Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Fri, 11 May 2012 10:44:47 +0000 vi hourly 1 Tiểu khó và cách xử trí khi bị tiểu khó https://tuelinh.vn/tieu-kho-va-cach-xu-tri-khi-bi-tieu-kho-8860 https://tuelinh.vn/tieu-kho-va-cach-xu-tri-khi-bi-tieu-kho-8860#respond Sat, 12 May 2012 01:21:51 +0000 https://tuelinh.vn/tieu-kho-va-cach-xu-tri-khi-bi-tieu-kho-8860 Tiểu khó (đái khó) chủ yếu là đái rắt, đái buốt, bí đái và vô niệu. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm nhiễm, sỏi hệ tiết niệu, u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới, có thai ở nữ giới do khối u, suy tim, suy thận.

Đi tiểu là một động tác theo ý muốn do sự kết hợp hài hòa giữa sự co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang, đó là cơ vòng trong và cơ vòng ngoài (cơ vòng niệu đạo). Cơ vòng trong còn có tên là cơ vòng nhẵn, chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật, còn cơ vòng ngoài chịu sự chi phối của não. Như vậy, muốn đi tiểu được phải có đủ các điều kiện: bàng quang co bóp đủ mạnh, các cơ vòng giãn nở đủ rộng, niệu đạo thông thương, không bị vướng mắc. Thiếu một trong các yếu tố trên sẽ dẫn đến bí tiểu. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Các yếu tố khiến khó tiểu tiện

Khi nào bàng quang không co bóp đủ mạnh sẽ gây bí đái

Bàng quang là một cơ rỗng, có 3 lớp, chịu sự chỉ huy của hệ thần kinh thực vật hay tự chủ, do vậy sự co bóp của bàng quang là hiện tượng phản xạ xảy ra ngoài ý muốn. Khi bàng quang có đủ lượng nước tiểu từ 300 – 400ml là xuất hiện cung phản xạ muốn đi tiểu. Nhưng đi tiểu là một động tác theo ý muốn, nếu chưa muốn đi tiểu, não sẽ ức chế không cho cung phản xạ hoạt động, tức sẽ cắt đứt ngay luồng thần kinh của cung phản xạ thực vật, đồng thời không cho cơ vòng vân mở rộng. Ngược lại nếu muốn đi tiểu thì não sẽ thả lỏng cho cung phản xạ hoạt động và sai khiến cơ vòng vân mở rộng. Lúc đó bàng quang sẽ co bóp và tống nước tiểu thoát ra ngoài thành vòi.

Bàng quang sẽ không co bóp đủ mạnh trong các trường hợp: Mất sự liên hệ với hệ thần kinh thực vật, đặc biệt là khi bị chấn thương cột sống; Thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính, mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu.

Khi nào các cơ vòng nhẵn không giãn nở gây bí đái

Cơ vòng nhẵn tức cổ bàng quang không giãn nở khi: Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật, hay gặp trong các trường hợp chấn thương cột sống; Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính; Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang. Bản chất của cơ vòng ngoài là luôn luôn co thắt lại. Lúc đi đái, não sẽ ức chế sự co thắt này và làm giãn nở. Nếu vì lý do gì đó não sẽ không tác động được vào cơ vòng nữa sẽ gây bí tiểu như trong chấn thương cột sống.

Khi nào niệu đạo mất thông suốt gây bí đái

Niệu đạo mất sự thông suốt khi bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi, bị vỡ do chấn thương.

Nhận biết và xử trí các dạng tiểu khó

Bí tiểu cấp tính là hiện tượng đột ngột bí đái, bệnh nhân cố rặn mới may ra có vài giọt nước tiểu thoát ra ngoài, trong khi đó thì bàng quang căng đầy, cảm giác rất tức bụng và đôi khi xuất hiện cơn co thắt. Nguyên nhân chủ yếu thường là do u lành tiền liệt tuyến gây chèn ép, sỏi mắc nghẽn tại cổ bàng quang hay niệu đạo, chấn thương vỡ, giập niệu đạo, chấn thương cột sống. Với tình trạng này, bệnh nhân phải được thông tiểu ngay, đó là các biện pháp phẫu thuật lấy sỏi, giải quyết sự chèn ép đường tiểu hoặc dùng các ống dẫn nước tiểu luồn vào niệu đạo tới bàng quang cho nước tiểu thoát ra ngoài.

Bí tiểu mạn tính là kết quả của tình trạng tiểu khó và tiểu không hết trải qua thời gian dài, nước tiểu tồn tại trong bàng quang ngày một tăng. Đến lúc nào đó bụng dưới hình thành khối cầu bàng quang lớn dần nhìn thấy được, to như quả bóng nhỏ. Bệnh nhân dần dần thích nghi với tình trạng bất thường này. Nhưng sự ứ đọng này vô cùng nguy hiểm với thận. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra sự căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Lúc đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy biện pháp điều trị là thông đường tiểu qua da, giảm ngay sự căng trướng, ứ đọng của nước tiểu trong bàng quang, sau đó loại bỏ nguyên nhân gây bí tiểu.

Các trường hợp bí tiểu có nguyên nhân tại chỗ hoặc ở sự chỉ huy thần kinh trung ương hoặc thần kinh thực vật, các nguyên nhân tại chỗ như sỏi bàng quang, u tiền liệt tuyến đều phải giải quyết bằng phẫu thuật hoặc nội soi. Các nguyên nhân khác có thể dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Tất cả các hiện tượng bí đái đều phải được nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp xử trí kịp thời, người bệnh (đặc biệt là nam giới lớn tuổi) cần phải đặc biệt chú ý đến điều này. Nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

BS. Nguyễn Quốc Vinh

]]>
https://tuelinh.vn/tieu-kho-va-cach-xu-tri-khi-bi-tieu-kho-8860/feed 0
Muốn đi tiểu nhưng khó tiểu – Dấu hiệu bệnh gì? https://tuelinh.vn/muon-di-tieu-nhung-kho-tieu-dau-hieu-benh-gi-8851 https://tuelinh.vn/muon-di-tieu-nhung-kho-tieu-dau-hieu-benh-gi-8851#comments Fri, 11 May 2012 01:21:51 +0000 https://tuelinh.vn/muon-di-tieu-nhung-kho-tieu-dau-hieu-benh-gi-8851 Em năm nay 24 tuổi . Em đi tiểu rất nhiều lần trong một ngày (khoảng 20 lần/ngày). Cứ mỗi lần muốn đi tiểu lại khó đi, mất khoảng 5 đến 7 giây mới đi được và thấy hơi buốt đầu dương vật. Xin cho biết đó là bệnh gì? (Nguyễn Văn Hải)

Trả lời:

Tiểu khó là tình trạng bệnh lý muốn tiểu mà không tiểu được do rất nhiều nguyên nhân:

– Yếu tố cơ học như: sỏi, u xơ tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo, phimosis.

– Rối loạn chức năng dẫn tiểu: thông thường các rối loạn bàng quang do thần kinh gây nên.

– Các nguyên nhân do viêm đường tiểu, tiểu buốt, tiểu khó.

Bạn tiểu khó, nhiều lần, trên 20 lần và hơi buốt ở đầu dương vật, có khả năng do rối loạn chức năng dẫn tiểu. Tuy vậy để chuẩn đoán chắc chắn bạn cần đi siêu âm hệ niệu, xét nghiệm nước tiểu xem có bị viêm nhiễm không, có sỏi không và có bị hẹp bao qui đầu không ? Có kết quả, BS sẽ hướng dẫn bạn phương pháp chữa trị.

BS Bạch Long

]]>
https://tuelinh.vn/muon-di-tieu-nhung-kho-tieu-dau-hieu-benh-gi-8851/feed 4
Chứng tiểu khó ở chị em https://tuelinh.vn/chung-tieu-kho-o-chi-em-8854 https://tuelinh.vn/chung-tieu-kho-o-chi-em-8854#respond Fri, 11 May 2012 01:21:51 +0000 https://tuelinh.vn/chung-tieu-kho-o-chi-em-8854 Chững tiểu khó thường làm người bệnh cảm thấy bồn chồn không yên vì cơn buồn tiểu kéo dài dai dẳng mà không thể “giải quyết” hoặc chỉ “giải quyết” từng tí một, trong lúc “giải quyết” thấy buốt, xót.

Dấu hiệu ban đầu

Nước tiểu đục, đôi khi pha lẫn máu, người sốt nhẹ (khoảng 38 độ). Nếu không có biện pháp kịp thời hiện tượng này sẽ trở thành mãn tính, khó khắc phục.

Thủ phạm truyền bệnh

Các vi khuẩn trú tại ruột và âm đạo tấn công đường tiết niệu nằm ở phía trên. Khuẩn mang bệnh có thể đột nhập vào cơ thể sau một lần sinh hoạt tình dục qua các cơ quan sinh dục hoặc qua đường răng miệng.

Nguyên nhân

Một cơn cảm cúm nhẹ, khiến hệ thống miễn dịch suy giảm cũng là cơ hội tốt để các khuẩn hoạt động “tích cực” hơn. Nội y siết chặt, quần jeans chun bó sát hông và đũng, thức ăn cay nóng…là những lý do đáng kể giúp khuẩn phát triển. Một số người bị bệnh do quan hệ tình dục, nhất là những người ưa “Tình dục kiểu Pháp” (oral sex).

Phòng chống

– Nên cố gắng tiểu tiện ngay sau mỗi lần sinh hoạt tình dục để đẩy vi khuẩn ra khỏi khu vực nhạy cảm.

– Nên có thói quen vệ sinhvùng cấm sau mỗi lần sinh hoạt. Lưu ý chỉ rửa sạch vùng ngoài, không thò sâu ngón vào phía trong – bắc cầu cho khuẩn vào trong một cách dễ dàng.

– Tạo thói quen uống 2 lít nước mỗi ngày.

– Trong thời kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh 2 giờ/1 lần.

– Dùng vitamin tổng hợp để phòng chống cảm cúm vặt trong năm.

– Cần chữa tận gốc nếu bị viêm họng và sổ mũi.

– Mỗi năm 2 lần cần đến kiểm tra tại bác sĩ răng và bác sĩ phụ khoa.

– Mỗi khi đi tiểu cần “giải quyết” cho đến hết, lúc kết thúc nên cố gắng thót bụng co âm đạo vào để tập sự đàn hồi đường tiết niệu.

– Nên đi tiểu tiện sau 3-4 giờ. Không cố nhịn lâu.

– Nếu công việc phải ngồi bàn giấy trong 8 giờ /ngày, thỉnh thoảmg nên có thói quenkhởi động cơ thể để kích hoạt tuần hoàn máu.

Điều trị

– Trong thời gian bị đái buốt cần tích cực uống nước đun sôi để nguội, trà xanh, trà cúc, sữa tươi, nước hoa quả, sữa chua. Ăn nhiều quả mọng như dưa hấu, cam ngọt, bưởi. Tránh uống nước khoáng, rượu, không ăn thức ăn cay, mặn, đồ hộp, các loại nước xốt…

– Chườm nóng phần bụng dưới có thể làm người bệnh dịu cơn đau nhưngnhiệt độ cao sẽ kích thích máu ra theo nước tiểu nhiều hơn. Vì vậy nên tránh chườm nóng và ngâm bồn nước ấm.

– Đun nước sắc lá mã đề và râu ngô uống thay nước lọc.

– Kháng sinh cũng có thể chấm dứt sớm triệu chứng đái buốt nhưng ở ngay lần dính cảm kế tiếp, triệu chứng dấm dứt khó chịu đó vẫn có thể quay lại.

-Cần đến bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định đúng về thuốc điều trị.

Theo Alo Bác sỹ

]]>
https://tuelinh.vn/chung-tieu-kho-o-chi-em-8854/feed 0
Đi tiểu khó, bí đái – Cần phải làm gì? https://tuelinh.vn/di-tieu-kho-bi-dai-can-phai-lam-gi-8857 https://tuelinh.vn/di-tieu-kho-bi-dai-can-phai-lam-gi-8857#respond Fri, 11 May 2012 01:21:51 +0000 https://tuelinh.vn/di-tieu-kho-bi-dai-can-phai-lam-gi-8857 Chứng tiểu khó có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bệnh nhẹ tới bệnh nặng nhưng dù bất cứ do nguyên nhân nào cũng cần phải tới bác sĩ để khám bệnh.

Thông thường, khi bọng đái (bàng quang) đầy nước tiểu (có thể tới 400 ml), các cơ của bàng quang bị căng ra truyền thông tin này lên não cho chúng ta có cảm giác muốn đi tiểu tiện. Khi chúng ta đi tiểu, não điều khiển bộ cơ thắt ở cổ bàng quang mở ra, đồng thời bàng quang bóp lại đẩy nước tiểu đi vào niệu đạo (ống đái) để ra ngoài.

Hiện tượng khó tiểu kèm theo cảm giác nóng, rát ở đường tiểu thường là triệu chứng của sự viêm nhiễm niệu đạo, nhưng cũng có thể do bàng quang hoặc niệu đạo có vật cản trở làm tắc nghẽn. Đôi khi, việc khó tiểu có nguyên nhân hoàn toàn tâm lý.

Cần phải làm gì?

Mọi trường hợp đi tiểu khó cần phải đưa tới bác sĩ để tìm nguyên nhân. Trường hợp khó đái lại còn bị đau, bị sốt, hoặc bị bí đái hoàn toàn, đều cần đưa đi cấp cứu.

Triệu chứng và điều trị

Tại nơi cấp cứu, bác sĩ sẽ chú ý tìm xem có phải bệnh nhân bị tắc ống đái hoặc bị viêm bàng quang, viêm niệu đạo hay không.

Nếu bệnh nhân bí đái và đau bụng dữ dội thì có thể do tuyến tiền liệt bị xung huyết rồi chèn vào ống đái. Cả trường hợp ung thư tuyến tiền liệt cũng vậy đều phải cấp tốc dùng biện pháp thông tiểu cho bệnh nhân.

Nếu người bệnh cảm thấy nóng rát ở ống tiểu và buồn đi tiểu luôn thì ống tiểu (niệu đạo) có thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Nhưng đôi khi cảm giác này lại có nguyên nhân hoàn toàn tâm lý (thường gặp ở phụ nữ).

Đối với phái nam, những hiện tượng như đi tiểu nhiều lần kể cả ban đêm, tia nước tiểu yếu, muốn tiểu nhưng không tiểu ngay được, bắt đầu phải rặn một lúc, rồi lại phải rặn thêm lúc cuối để đi được hết, đều có thể có nguyên nhân từ tuyến tiền liệt (bị u tuyến tiền liệt) hoặc từ cổ bàng quang (viêm hoặc có u).

Tất cả các hiện tượng khó tiểu đều cần phải được xét nghiệm ở chuyên khoa niệu đạo để rõ tình trạng của niệu đạo và bàng quang (bị sỏi, u, ung thư…). Riêng nữ, còn phải chú ý tới các bệnh về tử cung và vùng chậu.

Bác sĩ Ngô Văn Quỹ- Trần Văn Thụ

]]>
https://tuelinh.vn/di-tieu-kho-bi-dai-can-phai-lam-gi-8857/feed 0