Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Mon, 24 Feb 2025 06:39:41 +0000 vi hourly 1 Một số bài thuốc nam đơn giản chữa bệnh tiểu đường https://tuelinh.vn/mot-so-bai-thuoc-nam-don-gian-chua-benh-tieu-duong-11423 https://tuelinh.vn/mot-so-bai-thuoc-nam-don-gian-chua-benh-tieu-duong-11423#respond Thu, 31 Jan 2013 03:32:52 +0000 https://tuelinh.vn/mot-so-bai-thuoc-nam-don-gian-chua-benh-tieu-duong-11423 Có nhiều loại thảo dược có khả năng chữa bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số bài thuốc mà bạn đọc có thể tham khảo:

Hình ảnh minh họa.

  • Uống nước gạo lứt rang, hay nấu cám gạo lấy nước uống sau khi uống thuốc điều trị tiểu đường. Cám gạo đã được sàng sẩy hay cám còn trong gạo lứt đều có tác dụng nhạy bén insulin, giúp lượng đường huyết hạ nhanh gấp đôi bình thường.
  • Dùng đóa hoa quỳnh trắng nở về đêm (phải tìm cho được đúng loại hoa quỳnh trắng nở về đêm) pha trà uống, thì sau khi uống với thuốc trị tiểu đường sẽ giúp lượng đường hạ giảm mau chóng.
  • Hoa nhãn 30g, hầm với thịt nạc ăn.
  • Rễ cây nhãn 30g, lòng lợn vừa đủ, hầm chín ăn ngày một lần, ăn bốn ngày liên tục.
  • Lá nhãn (hái hướng đông) một nắm. Sắc uống ngày một thang.
  • Rễ chuối 30g, giã nát vắt lấy nước cốt. Uống mỗi lần một chén.
  • Mướp đắng 20g. Hãm nước uống hàng ngày.
  • Mướp đắng 30g, nấm hương 6 – 10 cái, thịt nạc 30g. Nấu canh ăn.
  • Râu ngô 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Hẹ 20g, thịt ngao 100g, gia vị vừa đủ. Nấu chín, nêm gia vị, ăn thường xuyên rất tốt.
  • Lá xoài khô 20g. Sắc uống. Do lá xoài khô có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do đái tháo đường.
  • Củ cải 30 – 50g, gạo tẻ 20g, linh chi 10g. Linh chi đem xay nhỏ, gói trong túi vải, sắc trước lấy nước. Nấu cháo bằng nước sắc này. Ngày ăn một lần.
  • Thục địa 12g, cù mài 12g, sơn thù, đan bì, bạch linh mỗi vị 10g, thiên hoa phấ 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần/ ngày. Nếu đã có biến chứng nhiễm trùng thêm hoàng cầm 12g.
  • Sinh địa, thạch cao mỗi vị 40g, thổ hoàng liên 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Bí đao (đông qua, bí xạnh): 100g mỗi ngày nấu chín vắt lấy nước uống thường xuyên.
  • Bí đao tươi 100g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.
  • Rau cần tây 100g, nấu sôi, giã nát vắt nước uống hai lần/ ngày.
  • Tô tử, lá cải củ sao qua tán bột mỗi lần uống 9g với nước sắc tang bạch bì. Trị chứng tiểu đường có phù.
  • Củ mài 30g, bí đao 100g, lá sen 60g. Sắc nước uống ngày 1 – 2lần.
  • Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hàng ngày.
  • Hoa đậu ván trắng 30g, mộc nhĩ ssen 30g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 – 3lần, mỗi lần 3 – 5g.
  • Nhộng tằm 20 con, rửa sạch xào ăn bằng dầu thực vật.

Xem tiếp: Chữa tiểu đường bằng thuốc tây dược

]]>
https://tuelinh.vn/mot-so-bai-thuoc-nam-don-gian-chua-benh-tieu-duong-11423/feed 0
Điều trị đái tháo đường không dùng thuốc https://tuelinh.vn/dieu-tri-dai-thao-duong-khong-dung-thuoc-10582 https://tuelinh.vn/dieu-tri-dai-thao-duong-khong-dung-thuoc-10582#respond Sat, 13 Oct 2012 03:42:05 +0000 https://tuelinh.vn/dieu-tri-dai-thao-duong-khong-dung-thuoc-10582 Nếu đái tháo đường không được kiểm soát một cách hợp lý thì sẽ tạo điều kiện cho các triệu chứng trở nặng hơn và đồng thời từ đó xuất hiện các biến chứng gây nguy hiểm đến cuộc sống hàng ngày cũng như tính mạng của con người. Việc điều trị đái tháo đường với mục đích làm giảm các triệu chứng, bình thường chuyển hóa ,ngăn ngừa biến chứng và đưa đường máu về giới hạn bình thường. Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đưa người bệnh trở lại học tập và lao động bình thường.

Không chỉ trông chờ điều trị vào những loại thuốc uống hay tiêm mà có một chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động hợp lý cũng góp phần không nhỏ vào kiểm soát đường huyết.

Chế độ ăn uống khoa học hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.

Chế độ ăn uống cho người đái tháo đường

Hạn chế ăn glucid để tránh tăng đường huyết, giảm các thức ăn có chứa axit béo bão hoà (axit béo no) dễ gây vữa xơ động mạch. Tỷ lệ lipid không quá 30% tổng số calo, trong đó axit béo no khoảng 5-10%. Ăn nhiều rau và các loại trái cây có vỏ (vỏ trái cây, gạo…) có nhiều xơ, vì chất xơ khi ăn vào sẽ hạn chế hấp thu đường kích thích hoạt động của ruột và giúp tiêu hoá các thức ăn khác, mặt khác còn bổ xung thêm các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, chống táo bón, giảm triglycerid, cholesterol sau ăn. Khi ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ nên uống nhiều nước ít nhất 1,5-2 lít nước một ngày. Nên ăn vừa phải protid, nếu ăn quá nhiều sẽ có tác dụng xấu và ảnh hưởng tới sự tiến triển của bệnh thân nhất là những bệnh nhân có suy thân. Lượng protit cần thiết ăn 0,7 – 0,8g/kg/ngày. Khi bệnh nhân đái tháo đường có hội chứng thận hư kết hợp (lượng protid thải mất khá nhiều qua đường thân nên lượng protit cho ăn vào phải tăng hơn để bù vào lượng bị mất đi, có thể cho khoảng 4- 6g/kg/ngày.Tỷ lệ các thức ăn tính theo số calo cung cấp do mỗi loại trong tổng số calo hàng ngày:

  • Glucid 60 – 70%.
  • Protide 10 – 20%.
  • Lipid 15 – 20%.

Ăn thức ăn chứa nhiều glucid và chất xơ.

Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày 4-6 bữa/ngày, không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là ở những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin. Không nên uống rượu bia bởi vì rượu bia có thể ức chế tân tạo đường do đó dễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ăn ít hoặc không ăn. Ăn nhạt khi có tăng huyết áp, chỉ nên ăn 2- 3g muối/ngày. Nên ăn đúng bữa có thể ăn thêm 1 – 2 bữa phụ

Không chỉ có ăn uống mới ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. việc vận động cơ thể hàng ngày cũng rất quan trọng. Thể dục liệu pháp là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường; làm giảm cân nặng, nên luyện tập thường xuyên hàng ngày với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe… nên tập nhẹ nhàng vừa phải, không nên tập quá sức. Thể dục liệu pháp có thể làm giảm được mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện được tình trạng tim mạch và có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn định đường máu.

Đi bộ là một liệu pháp vận động nhẹ nhàng và dễ thực hiện.

Cần căn cứ vào tình hình bệnh tât, sức khỏe, giới tính để lựa chọn những phương pháp thích hợp. ngoài ra cũng cần phải chú ý đến những thói quen sinh hoạt từ trước đấy để lựa chọn các phương pháp phù hợp. Nên lựa chọn các phương pháp mà bản thân thích, an toàn và có thể tập lâu dài như: đi bộ, tập thể dục, chạy chậm, thái cực quyền…những môn thể thao mang tính chất đòi hỏi nhiều sức như đẩy tạ, điền kinh…sẽ không có tác dụng tốt nên cần tránh. Khi vận động nhiều nên đề phòng hạ đường huyết. Không nên vận động khi đường huyết quá cao.

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-dai-thao-duong-khong-dung-thuoc-10582/feed 0
Điều trị đái tháo đường bằng thuốc https://tuelinh.vn/dieu-tri-dai-thao-duong-bang-thuoc-10579 https://tuelinh.vn/dieu-tri-dai-thao-duong-bang-thuoc-10579#respond Sat, 13 Oct 2012 03:31:23 +0000 https://tuelinh.vn/dieu-tri-dai-thao-duong-bang-thuoc-10579 Đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa với đặc trưng là tăng đường huyết (glucose máu). Các triệu chứng hay gặp nhất là: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút cân. Việc kiểm soát tốt đái tháo đường phải phối hợp giữa các biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc. Đối với việc dùng thuốc, hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc để điều trị đái tháo đường nhưng để hiểu một cách cụ thể các loại thuốc về các dùng và tác dụng phụ thì còn nhiều hạn chế. Bài viết này chúng tôi muốn cung cấp đến cho bạn đọc vài thông tin về một số thuốc thường được dùng trong điều trị đái tháo đường.

Trước hết ta cần hiểu mục đích của việc điều trị đái tháo đường:

  • Đường huyết trước bữa ăn: 5,0 – 7,2mmol/l
  • Đường huyết sau ăn 2h
  • HbA1C
  • Triglycerid
  • LDL – cholesterol
  • HLD – cholesterol >1,0mmol/l
  • Huyết áp

Sau đây là một số thuốc thường dùng trong điều trị đái tháo đường:

1. Insulin

Các loại insulin và thời gian tác dụng:

Các loại insulin

Màu

Bắt đầu tác dụng

Tác dụng đỉnh

Hết sau

Insulin nhanh: Lispro, Aspart Trong

5 phút sau tiêm tĩnh mạch.

30 phút sau tiêm dưới da.

1 – 3h 6 – 8h
Insulin bán chậm: Actrapid, Insulin lente, NPH (Neutral protamin Hagedorn), Latard. Đục 2h 6 – 12h 24h
Insulin rất chậm: Utra- lente, PZI (protamin zine insulin) Đục 4h 6 – 24h 36h

Hãy lưu ý về các loại insulin – cách lấy – cách tiêm – các bảo quản.

(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa).

Chỉ định: Đái tháo đường týp 1; Đái tháo đường týp 2 đã được điều trị phối hợp với các thuốc uống nhưng không có kết quả; Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.

Đường dùng:   Tiêm dưới da từ 1 – 4 mũi/ ngày. Trường hợp cấp cứu có thể truyền tĩnh mạch insulin actrapid.

Liều đầu tiên: 0,3- 0,5 đv/kg/ngày tiên dưới da. Thường phối hợp 2/3 insulin chậm và 1/3 insulin nhanh trộn lẫn. Nếu tiêm dưới 30 đơn vị thì có thể tiêm một lần vào buổi sáng, còn nếu tiêm trên 30 đơn vị phải chia đôi sáng- chiều, không nên tiêm xa bữa ăn hoặc buổi tối để tránh hạ đường huyết. Nếu tiêm insulin nhanh nên chia nhiều lần trong ngày vì tiêm nhiều lần kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Những ngày sau đó thì tùy thuộc vào đường huyết để điều chỉnh liều insulin cho thích hợp- khi đường máu trở về bình thường có thể chuyển sang điều trị củng cố, liều củng cố bằng 1/2 liều ban đầu và điều trị liên tục suốt đời. Nếu có điều kiện nên kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày.

Insulin nhanh tiêm trước ăn 30 phút, insulin bán chậm có thể tiêm trước khi ăn sáng hoặc trước bữa ăn chiều.

Biến chứng của điều trị insulin:

Hạ đường huyết: Nguyên nhân do điều trị quá liều insulin, do bỏ ăn nhưng liều insulin không được giảm, rối loạn tiêu hoá, stress, nhiễm trùng, do vận động quá mức…

Dị ứng : Tại chỗ tiêm đỏ và đau hoặc có thể dị ứng toàn thân nổi mẩn đỏ.

Loạn dưỡng mỡ do insulin: Là biến chứng tại chỗ, có 2 thể: teo (atrophie) hoặc phì đại (hypertrophie) trong lâm sàng hay gặp thể teo, nguyên nhân có thể là do rối loạn dinh dưỡng thần kinh ở vùng tiêm do kích thích cơ học hoặc có thể do dị ứng. Để tránh hiện tượng này không nên tiêm một chỗ mà nên tiêm nhiều chỗ dưới da (tốt nhất là dưới da bụng).

Kháng insulin : Khi điều trị insulin với liều 200 đơn vị trở lên thấy không có kết quả thì được gọi là kháng insulin. Để đề phòng tình trạng kháng insulin nên khống chế được chế độ ăn thật tốt và trong điều trị nhất là đái tháo đường týp 2 cần phối hợp với các thuốc uống, luyện tập thể thao đều đặn, tránh béo phì.

2.Nhóm các thuốc uống hạ đường huyết:

Điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, nếu chế độ ăn và luyện tập thể thao mà đường huyết không về bình thường được.

2.1. Nhóm sufonylurea (sunfamit hạ đường huyết):

Tác dụng : Kích thích tế bào bêta của tuyến tụy sản xuất ra insulin.

Chống chỉ định: Suy gan, suy thân, có thai, hôn mê.

Biến chứng chính: Hạ đường huyết quá thấp.

2.2. Nhóm bigunamid: Metformin viên 500, 850 và 1000mg.

Tác dụng: Làm giảm đề kháng insulin ở cơ và gan.

Chống chỉ định: Suy tim nặng, suy thận, suy gan, suy hô hấp.

Viên metformin 500 mg hoặc 850 mg: 2- 3v/ngày. Liều tối đa có thể dùng 2500mg/ngày, có thể dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp với sulfonylurea hoặc insulin.

Tác dụng phụ: Chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá. Biến chứng nguy hiểm nhất là nhiễm toan acid tactic.

2.3.Nhóm acarbose (nhóm ức chế men anphaglucosidase):

Tác dụng: Ức chế sự phân hủy glucose, làm chậm quá trình hấp thu hydratcarbon bằng cách ức chế men anphaglucosidase ở ruột; làm giảm đường huyết sau ăn, giảm HbA1C. Có tác dụng điều trị cho cả đái tháo đường týp 1 và 2, tuy nhiên hiệu quả điều trị kém hơn 2 nhóm trên, nên ít khi sử dụng điều trị đơn độc mà phải phối hợp với 1 trong 2 loại nhóm trên.

Viên glucobay 50 mg; 100 mg: có thể dùng 200-300 mg/ngày uống ngay khi ăn.

Tác dụng phụ: Tiêu chảy, sinh hơi ở ruột, dị ứng, độc với gan.

2.4.Nhóm Thiazolidinedion: Rosilitazone (Avandia), Pioglitazone (Pioz).

Tác dụng: Làm giảm đề kháng insulin ở gạ, cơ và mô mỡ.

Chống chỉ định: Suy tim xung huyết

Tác dụng phụ: Giữ nước gây phù, tăng men gan.

Vi Thị Thu Hằng

Lưu ý: Uống và sử dụng thuốc nên theo sự chỉ định của bác sĩ

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-dai-thao-duong-bang-thuoc-10579/feed 0
Thực đơn chữa trị bệnh tiểu đường https://tuelinh.vn/thuc-don-chua-tri-benh-tieu-duong-9157 https://tuelinh.vn/thuc-don-chua-tri-benh-tieu-duong-9157#respond Thu, 21 Jun 2012 01:26:38 +0000 https://tuelinh.vn/thuc-don-chua-tri-benh-tieu-duong-9157 Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn uống theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu.

Mướp đắng (khổ qua)tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo. Để tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng, chúng tôi xin giới thiệu một số thực đơn dinh dưỡng tham gia chữa bệnh đái tháo đường.

– Cháo bột sắn: Bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đem vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hòa với nước, nấu với cháo đặc trên. Dùng các bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường loại II, tiêu chảy mạn tính, khát nước miệng họng khô.

– Cháo địa cốt bì: Địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch đông 15g, bột miến dong 100g. Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

– Giá đỗ xào: Giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

– Cháo rau cần tây: Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50-100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều. Chỉ định cho các trường hợp tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường.

– Cơm kê: Kê được đồ hoặc nấu thành dạng cơm xôi. Dành cho các bệnh nhân đái tháo đường.

– Cháo khoai lang: Khoai lang 60g, kê 30g. Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường có tỳ vị hư nhược.

– Sữa mạch môn ô mai: Mạch môn 20g, ô mai 12g, sắc kỹ lấy nước, bỏ bã, thêm sữa bò 30ml, khuấy lắc đều uống. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khô miệng khó nuốt, nuốt đau, khát nước.

– Canh hẹ, hẹ xào: Hẹ tươi 90-150g, hàng ngày nấu canh hay xào không cho muối. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường uống nhiều nước (theo kinh nghiệm dân gian).

– Cháo hoặc cơm tiểu mạch: Mì hạt đã xát vỏ, hoặc bột mì, ngâm nước đãi sạch, nấu thành cơm hoặc cháo. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng họng khô khát nước; bệnh đái tháo đường có thể ăn nhưng phải tuân thủ định lượng theo thực đơn quy định.

-Nước bột đậu xanh: Đậu xanh 200g, cho thêm nước, nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước cho uống sáng tối, mỗi lần 1 chén. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường (Thánh tế tồng lục).

– Nước sắc mướp đắng (khổ qua): Khổ qua 1-2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, nấu sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.

– Mướp đắng (khổ qua) xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, dùng dầu lạc xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân đái tháo đường.

– Cháo thục địa nhục quế: Nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng. Khi cháo được cho thêm 30g rau hẹ tươi và chút muối gia vị. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, di niệu, u xơ tiền liệt tuyến.

– Biển đậu mộc nhĩ tán: Mộc nhĩ 60g, biển đậu 60g tán bột. Mộc nhĩ, biển đậu sấy khô, tán thành bột. Mỗi lần uống 9g, ngày 2-3 lần. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

– Cháo ý dĩ: Ý dĩ nấu cháo, cho ăn thường ngày. Dùng cho các bệnh nhân đái tháo đường khát nhiều, uống nhiều.

– Đậu đen, thiên hoa phấn: hai vị bằng nhau, tán nhỏ mịn, làm viên hoàn. Khi uống dùng nước sắc đậu đen làm thang. Trị tiêu khát do thận hư (khát nhiều, uống nhiều, đái dầm dề, nước tiểu vàng đỏ, đục như cao như mỡ, mặt đen, tai sém, người dần dần gầy khô).

Minh Thúy.CHITI

Theo SKĐS

]]>
https://tuelinh.vn/thuc-don-chua-tri-benh-tieu-duong-9157/feed 0
Bài thuốc cho người bệnh đái tháo đường https://tuelinh.vn/bai-thuoc-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong-8129 https://tuelinh.vn/bai-thuoc-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong-8129#respond Tue, 27 Mar 2012 06:28:29 +0000 https://tuelinh.vn/bai-thuoc-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong-8129 Đái tháo đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa carbohydrat khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Tại bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc 1 số bài thuốc tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Cây lô hội

Bệnh này còn dẫn đến nhiều bệnh hiểm nghèo, như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương… Bệnh được chia làm 2 thể (týp): týp 1 phụ thuộc insulin, chiếm khoảng 5-10% số bệnh nhân, thường gặp ở người trẻ tuổi, thể trạng gầy; týp 2 không phụ thuộc insulin, chiếm khoảng 90-95% số bệnh nhân, thường gặp ở những người tuổi trên 40, người béo phì.

Trong việc điều trị bệnh đái tháo đường, chế độ ăn uống rất quan trọng. Sau đây là một số cách chế biến các bài thuốc dùng cho người bệnh đái tháo đường.

  • Mỗi ngày dùng 500g cây đậu bắp còn tươi, hoặc 100g cây đã khô, thái nhỏ đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại 1 lít. Uống hết trong ngày.
  • Hoa của cây đậu ván trắng 30g, nấm mèo 30g. Cả 2 vị đem phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, trộn đều. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 10g bột (độ 2 muỗng cà phê) pha với nước chín để uống.
  • Dây khổ qua, ô rô, lô hội (mỗi loại 20g, loại khô), đem nấu nước để uống cả ngày.
  • Dùng 1 kg hạt của trái me chín, cho vào một cái nồi bằng gang, đổ ngập nước, đun đến chín. Tiếp tục đun cho đến cạn nước, rồi sao khô, vàng thơm. Để nguội, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 10g với nước chín. Ngày 3 lần, trước khi ăn.
  • Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 con. Đem cả hai nấu nhừ với 1 lít nước sôi. Để nguội dùng trong ngày.
  • Cọng rau muống 60g, râu bắp 30g. Cả hai rửa sạch, đem nấu chung với 1 lít nước. Uống thay nước trong ngày.
  • 500g rau cần tây rửa sạch, giã nát, thêm vào 200ml nước chín, vắt lấy nước cốt. Uống hàng ngày.
  • 100g lá ổi non còn tươi, nấu nước uống hàng ngày.
  • Vỏ bí đao, vỏ dưa hấu và thiên hoa phấn – mỗi thứ 20g, cho chung vào nấu sôi với 1 lít nước trong vòng 10 phút. Dùng hết trong ngày.
  • Củ mài 50g, bí đao còn tươi dùng cả vỏ và hạt 100g, 50g lá sen. Đem tất cả nấu nước để uống cả ngày.

Tùy theo điều kiện, dùng một trong các bài thuốc trên hoặc thay đổi hàng ngày.

Nguồn tham khảo: 

  • Báo Thanh Niên
]]>
https://tuelinh.vn/bai-thuoc-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong-8129/feed 0
Chữa bệnh tiểu đường với mướp đắng https://tuelinh.vn/chua-benh-tieu-duong-voi-muop-dang-4915 https://tuelinh.vn/chua-benh-tieu-duong-voi-muop-dang-4915#respond Sun, 20 Nov 2011 04:35:11 +0000 https://tuelinh.vn/?p=4915 Mướp đắng được tìm thấy ở nhiều vùng nhiệt đới trên khắp thế giới. Từ lâu trong lịch sử, mướp đắng đã được sử dụng như là một loại thực phẩm và được dùng trong y học.

Mướp đắng còn có tên là khổ qua, là họ nhà dưa hay mướp. Quả nướp đắng có u sần sùi, ăn có vị đắng. Mướp đắng chứa phong phú nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin C.
Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào được tiến hành nghiên cứu đầy đủ về tác dụng chữa bệnh của mướp đắng nhưng cũng có một số nghiên cứu nhỏ chứng minh rằng mướp đắng có thể có tiềm năng chữa nhiều loại bệnh khác nhau.

Tuy nhiên, mướp đắng chống chỉ định nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Hạt mướp đắng có thể gây ra độc tính đối với trẻ em.

Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mướp đắng.

Điều trị bệnh tiểu đường

Mướp đắng có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của đường đối với cơ thể, vì vậy, từ lâu nó đã được sử dụng để điều trị tiểu đường trong một loạt các hệ thống y học cổ truyền. Về bản chất, mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu, vì vậy, khi tiêu thụ mướp đắng, bạn nên thận trọng nếu đang dùng bất kì loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, để tránh làm giảm tới mức nguy hiểm.

Ức chế ung thư

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng mướp đắng làm chậm lại sự gia tăng của một số bệnh ung thư. Bởi trong nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thì thấy, mướp đắng có khả năng giết chết các tế bào ung thư bạch cầu trong ống nghiệm. Một nghiên cứu về ung thư được công bố vào tháng 3 năm 2010 cho thấy mướp đắng giết chết tế bào ung thư vú mà không ảnh hưởng đến tế bào bình thường theo ghi nhận của trưởng nhóm nghiên cứu Ratna Ray.

Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa thực sự liên quan trực tiếp đến con người và cộng đồng khoa học sẽ cần phải tiến hành nghiên cứu thêm để xem những lợi ích dịch đối với con người.

Chống lại virus

Các nhà nghiên cứu cho rằng, mướp đắng có thể hoạt động kháng virus, ngăn chặn virus lây nhiễm cho các tế bào của con người, có thể giúp kiểm soát quá trình của bệnh.

Công dụng khác

Về mặt truyền thống, mướp đắng còn có một loạt các tác dụng chữa bệnh khác, ví dụ như làm giảm cholesterol, bệnh tăng nhãn áp, vô sinh, bệnh về da như bệnh vẩy nến, sốt, nhiễm trùng và các vấn đề kinh nguyệt.

Theo Báo mới

]]>
https://tuelinh.vn/chua-benh-tieu-duong-voi-muop-dang-4915/feed 0