Trẻ em mắc bệnh thường rất mệt mỏi, chán ăn, do đó ngoài việc chữa bệnh chúng ta cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ và phải xác định rằng ăn đối với trẻ lúc này rất quan trọng. Vì trẻ bệnh nên cần cho trẻ ăn nhiều bữa, thức ăn cần chế biến dạng lỏng và mềm hơn, dễ tiêu hoá hơn, mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị. Cần phải kiên nhẫn, dỗ dành trẻ tránh ép trẻ ăn làm trẻ sợ hãi. Nếu trẻ ăn ít trong giai đoạn này cũng đừng lo lắng quá, khi lành bệnh trẻ sẽ ăn bù. Điều cần nhất là phải cho trẻ uống đủ nước, nên uống các loại nước quả có đường như nước cam, nước chanh, nước dừa, nước táo, nước xoài. . . hoặc sữa, vì các loại nước này vừa cung cấp năng lượng, vừa cung cấp vitamin và chất khoáng cho trẻ. Cần cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất trong giai đoạn này.
Theo: biengan.org
]]>1. Không nên kéo dài bữa cơm quá lâu.
Mỗi bữa ăn bạn nên bớt ít khẩu phần và ngồi bên cạnh, bắt trẻ phải tập trung ăn trong vòng 20 – 30 phút. Nếu hết thời gian đó mà con bạn chưa ăn xong thì ngưng ngay bữa ăn. Đặc biệt trước bữa ăn khoảng 30 phút, không nên cho trẻ ăn vặt.
2. Rủ bé cùng nấu các món ăn với bạn để “đánh thức” cảm giác ngon miệng.
Sau đó việc ăn uống đối với chúng không phải là bị ép buộc mà trở thành niềm thích thú.
3. Hãy kích thích trí tò mò của con, đừng bỏ lỡ cơ hội cho con làm quen với các vị mới.
Một cách tự nhiên, tất cả trẻ em đều thích vị ngọt hơn các vị khác, nhưng bằng sự khéo léo bạn sẽ hướng sự chú ý của chúng vào các vị khác. Hãy để con khám phá món ăn mới. Nếu chúng không thích, không nên ép, tuy nhiên hãy thử vào lần sau. Trong khoảng từ 4 đến 7 tuổi trẻ em cần làm quen với vị mới 4 – 5 lần.
4. Trang trí các món ăn một cách tinh tế sẽ làm cho bữa ăn trở nên hấp dẫn.
Hãy cùng ăn tối một cách vui vẻ và thư giãn, không nói về công việc hay chuyện bài vở. Hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn hay những cau có xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.
5. Trong tủ lạnh nhà bạn nên thường xuyên có sữa chua chứ không phải là kem.
Nên cho trẻ ăn hoa quả trước bữa ăn nửa giờ tốt hơn là sau khi ăn. Bạn nên tạo thói quen chỉ dùng nước ngọt trong các dịp lễ, sinh nhật.
6. Cho bé ăn khi thấy đói.
Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua là vì cúng chưa kíp đói. Cũng có thể do bạn đã vô tình không cho bé cơ hội ấy. Hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn và hay đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn vì đói bụng. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định.
7.Đôi khi chấp nhận một số món ăn bé thích nếu chúng không có hại.
Nếu bé cứ nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình. Đó chẳng qua là khẩu vị của bé đòi hỏi. Nếu bé chỉ thích bánh mì kẹp bơ hay uống sữa bằng ống hút thì bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến một lúc nào đó bé sẽ chán.
8. Không ép bé ăn cái gì mà bé không thích.
Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc xúc xích. Nếu bé sợ rau thì bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây chẳng hạn. Bạn đừng cố giấu những thứ mà bé không thích vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra rồi sau đó sẽ không chịu ăn gì nữa. Vì điều nguy hại nhất là bạn đã làm cho con bạn ghét luôn cái món mà bé vẫn thường thích.
9 Khuyến khích bé tự ăn.
Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu người mẹ cứ để bé tự xúc cơm. Nếu người mẹ cứ bón cho con ăn mãi, dần dần bé sẽ nhận thấy rằng bữa ăn đúng là một cực hình đầy khó chịu, chẳng khác gì phải gội đầu hay uống thuốc. Hãy làm sao để bé thấy rằng bữa ăn là niềm vui, là sự thích thú giống như bé đang chơi một trò chơi vui vậy.
]]>Con trai tôi 25 tháng, nặng 12kg. Ở nhà cháu không chịu ăn gì cả và cũng không uống sữa. Chưa bao giờ vợ chồng tôi có thể cho cháu ăn được 3 bữa/ngày. Chúng tôi đã thử thay đổi nhiều món nhưng cũng không có tác dụng. Đói lắm thì cháu chỉ ăn được một bữa món mà cháu thích ví như: bún hoặc phở. Xin hỏi cháu có biếng ăn không? Làm thế nào để khắc phục? Hay tình trạng của cháu là bị áp lực tâm lý khi bị ép ăn ở trường? (Diem Phuong, 32 tuổi, TP HCM)
Chị Diễm Phương thân mến, con chị 25 tháng, 12 kg thì không thiếu cân lắm. Tuy nhiên, cháu chỉ ăn những món ưa thích thì có thể xếp vào nhóm kén ăn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ, từ tâm lý cho đến bệnh lý. Muốn biết rõ nguyên nhân, chị phải đưa cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi để hỏi bệnh sử, khám, đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của cháu, tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Ở những trẻ từ 2 đến 3 tuổi như con chị, nguyên nhân tâm lý cũng thường gặp vì trẻ ở lứa tuổi này bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài, có thể ham chơi hơn ham ăn. Do vậy, cha mẹ cần khéo léo trong cách xử trí, áp dụng đúng các nguyên tắc cho trẻ ăn, như: chọn thức ăn thích hợp với lứa tuổi của trẻ, không khí bữa ăn phải vui vẻ, không nên cố ép quá mức…
Tư vấn: Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Trọng Kim
]]>