường hợp đau thắt ngực là một hiện tượng đau rồi sẽ qua, không nguy hiểm nhưng có những trường hợp đau thắt ngực là báo hiệu của một hiện tượng nguy hiểm. Do vậy người bệnh không nên xem thường. Để người đọc có một cái nhìn tổng quan nhất về đau thắt ngực, ở bài viết này chúng tôi xin tổng hợp lại những kiến thức cơ bản, bao gồm những đối tượng, biểu hiện, cách sơ cứu nhanh và hướng phòng ngừa cơn đau thắt ngực.

Đau thắt ngực dễ xuất hiện ở cả nam và nữ độ tuổi trung niên.Đặc biệt hường gặp ở nam giới trong độ tuổi dưới 60

Những đối tượng dễ bị đau thắt ngực.

Cơn đau thắt ngực có thể xảy ra ở cả nam và nữ độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là nam giới trong độ tuổi dưới 60. Đau thắt ngực có thể xuất hiện hàng tuần, hàng tháng thậm chí nhiều năm trước khi bị nhồi máu cơ tim nhưng cũng có thể là biểu hiện đầu tiên của nhồi máu cơ tim hoặc chỉ xảy ra sau nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, người ăn quá nhiều chất béo, có thói quen hút thuốc lá, ít vận động, hay phải lo nghĩ, gia đình tiền sử có người bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… đều là đối tượng có nguy cơ bị cơn đau thắt ngực.

Biểu hiện của cơn đau thắt ngực

Đau thắt ngực bản thân nó đã là một triệu chúng. Các cơn đau thường kéo dài trong vài phút và được mô tả rất khác nhau. Tuy vậy, đặc điểm của cơn đau lại thường hằng định đối với một người bệnh cụ thể.

Cảm giác đau ngực có thể rất mơ hồ hoặc chỉ gây khó chịu nhẹ, hoặc bỏng rát, hoặc bóp chặt hay tức nặng ở ngực trái hoặc đau dữ dội. Vị trí đau thường ở giữa ngực (sau xương ức), đau có thể lan xuống cánh tay (đặc biệt tay trái) hoặc cả hai tay, có trường hợp lan lên cổ, hai vai, hàm dưới hoặc lan cả ra sau lưng.

Ở thể điển hình, cơn đau thắt ngực thường xảy ra khi gắng sức và giảm hoặc hết khi nghỉ ngơi. Đau ngực cũng có thể khởi phát bởi trạng thái căng thẳng thần kinh hoặc lo âu. Nếu nặng, đau ngực sẽ xuất hiện cả khi nghỉ ngơi hoặc trong giấc ngủ làm người bệnh phải tỉnh giấc.

Cũng một số mô tả lại rằng cơn đau thắt ngực xuất hiện với cảm giác đè nặng, bó chặt hoặc nóng rát ở ngực; đôi khi lan lên cổ, hàm, cánh tay và lưng. Nó có thể giống cảm giác một cơn đau tim nhưng bạn có thể không nhận biết được sự khác biệt này. Vì vậy, nếu có cơn đau thắt ngực lần đầu tiên hoặc cảm nhận bất cứ sự thay đổi nào so với cơn đau trước, hãy đi khám ở bệnh viện.

Đau thắt ngực có thể xuất hiện khi nào?

Đau thắt ngực có thể xuất hiện trong các trường hợp sau:

  • Leo cầu thang hoặc mang vác đồ
  • Cảm thấy tức giận hoặc bối rối
  • Làm việc trong thời tiết rất nóng hoặc rất lạnh
  • Ăn quá nhiều trong một lúc
  • Quan hệ tình dục
  • Bị căng thẳng về cảm xúc
  • Luyện tập

Biến chứng nguy hiểm

Trong những ca bệnh nặng, người ta gọi là đau thắt ngực không ổn định, các cơn đau xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, dày hơn, dữ dội hơn và kéo dài hơn. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.

Cách nào để giảm cơn đau?

  • Tránh bất cứ điều gì dẫn đến cơn đau thắt ngực bao gồm sự gắng sức về thể lực và stress xúc cảm.
  • Ăn thành các bữa nhỏ trong ngày và nghỉ ngơi sau khi ăn.
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc ngay vì hút thuốc gây co thắt các mạch máu ở tim.
  • Nếu bạn quá béo, hãy tìm cách làm giảm cân nặng để giảm gánh nặng cho tim.
  • Tránh đi ngoài trời khi thời tiết lạnh.

Chẩn đoán đau thắt ngực như thế nào?

Chẩn đoán đau thắt ngực chủ yếu là khai thác kỹ bệnh sử, đó là những thông tin từ người bệnh về cơn đau ngực xảy ra khi gắng sức thể lực hoặc căng thẳng tâm lý và giảm hoặc mất đi khi nghỉ ngơi. Ghi điện tâm đồ lúc nghỉ có thể cho thấy những biến đổi bất thường xuất hiện trong cơn đau.

Điện tâm đồ gắng sức là một nghiệm pháp được sử dụng để chẩn đoán, đồng thời giúp xác định mức độ gắng sức mà ở đó cơn đau thắt ngực xuất hiện. Xạ hình cơ tim bằng thallium hoặc các chất đồng vị phóng xạ khác cũng rất hữu ích trong việc xác định vùng cơ tim bị thiếu máu cục bộ.

Điều trị cơn đau thắt ngực

Để dự phòng cơn đau thắt ngực bằng hạn chế gắng sức hoặc sử dụng nitroglycerin trước các hoạt động thể lực nặng hay trạng thái căng thẳng tâm lý. Nhiều loại thuốc khác, đôi khi được phối hợp với nitroglycerin, có thể làm giảm triệu chứng đau ngực và tăng khả năng gắng sức của người bệnh.

Thuốc chẹn bêta giao cảm gây chậm nhịp tim, hạ huyết áp, giảm sức co bóp cơ tim do đó làm giảm nhu cầu ôxy của tim. Thuốc chẹn kệnh calci và các nitrate chậm có tác dụng hạ huyết áp và giãn các động mạch vành bị hẹp.

Trong trường hợp nặng, người ta phải tiến hành phẫu thuật làm cầu nối chủ-vành (dùng đoạn mạch để nối giữa động mạch chủ và động mạch vành) hoặc nong động mạch vành bằng bóng kết hợp với đặt giá đỡ (stent) trong lòng động mạch vành hoặc kết hợp cả hai.

Người mắc chứng đau thắt ngực cần phải điều chỉnh lối sống phù hợp với khả năng gắng sức của bản thân, tuyệt đối bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng nếu thừa cân, ăn uống hợp lý và điều chỉnh stress càng sớm càng tốt

Đọc thêm về hiện tượng đau ngực bên trái

]]>
https://tuelinh.vn/con-dau-that-nguc-10825/feed 0
Chẩn đoán cơn đau thắt ngực trong bệnh lý tim mạch https://tuelinh.vn/chan-doan-con-dau-that-nguc-trong-benh-ly-tim-mach-9366 https://tuelinh.vn/chan-doan-con-dau-that-nguc-trong-benh-ly-tim-mach-9366#respond Fri, 13 Jul 2012 10:19:18 +0000 https://tuelinh.vn/chan-doan-con-dau-that-nguc-trong-benh-ly-tim-mach-9366 Đau thắt ngực là cảm giác khó chịu trong lồng ngực do thiếu máu cơ tim. Hiện tượng này xảy ra khi nhu cầu oxy của cơ tim cao hơn được cung cấp. Đây là một triệu chứng rất hay gặp trong bệnh lý động mạch vành mặc dù bệnh lý động mạch vành có thể đôi lúc không biểu hiện trên lâm sàng nhưng thường là có nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột tử.

Triệu chứng biểu hiện: Cơn đau thắt mgực điển hình thường đau ở vùng sau xương ức hay vùng trước tim với cảm giác đè nặng hay như có một sức ép lan lên cổ, vai trái và xuống cánh tay, cơn kéo dài khoảng 2-5 phút.

Đặc điểm của cơn đau thắt ngực trong bệnh lý tim mạch thường xuất hiện khi gắng sức và đỡ khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng kèm theo hay gặp là:

  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Tiểu nhiều
  • Hồi hộp, đánh trống ngực
  • Chóng mặt

Cơn đau thắt ngực trong bệnh lý tim mạch thường chủ yếu là biểu hiện bệnh tim hoặc bệnh động mạch vành, vì vậy khi xuất hiện cơn đau thắt ngực đặc biệt ở người lớn tuổi cần được tiến hành khám xét và thực hiện các biện pháp thăm khám cận lâm sàng để đánh giá nguy cơ và có phương hướng điều trị.

Các nghiệm pháp thông thường để chẩn đoán cơn đau thắt ngực trong bệnh lý tim mạch:

  • Đo điện tim khi nghỉ ngơi để có những gợi ý về tình trạng thiếu máu cơ tim hay bệnh của động mạch vành, từ đó có thể đưa ra các XN thăm dò chuyên sâu khác.
  • Điện tim khi gắng sức: thường có giá trị trong chẩn đoán đau thắt ngực của bệnh động mạch vành và mang tính tiên lượng các nguy cơ ở người bệnh có cơn đau thắt ngực.
  • Chụp thất với chất đồng vị phóng xạ: thường được thực hiện ở các trung tâm chẩn đoán hình ảnh, có giá trị làm tăng độ chính xác của chẩn đoán bệnh của động mạch vành.
  • Siêu âm tim: siêu 2 chiều hay 3 chiều trong khi gắng sức cũng rất có giá trị để chẩn đoán.
  • Chụp động mạch vành: Phương pháp này cho phép đánh giá được các nhánh của động mạch vành bị tổn thương và là nghiệm pháp rất có giá trị, tuy nhiên cũng có một tỷ lệ tai biến nhỏ từ 0,1-0,2%.

Cơn đau thắt ngực trong bệnh lý tim mạch là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh lý tim cũng như bệnh lý động mạch vành. Khi xuất hiện cơn đau thắt ngực kèm theo những triệu chứng gợi ý thì cần được khám xét và làm các XN cần thiết để kịp thời ngăn chặn các nguy cơ gây suy tim,nhồi máu cơ tim, các bệnh lý của động mạch vành. Ngày nay với sự tiến bộ đáng kể của y học hiện đại, việc chẩn đoán và điều trị cơn đau thắt ngực theo nguyên nhân được nâng lên một bước rõ rệt. Ngoài các biện pháp dùng thuốc, ở một số bệnh viện lớn còn có phương pháp điều trị can thiệp mạch, có chuyên khoa sâu tim mạch, điều trị can thiệp mạch với biện pháp chủ yếu là nong động mạch vành và làm cầu nối động mạch vành nhằm cải thiện dòng máu tới cơ tim, tăng cung cấp oxy cho cho cơ tim đồng thời điều trị các yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng thiếu máu cục bộ ở cơ tim. Nhưng quan trọng nhất là người bệnh cần biết, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý như trên và đến ngay bệnh viện để được khám xét, chẩn trị.

BS Bạch Long

Theo Thanh Niên

]]>
https://tuelinh.vn/chan-doan-con-dau-that-nguc-trong-benh-ly-tim-mach-9366/feed 0
Đau thắt ngực không ổn định có nguy hiểm không? https://tuelinh.vn/dau-that-nguc-khong-on-dinh-co-nguy-hiem-khong-9383 https://tuelinh.vn/dau-that-nguc-khong-on-dinh-co-nguy-hiem-khong-9383#respond Fri, 13 Jul 2012 05:07:59 +0000 https://tuelinh.vn/dau-that-nguc-khong-on-dinh-co-nguy-hiem-khong-9383 Vũ Văn Tân (Hải Phòng) : Tôi 45 tuổi, vừa qua thấy đau tức ngực, đi khám được biết bị thiếu máu cục bộ cơ tim, phải nằm viện điều trị 2 tuần thì đỡ và ra viện. Trong giấy ra viện ghi đau thắt ngực không ổn định. Xin quý báo tư vấn rõ hơn về căn bệnh này. Tôi phải tránh tái phát bệnh bằng cách nào? Hiện tôi không thấy đau nữa thì có cần uống thuốc hay không?

Trả lời :

Hầu hết các nhà lâm sàng sử dụng thuật ngữ “đau thắt ngực không ổn định” để biểu thị kiểu đau tăng nhanh và mạnh lên ở những trường hợp mà trước đó có đau thắt ngực ổn định nhưng đau xảy ra khi gắng sức nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi, cơn đau kéo dài hơn và ít đáp ứng với thuốc. Điện tâm đồ trong cơn đau kết hợp biện pháp gắng sức để xác định chính xác cơ tim bị thiếu máu. Nếu chụp mạch vành thường có hẹp động mạch vành, được đặc trưng bằng vỡ hoặc loét mảng xơ vữa, chảy máu hoặc huyết khối. Tình huống không ổn định này có thể tiến triển tới tắc hoàn toàn và nhồi máu hoặc có thể khỏi với sự tái tạo nội mạc và trở thành hình thái đau thắt ngực ổn định mặc dù thiếu máu  có thể khỏi. Điều trị đau thắt ngực bằng nghỉ ngơi tại giường, dùng các thuốc chống kết dính tiểu cầu và tiêu cục máu đông (nếu có), chống thiếu máu cục bộ bằng nitroglycerin và thuốc chẹn giao cảm beta (đặc biệt là khi có nhịp tim nhanh), chẹn dòng canxi. Sau điều trị, 90% bệnh nhân có thể hết đau. Những bệnh nhân không hết thiếu máu (vẫn đau) sau khi điều trị bằng thuốc nên được chụp mạch vành và tiến hành tái tưới máu sớm bằng nong vành hoặc bắc cầu nối. Điều cần chú ý dù đau thắt ngực không ổn định đã giảm nhẹ nhưng vẫn có thể có các đợt tái phát gây nên nhồi máu và tử vong đột ngột, do đó bác nên chú ý tuân thủ việc tái khám cũng như dùng đúng và đủ thuốc sau khi ra viện.

Tham khảo thêm phát hiện và cách xử trí khi có cơn đau thắt ngực

BS. Nguyễn Văn Thịnh

Theo Sức khỏe đời sống

]]>
https://tuelinh.vn/dau-that-nguc-khong-on-dinh-co-nguy-hiem-khong-9383/feed 0
Đau thắt ngực và các thể lâm sàng https://tuelinh.vn/dau-that-nguc-va-cac-the-lam-sang-9360 https://tuelinh.vn/dau-that-nguc-va-cac-the-lam-sang-9360#respond Thu, 12 Jul 2012 06:12:51 +0000 https://tuelinh.vn/dau-that-nguc-va-cac-the-lam-sang-9360 Theo các chuyên gia về tim mạch, trên 90% trường hợp đau thắt ngực là do hậu quả của xơ vữa động mạch. Đau thắt ngực được chia thành các thể lâm sàng như đau thắt ngực dạng ổn định, dạng không ổn định, đau thắt ngực kiểu Prinzmetal …

Đau thắt ngực ổn định (Stable angina):

Cơn điển hình như đã mô tả ở trên: đau xuất hiện khi gắng sức, đau sau xương ức, đau vùng ngực trái có lan ra cánh tay, cẳng tay; hết đau khi ngừng gắng sức hoặc dùng thuốc giãn mạch vành.

Đau thắt ngực không ổn định (Instable angina):

– Đau xuất hiện khi nghỉ ngơi, thường xảy ra vào ban đêm; thời gian mỗi cơn đau kéo dài từ 5-30 phút, mức độ nặng của bệnh tăng dần lên, khả năng gắng sức giảm, thời gian và tần số cơn đau cũng tăng dần, đáp ứng với thuốc giãn động mạch vành giảm dần.

– Điện tâm đồ ghi trong lúc đau ngực thường có dấu hiệu thiếu máu nội tâm mạc, không thấy có dấu hiệu hoại tử cơ tim trên điện tâm đồ.

– Xét nghiệm các enzym tim còn trong giới hạn bình thường.

Đây là hội chứng đe doạ chuyển thành nhồi máu cơ tim, cần phải được điều trị và theo dõi sát.

Cơn đau thắt ngực kiểu Prinzmetal:

– Là một dạng đặc biệt của cơn đau thắt ngực không ổn định. Đau tự phát, không liên quan đến gắng sức, đau dữ dội có thể gây ngất. Cơn đau kéo dài 5-15 phút, thường xảy ra vào những giờ cố định, diễn tiến theo chu kỳ.

– Điện tim trong cơn đau thấy đoạn ST chênh lên rõ rệt, ít khi có ST chênh xuống, không thấy sóng Q hoại tử. Ngoài cơn đau thì điện tâm đồ bình thường hoặc chỉ thay đổi ít.

– Không thấy các dấu hiệu sinh hoá biểu hiện hoại tử cơ tim.

– Nguyên nhân: do co thắt mạch vành. Diễn biến bệnh thường nặng, cần phải được điều trị khẩn cấp.

Thiếu máu cơ tim cục bộ thể câm

Bệnh nhân không có triệu chứng đau ngực hoặc chỉ đau rất nhẹ. Nhờ có ghi điện tim liên tục (holter) mới phát hiện được những thay đổi của đoạn ST; một số được chẩn đoán nhờ biện pháp gắng sức.

Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt các cơn đau thắt ngực

Chẩn đoán xác định: dựa vào các yếu tố sau.

– Đặc tính của cơn đau.

– Thay đổi của điện tim, chủ yếu đoạn ST chênh xuống trong lúc có đau ngực hoặc khi làm nghiệm pháp gắng sức.

– Điều trị thử bằng thuốc giãn động mạch vành hoặc chụp xạ tim đồ (nếu có điều kiện).

Chẩn đoán phân biệt với tất cả các bệnh gây đau vùng tim:

– Sa van hai lá.

– Viêm màng ngoài tim.

– Phình bóc tách thành động mạch chủ.

– Viêm co thắt thực quản.

– Bệnh túi mật.

– Thoát vị cơ hành.

– Viêm sụn sườn; vôi hoá sụn sườn; thoái hoá khớp vai; khớp cột sống lưng.

– Cũng cần phân biệt cơn đau vùng tim thuộc bệnh tâm căn.

]]>
https://tuelinh.vn/dau-that-nguc-va-cac-the-lam-sang-9360/feed 0
Nên làm gì khi xuất hiện cơn đau thắt ngực? https://tuelinh.vn/nen-lam-gi-khi-xuat-hien-con-dau-that-nguc-9363 https://tuelinh.vn/nen-lam-gi-khi-xuat-hien-con-dau-that-nguc-9363#respond Thu, 12 Jul 2012 06:12:51 +0000 https://tuelinh.vn/nen-lam-gi-khi-xuat-hien-con-dau-that-nguc-9363 Đa số các cơn đau thắt ngực đều xuất phát từ giữa ngực ngay sau xương ức, hoặc bên ngực trái vùng trước tim. Sau đó đau lan từ ngực lên vai trái. Nếu lan xa hơn sẽ xuống cánh tay trái, cẳng tay trái, ngón tay trái và thường là ngón út. Số ít trường hợp lan lên cổ, tay phải, thượng vị nhưng không bao giờ lan xuống đến rốn. Khi bất ngờ lên cơn đau thắt ngực, bạn nên làm gì?

Đau thắt ngực là chứng đau ở vùng trước tim do thiếu máu cục bộ nhất thời ở cơ tim. Thường do co thắt động mạch vành đã bị vữa xơ làm hẹp từ trước.

Cơn đau thắt ngực thường xảy ra ở lứa tuổi 40-50, nam bị nhiều hơn nữ, thường xảy ra khi gắng sức: đi bộ, lên cầu thang, lên dốc, lao động chân tay, hoặc khi xúc động mạnh do lo sợ, hồi hộp, căng thẳng, tắm nước lạnh, sau một bữa ăn quá nhiều…

Cơn đau cũng có thể xuất hiện lúc nằm nghỉ, ban đêm. Cơn đau tự nhiên xảy ra không do gắng sức.

Biểu hiện lâm sàng của cơn đau thắt ngực

Vị trí đau thường sau xương ức, đột ngột làm bệnh nhân đang gắng sức phải ngừng lại ngay. Bệnh nhân có cảm giác tức ngực như có gì bóp, có gì đè chẹn sau xương ức hoặc phía bên quả tim. Hoặc đau lan lên hai vai, lên hai bên quai hàm dưới ra phía trong tay trái, lên cổ. Trường hợp không điển hình, cơn đau xuất hiện bên phải, ở vùng thượng vị mà có khi nhầm là cơn đau dạ dày cấp. Cũng có khi đau ở bả vai, cổ tay và cổ.

Tính chất đau có khi như dao đâm hoặc trái lại không đau mà chỉ có cảm giác tức ngực, khó thở, nghẹn thở, có vật gì chèn ép ở cổ, bỏng rát ở trước tim, hướng lan cũng khác, có khi xuống thượng vị hoặc ra sau lưng. Người bệnh bồn chồn, hốt hoảng, lo sợ có cảm giác sắp chết đến nơi không dám cử động vì sợ cơn đau dữ dội thêm. Thời gian đau kéo dài từ vài giây đến 10, 15 phút.

Nếu cơn đau kéo dài hơn nửa giờ phải coi chừng có thể bị nhồi máu cơ tim. Cơn đau khỏi rất nhanh, bệnh nhân có thể đi lại được bình thường nhưng nếu bệnh nhân gắng sức nữa cơn đau lại tái phát.

Cơn đau có thể xuất hiện thưa hay mau, nhưng càng mau càng kéo dài thì tiên lượng càng xấu đi.

Trong thời gian có cơn đau như trên, đôi khi nghe tiếng tim bình thường, huyết áp bình thường, không khó thở, không đánh trống ngực, duy chỉ có điện tim là thay đổi trên một số sóng như sóng T dẹt hay âm (ở 50% trường hợp).

Nên làm gì khi có cơn đau thắt ngực?

Khi đang đau, bệnh nhân cần phải đứng im, ngừng mọi cử động, nếu đang ở nhà hoặc không phải trong bệnh viện thì cần nằm yên, hoặc theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, tránh di chuyển, thường chỉ nghỉ ngơi như vậy cũng có thể hết đau, nhưng nếu đau nặng lên thì cần phải dùng thuốc và đi bệnh viện ngay.

Thuốc điều trị mỗi lần đau có thể ngậm nitroglycerin dưới lưỡi hoặc amyl nitrit (loại ống 1ml chứa 3 giọt), khi lên cơn chỉ việc bẻ một ống cho bọc vào miếng gạc để ngửi. Thuốc tác dụng nhanh nhưng hiệu lực cũng rất ngắn. Hiện nay có một số thuốc cũng tác dụng nhanh được đựng trong bình xịt, hoặc loại dán như dán cao vào vùng tim. Cơ chế tác dụng của chúng là giãn động mạch vành, nhưng cũng hạ huyết áp ngoại biên nên giảm công của tim và cũng làm giảm nhu cầu ôxy ở tim.

Điều trị lâu dài bằng các loại thuốc giãn mạch khác như: lenitral, isosorbit, tildiem, vasterel… hoặc bằng phẫu thuật động mạch vành, khoét mảng xơ vữa động mạch, bắc cầu nối, nong động mạch vành.

Lời khuyên dành cho người bệnh đau thắt ngực

Người đau thắt ngực không cần nghỉ ngơi tuyệt đối nhưng cần hạn chế lao động chân tay và trí óc, tránh gắng sức, nhất là gắng sức đột ngột, đi bộ nhanh, lên dốc, lên cầu thang, ngược gió…, tránh lạnh, tránh gió lùa, không được tắm đêm, sống điều độ, có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh làm việc ngay sau bữa ăn. Tập thể dục nhẹ, đi bộ ngắn và chậm nhưng không chơi thể thao nặng như tập tạ, karate, tennis, chú trọng giải trí, nghe nhạc…

Không hút thuốc lá vì thuốc lá là nguyên nhân xuất hiện cơn đau, hạn chế cà phê đặc và nước chè đặc vì nó gây mất ngủ. Không nên ăn những bữa quá thịnh soạn, không uống rượu. Ăn hạn chế chất có nhiều lipid và cholesterol như mỡ động vật, bơ, lòng đỏ trứng, óc, gan, thận và nên dùng dầu thực vật thay mỡ động vật.

]]>
https://tuelinh.vn/nen-lam-gi-khi-xuat-hien-con-dau-that-nguc-9363/feed 0
Cơn đau thắt ngực không ổn định và những điều cần biết https://tuelinh.vn/con-dau-that-nguc-khong-on-dinh-va-nhung-dieu-can-biet-9380 https://tuelinh.vn/con-dau-that-nguc-khong-on-dinh-va-nhung-dieu-can-biet-9380#respond Thu, 12 Jul 2012 04:31:37 +0000 https://tuelinh.vn/con-dau-that-nguc-khong-on-dinh-va-nhung-dieu-can-biet-9380 Cơn đau thắt ngực không ổn định là một dạng của hội chứng vành cấp và giống như tất cả các hội chứng vành cấp khác, nó cần phải được xem là một trường hợp cấp cứu.

Cơn đau thắt ngực (cảm giác đau ngực hoặc khó chịu ở ngực khi cơ tim không được cung cấp đủ máu nuôi) được xem là “không ổn định” khi nó không còn xuất hiện theo cùng một kiểu và có thể dự báo trước được như cơn đau thắt ngực ổn định.

Nguyên nhân dẫn đến cơn đau thắt ngực không ổn định

Nứt, rách mảng xơ vữa

– Đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim không có ST chênh và nhồi máu cơ tim có ST chênh có cùng cơ chế khởi phát ban đầu: rách, nứt mảng xơ vữa.

– Khi mảng xơ vữa bị rách, nứt sẽ gây kết tụ tiểu cầu tại chỗ rách này và hình thành cục huyết khối.

– Có thể chính phản ứng viêm (Chlamydia pneumoniae) là yếu tố gây nứt rách mảng xơ vữa.

Hình thành cục huyết khối

– Khi lớp áo dưới nội mô tiếp xúc với tiểu cầu sẽ tạo ra cục huyết khối (tiểu cầu bị hoạt hóa và gắn kết tạo nút tiểu cầu (kết tập tiểu cầu) thông qua receptor GP IIb/ IIIa).

– Thường có thêm co thắt mạch vành tại vị trí mảng xơ vữa không ổn định và góp phần tạo cục huyết khối.

Các nguyên nhân thứ phát (yếu tố khởi phát – trên cơ sở động mạch bị hẹp):

– Tăng nhu cầu O2 cơ tim do sốt, tăng huyết áp nặng, dùng cocain, cường giáp, nhịp nhanh.

– Giảm cung cấp O2: Thiếu máu, thiếu O2 máu.

Cơn đau thắt ngực không ổn định được gọi là “không ổn định” vì 2 lý do sau:

Lý do thứ nhất, ngược lại với cơn đau thắt ngực ổn định, các triệu chứng của cơn đau thắt ngực không ổn định xảy ra một cách ngẫu nhiên hơn và khó đoán hơn. Trong khi trong cơn đau thắt ngực ổn định, các triệu chứng thường xuất hiện khi gắng sức, mệt mỏi, giận dữ, hoặc bị stress, còn các triệu chứng của cơn đau thắt ngực không ổn định có thể xảy ra mà không cần có tác nhân thúc đẩy nào cả. Trong thực tế, cơn đau thắt ngực không ổn định thường xảy ra lúc nghỉ ngơi, và thậm chí nó còn có thể làm cho người bệnh thức dậy lúc nửa đêm giữa một giấc ngủ say. Ngoài ra, khi bị đau thắt ngực không ổn định, các triệu chứng thường kéo dài nhiều hơn vài phút và nitroglycerin thường không làm giảm được đau. Do đó, đau thắt ngực không ổn định được gọi là “không ổn định” vì các triệu chứng có thể xảy ra thường xuyên hơn bình thường, không có các tác nhân thúc đẩy có thể nhận thấy được, và kéo dài trong một khoảng thời gian dài.

Lý do thứ hai, và cũng là lý do quan trọng hơn, cơn đau thắt ngực không ổn định được gọi là “không ổn định” vì, cũng như tất cả các dạng của hội chứng vành cấp, nó thường gây ra bởi sự vỡ ra thật sự của các mảng bám trên thành các động mạch vành. Ở những bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định, các mảng bám bị vỡ ra, cùng với các cục huyết khối hầu như luôn luôn đi kèm với sự vỡ ra của các mảng bám này, gây tắc nghẽn một phần động mạch. Sự tắc nghẽn này thường diễn tiến theo kiểu giật cục (do huyết khối lớn ra rồi thu nhỏ lại), làm cho cơn đau thắt ngực đến và đi theo một cách không thể đoán trước được. Nếu huyết khối gây bít tắc hoàn toàn động mạch (thường xảy ra), vùng cơ tim được cung cấp máu bởi động mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn đó sẽ gặp nguy hiểm do có nguy cơ bị tổn thương không hồi phục hoàn toàn. Nói theo một cách khác, nguy cơ sắp xảy ra nhồn máu cơ tim hoàn toàn là rất cao ở những bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định. Do đó hiển nhiên là tình trạng này rất “không ổn định” và vì lý do đó nó được xem như là một trường hợp cấp cứu.

Khi nào thì bạn nên nghĩ là mình bị đau thắt ngực không ổn định?

Bất kỳ ai đã từng hoặc đang bị bệnh mạch vành đều nghi ngờ bị đau thắt ngực không ổn định nếu cơn đau bắt đầu xuất hiện khi vận động ở mức thấp hơn mọi khi một cách đáng kế, hoặc nếu nó xuất hiện lúc nghỉ ngơi, kéo dài lâu hơn bình thường, nitroglycerin khó làm nó thuyên giảm hơn và đặc biệt là khi nó làm cho bạn thức giấc dậy lúc nửa đêm.

Những người chưa từng bị bệnh mạch vành cũng có thể bị đau thắt ngực không ổn định, nhưng những người này có thể là những người nằm trong nhóm có nguy cơ cao do họ không may là lại thường không nhận ra được những triệu chứng báo hiệu mình bị đau thắt ngực. Những triệu chứng cổ điển của cơn đau thắt ngực là bị đè ép ở ngực hoặc đau ngực, đôi khi là cảm giác vặn xoắn, bóp nghẹt ở ngực, thường lan đến hàm dưới hoặc cánh tay trái. Tuy nhiên điều không may là nhiều bệnh nhân bị đau thắt ngực lại không có những triệu chứng cổ điển này. Sự khó chịu đến với họ có thể rất nhẹ nhàng và có thể xuất hiện ở phía sau lưng, ở bụng, ở vai, hoặc ở cả hai tay. Có thể họ chỉ gặp những triệu chứng như buồn nôn, khó thở,, hoặc có cảm giác như nóng rát ở ngực. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai ở độ tuổi trung niên hoặc lớn tuổi hơn, đặc biệt là những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bị bệnh mạch vành, đều nên được báo động về những triệu chứng có thể là biểu hiện của một cơn đau thắt ngực.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị đau thắt ngực không ổn định, bạn nên ngay lập tức đến phòng mạch của bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ở bệnh viện.

Cơn đau thắt ngực không ổn định được chẩn đoán như thế nào?

Triệu chứng là yếu tố đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán cơn đau thắt ngực không ổn định, cũng như của bất kỳ dạng hội chứng vành cấp nào. nếu bạn bị từ một trong 3 triệu chứng dưới đây trở lên, bác sĩ sẽ cho đó là một cơ sở vững chắc để nghĩ rằng bạn đang bị một dạng nào đó của hội chứng vành cấp:

Bị đau thắt ngực lúc nghỉ ngơi, đặc biệt là nếu như nó kéo dài hơn 20 phút mỗi đợt.

Một đợt đau thắt ngực mới khởi phát làm giới hạn đáng kể khả năng hoạt động thể lực của bệnh nhân.

Các giai đoạn đau thắt ngực ổn định gia tăng, với các đợt đau xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài lâu hơn, hoặc xuất hiện ở mức gắng sức thấp hơn so với trước đây.

Một khi nghi ngờ bạn bị hội chứng vành cấp, bác sĩ sẽ ngay lập tức cho bạn đo điện tâm đồ (ECG), và xét nghiệm máu để đo các men tim.

Nếu một đoạn trong điện tâm đồ có tên là đoạn ST chạy chếch lên trên (là một biểu hiện cho biết động mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn) và các men tim gia tăng (là biểu hiện cho biết các tế bào tim đang bị hủy hoại), bạn sẽ được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim rộng (còn được gọi là nhồi máu cơ tim có ST chênh lên).

Nếu đoạn ST không chênh lên (có nghĩa là động mạch không bị tắc nghẽn hoàn toàn) nhưng men tim tăng (có sự hủy hoại tế bào), bạn sẽ được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim hẹp (còn được gọi là nhồi máu cơ tim không ST chênh lên).

Nếu đoạn ST không chênh lên và men tim bình thường (có nghĩa là động mạch không bị tắc nghẽn hoàn toàn và không có hủy hoại tế bào), bạn sẽ được chẩn đoán là đau thắt ngực không ổn định.

Một điều đáng chú ý là đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên là những tình trạng tương tự nhau. Ở mỗi trường hợp, đều xảy ra sự vỡ ra của các mảng bám ở động mạch vành, nhưng động mạch vành không bị tắc nghẽn hoàn toàn do đó vẫn còn ít nhất một lượng máu nào đó đến nuôi cơ tim. Cả hai trường hợp đều có các triệu chứng của cơn đau thắt ngực không ổn định. Điểm khác biệt duy nhất giữa chúng là nhồi máu cơ tim không ST chênh lên có số lượng tế bào cơ tim bị hủy hoại đủ để làm cho men tim tăng lên ở kết quả xét nghiệm máu. Do 2 tình trạng này tương tự nhau nên cách điều trị cũng giống nhau.

Điều trị đau thắt ngực không ổn định (và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên) như thế nào?

Cả cơn đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên đều được điều trị như là những tình trạng cấp cứu. Chúng là 2 dạng có mối quan hệ mật thiết với nhau của hội chứng vành cấp, do chúng đều có nguyên nhân là do sự vỡ ra của các mảng bám ở động mạch vành.

Trong bất kỳ loại hội chứng vành cấp nào, điều quan trọng nhất là ổn định tình trạng thiếu máu cơ tim do mảng bám bị vỡ ra, sau đó thực hiện các bước làm ổn định mảng bám. Ngoài ra, ở cả đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên đều quan trọng ở việc quyết định lên lịch thực hiện thông tim sớm (thông thường là đặt stent) hoặc dùng những cách điều trị không xâm lấn.

Ổn định

Nếu bạn bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, bác sĩ sẽ ngay lập tức thực hiện các biện pháp để ổn định tim. Mục tiêu của những cố gắng ổn định này là bảo vệ cơ tim đang bị hủy hoại, và để ngăn sự phát triển lớn lên thêm của cục huyết khối đi kèm với mảng xơ vữa bị vỡ gây tắc nghẽn dòng máu.

Chấm dứt tình trạng thiếu máu – cũng có nghĩa là chấm dứt luôn cả đau ngực – thường bằng cách dùng oxy, morphine (nếu cơn đau dữ dội và kéo dài), nitroglycerin (để làm giảm khối lượng công việc của tim bằng cách làm giảm áp lực lên cơ tim), và chẹn beta (làm giảm tác dụng của adrenalin lên cơ tim). Những bước này thường làm giảm hầu hết các trường hợp thiếu máu trong vòng vài phút.

Để ngăn không cho huyết khối lớn lên thêm nữa, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc aspirin cùng với Plavix, và trong nhiều trường hợp còn cho một trong các thuốc ức chế IIb/IIIa (Integrilin hoặc Reopro). Tất cả những loại thuốc này phối hợp với nhau để ức chế tiểu cầu. Cuối cùng, hầu hết các bác sĩ cũng cho thêm những loại thuốc ức chế hệ thống đông máu thrombin (heparin, Lovenox, hoặc Arixtra). Những biện pháp này được dùng cùng lúc làm giảm mạnh mẽ nguy cơ hình thành huyết khối trong tương lai.

Một điểm quan trọng, trong đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, việc dùng những thuốc làm vỡ cục huyết khối như Streptase để làm phân hủy những huyết khối đã hình thành cho thấy làm gia tăng nguy cơ mà không tạo ra những tác dụng có lợi nào có thể đánh giá được. Do đó những loại thuốc này không được dùng. (Chúng chỉ được dùng ở những bệnh nhân đã bị tắc nghẽn động mạch vành hoàn toàn và gây ra cơn nhồi máu cơ tim kinh điển).

Bạn cũng có thể được bắt đầu điều trị bằng statin, thường là bằng Lipitor, càng sớm càng tốt. Statin thường được dùng để làm giảm cholesterol, trong trường hợp hội chứng vành cấp, lợi ích chính của chúng là giúp ổn định mảng xơ vữa và giảm tình trạng viêm. Lipitor được đặc biệt khuyên dùng vì nó là loại thuốc được dùng trong các thử nghiệm lâm sàng cho thấy làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong, nhồi máu cơ tim và những biến chứng khác của tim khi sử dụng ở những bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên.

Quyết định lựa chọn giữa cách điều trị thận trọng với cách điều trị xâm lấn

Ngoài bước ổn định được thực hiện ở tất cả những bệnh nhân bị bệnh này, thông tim sớm với chỉnh hình mạch máu và đặt stent cũng được khuyến cáo ở nhiều bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên. Thông thường, nếu bạn được xem là nằm trong nhóm bệnh nhân có nguy cơ thấp, bác sĩ sẽ chọn cách điều trị cho bạn mà không cần dùng những phương pháp xâm lấn ngay lập tức. Còn ngược lại, những cách điều trị xâm lấn được ưu tiên hơn. Thang điểm nguy cơ được dùng để quyết định điều này được gọi là thang điểm TIMI, được lấy từ thử nghiệm lâm sàng TIMI. Thang điểm này được xác định bằng cách xem xét 7 đặc điểm lâm sàng sau:

Tuổi từ 65 trở lên.

Có ít nhất 3 yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành (tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, hút thuốc lá, hoặc tiền sử gia đình có người bị nhồi máu cơ tim khi còn trẻ).

Lần tắc nghẽn mạch vành trước đó >50%

Có tình trạng lệch của đoạn ST

Có ít nhất 2 đợt đau thắt ngực trong vòng 24 giờ trước.

Tăng men tim

Có dùng aspirin trong vòng 7 ngày trước

Nếu bạn có từ 2 yếu tố nguy cơ kể trên trở xuống (có nghĩa là thang điểm TIMI dưới 2), nhiều bác sĩ tim mạch sẽ chọn cách điều trị cho bạn mà không cần phải thông tim cho đến khi nào tình trạng lâm sàng của bạn ổn định một cách nhanh chóng. Còn như ngược lại, bác sĩ sẽ cần bạn đi đến phòng thông tim càng sớm càng tốt sau khi đã trải qua bước ổn định cho tình trạng của bạn.

Nếu bạn không được điều trị theo cách xâm lấn, bạn có thể sẽ được thực hiện nghiệm pháp gắng sức trước khi xuất viện, và nếu khi thực hiện nghiệm pháp này, bạn cho thấy có các dấu hiệu của thiếu máu cơ tim vẫn còn đang tiếp diễn, có thể bạn sẽ được gửi đến phòng thông tim trước khi về nhà.

Xuất viện

Trước khi xuất viện, bạn sẽ được đánh giá toàn bộ nguy cơ của bệnh tim và có thể sẽ được hướng dẫn về những biện pháp tích cực để làm giảm nguy cơ bị những đợt đau tương tự như vậy trong tương lai. Bạn cần phải thực hiện theo hướng dẫn một cách đầy đủ về các luyện tập, chế độ ăn, bỏ hút thuốc, giữ được cân nặng lý tưởng, kiểm soát huyết áp, và giữ nồng độ lipid máu ở mức độ lý tưởng.

Những liệu pháp điều trị bằng thuốc dài hạn sau khi bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không ST chênh lên bao gồm: aspirin, Plavix (trong vòng ít nhất từ 6 đến 12 tháng, thường là mãi mãi), thuốc chẹn beta, và thuốc statin. Nitrate có thể được kê toa nếu bạn vẫn còn bị đau thắt ngực ổn định. Nếu bạn bị suy tim, loạn nhịp tim, hoặc những bệnh khác của tim ở một vài mức độ nào đó, có thể bạn sẽ cần thêm một vài liệu pháp điều trị khác nữa.

Thời gian quay trở về những sinh hoạt bình thường tùy thuộc vào từng cá nhân. Nhưng hầu hết những người vẫn còn có tình trạng ổn định có thể kỳ vọng thời gian quay trở về hoạt động ở mức bình thường trong vòng 2 đến 3 tuần sau khi xuất viện.

]]>
https://tuelinh.vn/con-dau-that-nguc-khong-on-dinh-va-nhung-dieu-can-biet-9380/feed 0
Đau tức ngực bên trái – Triệu chứng không thể bỏ qua https://tuelinh.vn/con-dau-that-nguc-ben-trai-9377 https://tuelinh.vn/con-dau-that-nguc-ben-trai-9377#respond Thu, 12 Jul 2012 01:54:26 +0000 https://tuelinh.vn/dau-tuc-nguc-ben-trai-trieu-chung-khong-the-bo-qua-9377 Đau thắt ngực bên trái thường kéo theo những dấu hiệu như đau bên ngực trái, đau như thắt bóp, đè ép tim. Đau có xu hướng lan lên vai trái, xuyên ra sau lưng và lan xuống cánh tay trái. Đau ngực trái có thể là khởi đầu của bệnh mạch vành, nếu chậm trễ để xảy ra biến chứng thì nguy cơ tử vong rất cao.

Chủ quan không thăm khám

Bà N.T.H (52 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) bị đau ngực trái từ 3-4 năm nay, nhưng mức độ đau chỉ là thỉnh thoảng nhói nhẹ. Vì thế bà nghĩ đó chỉ là những rối loạn thông thường ở người cao tuổi chứ không hề nghĩ đến bệnh của tim. Thực tế, bà H. vẫn đi đứng, làm việc bình thường.

Năm ngoái, bà H. bị một cơn đau nặng phải nằm ở nhà. Con cái lo lắng giục đưa bà đi khám, nhưng bà không chịu. Gần đây, trong lúc đi du lịch, đường xa, trời nắng, đi lại nhiều, lại phải leo bậc thang khiến bà mệt mỏi, ngực thắt lại, mắt hoa lên, bà nằm lăn ra bất tỉnh. Bà H. được đưa đến Bệnh viện 103, Hà Nội. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy động mạch vành nhánh trái của bà bị vữa xơ, trên bản ghi điện tim, bà bị thiếu máu cơ tim vùng trước bên, diện rộng…

Đáng ngại khi bệnh không biểu hiện

Bệnh mạch vành là tình trạng hẹp hoặc tắc động mạch vành gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ hay nhồi máu cơ tim. Cần biết, cơ tim vô cùng nhạy cảm với thiếu máu. Chỉ cần một thiếu máu nhỏ cũng có thể gây đau, chỉ cần một thiếu máu trong một thời gian ngắn cũng có thể gây ra hoại tử.

Đau ngực là dấu hiệu sớm nhất, dễ nhận thấy nhất của bệnh mạch vành. Thông thường thì khi mạch vành bán tắc hoặc tắc gần như hoàn toàn thì chúng ta sẽ có cảm giác đau ngực trái. Cơn đau này được gọi là cơn đau thắt ngực: đau bên ngực trái, đau như thắt bóp, đè ép tim. Đau có xu hướng lan lên vai trái, xuyên ra sau lưng và lan xuống cánh tay trái.

Nhưng không phải mọi trường hợp bệnh mạch vành đều đau ngực trái rõ ràng, mà nhiều khi chỉ có biểu hiện một cảm giác nhói bên ngực trái hoặc đau rất nhẹ. Nhiều trường hợp mạch vành bị hẹp lại thực sự, cơ tim bị thiếu máu thực sự nhưng lại hầu như không có hoặc có rất ít triệu chứng. Trường hợp này thuộc dạng bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng hay thể câm. Thể này là thể đáng ngại nhất vì dễ gây ra tử vong nhất do người bệnh không chú ý đề phòng.

Vì thế, với bất kỳ dạng nào của bệnh mạch vành, chúng ta tuyệt đối không nên coi thường, phải để ý những cơn đau ngực trái. Nhất là những người tuổi cao, nghiện rượu, hút thuốc lá, béo phì, có tiền sử bệnh mạch vành, tăng huyết áp thì cần đi khám bệnh cẩn thận.

Theo BS Yên Lâm Phúc (Thanh Niên)

]]>
https://tuelinh.vn/con-dau-that-nguc-ben-trai-9377/feed 0
Nguyên nhân gây đau thắt ngực https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-gay-dau-that-nguc-9357 https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-gay-dau-that-nguc-9357#respond Wed, 11 Jul 2012 06:12:51 +0000 https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-gay-dau-that-nguc-9357 Đau thắt ngực là cơn đau thắt từng cơn ở vùng tim do thiếu máu cơ tim; là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa sự cung cấp và nhu cầu ôxy. Tình trạng này có thể hồi phục được.

Khi lưu lượng tuần hoàn mạch vành giảm dưới 50% mức bình thường thì xuất hiện cơn đau thắt ngực.

Nguyên nhân

Các nhóm nguyên  nhân chính gây đau thắt ngực:

Nguyên nhân bệnh sinh:

+ Khi lưu lượng tuần hoàn mạch vành giảm dưới 50% mức bình thường thì xuất hiện cơn đau thắt ngực.

+ Đa số nguyên nhân là do vữa xơ làm hẹp lòng động mạch vành (khoảng 90%). Vữa xơ gây ra các tổn thương ở thành động mạch vành, gây hẹp ở các thân động mạch vành (động mạch vành đoạn thượng tâm mạc và động mạch vành đoạn gần). Các tổn thương này diễn tiến thành từng đợt. Bệnh có thể trầm trọng hơn nếu có hiện tượng co thắt mạch vành, loét mảng xơ vữa, cục máu đông hoặc xuất huyết trong thành mạch.

+ Một số trường hợp không do vữa xơ động mạch vành là :

  • Viêm động mạch vành, viêm lỗ động mạch vành do giang mai, bệnh viêm nút quanh động mạch.
  • Dị dạng bẩm sinh động mạch vành.
  • Co thắt động mạch vành.

+ Một số nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim nhưng không do động mạch vành:

  • Một số bệnh tim: bệnh của van động mạch chủ, bệnh hẹp khít lỗ van hai lá, bệnh sa van 2 lá, bệnh cơ tim phì đại hoặc bệnh cơ tim thể giãn.
  • Thiếu máu nặng.

+ Bằng phương pháp chụp động mạch vành, người ta thấy có những trường hợp có tổn thương hệ động mạch vành nhưng bệnh nhân lại không thấy đau ngực, đó là thể đặc biệt của thiếu máu cơ tim cục bộ: thể không đau ngực.

Các yếu tố thuận lợi xuất hiện cơn đau ngực:

  • Gắng sức.
  • Xúc cảm mạnh, chấn thương tâm lý.
  • Cường giáp trạng.
  • Cảm lạnh.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Sốc.
  • Sau ăn no.

Những yếu tố này chỉ gây được cơn đau thắt ngực khi động mạch vành đã có ít nhiều bị tổn thương mà nhu cầu ôxy của cơ tim lại tăng hơn.

Cơ tim bị thiếu máu, chuyển hoá yếm khí, gây ứ đọng axít lactic làm toan hoá nội bào, dẫn đến rối loạn chuyển hoá tế bào và rối loạn hoạt động dẫn truyền cơ tim.

Dấu hiệu nhận biết cơn đau thắt ngực

Triệu chứng đau:

– Cơn đau khởi phát chủ yếu do gắng sức, khi thời tiết lạnh hoặc sau ăn no.

– Vị trí đau ở giữa phía sau xương ức; đau kiểu co thắt đè nặng hay cảm giác bị ép, có khi đau rát, đôi khi gây nghẹt thở. Đau thường lan lên cổ, xương hàm, vai; hoặc lan ra cánh tay, bờ trong của cẳng tay đến tận ngón 4, 5 ở một hoặc cả 2 bên; thời gian của cơn đau thường ngắn 2-5 phút, mất dần sau khi ngưng gắng sức hoặc dùng thuốc giãn mạch vành (trinitrine).

Các triệu chứng đi kèm với cơn đau:

  • Khó thở nhanh, nông.
  • Đánh trống ngực, hồi hộp.
  • Buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi.
  • Có trường hợp xuất hiện đái nhiều.
]]>
https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-gay-dau-that-nguc-9357/feed 0
Phát hiện và cách xử trí cơn đau thắt ngực https://tuelinh.vn/phat-hien-va-cach-xu-tri-con-dau-that-nguc-9354 https://tuelinh.vn/phat-hien-va-cach-xu-tri-con-dau-that-nguc-9354#comments Tue, 26 Jun 2012 06:12:51 +0000 https://tuelinh.vn/phat-hien-va-cach-xu-tri-con-dau-that-nguc-9354 Đau thắt ngực dùng để chỉ triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Khi xuất hiện cơn đau tức ngực, người bệnh có cảm giác như có vật nặng chèn ép vào ngực rất khó chịu, một số trường hợp cảm giác đau như bóp vào tim, đau rát, đau như cứa.

Khi xuất hiện cơn đau tức ngực, người bệnh có cảm giác như có vật nặng chèn ép vào ngực rất khó chịu

Đau thắt ngực là gì?

Đau thắt ngực là một thuật ngữ y học, dùng để chỉ triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Nguyên nhân gây bệnh là một nhánh nhỏ của động mạch vành bị hẹp, làm cho một vùng cơ tim không được cấp máu đầy đủ nên không đảm bảo nuôi dưỡng cơ tim.

Tuy nhiên, nhiều người bệnh cho rằng đau thắt ngực là cơn đau có cảm giác như thắt lại ở vùng ngực. Thực tế có rất nhiều cơn đau như vậy nhưng lại không phải do thiếu máu cơ tim cục bộ nên không được gọi là cơn đau thắt ngực. Ví dụ như, đau do các bệnh lý khác ở tim, ở phổi, ở thực quản, ở dạ dày, ở xương sườn, ở thần kinh, và ở cơ…

Cơn đau thắt ngực thường tái diễn nhiều lần, mỗi cơn đau thường kéo dài từ 2 đến 10 phút. Cơn đau quá ngắn dưới 1 phút hoặc quá dài trên 15 phút, thường không phải là đau thắt ngực.

Những người có nguy cơ đau thắt ngực

  • Nam giới chiếm 80%, xuất hiện ở tuổi trên 40. Nữ giới xuất hiện ở tuổi trên 45.
  • Người mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Chế độ ăn quá nhiều chất béo.
  • Có thói quen hút thuốc lá, ít vận động, hay phải lo nghĩ nhiều.
  • Gia đình có người bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Khi nào xuất hiện cơn đau?

Đau thắt ngực xuất hiện sau một hoạt động gắng sức như, làm việc nặng, chạy, leo dốc, leo cầu thang, quan hệ tình dục… Nếu cơn đau xuất hiện khi nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ… thường không phải là đau thắt ngực.

Yếu tố tâm lý như, xúc động mạnh, bực tức, cáu giận, lo sợ… cũng có thể là nguyên nhân xuất hiện cơn đau.

Ngưỡng đau là mức độ gắng sức của người bệnh để xuất hiện cơn đau. Ví dụ như đau xuất hiện sau mỗi lần đi bộ được đúng 1km. Động mạch vành càng hẹp thì ngưỡng đau càng thấp, có những bệnh nhân chỉ vận động tăng lên một chút là đã xuất hiện cơn đau.

Đa số bệnh nhân có ngưỡng đau ổn định hay còn gọi là cơn đau thắt ngực ổn định. Ví dụ như khi leo cầu thang lên đến tầng 3 là xuất hiện cơn đau, sáng chạy thể dục đến đúng một địa điểm là thấy đau, xách đến xô nước thứ 2 là thấy đau.

Một số bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không ổn định. Đó là biểu hiện của bệnh càng ngày càng nặng lên, các cơn đau xuất hiện dày lên, đau dữ dội hơn. Đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm vì khó phân biệt với nhồi máu cơ tim.

Vị trí xuất hiện cơn đau

Đa số đau xuất phát từ giữa ngực ngay sau xương ức, hoặc bên ngực trái vùng trước tim. Sau đó đau lan từ ngực lên vai trái. Nếu lan xa hơn sẽ xuống cánh tay trái, cẳng tay trái, ngón tay trái và thường là ngón út. Số ít trường hợp lan lên cổ, tay phải, thượng vị nhưng không bao giờ lan xuống đến rốn.

Tự cắt cơn đau như thế nào?

Khi đang hoạt động gắng sức mà xuất hiện cơn đau, phải tự dừng ngay hoạt động lại và nghỉ ngơi, cơn đau sẽ hết sau vài phút.

Nên chuẩn bị sẵn thuốc Nitroglycerin trong túi, khi xuất hiện cơn đau liền ngậm ngay một viên, cơn đau sẽ hết sau vài phút.

Điều trị cơn đau thắt ngực

Khi xuất hiện những dấu hiệu như mô tả trên, người bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán xác định cơn đau thắt ngực.

Hiện nay có rất nhiều thuốc tốt để điều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực, nhưng cần phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa. Những trường hợp động mạch vành hẹp nặng, nguy cơ nhồi máu cơ tim, các thầy thuốc có thể tiến hành nong động mạch vành, đặt giá đỡ động mạch vành, phẫu thuật làm cầu nối để tăng cường lưu thông máu. Các phương pháp này cần phải có trình độ chuyên môn rất cao, nhưng đều đã triển khai được ở các trung tâm tim mạch lớn trong nước.

Phòng cơn đau thắt ngực

  • Chế độ ăn giảm mỡ và muối, không hút thuốc lá.
  • Tăng cường luyện tập thể dục và vận động thân thể.
  • Điều trị tốt các bệnh béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.

BS Trần Văn Phúc

BV Xanh Pôn

]]>
https://tuelinh.vn/phat-hien-va-cach-xu-tri-con-dau-that-nguc-9354/feed 2