Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Tue, 18 Feb 2025 06:41:55 +0000 vi hourly 1 Thực phẩm dành cho bà bầu bị cao huyết áp https://tuelinh.vn/thuc-pham-danh-cho-ba-bau-bi-cao-huyet-ap-10989 https://tuelinh.vn/thuc-pham-danh-cho-ba-bau-bi-cao-huyet-ap-10989#respond Mon, 03 Dec 2012 17:42:37 +0000 https://tuelinh.vn/?p=10989 Khi bà bầu bị huyết áp tăng cao, việc duy trì một chế độ ăn thích hợp rất có ý nghĩa. Bên cạnh các chế độ riêng, thì bà bầu cần tuân thủ chế độ như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích …Dưới đây là danh sách các thực phẩm tốt cho bà bầu bị tăng huyết áp

Những thực phẩm tốt cho thai phụ bị cao huyết áp là cà chua, cà rốt, táo, lê, nho….

1. Cà chua

Cà chua có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết bình can và giáng áp. Cà chua còn là thực phẩm rất giầu vitamin C và P, ăn thường xuyên mỗi ngày từ 1-2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

2. Cà rốt

Cà rốt có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipit máu và tác dụng làm ổn định huyết áp. Cà rốt nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thức uống giải khát đặc biệt tốt cho thai phụ bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.

3. Rau cần

Trong rau cần có chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú như carotene, vitamin C, nicotinic acid, mannite, đặc biệt là một số chất dinh dưỡng trong lá rau cần phong phú hơn trong thân, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, tỉnh não, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Thai phụ bị huyết áp cao thường xuyên ăn rau cần có thể giúp giảm huyết áp, phòng tiền sản giật.

4. Táo

Táo chứa nhiều Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường.

5. Lê

Sinh tố lê có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho những bà bầu bị cao huyết áp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày, bà bầu có thể uống 1 cốc, nó sẽ có tác dụng đáng kể.

6. Nho

Nho là loại trái cây rất tốt cho bà bầu, đặc biệt là bà bầu bị cao huyết áp. Bà bầu có thể ăn nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.

Lưu ý: Khi huyết áp tăng cao, bà bầu nên lưu ý rằng những loại hoa quả thuộc họ cam quýt có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, bà bầu không nên sử dụng nhiều loại hoa quả này trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Lời khuyên cho thai phụ

Khi bị huyết áp cao, bà bầu nên:

  • Nếu có cảm giác  nhức đầu, chóng mặt, có vấn đề về thị lực như nhìn mờ hoặc phù nhiều ở mặt, tay chân và tăng cân nhanh, đau nhiều ở vùng bụng trên… hãy đi khám ngay lập tức.
  • Tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày.
  • Hạn chế dùng muối và các món ăn mặn.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ có lợi nhất.
  • Khi mang thai, đi khám đều đặn theo lịch hẹn để theo dõi sát huyết áp và sự phát triển của thai nhi.
]]>
https://tuelinh.vn/thuc-pham-danh-cho-ba-bau-bi-cao-huyet-ap-10989/feed 0
Thai phụ bị tăng huyết áp – Cần làm gì? https://tuelinh.vn/thai-phu-bi-tang-huyet-ap-can-lam-gi-10985 https://tuelinh.vn/thai-phu-bi-tang-huyet-ap-can-lam-gi-10985#respond Sun, 02 Dec 2012 17:41:53 +0000 https://tuelinh.vn/?p=10985 Ở người bình thường khi chỉ số huyết áp ở mức từ trên 90 – 139 mm Hg được gọi là cao huyết áp gây ra rất nhiều vấn đề với sức khỏe. Khi phụ nữ mang thai, họ sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp và phải đối mặt với rất biến chứng nguy hiểm như: như phù thũng, đẻ non… Vậy ở giai đoạn này đâu là những việc cần phải làm ?

Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

Người ta chuẩn đoán tăng huyết áp dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Đối với bà mẹ có thai còn có một cách xác định khác, đó là khi huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì có nghĩa là bà mẹ đã bị tăng huyết áp.

Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp, tuy nhiên nếu thai phụ chú ý quan sát sức khoẻ của bản thân có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: cảm giác căng thẳng, khó chịu, nhức đầu, thấy ù ù trong tai, hoa mắt, chóng mặt, nếu nhìn thấy mờ đi thì bệnh đã nặng. Khi xuất hiện triệu chứng trên thì phải nghĩ ngay đến cao huyết áp do nhiễm độc thai nghén. Bệnh này thường xảy ra sau tuần mang thai thứ 24.

Một số nguyên nhân gây ra

  • Tuổi của sản phụ quá cao (trên 35 tuổi)
  • Dòng họ có người bị bệnh
  • Thai phụ quá cân, trước khi mang thai đã bị bệnh huyết áp cao, viêm thận mãn tính, tiểu đường.
  • Chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng.
  • Chửa sinh đôi
  • Thai phụ có nước ối quá nhiều
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường.

Dự phòng được không?

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ mắc các bệnh như hen suyễn, tim, bệnh viêm gan … thì không nên mang thai. Tuy nhiên, những phụ nữ bị chứng cao huyết áp không nằm trong danh sách này. Họ vẫn có thể mang thai. Nếu biết trước trong gia đình có người bị tăng huyết áp hoặc do các nguyên nhân khách quan, họ có thể chủ động phòng tránh bằng một số biện pháp như sau:

Tư vấn trước sinh: Phụ nữ bị tăng huyết áp trước khi mang thai cần được đánh giá kỹ lưỡng để loại trừ nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như bệnh lý thận, đánh giá hiệu quả điều trị huyết áp và chỉnh liều thuốc để đạt hiệu quả hạ áp tối ưu. Đặc biệt, họ cần được tư ván về nguy cơ xuất hiện tiền sản giật và việc phải thay đổi một số thuốc nếu họ đang muốn mang thai an toàn. Phần lớn, những phụ nữ bị tăng huyết áp đều có thể mang thai và sinh nở bình thường nếu họ được kiểm soát và theo dõi tốt tình trạng huyết áp của mình.

Điều trị bằng thuốc: tăng huyết áp thực sự cần phải điều trị cho dù cơ chế sinh bệnh là gì. Việc điều trị chủ yếu để phòng tránh biến chứng chảy máu nội sọ. Tuy nhiên không nên hạ huyết áp quá tích cực sẽ làm giảm việc cung cấp máu cho nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đối với tăng huyết áp nhẹ đến vừa: Điều trị những trường hợp tăng huyết áp nhẹ và vừa có lợi cho mẹ hơn là cho thai nhi trong những ngày đầu của thời kỳ thai nghén. Một số phụ nữ đang được điều trị huyết áp từ trước thì đến giai đoạn này có thể giảm hoặc ngừng thuốc do trong nửa đầu của thai kỳ, huyết áp sẽ giảm một cách sinh lý. Tuy nhiên, sự giảm huyết áp này chỉ mang tính chất tạm thời, thai phụ cần được theo dõi sát và phải dùng thuốc lại khi cần thiết.

 Đối với trường hợp bị tăng huyết áp nặng: Nguy cơ bị biến chứng và tử vong cho mẹ trong những trường hợp tăng huyết áp nặng (HA trên 170/110 mmHg) và tiền sản giật vẫn còn cao. Điều trị hạ huyết áp không có tác dụng ngăn chặn tiền sản giật. Chỉ đình chỉ thai nghén mới có tác dụng trong trường hợp này nhưng điều trị hạ huyết áp lại có thể làm giảm biến chứng chảy máu nội sọ. Điều trị tăng huyết áp nặng bao gồm kiểm soát tốt huyết áp bằng các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch và cố gắng duy trì quá trình thai nghén đến mức tối đa mà không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi.

Những việc nên làm

 

Thai phụ cần đi khám thai đầy đủ, đúng kỳ hạn để được kiểm soát huyết áp và theo dõi tiến độ phát triển của thai nhi.

Khám thai định kỳ : Không phải ai bị tăng huyết áp cũng đều có những biểu hiện ra ngoài. Nhiều trường hợp phải đo kiểm tra mới phát hiện mình bị tăng huyết áp. Do đó, thai phụ cần đi khám thai đầy đủ, đúng kỳ hạn để được đo huyết áp. Nếu giữa các lần khám thai xuất hiện một trong các triệu chứng nghi ngờ bị tăng huyết áp thì cần đi khám lại.

Ở thời kỳ hậu sản và cho con bú: Tăng huyết áp sau sinh cũng là 1 hiện tượng tương đối phổ biến. Với những trường hợp bị tăng huyết áp từ trước có thể dùng lại phác đồ điều trị như trước khi mang thai. Tuy nhiên, đối với trường hợp phụ nữ đang cho con bú thì không nên dùng thuốc lợi tiểu. Hầu hết các thuốc hạ huyết áp đều an toàn với phụ nữ cho con bú, chỉ có các thuốc như doxazosin, amlodipine và nhóm ức chế men chuyển là chưa có dữ liệu về độ an toàn. Với những phụ nữ đã trải qua thời kỳ sinh nở mà không bị tăng huyết áp thì sẽ ít bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những phụ nữ không sinh đẻ. Việc sinh đẻ cũng khiến phụ nữ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau này, điều mà nam giới không thể có được.

Tiền sản giật và sản giật: Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Trước đây người ta chẩn đoán tiền sản giật dựa vào ba triệu chứng: tăng huyết áp, phù và protein niệu nhưng quan niệm hiện đại thì cho rằng chỉ cần có tăng huyết áp thai nghén kèm với protein niệu nhiều là đủ để chẩn đoán tiền sản giật. Đây là nguyên nhân của việc thai nhi chậm phát triển trong buồng tử cung và đẻ non.

Có thể nói rằng, huyết áp tăng cao có nhiều ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ sơ sinh sau này. Vì thế việc chuẩn chuẩn đoán sớm và tiến hành dự phòng sự phát triển của bệnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ mang thai, thai nhi, đồng thời góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai đều cần thiết phải được theo dõi chặt chẽ mọi biến đổi của cơ thể, trong đó có vấn đề huyết áp. Nếu có những biểu hiện tăng huyết áp cần đến các trung tâm sản khoa và tim mạch để được điều trị phù hợp.

]]>
https://tuelinh.vn/thai-phu-bi-tang-huyet-ap-can-lam-gi-10985/feed 0
Ảnh hưởng của tăng huyết áp trong thai kỳ https://tuelinh.vn/anh-huong-cua-tang-huyet-ap-trong-thai-ky-9399 https://tuelinh.vn/anh-huong-cua-tang-huyet-ap-trong-thai-ky-9399#respond Fri, 13 Jul 2012 07:51:54 +0000 https://tuelinh.vn/anh-huong-cua-tang-huyet-ap-trong-thai-ky-9399 Tăng huyết áp có thể là một vấn đề có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ. Để phòng ngừa các rủi ro không đáng có, các mẹ hãy bổ sung cho mình các kiến thức về phòng tránh và kiểm soát căn bệnh này khi mang thai như sau:

Huyết áp thay đổi khi mang thai

Có ba yếu tố quan trọng chi phối huyết áp là tim, mạch máu và máu. Huyết áp thay đổi theo các hoạt động sinh lý, ví dụ: gia tăng theo cảm xúc (vui, buồn làm tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, đưa đến huyết áp tăng), theo hoạt động thể lực, ăn no (giảm huyết áp), đo huyết áp lúc nằm hay đứng, đo ở vị trí cách xa tim nhiều hay ít, theo tuổi, theo giới… Huyết áp được gọi là tăng khi ở mức 140/90mmHg trở lên.

Khi mang thai, huyết áp có thay đổi, do lượng máu của mẹ tăng về thể tích (tăng khoảng 50%), máu loãng hơn (do tăng lượng chất lỏng nhiều hơn tăng số lượng các tế bào máu), tim đập nhanh hơn, giảm sức cản của hệ thống mạch máu ngoại biên… Các bệnh lý có tăng huyết áp trong thai kỳ thường xuất hiện từ tháng thứ năm trở đi. Nếu không theo dõi huyết áp ngay từ khi bắt đầu mang thai và theo dõi thường xuyên liên tục sau đó, sẽ rất dễ bỏ qua giai đoạn huyết áp bắt đầu nhích dần lên so với mức bình thường. Từ đó, dễ phát hiện muộn các dấu hiệu huyết áp, kéo theo phát hiện bệnh muộn.

Ảnh hưởng cả mẹ và con

Có bốn nhóm bệnh liên quan đến tăng huyết áp trong thai kỳ: cao huyết áp thai kỳ (chỉ có cao huyết áp đơn thuần), tiền sản giật (gồm cao huyết áp, phù và có đạm trong nước tiểu), cao huyết áp mãn tính (cao huyết áp trước khi mang thai), cao huyết áp mãn tính ghép thêm tiền sản giật.

Cao huyết áp thai kỳ và tiền sản giật chỉ xảy ra sau tuần thai thứ 20. Hai bệnh còn lại xảy ra khi dấu hiệu huyết áp xuất hiện trước mang thai hay trước tuần thai thứ 20. Nếu không kiểm soát được huyết áp, có thể dẫn đến các tai biến cho mẹ (giống như tai biến mạch máu của người bệnh cao huyết áp), do mạch máu bị vỡ dưới áp lực quá cao.

Với con, do tình trạng máu nuôi kém, có thể có thai nhẹ ký hay suy dinh dưỡng, sợ nhất là tình trạng sanh non hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ. Các bệnh lý huyết áp của thai kỳ, đa số giảm rõ rệt sau khi thai sinh ra. Tăng huyết áp trên thai cũng lấy 140/90mmHg là ngưỡng cần dùng thuốc.

Vai trò của canxi với bà bầu

Vai trò của canxi

Trong cơ thể, 99% canxi tồn tại trong xương dưới dạng phốt phát canxi; trong máu cũng có một ít lượng canxi nhưng cực kỳ quan trọng. Nó không những là yếu tố cần thiết để làm đông máu, mà còn có tác dụng điều tiết hoạt động của cơ tim và thần kinh. Khi hàm lượng canxi trong máu không đủ, có thể gây ra tim đập nhanh, hay đập không đều; tính hưng phấn của cơ, thần kinh tăng cao (phản ứng kích thích tăng cao) gây co quắp chân tay.

Gần đây qua thực nghiệm và lâm sàng, đã phát hiện ra mối liên quan giữa chứng tăng huyết áp thai kỳ với lượng canxi được đưa vào. Theo báo cáo, nếu mang thai đến tuần lễ thứ 15, bắt đầu cho uống mỗi ngày 2g canxi thì huyết áp giữ được mức thấp hơn trung bình trong suốt thai kỳ. Nếu mỗi ngày chỉ dùng 1g thì sau tuần lễ mang thai thứ 24, phụ nữ mang thai được bổ sung canxi đó không khác gì người không được bổ sung, huyết áp tăng lên dần, có khả năng gây ra các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp thai kỳ.

Điều đó chứng tỏ rằng, trong thời kỳ mang thai, việc bổ sung canxi, có thể phòng ngừa được chứng tăng huyết áp. Cơ chế của nó như sau: Trong giai đoạn sau của thai kỳ do nhu cầu canxi để phát triển xương cốt của thai nhi nên cuống rốn tiết ra một lượng lớn estrogen ngăn trở việc tái hấp thu canxi của xương trong cơ thể mẹ. Khi canxi trong máu mẹ giảm, hoạt động bài tiết hormon của tuyến cận giáp tăng lên. Dưới tác dụng của hormon cận giáp làm cho phốt pho trong xương hòa tan, chuyển vào tuần hoàn máu, đồng thời gia tăng sự hấp thu canxi trong đường ruột để giữ mức canxi trong máu.

Ta biết rằng, nồng độ hormon của tuyến cận giáp có liên quan trực tiếp tới huyết áp, hormon tuyến cận giáp càng cao thì huyết áp càng tăng. Vì vậy, nếu được bổ sung canxi đầy đủ có thể giảm nhẹ sự bài tiết hormon của tuyến cận giáp do canxi trong máu tụt xuống gây ra, làm cho huyết áp hạ xuống và duy trì ở mức thấp. Ngoài ra, việc bổ sung canxi còn có thể giảm tính nhạy cảm trong mạch máu, ức chế sự phản ứng của cơ trơn mạch máu đối với vật chất nâng áp lực trong cơ thể. Do đó, canxi có thể phòng ngừa chứng tăng huyết áp của phụ nữ mang thai.

Nhu cầu của canxi

Phụ nữ tuổi trưởng thành, mỗi ngày cần 600mg canxi. Trong vòng 5 tháng sau khi có thai, phụ nữ mang thai cần đưa thêm vào cơ thể 500mg, tổng cộng là 1.100mg canxi mỗi ngày.

Về ăn uống, các loại sữa là nguồn canxi tốt, hàm lượng tương đối nhiều, tỷ lệ hấp thu cao; các thức ăn hải sản như tôm, cua, ngao, sò và trứng hàm lượng canxi cũng khá phong phú.

Trong thực vật, các loại rau xanh và các loại đậu tuy cũng là nguồn canxi, nhưng canxi trong các loại thực phẩm này dễ bị acid oxalic (rau cải, măng, riềng) và các loại acid trong thực vật (trong yến mạch, trong kiều mạch) phản ứng tạo ra những hợp chất canxi khó hòa tan, kết quả không bằng.

Vì thế, phụ nữ mang thai, ngoài việc phải có ý thức lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng canxi cao để ăn, tốt nhất là hàng ngày nên uống bổ sung canxi, để bù đắp vào chỗ thiếu hụt để phòng xảy ra chứng tăng huyết áp.

Tự theo dõi cân nặng và huyết áp

Điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ chủ yếu là thuốc hạ áp, khi huyết áp trên ngưỡng. Trước đó, cần theo dõi sát các diễn tiến của huyết áp. Trong tiền sản giật, còn dùng thuốc chống co giật, để hạn chế cơn giật xảy ra. Quan trọng nhất là việc lấy thai ra khi sức khoẻ mẹ quá nghiêm trọng.

Phòng ngừa tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm và thường xuyên lúc mang thai, biết được tình trạng huyết áp trước khi mang thai, tránh mang thai khi còn quá trẻ hay đã quá lớn tuổi, điều trị ổn định các bệnh nội khoa trước khi mang thai.

Đây cũng là lý do tại sao mỗi lần khám thai đều có đo huyết áp, xem cân nặng và thử nước tiểu. Ngoài ra, chúng tôi cũng luôn khuyến khích các thai phụ tự theo dõi cân nặng và huyết áp của mình. Cân nặng có thể tự theo dõi qua một cái cân cố định (của gia đình) sẽ chính xác hơn mỗi lần dùng một cái cân khác nhau (khi đi khám thai). Tự theo dõi huyết áp tại nhà cũng là điều hoàn toàn có thể thực hiện, với những máy móc tự động, dễ sử dụng, giá thành không cao. Đây là một thực hành tốt và khả thi, rất nên khuyến khích người dân, đặc biệt các thai phụ.

]]>
https://tuelinh.vn/anh-huong-cua-tang-huyet-ap-trong-thai-ky-9399/feed 0
Sinh tố có lợi cho bà bầu bị cao huyết áp https://tuelinh.vn/sinh-to-co-loi-cho-ba-bau-bi-cao-huyet-ap-9425 https://tuelinh.vn/sinh-to-co-loi-cho-ba-bau-bi-cao-huyet-ap-9425#respond Fri, 13 Jul 2012 07:14:36 +0000 https://tuelinh.vn/sinh-to-co-loi-cho-ba-bau-bi-cao-huyet-ap-9425 Việc phòng ngừa và kiểm soát huyết áp cao là một việc làm hết sức cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi. Một lý sinh tố có thể là biện pháp tốt cho huyết áp của bà bầu mà lại vô cùng bổ dưỡng.

Các loại sinh tố khuyên dùng

  • Sinh tố táo: Chứa nhiều chất xơ, photpho, sắt, kali và nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe khác. Nó cũng rất hữu ích với những bà bầu mắc bệnh bàng quang, sỏi thận. Có thể dùng từ 1-2 cốc nước táo một ngày.
  • Sinh tố dưa chuột: Giàu canxi, sắt, photpho và các loại vitamin khác. Ngoài ra, dưa chuột cũng có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm sưng viêm.
  • Các loại nước hoa quả: sinh tố chứa nhiều vitamin C như cam, chanh… cũng rất tốt cho thai phụ cao huyết áp. Vitamin C có tác dụng kìm hãm sự căng thẳng của hệ thần kinh trung ương và làm dịu huyết áp. Nó cũng giúp tăng cường sinh lực, hỗ trợ lưu thông máu.
  • Nước ép củ cải đường: Chứa nhiều vitamin B1, B2, C, photpho, sắt, mangan… Hàm lượng magiê lớn trong củ cải đường có tác dụng loại bỏ stress, củng cố và làm ổn định hệ thần kinh.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng những loại hoa quả thuộc họ cam quýt có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, bạn không nên sử dụng nhiều loại hoa quả này trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn  nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
Nước ép củ cải đường dễ kết hợp với các vi khuẩn trong không khí và gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên uống ngay sau khi chế biến hoặc chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa 3 giờ trước khi dùng.

Loại nước ép này có mùi vị hơi khó chịu, cho nên lúc mới đầu bạn nên uống từng chút một, sau quen rồi, có thể tăng thêm liều lượng. Bạn cũng có thể pha loãng thêm nước ép này với nước đun sôi để nguội cho dễ uống.

Đọc thêm về cách phát hiện sớm cao huyết áp ở bà bầu

Cách phòng tránh cao huyết áp cho bà bầu

  • Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ có lợi nhất.
  • Tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày.
  • Hạn chế dùng muối và các món ăn mặn.
  • Nên đi kiểm tra huyết áp đầy đủ.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu hay các chất kích thích.
  • Nếu bạn đã mắc chứng cao huyết áp trước khi mang thai, nên thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh, các loại thuốc đã dùng để bác sĩ điều chỉnh liều lượng và kê đơn phù hợp cho bạn mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Càng gần đến cuối thai kỳ, bạn càng nên đi khám và đo huyết áp nhiều hơn.
  • Nên kiểm tra cả sức khỏe tim mạch của bạn đều đặn.
  • Nếu cao huyết áp chuyển thành tiền sản giật, tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
]]>
https://tuelinh.vn/sinh-to-co-loi-cho-ba-bau-bi-cao-huyet-ap-9425/feed 0
Phát hiện sớm tăng huyết áp khi mang thai https://tuelinh.vn/phat-hien-som-tang-huyet-ap-khi-mang-thai-9396 https://tuelinh.vn/phat-hien-som-tang-huyet-ap-khi-mang-thai-9396#respond Thu, 12 Jul 2012 07:54:49 +0000 https://tuelinh.vn/phat-hien-som-tang-huyet-ap-khi-mang-thai-9396 Khi kiểm tra mức huyết áp ở sản phụ cao hơn mức huyết áp tâm thu (90 – 139mmHg) có thể kết luận là thai phụ bị tăng huyết áp. Ở người bình thường, huyết áp cao là nguyên nhân của nhiều bệnh như đái tháo đường, bệnh thận và một số biến chứng tim mạch … Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai lại càng nguy hiểm hơn.

Huyết áp là số đo sức co bóp của tim đẩy máu đi trong động mạch để nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Đối với người bình thường, huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) từ 90 – 139 mm Hg và huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) từ 60 – 89 mm Hg. Khi thấp hơn hoặc cao hơn con số này nghĩa là bạn đang có vấn đề về huyết áp, có thể huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Các thai phụ thường hay bị chứng tăng huyết áp (huyết áp cao) nhiều hơn. Đối với người bình thường, huyết áp cao là nguyên nhân của nhiều bệnh như: đái tháo đường, bệnh thận và các chứng tim mạch… Đối với phụ nữ đang trong thời gian thai kì lại càng nguy hiểm hơn bởi vì khi xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp sẽ kèm theo các biến chứng như phù thũng, đẻ non…

Tăng huyết áp có thể được chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Đối với bà mẹ có thai còn có một cách xác định khác, đó là khi huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì có nghĩa là bà mẹ đã bị tăng huyết áp.

Ảnh hưởng của tăng huyết áp trong thai kỳ:

Khi mang thai, có các thay đổi sinh lí về tim, mạch như nhịp tim nhanh, tăng lượng máu, một số bộ phận của cơ thể tăng sinh mạch máu, nên cần lượng máu đi qua nhiều hơn như vú, tử cung, nhau thai…Do đó, người phụ nữ mang thai phải được theo dõi huyết áp thường xuyên, đặc biệt là khi thai lớn hơn hay bằng 20 tuần tuổi. Chính vì thế, việc theo dõi huyết áp ở người mang thai là vô cùng quan trọng, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Đối với thai phụ: Nếu cùng với chứng huyết áp cao, thai phụ còn bị bệnh tim sẽ dẫn đến suy tim, cản trở chức năng cầm máu, chức năng của thận cũng bị suy giảm dẫn đến hiện tượng chảy máu não, gan tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông… Ảnh hưởng lớn nhất là việc tác động của nó lên hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong.

Đối với thai nhi: Khi người mẹ bị tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng…

Những yếu tố thuận lợi gây ra chứng tăng huyết áp

Tăng huyết áp hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng huyết áp như ăn nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol, căng thẳng thần kinh, tâm lý…Bên cạnh đó, tuổi của sản phụ cao (trên 35 tuổi); dòng họ có người bị bệnh; chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng; chửa sinh đôi; thai phụ có nước ối quá nhiều; thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường… cũng là những nguyên nhân có thể gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, một số bệnh lí mắc phải có thể làm tăng huyết áp ở phụ nữ có thai như: bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đương…

Các biểu hiện của chứng tăng huyết áp:

Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp, tuy nhiên nếu thai phụ chú ý quan sát sức khoẻ của bản thân có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: cảm giác căng thẳng, khó chịu, nhức đầu, thấy ù ù trong tai, hoa mắt, chóng mặt, nếu nhìn thấy mờ đi thì bệnh đã nặng. Khi xuất hiện triệu chứng trên thì phải nghĩ ngay đến cao huyết áp do nhiễm độc thai nghén. Bệnh này thường xảy ra sau tuần mang thai thứ 24.

Điều trị và phòng ngừa

Khi mang thai người phụ nữ cần phải khám thai thường kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp trước khi mang thai (tăng huyết áp mạn tính) phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp.

Tăng huyết áp đơn thuần không có các biểu hiện của tiền sản giật cần theo dõi huyết áp thường xuyên khi khám thai.

Tăng huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp + protein niệu + phù) phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì quyền lợi và sức khỏe của mẹ.

Phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm, thường xuyên lúc mang thai, biết được tình trạng huyết áp của mình trước khi có thai. Tăng huyết áp trong thời kì mang thai là báo động một thai kỳ nguy cơ. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu có tình trạng tăng huyết áp xảy ra phải được sự can thiệp tốt nhất của bác sĩ nhằm đem lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.

Theo Bác sỹ Nguyễn Vũ

Sức khỏe đời sống

]]>
https://tuelinh.vn/phat-hien-som-tang-huyet-ap-khi-mang-thai-9396/feed 0
Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai https://tuelinh.vn/tang-huyet-ap-o-phu-nu-mang-thai-9392 https://tuelinh.vn/tang-huyet-ap-o-phu-nu-mang-thai-9392#comments Thu, 12 Jul 2012 05:11:28 +0000 https://tuelinh.vn/tang-huyet-ap-o-phu-nu-mang-thai-9392 Tăng huyết áp khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp và cũng chính là nguyên nhân gây ra các biến chứng không mong muốn cho cả mẹ và thai nhi. Có tới 15 % phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp và 25% trường hợp đẻ non do tăng huyết áp.

Có tới 15 % phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp và 25% trường hợp đẻ non do tăng huyết áp

Các loại tăng huyết áp và hậu quả tim mạch

Tăng huyết áp thai nghén có thể được chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Nếu huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì cũng được gọi là tăng huyết áp thai nghén.

Tăng huyết áp vô căn: Tăng huyết áp vô căn chiếm 3-5% số lần mang thai của phụ nữ và có xu hướng ngày càng tăng do phụ nữ ngày nay thường sinh con muộn hơn (từ 30 – 40 tuổi). Nếu những phụ nữ này được kiểm soát huyết áp tốt thì quá trình mang thai vẫn có thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên nếu tăng huyết áp vô căn nặng (huyết áp tâm trương trên 110 mmHg) trước tuần thứ 20 của thai kỳ thì nguy cơ tiền sản giật tăng lên đến 46% và cũng tăng nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi.

Tăng huyết áp thai nghén: Gọi là tăng huyết áp thai nghén khi tăng huyết áp xảy ra vào nửa sau của thai kỳ ở các phụ nữ có số đo huyết áp trước lúc mang thai hoàn toàn bình thường, không kèm theo protein niệu nhiều (trên 0,3g/24h) và các dấu hiệu của tiền sản giật. tăng huyết áp thai nghén chiếm 6-7% số lần mang thai của phụ nữ và khỏi hoàn toàn khi hết thời kỳ hậu sản. Nguy cơ tiền sản giật là 15-26%. Nếu tăng huyết áp xuất hiện vào tuần thứ 36 của thai kỳ thì nguy cơ chỉ còn 10%.

Tiền sản giật và sản giật: Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Trước đây người ta chẩn đoán tiền sản giật dựa vào ba triệu chứng: tăng huyết áp, phù và protein niệu nhưng quan niệm hiện đại thì cho rằng chỉ cần có tăng huyết áp thai nghén kèm với protein niệu nhiều là đủ để chẩn đoán tiền sản giật. Nguy cơ của thai nhi là chậm phát triển trong buồng tử cung và bị đẻ non.

Hậu quả lâu dài trên hệ tim mạch: Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp ở lần mang thai sau. Họ còn có nguy cơ bị tăng huyết áp và đột qụy cao sau này. Những người bị tiền sản giật hoặc chậm phát triển bào thai trong buồng tử cung sẽ tăng nguy cơ bị bệnh và nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ. Một điều hết sức thú vị là với những phụ nữ đã trải qua thời kỳ sinh nở mà không bị tăng huyết áp thì sẽ ít bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những phụ nữ không sinh đẻ. Việc sinh đẻ cũng khiến phụ nữ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau này, điều mà nam giới không thể có được.

Dự phòng tiền sản giật khi mang thai

Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt biến chứng nhờ khám thai tốt. Cần tuân thủ việc điều trị đái tháo đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác đang có sẵn. Sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự đếm cử động thai, tự theo dõi các dấu hiệu trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, nôn nhiều.

Cần nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu trên bởi thực tế lúc nào tiền sản giật biến thành sản giật khó đoán trước được. Nếu xảy ra sản giật, sản phụ có thể rơi vào hôn mê, phù não, xuất huyết não, phù phổi cấp, suy tim, rau bong non gây tử vong cho mẹ và con.

Kiểm soát tăng huyết áp như thế nào?

Tư vấn trước sinh : Những phụ nữ bị tăng huyết áp trước khi mang thai cần được đánh giá kỹ lưỡng để loại trừ những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như bệnh lý thận, nội tiết, đánh giá hiệu quả điều trị huyết áp và chỉnh liều thuốc để đạt hiệu quả hạ áp tối ưu, tư vấn cho họ về nguy cơ xuất hiện tiền sản giật và việc phải thay đổi một số thuốc nếu họ đang muốn mang thai an toàn. Phần lớn những phụ nữ bị tăng huyết áp đều có thể mang thai và sinh nở bình thường nếu họ được kiểm soát huyết áp tốt và được theo dõi chặt chẽ

Điều trị bằng thuốc: tăng huyết áp thực sự cần phải điều trị cho dù cơ chế sinh bệnh là gì. Việc điều trị chủ yếu để phòng tránh biến chứng chảy máu nội sọ. Tuy nhiên không nên hạ huyết áp quá tích cực sẽ làm giảm tưới máu cho nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đối với tăng huyết áp nhẹ đến vừa: Điều trị những trường hợp tăng huyết áp nhẹ và vừa có lợi cho mẹ hơn là cho thai nhi trong những ngày đầu của thời kỳ thai nghén. Một số phụ nữ đang được điều trị huyết áp từ trước thì đến giai đoạn này có thể giảm hoặc ngừng thuốc do trong nửa đầu của thai kỳ, huyết áp sẽ giảm một cách sinh lý. Tuy nhiên, sự giảm huyết áp này chỉ mang tính chất tạm thời, thai phụ cần được theo dõi sát và phải dùng thuốc lại khi cần thiết.

Tăng huyết áp nặng: Nguy cơ bị biến chứng và tử vong cho mẹ trong những trường hợp tăng huyết áp nặng (HA trên 170/110 mmHg) và tiền sản giật vẫn còn cao. Điều trị hạ huyết áp không có tác dụng ngăn chặn tiền sản giật. Chỉ đình chỉ thai nghén mới có tác dụng trong trường hợp này nhưng điều trị hạ huyết áp lại có thể làm giảm biến chứng chảy máu nội sọ. Điều trị tăng huyết áp nặng bao gồm kiểm soát tốt huyết áp bằng các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch và cố gắng duy trì quá trình thai nghén đến mức tối đa mà không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi.

Thời kỳ hậu sản và cho con bú: tăng huyết áp sau khi sinh cũng tương đối phổ biến. Những người bị tăng huyết áp từ trước có thể dùng lại phác đồ điều trị như trước khi mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ cho con bú không nên dùng thuốc lợi tiểu. Hầu hết các thuốc hạ huyết áp đều an toàn với phụ nữ cho con bú, chỉ có các thuốc như doxazosin, amlodipine và nhóm ức chế men chuyển là chưa có dữ liệu về độ an toàn.

Tóm lại: Các bác sĩ khoa sản Mỹ đã đưa ra những lời khuyên giúp kiểm soát huyết áp trước và trong khi mang thai bao gồm:

  1. Hợp tác cùng bác sĩ lên kế hoạch kiểm soát huyết áp;
  2. Trước khi mang thai, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vận động nhẹ nhàng và giảm cân ở mức hợp lý;
  3. Dùng thuốc liên quan tới huyết áp trước khi mang thai;
  4. Nên hỏi ý kiến bác sĩ liệu những loại thuốc bạn đang dùng có an toàn hay không;
  5. Đi khám sức khỏe định kỳ trong suốt thời gian mang thai để kiểm tra huyết áp;
  6. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất cứ vấn đề gì về bệnh thận;
  7. Hãy báo bác sĩ biết ngay nếu bạn nhận thấy có dấu hiệu của tiền sản giật, huyết áp tăng cao trong thời gian mang thai.
]]>
https://tuelinh.vn/tang-huyet-ap-o-phu-nu-mang-thai-9392/feed 2