Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Wed, 17 Jul 2024 09:21:20 +0000 vi hourly 1 Viêm khớp dạng thấp và những câu hỏi thường gặp https://tuelinh.vn/viem-khop-dang-thap-va-nhung-cau-hoi-thuong-gap-9938 https://tuelinh.vn/viem-khop-dang-thap-va-nhung-cau-hoi-thuong-gap-9938#respond Sun, 19 Aug 2012 09:48:34 +0000 https://tuelinh.vn/viem-khop-dang-thap-va-nhung-cau-hoi-thuong-gap-9938

Cho tới hiện nay, viêm khớp dạng thấp vẫn là một thách thức cho y học. Bệnh này đứng hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ tử vong.

Tại sao bị viêm khớp dạng thấp?

Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta gồm nhiều loại tế bào khác nhau giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm, v.v. Ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế bào và các cơ quan của cơ thể, dẫn tới các biểu hiện của bệnh.

Do đặc điểm này, viêm khớp dạng thấp được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, tức cơ thể tự tạo kháng thể chống lại các thành phần trong cơ thể.

Chính xác nguyên nhân nào khiến hệ miễn dịch rối loạn và bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh trong viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết rõ.

Tuy nhiên một số yếu tố được tìm thấy có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp, như yếu tố môi trường và di truyền. Các nghiên cứu tìm thấy có mối tương quan giữa viêm khớp dạng thấp với một số tác nhân gây bệnh như vi trùng hoặc virus.

Ai dễ bị viêm khớp dạng thấp?

Khoảng 0,5% đến 1,5% dân số trên thế giới bị viêm khớp dạng thấp. viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở tất cả các chủng tộc và tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi thường bị bệnh nhiều nhất là 30-50. Nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam gấp 2 tới 3 lần.

viêm khớp dạng thấp có khi khó phát hiện vì bệnh có thể bắt đầu bằng những triệu chứng mơ hồ, như đau nhức khớp hoặc cứng khớp vào buổi sáng. Tuy nhiên, nhiều bệnh viêm khớp khác cũng có thể có triệu chứng tương tự.

X-quang khớp thường không tìm thấy triệu chứng bất thường trong giai đoạn đầu của bệnh. Không thể chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dựa trên một triệu chứng lâm sàng, hoặc một kết quả xét nghiệm, mà phải là tổng hợp của tất cả các yếu tố đã nêu trên.

Vì vậy cần thiết phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác của viêm khớp dạng thấp và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Tập yoga cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp?

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH California (Los Angeles, Mỹ) đã thử nghiệm trên 26 phụ nữ tuổi từ 21-31 với thời gian bị RA trung bình 10 năm. Một nửa số phụ nữ này được cho tập luyện yoga với các bài tập nhằm tăng cường sức mạnh cơ bắp. Trong khi đó một nửa còn lại không được tập luyện yoga để đối chứng.

Kết quả sau sáu tuần cho thấy nhóm tập yoga thấy hạnh phúc hơn khi bắt đầu tập luyện và có thể chịu đựng được những cơn đau khớp tốt hơn. Ngoài ra, sức khỏe toàn thân của họ cũng cải thiện hơn so với nhóm đối chứng.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp?

Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp (viêm khớp dạng thấp) biểu hiện: Sưng, nóng, đỏ, đau do viêm màng hoạt dịch của khớp, bắt đầu từ các khớp nhỏ ở ngoại biên như: Các khớp ở bàn tay, cổ tay, bàn – ngón tay, các bàn – ngón tay, bàn – ngón chân, khớp gối, đối xứng hai bên.

Cứng khớp buổi sáng (gây khó cử động các khớp vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy, kéo dài hằng giờ). Kèm theo các triệu chứng tại khớp là triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.

Giai đoạn đầu: Thường kéo dài 1 – 3 năm. Giai đoạn này do viêm màng hoạt dịch của khớp nên biểu hiện lâm sàng là: Sưng, nóng, đỏ, đau và hạn chế vận động của khớp. Bệnh diễn biến từng đợt, ở giai đoạn này chưa có dấu hiệu tổn thương “bào mòn” ở sụn khớp và đầu xương. Nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn này và chữa trị tích cực đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt.

Giai đoạn sau (giai đoạn muộn): Do hậu quả của viêm màng hoạt dịch, nên đã bắt đầu xuất hiện tổn thương “bào mòn” ở sụn khớp và đầu xương, cần chú ý là các tổn thương này khi đã xuất hiện thì không thể mất đi được. Nếu không được chữa trị đúng, các tổn thương ở sụn khớp và đầu xương ngày càng nặng, làm khe khớp dần dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp. Lúc này bệnh đã ảnh hưởng toàn thân như sốt, xanh xao, suy nhược, chán ăn, gầy sút…

Muốn khỏi bệnh phải kiên trì

Do viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, nên chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Vì viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính, nên việc điều trị sẽ kéo dài.

Điều trị hiện nay giúp hầu hết bệnh nhân cải thiện được triệu chứng và duy trì chức năng vận động. Nhưng để đạt được mục tiêu này, cần thiết phải bắt đầu điều trị nội khoa thích hợp càng sớm càng tốt, trước khi quá trình hủy hoại khớp không hồi phục xảy ra.

Bên cạnh sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và vận động thể lực thích hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp.

Những chế độ ăn uống cân bằng, giảm chất béo bão hòa, giàu omega-3, v.v. sẽ giúp ích cho bệnh nhân. Các hoạt động thể lực luyện tập thường xuyên như đi bộ, leo cầu thang, nhảy dây, bơi lội, đạp xe đạp có lợi cho khớp.

]]>
https://tuelinh.vn/viem-khop-dang-thap-va-nhung-cau-hoi-thuong-gap-9938/feed 0
Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim https://tuelinh.vn/viem-khop-dang-thap-lam-tang-nguy-co-loan-nhip-tim-7955 https://tuelinh.vn/viem-khop-dang-thap-lam-tang-nguy-co-loan-nhip-tim-7955#respond Sun, 11 Mar 2012 14:40:33 +0000 https://tuelinh.vn/?p=7955 Những người bị viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis – RA) có nguy cơ cao bị một rối loạn nhịp tim được gọi là rung nhĩ.

Nghiên cứu gồm hơn 4 triệu người, trong đó có hơn 18.000 người bị RA, ở Đan Mạch, được theo dõi trung bình 5 năm.

Trong thời gian đó, những người bị RA tăng nguy cơ rung nhĩ lên gần 40% so với những người dân nói chung. Điều đó giải thích cho cứ 1 trường hợp mới bị rung nhĩ trong số 12 bệnh nhân RA được theo dõi trong 10 năm sau chẩn đoán.

Theo nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 8/3 trên BMJ thì trong số những bệnh nhân RA, phụ nữ có nguy cơ bị rung nhĩ cao hơn một chút so với nam giới.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những người bị RA có nguy cơ đột quỵ cao hơn 30% so với người dân nói chung.

Các nghiên cứu trước đây thấy có mối liên quan giữa RA với tăng nguy cơ bị cơn đau tim, suy tim và đột quỵ. Nghiên cứu này thấy rằng RA cũng liên quan với tăng nguy cơ bị rung nhĩ, chứng bệnh liên quan với nguy cơ lâu dài suy tim, đột quỵ và tử vong cao hơn.

Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Gentofte Đại học Copenhagen cho biết: hướng dẫn mới khuyên bệnh nhân RA nên sàng lọc hàng năm các yếu tố nguy cơ tim mạch và bao gồm cả rung nhĩ.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận xét rằng vì viêm đóng một vai trò trong sự phát triển rung nhĩ và đột quỵ, kiểm soát viêm là quan trọng đối với những người bị RA không chỉ để giảm các triệu chứng khớp mà còn giảm nhu cầu sử dụng các thuốc có thể tác động bất lợi lên sức khỏe tim.

Hoa Hồng.CHITI

Healthday

]]>
https://tuelinh.vn/viem-khop-dang-thap-lam-tang-nguy-co-loan-nhip-tim-7955/feed 0
Viêm khớp dạng thấp và điều trị sinh học https://tuelinh.vn/viem-khop-dang-thap-va-dieu-tri-sinh-hoc-4838 https://tuelinh.vn/viem-khop-dang-thap-va-dieu-tri-sinh-hoc-4838#respond Tue, 08 Nov 2011 09:03:20 +0000 https://tuelinh.vn/?p=4838 Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, sự phản ứng của cơ thể tự bảo vệ một cách bất thường, phản ứng chống lại chính mình. Bản chất của bệnh sưng khớp, biến dạng khớp do phá hủy sụn khớp và xương. Bệnh khởi phát tổn thương các khớp cổ tay, khớp bàn ngón, khớp gối. Sau đó gây tổn thương các khớp cột sống cổ, khớp vai, khớp háng, khớp cổ chân. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, đặc biệt quanh tuổi tiền mãn kinh.


Dấu hiệu nào nghĩ đến viêm khớp dạng thấp?

Bệnh biểu hiện đau và sưng khớp liên quan đến ít nhất 3 nhóm khớp, tổn thương đối xứng: khớp cổ tay, khớp bàn ngón, khớp ngón gần, khớp gối và khớp cổ chân. Viêm khớp tồn tại dai dẳng, bệnh mạn tính và có những đợt tiến triển. Buổi sáng khi thức dậy người bệnh khó khăn rời khỏi giường và kèm theo sự mệt mỏi. Chụp Xquang khớp cổ tay, có thể thấy hình ảnh bào mòn và hẹp khe khớp cổ tay. Xét nghiệm máu có thể thấy tốc độ máu lắng tăng và phản ứng proteine C tăng (CRP), yếu tố thấp (RF) tăng và tăng kháng thể kháng peptide citrique citruline (anti-CCP).

Các yếu tố có vai trò đến sự phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm: Yếu tố di truyền, yếu tố hormon (testosteron, cortisol, prolactine, oestradiol), virus, yếu tố tinh thần và khói thuốc lá.

Cách thức điều trị

Điều trị cơ bản cổ điển, điều trị sinh học tác động trên cytokine tiền viêm, điều trị sinh học tác động trên tế bào lymphocyte T và tế bào lymphocyte B. Thuốc sử dụng đường uống, đường dưới da, đường tĩnh mạch.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động của cơ khớp. Bệnh tiến triển phá hủy sụn và xương lâu ngày dẫn đến teo cơ biến dạng khớp. Chẩn đoán bệnh sớm và điều trị sớm hạn chế các tổn thương sụn nặng nề. Bệnh thường phải điều trị suốt đời, nhiều người bệnh tự dùng thuốc điều trị hoặc điều trị không đúng cách làm cho sụn khớp bị phá hủy nhiều và ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Các tế bào lymphocyte B và lymphocyte T trong dịch khớp kết gắn với kháng nguyên, sinh ra các tự kháng thể và cytokine tiền viêm như TNF alpha, interleukine-6, interleukine-1 và dẫn đến viêm màng hoạt dịch gây phá hủy sụn khớp và xương.

Ở nước ta, nhiều năm nay điều trị viêm khớp dạng thấp căn bản tấn công làm ngừng giai đoạn viêm, chưa tác động vào mắt xích của tế bào đích và các cytokine tiền viêm. Nhiều bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đáp ứng kém với điều trị cơ bản với methotrexat và corticoid. Đối với những bệnh nhân này lựa chọn điều trị thuốc sinh học là một giải pháp mới.

Trên thế giới, điều trị sinh học infliximab (remicadeR), etanercept  (enbrelR), được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ FDA cho phép để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp sau khi điều trị với methotrexate mà có sự kháng thuốc hay nói cách khác không đáp ứng với methotrexate, lựa chọn điều trị sinh học là hướng mới cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thể nặng và không có chống chỉ định với nhóm thuốc sinh học.

Kháng TNF alpha là gì?

Các chế phẩm sinh học kháng TNFα được Hội khớp học Pháp và Hội khớp học Anh khuyến cáo sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, viêm cột sống dính khớp vào tháng 12 năm 2005.  Có 3 kháng TNFα phân ra 2 loại: kháng thể đơn dòng và thụ thể hòa tan TNFα. Kháng  TNFα  chỉ định ở thể nặng, gồm có infliximab, etanercept, adalimumab.

Chống chỉ định sử dụng kháng TN Fα trong trường hợp phụ nữ có thai,  bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn hoặc bệnh nhân viêm khớp do nhiễm khuẩn, bệnh nhân có suy tim xung huyết giai đoạn 3 hoặc 4.

Mỗi loại thuốc kháng TNFα có các cơ chế tác động khác nhau làm giảm sản sinh TNFα (thalidomide). Trung hoà các TNFα bằng các kháng thể đơn dòng (infliximab), các thụ thể hoà tan (etanercept). Ức chế TNFα bằng các đối kháng.

Cytokine TNFα là tác nhân khởi phát quá trình viêm, vì vậy sử dụng kháng TNFα có tác dụng nhanh đến tình trạng viêm khớp cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp thể tiến triển nặng và không đáp ứng với thuốc chống viêm và điều trị methotrexate.

Hiện nay ở  nước ta, bênh nhân viêm khớp dạng thấp và bệnh nhân viêm cột sống dính khớp thể nặng hoặc không đáp ứng với điều trị cơ bản trước đây, đã có cơ hội tiếp cận với nhóm thuốc điều trị sinh học, tuy nhiên bệnh nhân cũng gặp một khó khăn do giá thành điều trị. Bệnh nhân điều trị kháng TNFα  (enbrel 25 mg), thời gian điều trị cần thiết 3 tháng, điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhân trước khi điều trị kháng TNFα được làm các bilan về bệnh lao và khám tim mạch. Trong quá trình điều trị, bác sĩ đánh giá mức độ đáp ứng của thuốc theo các chỉ số bệnh hoạt động, chỉ số DAS 28 (với bệnh viêm khớp dạng thấp) hoặc chỉ số BASDAI (với bệnh viêm cột sống dính khớp). Bệnh nhân được theo dõi từ 3 tháng đến 6 tháng về lâm sàng và xét nghiệm máu.

TS.BS. Mai Thị Minh Tâm (Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện E)
Theo Sức  Khỏe Đời Sống

]]>
https://tuelinh.vn/viem-khop-dang-thap-va-dieu-tri-sinh-hoc-4838/feed 0
Viêm khớp dạng thấp https://tuelinh.vn/viem-khop-dang-thap-1001 https://tuelinh.vn/viem-khop-dang-thap-1001#respond Wed, 24 Aug 2011 02:07:41 +0000 https://tuelinh.vn/?p=1001 Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn hệ thống gây viêm khớp mạn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm không đặc hiệu màng hoạt dịch khớp, bệnh tiến triển từ từ, kéo dài, tăng dần, cuối cùng dẫn đến dính và biến dạng khớp.

Viêm khớp dạng thấp gặp tất cả các nước trên thế giới. Bệnh chiếm từ 0,5 – 3% dân số. Ở Việt Nam tỷ lệ chung trong nhân dân là 0,5%, chiếm 20% số bệnh nhân mắc bệnh khớp điều trị ở bệnh viện. Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ chiếm 70-80% và 80% số bệnh nhân mắc bệnh ở tuổi trung niên (35-55 tuổi).

1. Nguyên nhân

Cho đến nay nguyên nhân bệnh vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên đó là beenhjtwj miễn hệ thống với sự tham gia của nhiều yếu tố:

  • Tác nhân khởi phát có thể là do virus.
  • Yếu tố cơ địa: bệnh thường gặp ở nữ, khởi phát ở tuổi 25-35.
  • Yếu tố di truyền: Bệnh hay xảy ra ở những người có HLA-DR4, HLA-DRB1, HLA-DR1. Bệnh có tính di truyền, những người cùng huyết thống với bệnh nhân có khả năng bị mắc bệnh cao hơn.

2. Triệu chứng lâm sàng

a) Biểu hiện tại khớp

Khởi phát sau một số yếu tố thuận lợi như: nhiễm khuẩn cấp tính, bán cấp tính, chấn thương, mổ… Ban đầu viêm 1 khớp (khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp gối, khớp cổ chân), sưng đau rõ, cứng khớp buổi sáng, kéo dài vài tuần tới vài tháng, sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát.

Giai đoạn toàn phát: Viêm đa khớp, chủ yếu là khớp nhỏ và vừa.

Khớp viêm: Khớp bàn tay, khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp gối, khớp khuỷu, khớp cổ chân, khớp bàn chân, khớp ngón chân.

Tính chất khớp viêm: đối xứng, sưng đau, ít khi nóng đỏ, đau tăng về đêm và gần sáng, vận động khó khăn, cứng khớp buổi sáng kéo dài hơn 1h.

Các khớp tiến triển nặng dần, phát triển thành tình trạng dính và biến dạng khớp với các di chứng: bàn tay gió thổi, ngón tay hình cổ cò, ngón tay hình thoi, cổ tay hình lưng lạc đà, khớp gối dính ở tư thế nửa co, ngón chân hình vuốt thú…

b) Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp

Bệnh nhân có thể có ít hoặc nhiều các triệu chứng sau:

  • Gầy sút, chán ăn, mệt mỏi, da và niêm mạc nhợt nhạt.
  • Xuất hiện hạt dưới da ở trên xương trụ (gần khớp khuỷu), trên xương chày (gần khớp gối), quanh các khớp cổ tay, hạt có đường kính 5-15 mm, nổi lên mặt da, chắc, không đau, không di động vì dính vào nền xương.
  •  Ban đỏ gan bàn chân và lòng bàn tay do viêm mao mạch.
  • Rối loạn dinh dưỡng và vạn mạch gây hoại tử vô khuẩn hoặc loét vô khuẩn.
  • Teo cơ liên quan đến kgowps bị tổn thương do giảm vận động.
  • Viêm gân quanh khớp
  • Dây chằng khớp viêm co kéo hoặc giãn gây lỏng lẻo khớp.
  • Bao khớp phình ra thành bao hoạt dịch
  • Hiếm gặp: tràn dịch màng phổi, màng tim, lách to, xương mất chất vôi và gãy tự nhiên.
  • Thiếu máu nhược sắc, rối laonj thần kinh thực vật, viêm giác mạc, viêm mống mắt.

Khi có các dấu hiệu lâm sàng nêu trên, người bệnh cần tới khám bác sĩ chuyên khoa Khớp càng sớm càng tốt, vì tổn thương khớp ở bệnh này là vĩnh viễn nên điều trị sớm để giảm thiểu hoặc ngăn chặn tổn thương. Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm và thăm dò cần thiết để chẩn đoán xác định, để đánh giá tình trạng bệnh, để tiên lượng bệnh và chọn lựa một chiến lược điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

3. Tiến triển và biến chứng

Bệnh kéo dài trong nhiều năm, tiến triển từ từ, nặng dần hoặc thành từng đợt. Bị năng lên khi nhiễm khuẩn, lạnh, chấn thương.

Chức năng vận động bị hạn chế, dần mất hết khả năng vận động khớp.

Khớp tiến triển từ sưng nề đến bào mòn đầu xương, loãng xương ở vùng đầu xương, hẹp khe khớp, dính khớp một phần, dần biến dạng khớp và dính khớp hoàn toàn.

Biến chứng: nhiễm khuẩn (mắc lao), xơ dính dây thần kinh ngoại biên, ttonr thương nội tạng.

4. Điều trị

a) Nguyên tắc

  • Sử dụng ngay từ đầu những thuốc có thể ngăn chặn sự hủy hoại xương sụn
  • Điều trị triệu chứng kết hợp điều trị cơ bản
  • Các thuốc điều trị cơ bản được duy trì lâu dài, kết hợp nhiều nhóm thuốc.
  • Kết hợp điều trị ngoại trú-nội trú, điều dưỡng và tại nhà
  • Bệnh nhân cần kiên trì, thường xuyên theo dõi và đến cơ sở y tế kiểm tra.

b) Mục tiêu điều trị

  • Giảm các triệu chứng bệnh, giảm tổn thương càng nhiều càng tốt
  • Giảm đau và cứng khớp càng nhiều cáng tốt
  • Hạn chế tối đa tình trạng khuyết tật gây ra bởi đau đớn, tổn thương khớp, hoặc biến dạng.
  • Điều trị các triệu chứng nảy sinh
  • Giảm nguy cơ bệnh tim mạch, loãng xương.

c) Thuốc điều trị

Đối với hầu hết bệnh nhân bị VKDT, điều trị sớm có thể kiểm soát đau và sưng, và làm giảm tổn thương khớp.

Thuốc điều trị cơ bản hay thuốc chống thấp tác dụng chậm sử dụng trong thời gian dài:

  • Chlorroquin và các dẫn chất hydroxychloroquin, methotrexat là các thuốc ưu tiên sử dụng.
  • Muối vàng (Auranofin), sulfasalazin, penicillamin
  • Thuốc ức chế miễn dịch tế bào: chlorambucil, cyclophosphamid, azathioprin, cyclosporin A ít được sử dụng do tác dụng phụ nặng nề nên chỉ dùng trong trường hợp bệnh trầm trọng, không đáp ứng với thuốc khác.
  • Thuốc ức chế cytokin: thuốc ức chế TNF alpha (adalimumab, etanercept, infliximab), thuốc ức chế interleukin-1 (anakinra) cho bệnh trầm trọng mà không đáp ứng với thuốc khác.

Thuốc chống viêm giảm đau

  • Thuốc chống viêm không steroid (indomethacin, diclofenac, piroxicam…) đều có thể sswr dụng, tuy nhiên cần tuân thủ chỉ định để tránh tác dụng phụ.
  • Corticoid: dùng sớm và liều cao kết hợp thuốc chống khớp tác dụng chậm đến khi đạt hiệu quả thì giảm liều.
  • Thuốc giảm đau ngoại biên và trung ương.

d) Phục hồi chức năng

  • Tăng cường vận động để tránh dính khớp, tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, đi bộ.
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng, giảm cân nếu thừa cân.
  • Không hút thuốc vì nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ.
  • Sử dụng vật lý trị liệu
  • Để ngăn ngừa nhiễm trùng cần tiêm phòng cúm, phế cầu khuẩn hàng năm nếu trên 65 tuổi hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

5. Hỗ trợ điều trị bằng thảo dược

  • Hy thiêm: vị cay đắng, tính ấm, quy kinh can thận. Công dụng: trừ phong thấp, dùng trong bệnh phong thấp tê đau, thấp khớp, đau xương, chân tay tê mỏi, sống lưng đau; sát khuẩn giải độc, an thần.
  • Tang chi: vị đắng, tính bình, quy kinh phế, thận. Công dụng: trừ phong thấp, thông kinh lạc, trừ đau nhức.
  • Thanh ngâm: có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, tiêu viêm, giảm đau. Lá kích thích ruột, khai vị, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, điều kinh.
  • Phòng kỷ: vị đắng cay, tính hàn, quy bàng quang. Công dụng trừ phong thấp, giảm đau.
  • Mã tiền tử: vị đắng, tính hàn, quy kinh can, tỳ. Công dụng: trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, giảm đau, dùng trong bệnh thấp khớp, đau khớp cấp, mạn tính, mạnh gân cốt.
]]>
https://tuelinh.vn/viem-khop-dang-thap-1001/feed 0