Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Tue, 10 Sep 2024 08:34:38 +0000 vi hourly 1 Món ăn chữa chứng tiểu đêm https://tuelinh.vn/mon-an-chua-chung-tieu-dem-9018 https://tuelinh.vn/mon-an-chua-chung-tieu-dem-9018#respond Sun, 03 Jun 2012 06:55:14 +0000 https://tuelinh.vn/?p=9018 Theo y học cổ truyền, tiểu đêm phân ra làm hai thể hư hàn và hư nhiệt, với biểu hiện triệu chứng lâm sàng và cách chữa khác nhau.

Do hư nhiệt, hư hàn

Theo lương y Vũ Quốc Trung, với thể hư hàn, gốc bệnh là do thận dương hư suy, bàng quang không ước thúc (bó chặt), không thể chế được thủy, mất điều hòa khống chế cho nên dịch tiểu luôn nhiều. Thường thấy eo lưng đau, khí đoản (ngắn), tứ chi mềm thiếu sức, đại tiện lỏng, tiểu đêm nhiều. Trong trường hợp này phải dùng phép “ấm thận mạnh dương”. Dùng bài thuốc “kim quỷ thận khí hoàn” với các vị thuốc và liều lượng như sau: địa hoàng 24g, hoài sơn 12g, sơn thù 12g, trạch tả 10g, phục linh 10g, đan bì 6g, quế chi 6g, hắc phụ tử 6g. Cho thuốc vào 750 ml nước, sắc còn 250 ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Với thể hư nhiệt, gốc bệnh là do thận âm hư suy, thận khí mất bền chặt, âm thiếu nóng trong, thủy không hàm dưỡng mộc cái dụng của can quá thừa, sơ tiết quá mức nên ban đêm đi tiểu nhiều lần. Thường có biểu hiện lâm sàng: ban đêm phiền nóng, miệng đắng, họng khô, lòng bàn chân bàn tay nóng, eo lưng mỏi, gối mềm, tai ù, đại tiện khô táo, nước tiểu hơi vàng, đêm tiểu nhiều lần, tiểu són. Trong trường hợp này phải dùng phép “tư dưỡng thận âm, thanh nhiệt cố sáp”. Dùng bài thuốc “tri bá địa hoàng hoàn”, với các vị thuốc và liều lượng như sau: thục địa 24g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, trạch tả 10g, phục linh 10g, đan bì 10g, tri mẫu 6g, hoàng bá 6g. Cho 750 ml nước vào sắc còn 250 ml chia uống 3 lần trong ngày.

Dùng món ăn

Ngoài việc dùng thuốc, có thể dùng món ăn để cải thiện chứng tiểu đêm.

* Một cái cật heo, đậu dao 1 miếng. Rửa sạch cật heo, xẻ đôi, rồi nhồi đậu dao vào trong đó, cho vào nồi, thêm nước, đun nhỏ lửa cho chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. Người bị nhẹ ăn 2 – 4 ngày. Người bị nặng ăn 4 – 8 ngày.

* Thịt ba ba 250g, thịt gà 150g. Ba ba và thịt gà rửa sạch, chặt miếng. Cho thêm nước và gia vị nấu cho chín nhừ rồi ăn.

* Gà mái vàng loại nhỏ (500g), làm sạch cho vào nồi cùng 30g hoàng kỳ và 30 thục địa, đổ thêm nửa lít nước vào hầm kỹ cho đến khi gà nhừ, bỏ bã thuốc, ăn thịt gà và uống nước.

* Gan gà trống 1 bộ, thỏ ty tử 15g, gạo tẻ 60g, nước sạch 750ml. Cho tất cả vào hầm kỹ thành cháo ăn.

Người mắc chứng tiểu đêm cần chú ý đi tiểu trước khi đi ngủ, hạn chế uống nước vào buổi tối.

Hồng Nhung

 

]]>
https://tuelinh.vn/mon-an-chua-chung-tieu-dem-9018/feed 0
Bài thuốc chữa chứng tiểu đêm https://tuelinh.vn/bai-thuoc-chua-chung-tieu-dem-9015 https://tuelinh.vn/bai-thuoc-chua-chung-tieu-dem-9015#respond Sun, 03 Jun 2012 06:51:58 +0000 https://tuelinh.vn/?p=9015 Tiểu đêm thường thấy ở những người cao tuổi. Đêm phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Không ngủ được lại sinh ra chứng đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân bệnh là do chức năng của thận bị suy giảm. Thận khí không đủ dẫn đến chức năng bế tàng của thận không được vững vàng. Nguyên tắc điều trị là phải bổ thận nạp khí. Đồng thời quan tâm tới chức năng sinh lý và sự hoạt động bình thường của bàng quang. Trên thực tế lâm sàng đã có những bài thuốc mang lại hiệu quả cao. Xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

Bài 1: Ngũ gia bì 12g, khiếm thực 12g, thỏ ty tử 10g, thục địa (sao khô) 12g, trạch tả 10g, sơn thù 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, bạch truật 12g, tang diệp 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Công dụng: bổ thận, bổ khí, ổn định và củng cố chức năng của thận dương. Nếu bệnh nhân bị lạnh lưng và lạnh tay chân gia quế 10g, sinh khương 8g.

Bài 2: Bạch biển đậu 12g, cố chỉ 10g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, thục địa (sao khô) 12g, kim anh 12g, hắc táo nhân 12g, viễn chí 12g, liên nhục 12g, đại táo 8 quả. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Công dụng: bổ tâm thận, ổn định thần kinh trung ương, củng cố sức bền và khả năng cầm cố của thận. Bài này phù hợp cho những người bị mất ngủ kéo dài, tim đập nhanh, hay hồi hộp, hay quên, tiểu đêm nhiều lần.

Bài 3: Cẩu tích 12g, tơ hồng xanh 16g, khởi tử 12g, đỗ trọng 10g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, tang ký sinh 16g, ngải diệp 12g, ngũ gia bì 12g, sa sâm 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 16g, bạch truật 16g, mẫu lệ chế 12g, cam thảo 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Công dụng: bổ thận nạp khí, ôn ấm bàng quang. Chủ trị cho những bệnh nhân thận hư, chức năng bàng quang bị rối loạn, sinh ra tiểu đêm, tiểu vặt, tiểu không kiểm soát.

Bài 4 (thuốc ngâm rượu): Đỗ trọng, thỏ ty tử, khởi tử, sơn thù, cẩu tích, ngũ gia bì, hoài sơn, liên nhục, biển đậu, thục địa, đương quy, sa sâm, phòng sâm, hắc táo nhân, viễn chí, hoàng kỳ, bạch truật mỗi vị 20g; cam thảo 40g, trần bì 16g, quế 10g, trạch tả 16g. Các vị thái nhỏ bỏ vào bình sành. Đổ vào 3 lít rượu để ngâm. Sau 20 ngày là có thể dùng được. Ngày uống 50 – 60ml, chia 2 lần trước bữa ăn.

Chỉ định: dùng cho những người thận yếu, tiểu đêm nhiều lần, rối loạn chức năng bàng quang, ngủ ít, tim hồi hộp, chân tay lạnh…

Lưu ý, đây là rượu thuốc vì vậy cần sử dụng đúng liều lượng, nếu quá chén sẽ không có lợi.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

]]>
https://tuelinh.vn/bai-thuoc-chua-chung-tieu-dem-9015/feed 0
Chứng tiểu đêm có phải bệnh lý không? https://tuelinh.vn/chung-tieu-dem-co-phai-benh-ly-khong-8920 https://tuelinh.vn/chung-tieu-dem-co-phai-benh-ly-khong-8920#respond Wed, 23 May 2012 08:49:30 +0000 https://tuelinh.vn/chung-tieu-dem-co-phai-benh-ly-khong-8920 Tôi năm nay 51 tuổi, gần đây tôi hay bị đi tiểu vào ban đêm, khoảng hai đến ba lần, khiến giấc ngủ thường gián đoạn.

Tôi đi khám phòng mạch tư và uống thuốc nhưng không khỏi. Kết quả siêu âm tiền liệt tuyến không to, bình thường, xét nghiệm máu cũng bình thường. Tuy nhiên, nếu hôm nào trước khi đi ngủ tôi không ăn nhiều canh hoặc không uống nhiều nước thì tình trạng đi tiểu vào ban đêm kể trên không xuất hiện.

Vậy đó có phải là bệnh lý hay không? – Phạm Hữu Tâm (Q.Tân Bình, TP.HCM)

Trả lời :

Đây là tình trạng bàng quang bị kích thích chứ không phải bệnh lý. Do đó, chỉ cần thay đổi một số thói quen sống sẽ hết. Ví dụ: tuyệt đối kiêng những thực phẩm có cồn như rượu, bia, không ngồi lâu quá sẽ làm xung huyết vùng chậu dễ dẫn đến bị tiểu khó.

Uống nước đều trong ngày và đúng là sau bữa ăn tối nên hạn chế uống nước vì sẽ làm cô đặc nước tiểu về đêm. Với tình trạng kể trên thì ông chưa cần uống thuốc. Nhưng lưu ý ông cần đi thử chất chỉ thị ung thư tiền liệt tuyến PSA xem có cao hay không, vì đàn ông trên 50 tuổi cần phải tầm soát vấn đề này.

BS Trần Lê Linh Phương

]]>
https://tuelinh.vn/chung-tieu-dem-co-phai-benh-ly-khong-8920/feed 0
Các liệu pháp đối phó với chứng tiểu đêm https://tuelinh.vn/cac-lieu-phap-doi-pho-voi-chung-tieu-dem-8923 https://tuelinh.vn/cac-lieu-phap-doi-pho-voi-chung-tieu-dem-8923#respond Wed, 23 May 2012 08:49:30 +0000 https://tuelinh.vn/cac-lieu-phap-doi-pho-voi-chung-tieu-dem-8923 Nhiều người nói rằng thật không gì bực mình và khổ sở cho bằng nửa đêm phải vào buồng tắm để… xả cho nhẹ bụng.

Các liệu pháp y khoa đều có tác dụng phụ

Tiểu đêm là do lượng nước tiểu được sản sinh ra tăng cao hoặc do bọng đái không đủ sức giữ nó lại, hoặc do một vấn đề nào đó về y khoa. Tình trạng trên có thể góp phần vào việc gây ra mệt mỏi và suy nhược, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và các rối loạn về ruột-dạ dày.

Các phương thức điều trị chuẩn mực cho chứng tiểu đêm gồm liệu pháp y khoa cũng như việc thay đổi lối sống như hạn chế dùng chất lỏng…

Tiến sĩ Serge Marinkovic thuộc Bệnh viện St. Francis, ở Indianapolis (India – Mỹ), đối với chứng tiểu đêm, hiệu quả của những thay đổi lối sống được sánh ngang bằng hiệu quả của sự can thiệp bằng thuốc.

Các phương thức can thiệp của y khoa đối với chứng tiểu đêm gồm cách dùng tổng hợp hormone có tác dụng khiến cơ thể không sản sinh nước tiểu vào ban đêm; một loại thuốc ngăn chặn các cơ bọng đái co thắt và một loại thuốc chống suy nhược làm giảm đi tiểu.

Tiến sĩ Marinkovic khẳng định: “Chẳng có phương thức y khoa nào trên đây là liệu pháp chữa trị tuyệt diệu cả. Tất cả đều có phản ứng phụ, gồm khô miệng, chứng táo bón và chứng ợ nóng”.

“Chống” tiểu đêm không dùng thuốc?

Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy có một số cách xử lý đơn giản, không cần dùng thuốc, có thể giúp giải quyết chuyện tế nhị này.

Mới đây, tạp chí The Journal of Urology đã đăng tải nghiên cứu do Tiến sĩ Koji Yoshimura (Trường Đại học Kyoto – Nhật Bản) và các đồng nghiệp tiến hành ở những người mắc chứng tiểu đêm có độ tuổi trung bình khoảng 75 tuổi.

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra hiệu quả của bốn sự thay đổi về lối sống: hạn chế chất lỏng, giới hạn việc ngủ nướng, tập thể dục hằng ngày ở mức độ vừa phải và giữ ấm cơ thể khi ngủ. Mỗi bệnh nhân đều được tư vấn về lợi ích của mỗi hành vi sửa đổi kể trên; được chỉ dẫn hạn chế việc dùng chất lỏng trong ngày khoảng 2% trọng lượng cơ thể, đặc biệt tránh dùng chất lỏng vào buổi tối.

Sau bốn tuần, kết quả ghi nhận số người phải vào buồng tắm ban đêm giảm đi; hơn một nửa số bệnh nhân cải thiện được hơn một lần tiểu, và lượng nước tiểu cũng giảm (từ 923 ml còn 768 ml).

Qua cuộc nghiên cứu này, Tiến sĩ Koji Yoshimura cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu thêm để xác minh rõ hiệu quả của liệu pháp lối sống.

Dẫu sao, cà hai nhà nghiên cứu trên cho rằng cần phải nhìn nhận thực tế tiểu đêm là chuyện bình thường đối với người lớn tuổi, và không phải mọi người bị ảnh hưởng bởi chứng tiểu đêm đều tỏ ra bực bội. Cá biệt có chàng trai mỗi đêm phải bốn lần vào buồng tắm để “xả” nhưng vẫn vui vẻ vì… thường nảy ra ý tưởng hay mỗi khi vào buồng tắm -Tiến sĩ Marinkovic cho biết.

Theo Người Lao Động

]]>
https://tuelinh.vn/cac-lieu-phap-doi-pho-voi-chung-tieu-dem-8923/feed 0
Chứng tiểu đêm ở người cao tuổi https://tuelinh.vn/chung-tieu-dem-o-nguoi-cao-tuoi-8926 https://tuelinh.vn/chung-tieu-dem-o-nguoi-cao-tuoi-8926#respond Wed, 23 May 2012 08:49:30 +0000 https://tuelinh.vn/chung-tieu-dem-o-nguoi-cao-tuoi-8926 Trong những biến đổi sinh lý của người cao tuổi thì tình trạng đi tiểu đêm là rất phổ biến. Có người mỗi đêm đi tiểu 5 – 6 lần, làm mất ngủ, dần dần thành thói quen và dẫn tới suy nhược.

Tiểu đêm ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do chức năng sinh lý bị suy giảm nhưng cũng có thể là do bệnh lý. Ở người cao tuổi, thời gian của giấc ngủ ngắn nên họ ít ngủ hơn, thường đi ngủ sớm nhưng thức dậy cũng sớm. Ít ngủ lại dễ gây buồn tiểu và ngược lại, đi tiểu đêm nhiều lần lại càng dễ gây cho người cao tuổi mất ngủ, đây là một vòng luẩn quẩn. Đối với những người cao tuổi có bệnh viêm đường tiết niệu, tiểu đường sẽ càng hay bị tiểu đêm. Ở người cao tuổi là nam giới, nếu bị u xơ tiền liệt tuyến thì hiện tượng tiểu đêm càng hay gặp, nhất là u xơ có kích thước lớn chèn vào cổ bàng quang, khi bàng quang chứa nhiều nước tiểu thì sẽ bị kích thích đi tiểu.

Để phát hiện và chữa trị chứng tiểu đêm có hiệu quả, những người đàn ông trên 40 tuổi cần được đi khám tuyến tiền liệt hàng năm, nhằm phát hiện sớm những vấn đề về tiết niệu để có hướng chữa trị kịp thời. Với những bệnh nhân đã mắc chứng bệnh này, có thể dùng  thuốc Crila, loại thuốc được chiết xuất từ cây Trinh nữ hoàng cung có tác dụng điểu trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt).

Đây là loại thuốc được chiết xuất từ lá cây Trinh nữ hoàng cung, đã được thử nghiệm lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn như Viện Lão khoa, bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho kết quả rất khả quan và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc với chỉ định điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt – một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiểu đêm ở nam giới cao tuổi. Crila không chỉ có tác dụng giảm nhanh chứng tiểu đêm nhiều lần, nhất là các triệu chứng tiểu són, tiểu rắt, giúp người bệnh có giấc ngủ ngon và sâu hơn mà còn giúp phòng ngừa được u ác tính ở tuyến tiền liệt.

Theo An Ninh Thủ Đô

]]>
https://tuelinh.vn/chung-tieu-dem-o-nguoi-cao-tuoi-8926/feed 0
Cách nào hạn chế tiểu đêm ở người cao tuổi? https://tuelinh.vn/cach-nao-han-che-tieu-dem-o-nguoi-cao-tuoi-8914 https://tuelinh.vn/cach-nao-han-che-tieu-dem-o-nguoi-cao-tuoi-8914#respond Tue, 22 May 2012 08:49:30 +0000 https://tuelinh.vn/cach-nao-han-che-tieu-dem-o-nguoi-cao-tuoi-8914 Tôi 78 tuổi, gần đây thường đi tiểu đêm nhiều lần, gây mất ngủ. Xin bác sĩ cho biết cách hạn chế tiểu đêm? – Nguyễn Văn Bền(Hà Tĩnh)

Trả lời :

Chứng tiểu đêm ở người cao tuổi do chức năng sinh lý bị suy giảm hoặc do bệnh lý. Thông thường người cao tuổi ít ngủ, thường đi ngủ sớm và thức dậy sớm. Ít ngủ gây buồn tiểu và ngược lại đi tiểu đêm nhiều lần làm cho người cao tuổi mất ngủ. Người có bệnh viêm đường tiết niệu, đái tháo đường, nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến thì càng hay tiểu đêm.

Để hạn chế tiểu đêm cần thực hiện các biện pháp: với những người mắc các bệnh đái tháo đường, viêm đường tiết niệu, u xơ tiền liệt tuyến… cần hạn chế ăn canh trong bữa cơm tối, nhất là các loại rau có tính chất lợi tiểu như rau cải.

Không nên uống nước, uống bia trước khi đi ngủ. Tránh ăn mặn để ít uống nước. Trước khi đi ngủ phải nhớ đi tiểu. Điều trị tích cực các bệnh như đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi đường tiết niệu… để  hạn chế tiểu đêm. Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để giấc ngủ được kéo dài hơn, ngủ sâu hơn sẽ ít đi tiểu đêm. Nên giữ ấm cơ thể vì lạnh gây co mạch ngoại biên làm tăng máu đi qua thận gây tiểu đêm.

BS. Ninh Thanh Tùng

]]>
https://tuelinh.vn/cach-nao-han-che-tieu-dem-o-nguoi-cao-tuoi-8914/feed 0
Chứng tiểu đêm – Nguyên nhân và giải pháp https://tuelinh.vn/chung-tieu-dem-nguyen-nhan-va-giai-phap-8917 https://tuelinh.vn/chung-tieu-dem-nguyen-nhan-va-giai-phap-8917#respond Tue, 22 May 2012 08:49:30 +0000 https://tuelinh.vn/chung-tieu-dem-nguyen-nhan-va-giai-phap-8917 Thật là phiền toái khi buổi tối không ngủ được, lại phải thức trắng để… đi tiểu nhưng nhiều người bỏ qua vì cho là “chuyện nhỏ” hoặc ngại nói. Mấy ai biết, tiểu đêm là triệu chứng của nhiều bệnh lý, và do cả những nguyên nhân hết sức đơn giản.

Chứng tiểu đêm – Ảnh minh họa

Nguyên nhân từ bệnh lý…

Trục trặc của tuyến tiền liệt : thường gặp nhất là bướu lành tiền liệt tuyến. Đây là bệnh hay gặp ở nam giới, chỉ đứng thứ hai trong các bệnh liên quan đến niệu khoa, nguyên nhân vẫn chưa được xác định. Vấn đề ở đây là: khi tuyến tiền liệt to, sẽ dẫn đến ngăn cản dòng nước tiểu và kích thích bàng quang, và triệu chứng thường gặp là đi tiểu nhiều lần, kể cả vào ban đêm. Có bệnh nhân đi 4 – 5 lần, có người “thê thảm” hơn khi thức trắng đêm bởi cả chục lần đi tiểu.

Viêm bàng quang: ai cũng biết bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu, sau khi đã được thận lọc qua. Viêm bàng quang có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng dù là viêm bàng quang mãn tính hay cấp tính, bao giờ cũng khiến người bệnh cứ mắc tiểu dù vừa tiểu xong, đi tiểu nhiều lần, không ngoại trừ cả ban đêm và tiểu són.

Sỏi thận: biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng do tuỳ thuộc vào vị trí, độ to nhỏ của sỏi, vào các biến chứng do sỏi gây ra. Trong số các triệu chứng lâm sàng thường kèm theo bao giờ cũng có các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục… cả ban ngày lẫn ban đêm. Cần lưu ý trong nhiều trường hợp hòn sỏi cỡ 4 – 5 mm ở thận vẫn có thể chung sống hoà bình trong nhiều chục năm.

… và không do bệnh lý

Uống nhiều nước: nhiều người có thói quen uống nhiều nước vào buổi tối, vì nghĩ sẽ giúp thận dễ dàng làm việc, loại bỏ những chất độc hại khi ngủ. Rõ ràng, “có vào” thì phải “có ra”, uống nhiều nước như thế, nửa đêm thức giấc giải quyết cái chuyện “đầu ra”, là điều tất nhiên! Đó là chưa kể uống nhiều nước còn có thể dẫn đến tình trạng đa niệu, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Do các chất kích thích: nếu ban ngày khổ chủ đã dùng các chất kích thích như rượu, trà, càphê thì đêm tiểu nhiều là tất nhiên, vì đây là những thứ có tác dụng lợi tiểu, kích thích bàng quang gây tiểu thường hơn.

Do lớn tuổi: khả năng tái hấp thu kém, bài tiết từ tiết niệu giảm, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần hơn, kể cả vào ban đêm.

Do mang thai: với rất nhiều thai phụ, tình trạng tiểu đêm xảy ra do các nội tiết tố từ nhau thai tiết ra và do tử cung to ép lên bàng quang. Ngoài ra, chấn thương do sinh nở gây tổn thương niệu đạo cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm.

Do thuốc: khi phải dùng những thuốc lợi tiểu theo chỉ định để chữa bệnh tăng huyết áp và bệnh phù thũng do suy tim, suy thận và xơ gan, bệnh nhân phải chấp nhận những phản ứng phụ kèm theo như tiểu nhiều, trong đó có tiểu đêm. Ngoài ra nhóm chẹn kênh canxi dùng buổi tối cũng có thể gây tiểu đêm.

Giải pháp nào cho chuyện tiểu đêm?

Vấn đề điều trị đối với chứng tiểu đêm là rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, sức khoẻ. Tuỳ theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý là với gần 20 nguyên nhân khác nhau của chứng tiểu đêm, chắc chắn không một loại thuốc nào có thể trị chung cho ngần ấy bệnh lý, như nhiều mẫu quảng cáo thuốc đường mật! Ông bà ta có câu “đúng thầy, đúng thuốc”. Hãy để công việc chẩn đoán, điều trị cho các bác sĩ, đừng tự mình làm theo lời đồn thổi của quảng cáo, hay tự mình bắt bệnh, tự điều trị. Nguy hiểm hơn, là nghe theo lời hướng dẫn từ người quen, để rồi tiền mất, mà bệnh thì ở lại!

Theo ThS.BS Phan Hữu Phước

]]>
https://tuelinh.vn/chung-tieu-dem-nguyen-nhan-va-giai-phap-8917/feed 0