Tuệ Linh https://tuelinh.vn Tự hào trí tuệ Việt Thu, 12 Sep 2024 08:57:16 +0000 vi hourly 1 Lời khuyên cho bà bầu bị cúm https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-ba-bau-bi-cum-17124 https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-ba-bau-bi-cum-17124#respond Tue, 14 Jan 2014 02:22:33 +0000 https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-ba-bau-bi-cum-17124 Khi mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu chị em đang mang bầu cần hết sức chú ý giữ gìn sức khỏe tránh bị cảm cúm, sổ mũi, đau đầu vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và em bé. Nếu chẳng may bị cảm cúm ghé thăm thì 3 lời khuyên dưới đây có thể hữu ích với bà bầu bị cúm.

1. Đi khám bác sỹ

Khi mang bầu, hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khiến chị em dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Trong trường hợp này, bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất. Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng ốm của bạn cũng như tình trạng hoặc khả năng ảnh hưởng tới thai nhi để có phương pháp điều trị phù hợp.

2. Không tự ý dùng thuốc

Dù ở bất kỳ giai đoạn nào chị em đang mang thai cũng nên thận trọng khi sử dụng thuốc vì tác dụng phụ của thuốc có thể dẫn tới sảy thai, dị tật thai nghén, nghiễm độc thai nghén.Có nhiều loại thuốc còn gây ảnh hưởng tơi thai nhi, dưới đây là một số loại thuốc cần hết sức lưu ý:

  • Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel. Các thuốc này có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
  • Aspirin và ibuprofen. Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
  • Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan. Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.

Vậy cần làm gì khi thai phụ bị cúm?

Nếu chẳng may bị cúm thì ở giai đoạn này,các bài thuốc dân gian thường có tác dụng an toàn và hiệu quả hơn cả đối với bà bầu. Một trong các biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả là sử dụng nước muối loãng súc miệng và vệ sinh mũi. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong và thêm gừng, chanh nóng cũng có tác dụng tốt trong trường hợp này.

Nếu bị nghẹt mũi khó thở, mẹ bầu có thể chùm một chiếc khăn lên đầu rồi đưa bát nước nóng có thêm 2 ba giọt tinh dầu bạch đàn , bạc hà và xông trong vòng 15 phút sẽ dễ thở hơn.

Cuối cùng, để phòng ngừa bệnh cúm cho chị em mang thai, chị em nên được tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng. Ngoài ra, để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần tốt, không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây bệnh cúm. Cần vệ sinh mũi, họng thường xuyên vài lần/ngày bằng nước muối sinh lý.

Xem thêm: Các phương pháp phòng ngừa cúm khi mang thai

Theo tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-ba-bau-bi-cum-17124/feed 0
Mách mẹ bầu các phòng cúm hiệu quả https://tuelinh.vn/mach-me-bau-cac-phong-cum-hieu-qua-17121 https://tuelinh.vn/mach-me-bau-cac-phong-cum-hieu-qua-17121#respond Mon, 13 Jan 2014 03:22:43 +0000 https://tuelinh.vn/mach-me-bau-cac-phong-cum-hieu-qua-17121 Quá trình mang thai là cả một chặng đường dài, đầy hạnh phúc và gian nan đối với phụ nữ nói chung và người đầu tiên được làm mẹ nói riêng. Đối diện với những mệt mỏi, những thay đổi trên cơ thể, nhiều chị em dù đã rất cẩn thận nhưng vẫn không thể tránh khỏi một số triệu chứng như sổ mũi, nhức đầu, nghẹt mũi và cảm cúm do thời tiết thay đổi và ô nhiễm môi trường xung quanh. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp phòng cúm cho bà bầu nhé.

Tác hại của cúm đối với bà bầu

Theo các chuyên gia, nếu chẳng may bị cảm cúm trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ điều này là vô cùng nguy hiểm. Virus cúm có thể gây dị tật thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. Nếu bị cúm nặng, tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai nhi bị lưu và gây sảy thai. Nhiều tài liệu còn cho rằng, cúm có thể gây sứt môi, đục thủy tinh thể cho thai nhi.

Mẹ bầu cảnh giác với cảm cúm trong suốt thai kỳ

Phòng ngừa nguy cơ bị cảm và giữ gìn sức khỏe tốt là điều cần làm hơn hết đối với phụ nữ trong 3 tháng đầu và trong cả quá trình mang thai. Hãy lắng nghe một số kinh nghiệm , một số chia sẻ mẹo vặt phòng cúm dưới đây các mẹ nhé :

Mẹo hay phòng cúm cho bà bầu

1. Uống nước tỏi giã. Giã tỏi nhỏ rồi pha với nước uống. Tuy hơi khó uống nhưng có tác dụng tốt với bà bầu bị cúm. Trong suốt quá trình mang thai bà bầu cũng nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường, có thể kết hợp tỏi trong các món ăn sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.

2. Nước gừng đường đỏ. Khi bị lạnh hoặc có dấu hiệu sắp bị cảm lạnh, bà bầu nên uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó nên giường ngủ một giấc sẽ thấy đỡ mệt hơn.

Cũng có thể ăn củ hành sống, tỏi tươi để phòng cảm và khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.

3. Bổ sung kẽm.  Khi thiếu kẽm, chức năng phòng ngự của đường hô hấp kém hơn. Vậy nên bà bầu có thể bổ sung một số thực phẩm giầu kẽm như  hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đỗ để phòng ngừa bệnh cúm.

4. Bổ sung vitamin C. Vitamin C có tác dụng loại trừ các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp.

Bà bầu nên bổ sung vitamin C hoặc ăn nhiều thực phẩm giầu vitamin C như cà chua, súp lơ,ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho …

5. Súc miệng bằng nước muối. Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên súc miệng bằng nước muối vào sáng sớm sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng lợi. Trong suốt thời kỳ mang thai, nếu bà bầu bị chảy máu chân răng sẽ dễ mắc viêm lợi.

6. Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm. Nghe có vẻ thiếu hợp lý trong thời tiết lạnh giá như thế này nhưng các chuyên gia khuyên rằng, nếu bà bầu thức dậy dùng nước lạnh rửa mặt thì có thể tăng cường khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm để rửa mặt tránh gây kích thích ảnh hưởng tới giấc ngủ.

7. Duy trì độ ẩm trong phòng. Mùa  đông độ ẩm không khí thấp,  nếu dùng thêm sưởi trong phòng thì không khí dễ bị khô, mà không khí khô tạo điều kiện cho virus sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng máy làm ẩm và giữ độ ẩm trong phòng khoảng 45% là tốt nhất.

8.Uống đủ nước mỗi ngày. Uống nước đầy đủ có tác dụng phòng cúm và viêm họng, mỗi ngày nên uống từ 600 – 800 ml nước các mẹ nhé.

9. Hạn chế tiếp xúc chỗ đông người khi có dịch bệnh. Nếu đang có dịch bệnh khả năng lây truyền bệnh khá cao nên các mẹ bầu nên hạn chế tới các nơi đông người như thế này nhé.

10. Nghỉ ngơi hợp lý. Trong thời gian mang thai, chế độ nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết để phục hồi năng lượng và sức khỏe cho bà bầu. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thư giãn nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vận động để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể phòng chống cúm.

11. Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và chất có cồn. Khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và bệnh về đường hô hấp cho bà bầu. Còn rượu và các chất có cồn khiến cơ thể bà bầu luôn rơi vào tình trạng mất nước và làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

12. Tiêm phòng cúm. Đối với chị em phụ nữ trước khi có ý định có thai nên tiêm phòng cúm trước 3 tháng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Hiện các mũi tiêm phòng 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) cũng khá phổ biến và sử dụng rộng rãi vì thế các mẹ bầu nên chủ động tiêm phòng để phòng ngừa cúm. (Xem thêm về Lịch tiêm phòng cúm khi mang thai )

Theo tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/mach-me-bau-cac-phong-cum-hieu-qua-17121/feed 0
Phòng cúm cho bà bầu khi thời tiết chuyển mùa https://tuelinh.vn/phong-cum-cho-ba-bau-khi-thoi-tiet-chuyen-mua-15676 Thu, 01 Aug 2013 03:01:18 +0000 https://tuelinh.vn/phong-cum-cho-ba-bau-khi-thoi-tiet-chuyen-mua-15676 Thời tiết chuyển mùa mang theo những cơn mưa bất chợt, bà bầu sức đề kháng kém rất dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh đường hô hấp, cảm cúm. Với người bình thường, điều trị cảm cúm không quá phức tạp nhưng với bà bầu thì lại là một vấn đề cần sự thận trọng. Phòng bệnh luôn an toàn và hiệu quả hơn chữa bệnh. Dưới đây là một số phương pháp giúp bà bầu đầy lùi nguy cơ cảm cúm ra xa.

Phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu

  • Bà bầu nên hạn chế đến các nơi đông người vì các bệnh cảm, cúm rất dễ lây qua đường hô hấp. Nếu tiếp xúc với người bị cúm thì nguy cơ bị cúm ở bà bầu là rất cao.
  • Luôn giữ đôi tay sạch sẽ, tránh thói quen đưa tay tiếp xúc với các bộ phận khác trên cơ thể như dùng tay che miệng, dùng tay dụi mắt .. như vậy có thể tránh trường hợp vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập.
  • Tập thói quen đeo khẩu trang khi ra đường. Đây là phương pháp vừa phòng bệnh về đường hô hấp vừa giữ cho da mặt được mịn màng.
  • Thời tiết chuyển mùa, không khí nóng lạnh thất thường, phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn những món lạnh, vì nó mà bạn có thể bị cảm bất cứ lúc nào.
  • Tăng thời gian nghỉ ngơi, giữ tinh thần vui vẻ, tìm cách giảm bớt áp lực công việc. Như vậy sẽ giúp tinh thần thoải mái, nâng cao hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ xâm nhập của các virut cúm.
  • Nếu không khí trong nhà bạn ẩm thấp, bạn có thể sử dụng một chiếc máy hút ẩm đặt ở góc phòng để duy trì sự ấm áp, khô thoáng trong nhà.
  • Chú ý hàm lượng dinh dưỡng, thực đơn đây đủ cả về chất và lượng trong mỗi bữa ăn.

Cách giảm khó chịu cho bà bầu bị cúm

Trừ các trường hợp quá cấp bách, bà bầu bị cúm không nên sử dụng thuốc điều trị tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp giảm sự khó chịu cho bà bầu bị cảm cúm.

Uống nước tỏi giã : Bạn có thể giã tỏi nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước sẽ có tác dụng nhanh chóng. Tuy hơi khó uống một chút vì vị hăng hăng của tối khiến bạn khó chịu nhưng bạn sẽ rất hài lòng với tác dụng mà nó mang lại. Trong quá trình mang thai, bạn cũng nên ăn nhiều tỏi hơn sẽ có tác dụng phòng cúm tốt hơn.

Dùng lá kinh giới, tía tô: Bạn lấy khoảng 15g kinh giới, 15g tía tô, đêm đun sôi lấy nước uống. Cách này giải cảm rất tốt mà lại không lo tác dụng phụ.

Xông lá: Các loại lá được chọn để xông như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… mỗi một lần chọn khoảng 5 – 7 loại, trọng lượng khoảng 50 – 100 gam sau đó rửa sạch cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín. Đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút. Sau đó bạn nên chùm chăn kín, mở hé nắp nồi cho hơi nóng toát ra dần dần, bạn hãy hít thở thật đều, thật nhiều. Bạn nên ngồi khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở cơ thể toát ra sau đó lấy khăn lau cho khô người. Xông hơi xong hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối. Bạn nên xông hơi khoảng 2 -3 lần vào ngày liên tiếp. Mỗi lần xông hơi xong bạn sẽ thấy thoải mái dễ chịu và sẽ hết cảm luôn.

Món cháo trứng nóng tía tô: Món cháo trứng nóng và có nhiều hành, tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát mồ hôi. Món này vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng tốt cho thai phụ bị cảm cúm nên các mẹ có thể yên tâm áp dụng rồi.

Xem thêm: 10 cách đơn giản để phòng cúm

]]>
Cách xử lý và phòng ngừa cảm cúm khi mang thai https://tuelinh.vn/cach-xu-ly-va-phong-ngua-cam-cum-khi-mang-thai-15672 https://tuelinh.vn/cach-xu-ly-va-phong-ngua-cam-cum-khi-mang-thai-15672#comments Wed, 31 Jul 2013 02:23:13 +0000 https://tuelinh.vn/cach-xu-ly-va-phong-ngua-cam-cum-khi-mang-thai-15672 Nhiều người rất sợ bị cảm cúm khi mang thai, vừa phải thận trọng khi dùng thuốc, thời gian cúm sẽ kéo dài hơn. Đồng thời nếu bị cảm trong thời gian đầu mới mang thai rất dễ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Các mẹ cần rất thận trọng xử lý khi có những dấu hiệu cảm cúm, và cũng nên chủ động phòng ngừa nguy cơ bị cúm khi mang thai.

cảm cúm khi mang thai

Khi bị cảm cúm, thai phụ nên làm gì?

Bình thường, các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu thật sự rất khó chịu và nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Để điều trị các triệu chứng bên không quá khó, nhưng đối với bà bầu thì việc điều trị cần thận trọng hơn.

Các mẹ bầu cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị cảm cúm, trong trường hợp quá nặng,bắt buộc phải dùng đến thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc điều trị nào. Và trước khi sử dụng thuốc, các mẹ có thể áp dụng một số thực phẩm cải thiện tình hình:

Dùng tỏi trị cảm cúm: Tỏi nếu dùng thường xuyên có tác dụng phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có thể làm tăng nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe sau cúm và tăng sức đề kháng. Tỏi lại rất an toàn với phụ nữ đang trong thời kỳ bầu bí nên tỏi được khuyên dùng trong các trường hợp cảm cúm ở bà bầu. Cũng nên lưu ý rằng, tỏi có thể làm tăng sự chảy máu nên những người đang dùng thuốc cầm máu cần thận trọng nếu muốn thêm tỏi vào chế độ ăn uống.

Sử dụng nước chanh : Nước chanh có hiệu quả tốt trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Các mẹ bầu có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong.

Sử dụng muối ăn: Muối ăn được khuyên dùng trong các trường hợp bà bầu bị cảm cúm vì đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Các mẹ bầu có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.

Bà bầu cần thận trọng sử dụng thuốc khi mang thai

Nấu món canh gà: Canh gà có thể cải thiện các bệnh về họng và đường hô hấp. Canh gà đặc biệt có tác dụng trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Chất amino axit có trong thịt gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Vậy nên canh gà rất tốt cho phụ nữ đang mang thai nói chung và các trường hợp bị cảm cúm nói riêng.

Làm gì để phòng cúm khi mang thai?

Ngoài việc tiêm phòng cúm khi mang thai, thì các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa cảm cúm bằng các mẹo nhỏ như sau:

  • Tích cực bổ sung các hoa quả giầu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Có thể uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
  • Khi đi ra ngoài, bạn cũng nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa phòng bị mưa rất dễ bị cảm.
  • Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
  • Khi ngủ, tránh để quạt xoay thẳng vào mặt, bạn có thể lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ, tra thuốc nhỏ mũi trong các trường hợp bị ngạt mũi.
  • Hạn chế các thói quen dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho, tránh sờ tay lên mặt để hạn chế sự lây lan vi khuẩn từ bàn tay lên cơ thể.
  • Tránh xa khói thuốc lá, không uống các chất có cồn, tích cực đi bộ hít thở không khí trong lành, và cuối cùng là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Xem đầy đủ hơn: Phòng cúm bằng các biện pháp đơn giản

]]>
https://tuelinh.vn/cach-xu-ly-va-phong-ngua-cam-cum-khi-mang-thai-15672/feed 6