Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Wed, 17 Jul 2024 03:45:48 +0000 vi hourly 1 Tăng nhu cầu ghép gan ở bệnh nhân ung thư gan https://tuelinh.vn/tang-nhu-cau-ghep-gan-o-benh-nhan-ung-thu-gan-17085 https://tuelinh.vn/tang-nhu-cau-ghep-gan-o-benh-nhan-ung-thu-gan-17085#respond Thu, 02 Jan 2014 03:57:58 +0000 https://tuelinh.vn/tang-nhu-cau-ghep-gan-o-benh-nhan-ung-thu-gan-17085 Tái phát sau khi chữa khỏi viêm gan C có thể do nhiễm virus tiềm tàng

Những người tái phát bệnh sau khoảng thời gian dài chữa khỏi viêm gan C (HCV) có thể không phải do nhiễm chủng virus khác mà là sự xuất hiện trở lại của virus cũ. Trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí Bệnh nhiễm trùng, các nhà nghiên cứu đã phân tích trình tự RNA trong cả huyết thanh và tế bào gan của 103 bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã từng đạt đáp ứng virus (đáp ứng được coi là chữa khỏi) sau khi chữa bằng phác đồ chứa interferon từ 1985 đến 2005.

3 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu tái phát muộn, có xét nghiệm HCV (+) sau khi chữa khỏi lần lượt là 8, 75 và 78 tháng. Có 4 bệnh nhân thuộc nhóm chứng tái phát sớm.

Các nhà nghiên cứu phân tích trình tự RNA trong huyết thanh của các bệnh nhân cả trước khi điều trị và sau khi tái phát. Họ thấy rằng có đến 99,4% trình tự trùng nhau giữa 2 mẫu trong số các bệnh nhân tái phát sớm và 99,8% trong số các bệnh nhân tái phát muộn. Chủng virus cũng giống nhau giữa 2 mẫu trong tất cả các trường hợp. Điều này cho thấy không hề có chủng virus mới xuất hiện ở người bệnh bị tái phát muộn.

Các nhà khoa học cho rằng HCV có thể trú ngụ trong gan sau khi đạt được đáp ứng virus. Các nghiên cứu cần được tiến hành thêm để xác định tải lượng virus là bao nhiêu thì chúng có thể vẫn tồn tại lâu dài sau khi bệnh được chữa khỏi.

Nhu cầu ghép gan tăng ở bệnh nhân ung thư gan do virus viêm gan C

Danh sách ghép gan đang ngày càng dài đối với bệnh nhân viêm gan C. Theo Jenifer Flemming thuộc Đại học Queen ở Kingston, Ontario, điều này là do số ca ung thư gan- dạng ung thư gan phổ biến nhất đang tăng trong nhóm bệnh nhân viêm gan C. Kết quả này được báo cáo tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) lần thứ 64 tại Washington DC.

Để nhận thấy xu hướng ghép gan và đưa ra những dự đoán, Flemming và cộng sự đã phân tích các thông tin từ bản đăng ký khoa học của người nhận gan trong khoảng thời gian từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2010.

Tổng cộng có 20.325 người viêm gan C đang trong danh sách chờ ghép gan trong giai đoạn này, trong đó có 12.724 người bị bệnh gan giai đoạn cuối và 7.061 người bị ung thư tế bào gan.

Trong số các bệnh nhân viêm gan C, số bệnh nhân ung thư tế bào gan tăng mạnh hơn so với số bệnh nhân bị bệnh gan giai đoạn cuối, điều này có nghĩa là các trường hợp ung thư gan do viêm gan C đang tạo sức ép lên nhu cầu gan để ghép.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng số lượng bệnh nhân viêm gan C phải ghép gan sẽ tăng từ 2.072 ca năm 2013 đến 3.053 ca vào năm 2020, thời điểm số lượng người Mỹ bị ung thư gan, bệnh gan giai đoạn cuối đạt đỉnh. Số lượng người bệnh viêm gan C và bệnh gan giai đoạn cuối sẽ tăng từ 1.451 đến 1.674, và do đó số lượng ca cần ghép gan sẽ tăng từ 623 đến 1.379 ca.

FDA cấp phép cho thuốc điều trị viêm gan C mới Sovaldi (sofosbuvir)

Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ vừa cho phép thuốc Sovaldi (sofosbuvir) của Gilead Science lưu hành. Đây là thuốc ức chế polymerase có cấu trúc tương tự nucleotide dùng đường uống, ngày một lần để điều trị nhiễm virus viêm gan C (HCV), bao gồm cả bệnh nhân nhiễm HIV và người ung thư gan đang chờ ghép. Đối với bệnh nhân nhiễm HCV tuýp 2 hoặc 3, Sovaldi là thuốc điều trị đầu tiên không cần dùng cùng interferon. Tuy nhiên, bệnh nhân tuýp 1 và 4, trong hầu hết trường hợp, vẫn cần tiêm interferon.

Sovaldi phải dùng cùng với ribavirin cho bất kì tuýp virus nào. Thời gian điều trị khuyến cáo là 12 tuần đối với tuýp 1, 2, 4 và 24 tuần đối với tuýp 3.

Gilead tuyên bố rằng những bệnh nhân tuýp 1 không thể dùng interferon “có thể được xem xét” để dùng Sovaldi và ribavirin trong vòng 24 tuần. Bên cạnh đó, ở người đang chờ ghép gan, phác đồ tương tự nên được dùng trong 48 tuần trước khi ghép để ngăn nhiễm virus sau khi ghép.

“Sự cấp phép hôm nay đánh dấu một bước chuyển lớn trong phác đồ điều trị viêm gan C mạn tính” Edward Cox, tiến sĩ Y học, giám đốc phòng Sản phẩm kháng sinh trong Trung tâm nghiên cứu và đánh giá thuốc của FDA cho biết.

Chi phí dùng Sovaldi trong vòng 4 tuần là 28.000 $. Trong cùng khoảng thời gian này, Olysio- thuốc được FDA cấp phép vào ngày 22/11/2013 là 22.120 $.

Sovaldi là kết quả đầu tiên trong việc nghiên cứu phác đồ điều trị viêm gan C dùng đường uống, không có interferon và thậm chí là cả ribavirin. Tuy nhiên, việc lưu hành Sovaldi, Olysio chỉ là bước khởi đầu. Phác đồ kiểu như thế sẽ không xuất hiện đến cuối năm 2014. Gilead đang hy vọng thuốc phối hợp giữa Sovaldi và ledipasvir (chất ức chế NS5A của công ty này có khả năng chữa khỏi gần như 100% trường hợp trong các thử nghiệm lâm sàng gần đây) sẽ được cấp phép.

Hiện tại, bác sĩ có thể lựa chọn kế đơn Sovaldi kết hợp với Olysio. Nghiên cứu pha 2 lâm sàng phối hợp 2 thuốc này, có dùng hoặc không dùng ribavirin, có thể chữa khỏi trên 90% trường hợp.

FDA cấp phép cho Sovaldi dựa trên dữ liệu từ 4 thử nghiệm lâm sàng pha 3 là NEUTRINO, FISSION, POSITRON và FUSION. Khoảng từ 50 đến 90% người dùng thuốc đạt đáp ứng virus 12 tuần sau khi kết thúc điều trị (SVR12, được coi là chữa khỏi).

Sovaldi có khả năng dung nạp tốt, với một số tác dụng phụ nhẹ. Các tác dụng phổ biến nhất, xảy ra trên 20% ở người bệnh dùng Sovaldi cùng với ribavirin và interferon là mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, mất ngủ và thiếu máu.

Theo tuelinh.vn (tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/tang-nhu-cau-ghep-gan-o-benh-nhan-ung-thu-gan-17085/feed 0
Viêm gan B và nguy cơ bệnh cầu thận https://tuelinh.vn/viem-gan-b-va-nguy-co-benh-cau-than-17082 https://tuelinh.vn/viem-gan-b-va-nguy-co-benh-cau-than-17082#respond Thu, 02 Jan 2014 03:53:10 +0000 https://tuelinh.vn/viem-gan-b-va-nguy-co-benh-cau-than-17082 Mặc dù tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B (HBV) đang giảm nhờ chương trình tiêm chủng vacxin, tuy nhiên viêm gan B (VGB) vẫn là một vấn đề toàn cầu và là nguyên nhân gây bệnh cầu thận thứ phát. Viêm cầu thận là biểu hiện ngoài gan quan trọng của VGB mạn tính và VGB là yếu tố nguy cơ gây bệnh cầu thận.

HBV không trực tiếp gây độc cho gan (và thận) mà chính hệ miễn dịch của người bệnh là yếu tố căn nguyên gây viêm gan. Trẻ sơ sinh do có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên có biểu hiện viêm gan rất nhẹ nhưng phần lớn sẽ chuyển thành VGB mạn tính. Ngược lại, tỉ lệ người lớn chuyển từ VGB cấp tính sang mạn tính chỉ chiếm khoảng 10%.

Hai yếu tố chính gây tổn thương thận ở bệnh nhân VGB là kháng nguyên virus (HBsAg, HBeAg, HBcAg) và kháng thể (anti-HBe, anti-HBs, anti-HBc) do hệ miễn dịch tạo ra. Hai yếu tố này kết hợp với nhau tạo thành phức hợp miễn dịch lắng đọng ở cầu thận. Phức hợp này hoạt hóa hệ thống enzym oxy hóa, protease tấn công màng tế bào, giải phóng các cytokin gây tổn thương cầu thận.

Biểu hiện bệnh thận ở người VGB mạn thường là có protein niệu. Ở trẻ nhỏ, protein niệu thường xuất hiện ngắt quãng và chức năng thận thường được duy trì tốt; ngược lại, người lớn thường có bệnh thận tiến triển và có đến 1/3 trường hợp sẽ bị suy thận.

Từ cơ chế bệnh sinh trên ta thấy rằng việc dùng thuốc điều trị HBV sẽ giúp làm giảm sự hình thành các phức hợp miễn dịch, giảm nguy cơ gây tổn thương cầu thận và bệnh thận. Các dữ liệu nghiên cứu ở một số nước cũng cho thấy protein niệu và bệnh thận được cải thiện khi dùng các thuốc chống virus như lamivudine, tenofovir, adefovir.

Sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh với thành phần Cà gai leo có tác dụng tiêu diệt virus viêm gan B, đã được thử nghiệm trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính cho kết quả khả quan. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số điện thoại 0912571190.

]]>
https://tuelinh.vn/viem-gan-b-va-nguy-co-benh-cau-than-17082/feed 0
Châm cứu có thể làm tăng nguy cơ viêm gan ở người Mỹ gốc Á https://tuelinh.vn/cham-cuu-tang-nguy-co-viem-gan-17079 https://tuelinh.vn/cham-cuu-tang-nguy-co-viem-gan-17079#respond Thu, 02 Jan 2014 03:47:34 +0000 https://tuelinh.vn/cham-cuu-tang-nguy-co-viem-gan-17079 Châm cứu có thể làm tăng nguy cơ viêm gan ở người Mỹ gốc Á

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Bệnh đường tiêu hóa, châm cứu là yếu tố nguy cơ lây nhiễm viêm gan C lớn nhất đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á. Các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu của họ đã xác nhận những phát hiện từ một vài nghiên cứu cắt ngang về cộng đồng người Châu Á trên khắp nước Mỹ. Kết quả cho thấy việc thường xuyên dùng kim (châm cứu) không đủ vệ sinh làm tăng tỉ lệ lây nhiễm viêm gan C. Tỉ lệ người Mỹ-Á mang virus có thể đạt đến 6%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình của cả nước Mỹ là 1,3%.

Châm cứu có thể làm tăng nguy cơ viêm gan ở người Mỹ gốc Á (Ảnh minh họa )

Virus viêm gan C có thể sống trên bề mặt đến 6 tuần

Các vết máu khô chứa virus viêm gan C (HCV) được đặt trên bề mặt tĩnh vẫn có thể gây lây nhiễm ở điều kiện nhiệt độ phòng trong vòng 6 tuần. Các sản phẩm tẩy rửa thông thường có thể làm giảm sự lây nhiễm nhưng sẽ không có hiệu quả nếu không được pha loãng đúng cách. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yale đã đăng những kết quả nghiên cứu của mình trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm , nhằm mục đích giải thích các trường hợp lây truyền HCV xảy ra ở bệnh viện.

Các nhà khoa học đặt những giọt máu chứa HCV ở mức có thể lây nhiễm trên đĩa, làm khô rồi bảo quản chúng ở nhiệt độ 3,8 ° C; 22,2 ° C và 37,8 ° C trong 6 tuần. Họ cũng xác định tính hiệu quả của 3 sản phẩm tẩy rửa đang có trên thị trường gồm chất tẩy màu, CaviCide (sản phẩm sát trùng dụng cụ y tế) và cồn, trong việc làm giảm khả năng lây nhiễm HCV trong các giọt máu.

Ở 37,8 ° C, virus duy trì khả năng lây nhiễm đến 1 tuần. Khoảng thời gian này tăng lên đến 6 tuần ở những giọt máu bảo quản ở 3,8 và 22,2 ° C. Ở nhiệt độ thấp hơn, khả năng lây nhiễm giảm đáng kể trong 2 tuần đầu, mặc dù HCV vẫn có thể lây nhiễm ở mức độ thấp kéo dài đến 6 tuần.

Cho các giọt máu tiếp xúc với chất sát trùng trong vòng 1 phút. Kết quả cho thấy hiệu quả 100% khi dùng các chất tẩy màu pha loãng với tỉ lệ 1:10, 94% khi dùng CaviCide pha loãng với nồng độ tương tự và 87% khi dùng cồn ở nồng độ 70%. Nếu các sản phẩm này bị pha loãng hơn, hiệu quả của chúng giảm đi đáng kể.

Gilead chuẩn bị nộp hồ sơ thuốc phối hợp Sovaldi/Ledipasvir lên FDA

Gilead Sciences mới tuyên bố kết quả điều trị gần như tuyệt đối từ 3 thử nghiệm lâm sàng pha 3 của sản phẩm phối hợp giữa thuốc đã được cấp phép Sovaldi (sofosbuvir) và hoạt chất nghiên cứu ledipasvir, dùng hoặc không dùng cùng ribavirin trên bệnh nhân nhiễm virus viêm gan C (HCV) tuýp 1. Công ty dược phẩm này đang dự kiến sẽ nộp hồ sơ đăng ký thuốc lên Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ vào quý I năm 2014.

Các kết quả thu được từ nghiên cứu ION-1, ION-2 và ION-3 bao gồm 1.952 bệnh nhân tuýp 1 tham gia được chia nhóm ngẫu nhiên để dùng viên thuốc chứa hoạt chất ức chế polymerase có cấu trúc tương tự nucleotid Sovaldi và chất ức chế NS5A ledipasvir, phối hợp hoặc không phối hợp với ribavirin trong 8, 12 hoặc 24 tuần. Có tổng cộng 1.512 người chưa từng được điều trị, 440 người đã được điều trị và 224 người bị xơ gan còn bù. 2 trong số các nhóm dùng thuốc trong 24 tuần vẫn chưa kết thúc thử nghiệm; kết quả của các nhóm này sẽ được công bố tong tương lai.

Nhìn chung, có 96% người bệnh (1.518) đạt đáp ứng virus duy trì 12 tuần sau khi kết thúc điều trị (SVR12, được coi là chữa khỏi)

Cụ thể, nhóm bệnh nhân chưa từng điều trị (dùng hoặc không dùng ribavirin) trong 8 tuần và nhóm bệnh nhân đã điều trị (dùng ribavirin, có 20% xơ gan) trong 12 tuần có tỉ lệ chữa khỏi thấp nhất là 93-94%. Trong 2 nhóm có thời gian điều trị 12 tuần, các bệnh nhân chưa từng điều trị không dùng ribavirin có tỉ lệ chữa khỏi là 95,4% và nhóm bệnh nhân đã từng điều trị (20% xơ gan) có tỉ lệ chữa khỏi là 96,4%. Trong một nhóm có tỉ lệ xơ gan là 15,7% được điều trị trong 12 tuần, tỉ lệ chữa khỏi là 97,2% nếu dùng ribavirin và 97,7% nếu không dùng thuốc. Cuối cùng, một nhóm có 20% bệnh nhân xơ gan dùng thuốc trong 24 tuần có tỉ lệ chữa khỏi là 99,1% dù dùng hay không dùng ribavirin.

Có một số tác dụng phụ ở nhóm bệnh nhân chỉ dùng viên kết hợp so với nhóm bệnh nhân dùng thêm cả ribavirin. Các tác dụng này nhẹ, bao gồm mệt mỏi, đau đầu. Đối với những bệnh nhân dùng ribavirin, các tác dụng phụ phổ biến nhất là mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và mất ngủ. Chỉ có 0,5% bệnh nhân không dùng ribavirin bị thiếu máu so với 9,2% bệnh nhân dùng cả ribavirin. Dưới 1% số bệnh nhân phải ngừng điều trị vì tác dụng phụ.

Theo tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/cham-cuu-tang-nguy-co-viem-gan-17079/feed 0
Hướng điều trị tích cực cho bệnh nhân viêm gan https://tuelinh.vn/huong-dieu-tri-tich-cuc-cho-benh-nhan-viem-gan-16965 https://tuelinh.vn/huong-dieu-tri-tich-cuc-cho-benh-nhan-viem-gan-16965#respond Mon, 02 Dec 2013 10:35:29 +0000 https://tuelinh.vn/huong-dieu-tri-tich-cuc-cho-benh-nhan-viem-gan-16965 Tỉ lệ cao bệnh nhân viêm gan C tuýp 2 và 3 đáp ứng với sofosbuvir và ribavirin

Sofosbuvir của Gilead có tỉ lệ chữa khỏi cao khi được phối hợp với ribavirin để điều trị viêm gan C tuýp 2 và 3. Người đại diện cho công ty dược phẩm này vừa cung cấp thông tin về thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 VALENCE tại hội nghị thường niên của hiệp hội nghiên cứu gan Hoa Kỳ (AASLD) tại Washington DC.

73 bệnh nhân tuýp 2 dùng hoạt chất ức chế nucleotid polymerase sofosbuvir và ribavirin trong vòng 12 tuần, và 250 bệnh nhân tuýp 3 dùng liệu pháp trên trong vòng 24 tuần. Khoảng 20% số bệnh nhân bị xơ gan.

93% bệnh nhân tuýp 2 và 85% bệnh nhân tuýp 3 đạt đáp ứng virus duy trì 12 tuần sau khi hoàn thành điều trị (đáp ứng virus duy trì được coi là chữa khỏi).

Trong số các bệnh nhân tuýp 2 chưa từng được điều trị, 97% (29/30) trường hợp không bị xơ gan và 100% (2/2) trường hợp xơ gan được chữa khỏi; đối với nhóm đã được điều trị, 91% (30/33) trường hợp không xơ gan và 88% (7/8) trường hợp xơ gan được chữa khỏi.

Trong nhóm bệnh nhân tuýp 3, ở nhóm chưa từng được điều trị, 94% (86/92) trường hợp không xơ gan và 92% (12/13) trường hợp xơ gan được chữa khỏi; ở nhóm đã từng được điều trị, 87% (87/100) trường hợp không xơ gan và 60% (27/45) trường hợp xơ gan được chữa khỏi.

Tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc quan sát được là đau đầu, mệt mỏi, ngứa, suy yếu, nôn mửa và mất ngủ.

Phác đồ phối hợp 3 thuốc của Bristol-Myers Squibb (BMS) chữa được trên 90% bệnh nhân viêm gan C tuýp 1a và 1b

Sau 12 tuần điều trị, phác đồ 3 thuốc daclatasvir, asunaprevir và BMS-791325 (‘325) của BMS chữa được 92% bệnh nhân viêm gan C tuýp 1a hoặc 1b chưa từng được điều trị. Gregory Everson, tiến sĩ y học của Khoa y đại học Colorado Anschutz Medical Campus ở Aurora, Colorado, trình bày các kết quả từ phase IIb của thử nghiệm lâm sàng tại Hội nghị thường niên lần thứ 64 của Hiệp hội nghiên cứu các bệnh về gan Hoa Kỳ (AASLD) tại Washington DC.

Nghiên cứu được thực hiện trên 2 nhóm, mỗi nhóm được điều trị trong 12 tuần: 80 người nhóm 1 dùng thuốc ức chế phức hệ nhân lên NS5A daclatasvir, thuốc ức chế protease NS3 asunaprevir và 75 mg chất ức chế NS5B polymerase ‘325, 2 lần mỗi ngày; 86 người nhóm 2 dùng phác đồ tương tự, nhưng dùng 100 mg ‘325. Khoảng 10% số người tham gia bị xơ gan.

Tổng cộng có 91,7% bệnh nhân trong nhóm dùng liều cao đạt đáp ứng virus duy trì 12 tuần sau khi kết thúc điều trị (đáp ứng virus được coi là chữa khỏi), trong khi đó ở nhóm 1 là 92,2 %.

Phác đồ điều trị này nói chung dung nạp trên bệnh nhân tốt. Có 2 tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra ở nhóm 2 và 1 ở nhóm dùng liều thấp.

Phác đồ điều trị viêm gan C của Boehringer Ingelheim (BI) đạt kết quả ban đầu hứa hẹn

Kết quả ban đầu của thử nghiệm lâm sàng phối hợp 3 thuốc faldaprevir, deleobuvir và Presidio ‘s PPI-668, có hoặc không có ribavirin rất hứa hẹn trong điều trị viêm gan C tuýp 1a. Người đại diện của BI đã trình bày các kết quả của phase 2 nghiên cứu này tại Hội nghị thường niên của Hội nghiên cứu các bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) lần thứ 64 tại Washington DC.

Nghiên cứu gồm 3 nhóm bệnh nhân, mỗi nhóm 12 người. Tất cả các bệnh nhân dùng 200 mg, ngày 1 lần chất ức chế NS5A PPI-668 và 1200 mg, ngày 1 lần chất ức chế polymerase deleobuvir. Nhóm 1 dùng thêm 600 mg, ngày 2 lần chất ức chế protease faldaprevir và ribavirin với liều theo cân nặng. Nhóm 2 dùng thêm ribavirin. Nhóm 3 dùng thêm faldaprevir.

Trước tuần thứ 4 của quá trình điều trị 12 tuần, 97% (35/36) bệnh nhân giảm tải lượng virus. 17 bệnh nhân hoàn thành điều trị đều có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện. 13 bệnh nhân hoàn thành điều trị 12 tuần hoặc đến thăm khám 4 tuần sau khi kết thúc điều trị đạt đáp ứng virus duy trì (đáp ứng được coi là chữa khỏi).

Các tác dụng phụ bao gồm phát ban từ nhẹ đến vừa và rối loạn tiêu hóa. 1 bệnh nhân phải ngừng điều trị vì tác dụng phụ. Bệnh nhân này có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện ở tuần thứ 9 và duy trì tình trạng này 3 tuần sau khi kết thúc điều trị.

]]>
https://tuelinh.vn/huong-dieu-tri-tich-cuc-cho-benh-nhan-viem-gan-16965/feed 0
Thuốc điều trị ung thư có thể là tái hoạt động HBV https://tuelinh.vn/thuoc-dieu-tri-ung-thu-co-the-la-tai-hoat-dong-hbv-16962 https://tuelinh.vn/thuoc-dieu-tri-ung-thu-co-the-la-tai-hoat-dong-hbv-16962#respond Mon, 02 Dec 2013 10:29:37 +0000 https://tuelinh.vn/thuoc-dieu-tri-ung-thu-co-the-la-tai-hoat-dong-hbv-16962 Hội nghị quốc tế về sinh học phân tử vi rút viêm gan B năm 2013

Đây là hội nghị thường niên diễn ra lần đầu tiên vào năm 1985 tại thành phố New York, Mỹ, là nơi để các nhà nghiên cứu trao đổi và chia sẻ các phát hiện, hiểu biết về viêm gan vi rút cũng như đặt ra các câu hỏi, các thách thức cần giải quyết.

Hội nghị quốc tế 2013 diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc từ 20 đến 23 tháng 10. Hội nghị năm nay tập trung vào các nghiên cứu về vi rút viêm gan B và D, bao gồm hóa sinh, sinh học phân tử, miễn dịch, bệnh học, vi sinh và ung thư gan cũng như các phương pháp điều trị mới nhất đối với 2 loại vi rút này.

Để biết thông tin chi tiết về hội nghị, xin truy cập theo địa chỉ sau: http://www.hepb.org/hbvmeeting/index.html

Bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HBV đáp ứng rất tốt với Viread

Thuốc kháng retrovirus HIV Viread (tenofovir) tác dụng rất tốt trên cả HBV và HIV ở những đối tượng bội nhiễm hai virus này. Nhóm chuyên gia từ đại học London thực hiện một nghiên cứu phân tích tổng hợp trên 23 nghiên cứu cũ, hầu hết đều là nghiên cứu quan sát, để đánh giá kết quả điều trị của Viread trên bệnh nhân đồng nhiễm HBV/HIV. Thời gian theo dõi của nghiên cứu dài tới 7 năm nhưng nhóm nghiên cứu giới hạn phân tích trong 3 năm đầu để các kết quả thống kê có độ tin cậy cao.

Kết quả cho thấy, có 57% đối tượng tham gia nghiên cứu ức chế được HBV sau 1 năm điều trị. Con số này tăng lên đến 79% sau 2 năm và 86% sau 3 năm. Tỉ lệ kháng thuốc của virus chỉ xảy ra với tỉ lệ 2,4%.

Không có hiệu quả rõ rệt nào khi phối hợp Viread với Epivir (lamivudine) hoặc Emtriva (emtricitabine).

Kết quả phân tích bị hạn chế do hầu hết các nghiên cứu đều là nghiên cứu quan sát đưa ra các kết quả có tính khoa học không cao, một phần vì không có biện pháp ngẫu nhiên hóa. Bên cạnh đó, các dữ liệu người tham gia bỏ nghiên cứu giữa chừng chưa đầy đủ và không có phân tích về tác dụng phụ. Được coi là an toàn và dung nạp tốt nhưng Viread có thể gây mất khoáng xương và các vấn đề về thận ở những đối tượng có nguy cơ.

Cảnh báo: Các thuốc điều trị ung thư có thể làm tái hoạt động HBV

Cục Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) mới đây đã tăng mức độ cảnh báo đối với hai thuốc điều trị ung thư do nguy cơ làm tái hoạt động HBV ở những người trước đó đã bị nhiễm virus này.

Hai thuốc đó là: Arzerra của GlaxoSmithKline, điều trị ung thư bạch cầu lymphoid mạn tính và Rituxan của Roche, điều trị các bệnh như ung thư bạch cầu lymphoid mạn, ung thư hạch không Hodgkin và viêm khớp dạng thấp. Cả hai đều đã có cảnh báo trên nhãn là có thể gây tái hoạt động HBV nhưng cảnh báo chưa đủ để ngăn việc dùng thuốc không đúng. Do vậy, FDA đã nâng cảnh báo lên mức cao nhất có thể.

FDA cũng khuyến cáo bác sỹ cần sàng lọc HBV ở bệnh nhân bắt đầu điều trị với một trong hai thuốc và theo dõi dấu hiệu lây nhiễm hoặc tái phát trong khi điều trị và sau điều trị vài tháng. Nếu HBV tái hoạt động, nên ngừng thuốc chống ung thư và bắt đầu điều trị nhiễm HBV.

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/thuoc-dieu-tri-ung-thu-co-the-la-tai-hoat-dong-hbv-16962/feed 0
Thông tin mới nhất về viêm gan https://tuelinh.vn/thong-tin-moi-nhat-ve-viem-gan-16746 https://tuelinh.vn/thong-tin-moi-nhat-ve-viem-gan-16746#respond Mon, 28 Oct 2013 08:36:21 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16746 Trung Quốc thu hồi bằng sáng chế của Viread

Bằng sáng chế của Viread (tenofovir) đã bị thu hồi ở Trung Quốc. Sản phẩm bán chạy thứ 3 trên toàn cầu của Gilead Sciences đang là trọng tâm của nỗ lực nhằm giảm giá các thuốc thiết yếu của Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng việc tước bản quyền thuốc điều trị nhiễm HBV và HIV này sẽ mở ra cánh cửa cho tenofovir được sản xuất rộng rãi và cho phép trung Quốc xuất khẩu thuốc generic giá rẻ đến các nước khác. Viread có giá cao (240$ cho vỉ 30 viên hàm lượng 300 mg) đã ngăn cản nhiều bệnh nhân trên toàn cầu tiếp cận với thuốc. Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc đã thu lại bản quyền sáng chế sau khi có khiếu nại của Aurisco, doanh nghiệp sản xuất thuốc lớn nhất trung Quốc, rằng Viread thiếu tính sáng tạo để được phép bảo hộ.

Thực phẩm chức năng OxyElite Pro có thể gây viêm gan

Các khách hàng nên dừng sử dụng thực phẩm chức năng giảm cân OxyElite Pro, theo khuyến cáo của Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ và Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh. Hai tổ chức đang nghiên cứu khả năng có mối liên hệ giữa các viên giảm béo này và 29 trường hợp viêm gan không do virus, hai người đã phải ghép gan và một người đã tử vong. Từ trước đến nay, tất cả các trường hợp báo cáo cho Ban tư vấn sức khỏe quốc gia đều ở Hawaii, nhưng nhà chức trách tin rằng các trường hợp ở các bang khác có thể chưa được báo cáo. Trong số 29 người, có 24 người sử dụng OxyElite trong vòng 2 tháng bị bệnh. Các nhà chức trách đã thúc giục các tổ chức, phòng khám trên toàn quốc cảnh giác đối với những bệnh nhân bị bệnh gan sử dụng các thực phẩm chức năng giảm cân hoặc tăng cơ bắp.

Hiện nay, OxyElite Pro cũng đã được chào bán ở Việt Nam.

Liệu pháp phối hợp điều trị viêm gan C không chứa interferon cho kết quả khả quan

Các dữ liệu ban đầu của nghiên cứu lâm sàng về phác đồ phối hợp giữa daclatasvir, asunaprevir và BMS-791325 điều trị viêm gan C của hãng Bristol-Meyers Squibb cho thấy tỉ lệ chữa khỏi khoảng 90%. Trong phase 2, các nhà nghiên cứu dùng 3 thuốc này trên 66 người tình nguyện nhiễm HCV tuýp 1, nhóm bệnh nhân khó điều trị nhất. Họ được chia thành 4 nhóm, khác nhau ở thời gian điều trị và liều của BMS-791325. Trong 3 nhóm, 94% bệnh nhân (15/16) đạt đáp ứng virus sau 12 tháng điều trị. Trong nhóm còn lại dùng liều BMS-791325 cao hơn, 89% (16/18) đạt đáp ứng virus. 1 trong số họ bị bùng phát virus khi đang điều trị và tái phát trong giai đoạn sau đó.

Không có trường hợp nào phải ngừng điều trị vì tác dụng phụ. Chỉ có một tác dụng phụ được coi là nghiêm trọng là đau đầu. Tác dụng phụ này giảm dần khi bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc

Tuelinh.vn

]]>
https://tuelinh.vn/thong-tin-moi-nhat-ve-viem-gan-16746/feed 0
Điều trị viêm gan B và viêm gan B mạn tính https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-va-viem-gan-b-man-tinh-16558 https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-va-viem-gan-b-man-tinh-16558#respond Fri, 04 Oct 2013 01:33:06 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16558 Điều trị viêm gan B và viêm gan B mạn tính:

Viêm gan virus B là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và là vấn đề y tế được quan tâm đặc biệt ở nhiều nước trên thế giới. Virus viêm gan B (HBV) lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1966. Trên toàn cầu, có khoảng 350 triệu người nhiễm viêm gan B và phần lớn là ở châu Á. Riêng ở Mỹ, có khoảng 1,25 triệu người mang viêm gan B mạn tính và một nửa là người gốc Á. Hơn 1 triệu người chết mỗi năm vì các biến chứng của viêm gan B mãn tính như xơ gan mất bù, ung thư tế bào gan. Theo hệ thống của WHO, Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành cao của HBV. Qua nhiều nghiên cứu của một số tác giả trong nước, tỉ lệ nhiễm HBV ở Việt Nam trung bình vào khoảng 15%, như vậy tính ra có khoảng 10 – 12 triệu người đang mang mầm bệnh.

viêm gan B

Các con đường lây truyền HBV

  • Sinh đẻ: HBV truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ mà không phải trong thời kỳ mang thai.
  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Dùng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ tiêm khác.
  • Dùng chung các vật dụng như dao cạo, bàn chải.
  • Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết thương hở của người nhiễm HBV.
  • Tiếp xúc với máu từ đầu kim tiêm hoặc các vật sắc nhọn khác.

Trên toàn cầu nói chung, đường truyền từ mẹ sang con phổ biển nhất. Ở các nước có tỉ lệ lưu hành HBV thấp, quan hệ tình dục không an toàn và lạm dụng thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch là nguyên nhân chủ yếu.

Tiến triển của bệnh

Người nhiễm HBV có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng. Trường hợp không có triệu chứng phổ biến hơn, đặc biệt ở trẻ em. 90% trường hợp nhiễm HBV ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và không bao giờ bị HBV quấy rầy lại, chỉ có 10% là chuyển thành người mang HBV mạn. Tuy nhiên, diễn biến ở trẻ nhiễm HBV từ lúc mới sinh lại khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính, giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, cổ chướng, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, ung thư gan. Biến chứng nguy hiểm nhất của người bệnh là ung thư tế bào gan. Người mang HBV có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần người không mang HBV.

Hình: Sơ đồ tiến triển của bệnh viêm gan virus B

Quá trình bệnh viêm gan B và các marker

Viêm gan B có thể là cấp tính – kéo dài dưới 6 tháng hoặc mạn tính – kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn. Viêm gan cấp với các triệu chứng điển hình như vàng da, chán ăn, sốt nhẹ, đau hạ sườn phải. Trong trường hợp này, hệ thống miễn dịch có thể loại trừ virus ra khỏi cơ thể và sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng vài tháng. Khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ gây ra nhiễm HBV kéo dài, phần lớn bệnh nhân bị viêm gan B mạn đều cảm thấy hoàn toàn bình thường, tuy nhiên khoảng 20% bệnh nhân viêm gan B mạn sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan. Thông thường xét nghiệm ban đầu xác định tình trạng viêm gan B thường dựa vào 3 loại kháng nguyên và kháng thể tương ứng của virus viêm gan B, đồng thời dựa trên các biểu hiện lâm sàng.

  • HBsAg (kháng nguyên bề mặt): thuộc lớp vỏ của HBV – cho biết sự có mặt HBV trong cơ thể
  • HbcAg (kháng nguyên lõi): thuộc lớp lõi của HBV – cho biết HBV đang phát triển
  • HbeAg (kháng nguyên nội sinh): nếu có trong máu bệnh nhân sẽ có khả năng lây nhiễm rất cao

Sau khi HBV xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo kháng thể cho từng kháng nguyên của HBV. Một tuần đến một tháng sau khi nhiễm siêu vi, HBsAg xuất hiện trong máu, tiếp theo là HBeAg và kháng thể IgM và IgG cho HBcAg (anti-HBc). Khi HBsAg biến mất, thì kháng thể chống HBsAg (anti-HBs) mới xuất hiện.Một khi anti-HBs xuất hiện, người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không lây bệnh qua người khác được. Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg sẽ có thể lây cho người khác.

Kháng thể anti-HBc có hai loại: IgM trong thời kỳ bị nhiễm trùng cấp tính và IgG trong thời kỳ chuyển tiếp. Nếu IgG không hạ xuống và có HBsAg có nghĩa bệnh nhân đang bị dạng viêm gan mạn tính.

Nếu HBeAg dương tính là dấu hiệu cho thấy virus đang nhân lên mạnh mẽ, bệnh nhân có khả năng lây nhiễm cao, trường hợp này cần điều trị. Khi thử nghiệm thấy anti-HBe thì có tiên lượng tốt hơn và khả năng lây không nhiều.

Các thể lâm sàng của viêm gan B mạn tính

  • Dung nạp miễn dịch: bệnh nhân bị nhiễm HBV trong những năm đầu đời. HBeAg đóng vai trò như chất điều hòa miễn dịch và HBV tránh được sự nhận diện của hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh của cơ thể. Tiên lượng bệnh nói chung tốt, bệnh nhân hiếm khi tiến triển đến xơ gan và ung thư tế bào gan.
  • VGBM với HBeAg dương tính: bệnh nhân có hệ thống lympho T hoạt động mạnh chống lại HBeAg; có HBeAg dương tính và mức HBV-DNA cao. Ở những bệnh nhân này, ALT thường tăng, có hình ảnh viêm hoại tử tế bào gan khi sinh thiết và thường tiến triển đến xơ gan. Tỉ lệ xơ gan hàng năm là 2 – 6%. Đây là nhóm bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc.
  • VGBM với HBeAg âm tính: Những bệnh nhân này thường cao tuổi và bị bệnh gan tiến triển. Mặc dù xuất hiện anti-HBe, bệnh nhân vẫn có mức HBV-DNA cao, ALT tăng và có tổn thương mô bệnh học gan. Tỉ lệ xơ gan hàng năm là 8 – 10% và đây cũng là đối tượng cần điều trị.
  • VGBM bất hoạt: sự nhân lên của virus thấp nên HBeAg âm tính và HBV-DNA<103 copies/ml hoặc không phát hiện được; anti-HBe dương tính và ALT bình thường. Sinh thiết gan không thấy viêm hoại tử và/hoặc xơ gan ở mức tối thiểu. Nói chung tiên lượng bệnh là tốt và không cần điều trị chừng nào HBV còn bất hoạt.
  • Hồi phục: bệnh nhân có HBsAg, HBeAg âm tính; HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện, đã xuất hiện anti-HBs, ALT và mô bệnh học gan bình thường. Bệnh nhân không còn phải điều trị.

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan virus B

Xét nghiệm máu tìm các marker viêm gan B: các xét nghiệm được chỉ định với đối tượng có triệu chứng bệnh gan và có nguy cơ nhiễm HBV như người có quan hệ đồng tính nam, người có men gan tăng không rõ nguyên nhân, phụ nữ có thai, người đang dùng thuốc gây suy giảm miễn dịch, người tiếp xúc với người nhiễm HBV và bệnh nhân HIV. Tùy vào tình trạng các marker mà người bệnh sẽ được xác định là có hay không có HBV trong cơ thể và nếu có thì đang ở giai đoạn nào. Các thông tin về marker HBV có thể được giải thích như bảng sau:

(*) HBV đột biến không tạo HBeAg.

Ngoài ra người ta còn dựa vào tải lượng virus (HBV-DNA) để xác định xem người bệnh có đang ở tình trạng virus hoạt động không. Thông số này chủ yếu dùng để theo dõi đáp ứng thuốc ở bệnh nhân viêm gan B mạn.

  • Các chỉ số gan khác: xét nghiệm máu để đo nồng độ các chỉ số gan như bilirubin, enzym gan (ALT, AST, ALP), albumin để xác định mức độ tổn thương gan
  • Các kỹ thuật hình ảnh: siêu âm, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ
  • Sinh thiết gan: được chỉ định trong các trường hợp khó chẩn đoán bằng xét nghiệm máu hoặc các kỹ thuật hình ảnh, ngoài ra còn đánh giá được mức độ tổn thương gan. Tuy nhiên nhược điểm của sinh thiết gan lại là nguy cơ bệnh nhân bị chảy máu quá mức.

Các thuốc điều trị viêm gan B mạn

Các thuốc tân dược điều trị VGBM hoạt động được chia thành 3 nhóm:

  • Các thuốc có tác động đến hệ thống miễn dịch: corticoid, levamisol, thymosin và các cytokin đã từng được sử dụng khá rộng rãi trong điều trị VGBM, nhưng hiệu quả còn hạn chế.
  • Interferon: là một chất tự nhiên có trong cơ thể người, được sản xuất bởi một số tế bào khi cơ thể nhiễm virus. Chức năng của Interferon là diệt trừ tác nhân gây bệnh. Như vậy, khi dùng Interferon, siêu vi B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể. PEG IFN alfa (IFN alpha kết hợp với polyethylen glycol) có thời gian bán thải dài hơn (tăng từ 5 giờ đến 90 giờ). Ở các bệnh nhân có HBeAg dương tính, PEG IFN có tác dụng tốt hơn IFN. Sau 48 tuần điều trị với PEG IFN, tỉ lệ HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện là 25% và 63% lần lượt ở bệnh nhân có HBeAg dương tính và âm tính. IFN và PEG IFN chỉ dùng được đường tiêm dưới da. Khoảng 90% bệnh nhân gặp các triệu chứng giống cúm và mệt mỏi. Các tác dụng phụ như sốt, đau cơ, đau đầu xảy ra ở trên 25% bệnh nhân. Các tác dụng phụ khác là đau khớp, tiêu chảy, thiếu máu, suy hoặc cường giáp, trầm cảm, rụng tóc và chán ăn. IFN và PEG IFN chống chỉ định cho phụ nữ có thai, bệnh nhân xơ gan mất bù, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng. Mặc dù là thuốc điều trị đặc hiệu nhưng hiện nay tỷ lệ làm mất virus của interferon alpha cũng chỉ đạt 40 – 50%, hơn nữa giá thành thường rất đắt (khoảng 150 triệu cho một liệu trình điều trị 06 tháng) do đó khó phù hợp với đại đa số nhu cầu của bệnh nhân, nhất là những người nghèo.
  • Nhóm kháng virus NAs: là các thuốc ức chế men xúc tác quá trình sao chép ADN của virus là polymerase, do đó ức chế sự nhân lên của virus. Không giống như IFN, NAs hiếm khi loại bỏ được HBsAg sau 1 năm. Do đó, thuốc thường được chỉ định điều trị kéo dài, dẫn đến một nhược điểm lớn là tăng tỉ lệ kháng thuốc do virus. Các thuốc trong nhóm bao gồm:
    • Lamivudine: Hiện nay, tác dụng của lamivudin bị hạn chế do sự kháng thuốc xảy ra nhanh. Sau 2 năm, tỉ lệ kháng thuốc là 40% và tăng lên đến 65% ở năm thứ 5.
    • Telbivudine: Tần suất đột biến gen kháng đi kèm với bùng phát HBV là 6% và 3,5% lần lượt ở bệnh nhân HBeAg dương tính và HBeAg âm tính. Telbivudin không được chỉ định cho trường hợp virus kháng lamivudin vì xảy ra kháng chéo.
    • Emtricitabine: có tác dụng mạnh hơn lamivudin nhưng không được sử dụng đơn độc do tỉ lệ kháng cao. Thực tế emtricitabine không được FDA Mỹ chấp nhận là thuốc điều trị VGBM
    • Adefovir dipivoxil: Một nghiên cứu trên bệnh nhân có HBeAg âm tính cho thấy tần suất tích lũy kiểu gen kháng adefovir lần lượt là 0%, 3%, 11%, 18% và 29% ở năm thứ 1, 2, 3, 4 và 5 điều trị.
    • Tenofovir disoproxil fumarate: được báo cáo là có tác dụng tốt hơn so với adefovir ở bệnh nhân kháng lamivudine. Tuy nhiên, chưa có các dữ liệu nghiên cứu ở quy mô lớn về tác dụng của tenofovir trên bệnh nhân VGBM.
    • Entecavir: là thuốc có triển vọng điều trị trong số các thuốc kháng virus đã được FDA Mỹ cấp phép. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc vào thời điểm này có thể bị hạn chế vì giá thành thuốc còn tương đối cao và các dữ liệu an toàn, hiệu quả khi điều trị kéo dài còn chưa đầy đủ.
    • Hầu hết các loại thuốc tân dược điều trị VGBM hiện nay đều có các nhược điểm: tỉ lệ chuyển đảo HBeAg thấp, tác dụng phụ nhiều và thường xuyên, tác dụng ức chế HBV không kéo dài sau liệu trình điều trị ngắn bằng thuốc kháng virus NAs nhưng tỉ lệ kháng thuốc lại tăng cao khi dùng kéo dài, ngoài ra trở ngại lớn nhất đối với các bệnh nhân Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác là giá thuốc còn rất cao (ví dụ như khoảng 150 triệu cho một liệu trình điều trị 6 tháng với IFN).

Dùng thuốc từ dược liệu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên một số loại cây thuốc đối với bệnh viêm gan virut B mãn tính, mà khả năng chữa bệnh cúa nó thực sự không thua kém với sản phẩm tân dược, có nhiều cây tỷ lệ khỏi bệnh còn cao hơn, như cây Nhân trần, Bồ bồ, Cà gai leo, Mật nhân, Giảo cổ lam … Trong đó có cây Cà Gai Leo đã được nghiên cứu kĩ lưỡng, được bào chế thành thuốc và đưa vào thử nghiệm trên lâm sàng. Đề tài nghiên cứu về cây Cà Gai Leo do tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai thực hiện tại các bệnh viện hàng đầu Việt Nam như viện quân y 108, 103, 454 trên bệnh nhân viêm gan B mãn tính thể hoạt động đã đạt kết quả: tỷ lệ làm virut viêm gan B trở về âm tính là khoảng 23,3%. Thuốc được đánh giá không có độc, người bệnh nhanh hết các triệu chứng như vàng da, mệt mỏi, men gan hạ nhanh, ăn ngủ tốt, tỷ lệ khỏi bệnh khá cao. Ứng dụng từ đề tài nghiên cứu đó, công ty Tuệ Linh đã bào chế sản phẩm Viên Giải độc gan với thành chính là Cà gai leo và Mật nhân. Mới đây, ngày 06/09/2012, đề tài nghiên cứu “ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA VIÊN GIẢI ĐỘC GAN TUỆ LINH TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT B MẠN TÍNH” tại viện quân y TW 108 đã được nghiệm thu bởi hội đồng khoa học bệnh viện do PGS.TS Mai Hồng Bàng – Phó Viện trưởng làm chủ tịch.

 Tuelinh.vn

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-va-viem-gan-b-man-tinh-16558/feed 0
Rượu làm tăng nguy cơ ung thư gan ở người bệnh viêm gan B https://tuelinh.vn/ruou-lam-tang-nguy-co-ung-thu-gan-o-nguoi-benh-viem-gan-b-16292 https://tuelinh.vn/ruou-lam-tang-nguy-co-ung-thu-gan-o-nguoi-benh-viem-gan-b-16292#respond Fri, 13 Sep 2013 03:24:41 +0000 https://tuelinh.vn/ruou-lam-tang-nguy-co-ung-thu-gan-o-nguoi-benh-viem-gan-b-16292 Viêm gan virus B là một bệnh truyền nhiễm ở người do một loại virus tên là viêm gan B (HBV) gân nên, viêm gan B để lại nhiều hiệu quả nghiêm trọng là viêm gan virus B mạn tính, xơ gan và nguy hiểm hơn là ung thư gan. Uống rượu nhiều không tốt cho sức khỏe, ai cũng biết điều đó, một số nghiên cứu còn cho rằng, uống rượu nhiều làm con đường dẫn tới ung thư gan ở người bệnh viêm gan B ngắn hơn, hay đúng hơn, uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư gan cao hơn rất nhiều lần.

Rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư gan ở người bệnh viêm gan B

Viêm gan B có thể lây truyền do sự tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu, các dịch tiết của cơ thể như tinh dịch, dịch tiết âm đạo. 3 con đường lây truyền cơ bản của viêm gan B là đường máu, đường quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh.

Nước ta nằm trong vùng lưu hành virus cao thì những đối tượng như bệnh nhân phải thường xuyên truyền máu, người nghiện ma túy và những người hành nghề mại dâm là những đối tượng dễ bị lây nhiễm và là nguồn lây nhiễm nguy hiểm nhất.

Nguy hiểm hơn, viêm gan B hầu như rất khó nhận biết, có khoảng 30% bệnh nhân viêm gan B không hề có bất cứ một dấu hiệu hoặc triệu chứng nào đáng kể. Tuỳ theo mức độ đáp ứng của từng cơ thể mà biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ nhẹ vừa đến nặng, một số dấu hiệu thường gặp đó là vàng da, vàng mắt, đau tức nặng hạ sườn phải, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, nước tiểu vàng, mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp…

Khi đã nhiễm virus viêm gan B, người bệnh cần theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống sinh hoạt và làm việc hợp lý, tránh làm việc căng thẳng, nặng nhọc quá sức, ăn tăng đạm, tăng chất xơ và hoa quả, hạn chế chất béo, nên ăn thức ăn tươi, tránh các thức ăn đóng hộp, các thực phẩm  lưu cữu; đặc biệt bạn phải tránh các đồ uống có cồn như rượu, bia..các thuốc gây độc cho gan như nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, nhóm thuốc có codein.

Rượu, bia nhiều không tốt cho sức khỏe và nó đặc biệt không tốt cho các trường hợp bị viêm gan B, C. Cụ thể, rượu bia có thể tương tác với virus viêm gan B, C làm tăng nguy cơ bị ung thư gan lên gấp nhiều lần. Lúc này, người bệnh có thể được tư vấn sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sỹ không được tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc.

Viên giải độc gan của Tuệ Linh được chiết xuất từ cây cà gai leo, cao mật nhân có tác dụng tăng cường chức năng gan trong các trường hợp viêm gan virút, xơ gan, men gan cao, tăng cường chức năng giải độc của gan, giúp bảo vệ tế bào gan, hạn chế tổn thương tế bào gan do rượu, hóa chất độc hại gây nên. Những người bị nóng gan, viêm gan, tổn thương gan do uống rượu nhiều có thể tham khảo thêm về sản phẩm này.

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/ruou-lam-tang-nguy-co-ung-thu-gan-o-nguoi-benh-viem-gan-b-16292/feed 0
Các dạng viêm gan siêu vi thường gặp https://tuelinh.vn/cac-dang-viem-gan-sieu-vi-thuong-gap-15811 https://tuelinh.vn/cac-dang-viem-gan-sieu-vi-thuong-gap-15811#respond Thu, 08 Aug 2013 02:00:59 +0000 https://tuelinh.vn/cac-dang-viem-gan-sieu-vi-thuong-gap-15811 Cho tới nay người ta đã xác định được năm loại viêm gan siêu vi do năm loại siêu vi gây ra, đặt các loại siêu vi này theo thứ tự từ A, B, C, D, E gây ra các bệnh viêm gan siêu vi tương ứng. Ngoài ra còn một số siêu vi khác có thể gây viêm gan nhưng chưa phát hiện ra được, các trường hợp viêm gan siêu vi như vậy được gọi chung là viêm gan siêu vi X trong đó nguy hiểm và phổ biến nhất là viêm gan siêu vi B.

Bệnh viêm gan siêu vi A

Viêm gan siêu vi A có rất nhiều ở tất cả các nước trên thế giới và đã có những lần trở thành dịch. Bệnh viêm gan siêu vi A lây truyền từ người qua người qua đường tiêu hóa (ăn uống thức ăn, nguồn nước, tiếp xúc với các đồ vật có nhiễm phân của người bệnh dù là lượng rất nhỏ). Ngoài ra , viêm gan A cũng có thể lây truyền qua đường máu nhưng khả năng lây truyền theo phương thức này là rất hi hữu.

Người mắc bệnh viêm gan siêu vi A có thể đang sống rất khỏe mạnh, bỗng dưng bị đau bụng, tiêu chảy và vàng da. Viêm gan A đã và đang là một căn bệnh truyền nhiễm đáng ngại, với khoảng 10 đến 20% bệnh nhân viêm gan A phải nhập viện chữa trị.

Các triệu chứng cơ bản của viêm gan A bao gồm cảm sốt, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn, khi quan sát nước tiểu thấy nước tiểu sậm màu, vàng da, vàng mắt, đau bụng vùng hạ sườn bên phải nhất là khi ấn vào, quán sát phân bạc màu, lỏng hơn bình thường.

Viêm gan A có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nguy cơ cao ở những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, có sinh hoạt tình dục với người mắc bệnh, người sống trong vùng dịch bệnh viêm gan A, hoặc chích ma túy và dùng ma túy không thuộc dạng chích.

Bệnh viêm gan siêu vi B

Bệnh viêm gan siêu vi B do siêu vi B gây ra. Theo ước tính, số lượng người nhiễm siêu vi B ngày càng có xu hướng gia tăng, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Đông Nam Á.

Viêm gan siêu vi B lây truyền chủ yếu qua đường máu. Do đó, các con đường lây truyền dễ nhất là từ mẹ sang con, qua đường tinh dục, truyền máu, dùng chung kim tiêm hoặc xăm mình, châm cứu …

Khi bị nhiễm siêu vi B, chỉ có khoảng 30 – 50% người lớn có triệu chứng, tỷ lệ này còn ít hơn ở trẻ nhỏ. Biểu hiện bệnh thay đổi qua từng giai đoạn, người bệnh thường bị sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn, đầy bụng, nôn ói, đau bụng vùng trên rốn, đau khớp … Trường hợp nặng hơn, người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê gan, nguy hiểm đến tính mạng.

Để biết mình có bị viêm gan siêu vi B hay không, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm máu, tới thăm khám tại các chuyên khoa Gan để tiến hành xét nghiệm đánh giá chức năng gan, siêu âm gan, tiến hành xét nghiệm sinh thiết trong trường hợp cần thiết.

Bệnh viêm gan siêu vi C

Tương tự như viêm gan siêu vi A, B. Viêm gan siêu vi C do siêu vi C gây ra, va truyền nhiễm qua đường máu. Đường truyền bệnh gồm việc dùng chung các vật dụng như kim chích, đồ nấu ma túy, dây cầm máu, ống hút, ống píp …hoặc dùng chung các đồ cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng, hay dùng dũa móng tay bị chảy máu.

Nhiều người không có hoặc rất ít triệu chứng trong giai đoạn nhiễm siêu vi C, phần lớn người mang bệnh viêm gan siêu vi C không có triệu chứng nào và vẫn sống như người bình thường. Còn một số người khác thì có các biểu hiện như bị cảm cúm nhẹ như buồn nôn, mệt mỏi, sốt, nhức đầu, ăn không ngon, đau vùng bụng, và nhức bắp thịt hay ở khớp. Một số người lại có những triệu chứng như bị cảm cúm nặng, cũng như vàng da và mắt bị đục, nước tiểu đậm. Sau một thời gian (thường là nhiều năm hoặc vài chục năm), người có bệnh HCV kinh niên có thể có những triệu chứng liên quan đến hư gan. Viêm Gan C kinh niên có thể liên quan đến nhiều triệu chứng khác.

Để phòng ngừa viêm gan siêu vi C, bạn không nên dùng chung kim chích, dụng cụ chích ma túy, cũng như bất cứ dụng cụ cá nhân nào có thể dính máu. Phải sát trùng đúng cách những dụng cụ dùng để xăm mình, xỏ da và châm cứu. Nên áp dụng các phương pháp tình dục an toàn. Phụ nữ bị nhiễm siêu vi C nên tránh quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt, giữ vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa bệnh vì nướu răng dễ bị chảy máu và đó có thể là một cách lây nhiễm bệnh.

Bệnh viêm gan siêu vi D và E

Viêm gan siêu vi D được phát hiện từ năm 1976, và bản thân siêu vi D không thể gây bệnh. Nó chỉ có thể hoạt động và gây bệnh khi được liên kết với siêu vi B. Khi cả hai loại siêu vi B và D liên kết để cùng gây bệnh ở gan, nguy hại sẽ lớn hơn. Siêu vi D cũng lây truyền qua đường máu và ít khi lây qua quan hệ tình dục.

Còn với siêu vi E, siêu vi E có thể gây viêm gan cấp hoặc tối cấp, do đó có thể gây chết người. Bệnh viêm gan siêu vi E thường gặp ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Siêu vi E lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống, nhất là khi nguồn nước bị nhiễm, do đó có thể lan tràn thành dịch bệnh, nhất là đối với trẻ em.

Siêu vi E không gây tác hại về lâu dài, chúng không gây ra viêm gan mạn, không tiến triển tới xơ gan, ung thư gan.

Đọc thêm:

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/cac-dang-viem-gan-sieu-vi-thuong-gap-15811/feed 0
Viêm gan siêu vi – Đôi điều cần biết bạn cần biết https://tuelinh.vn/viem-gan-sieu-vi-12462 https://tuelinh.vn/viem-gan-sieu-vi-12462#respond Mon, 13 May 2013 07:37:19 +0000 https://tuelinh.vn/viem-gan-sieu-vi-12462 Viêm gan siêu vi – Đôi điều cần biết bạn cần biết

Viêm gan siêu vi được xem là một hiểm họa lớn với chúng ta. Tính ra, mỗi năm nước ta có hàng chục ngàn người mắc căn bệnh này, con số đó còn thấp hơn thực tế nhiều vì không ít bệnh nhân đã điều trị tại nhà không đến bệnh viện. Giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về viêm gan siêu vi, Tuelinh.vn xin tổng hợp lại chia sẻ cùng bạn đọc qua bài viết dưới đây.

viêm gan siêu vi

Viêm gan siêu vi là một bệnh lý ở gan khi gan bị những siêu vi từ bên ngoài tấn công vào, gây ra những tổn thương cho gan, nghĩa là gây bệnh cho gan. Viêm gan siêu vi gặp nhiều ở trẻ em và người lớn cũng có thể mắc, có không ít ca bệnh chết vì bệnh hoặc chết vì những hậu quả của căn bệnh này.

Các thể viêm gan siêu vi chủ yếu

Viêm gan siêu vi có thể xảy ra dưới 3 thể bệnh chủ yếu: Viêm gan cấp, viêm gan tối cấp, viêm gan mạn.

Viêm gan cấp

Viêm gan cấp thường xảy ra khi siêu vi mới tấn công vào gan. Khi đó, người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, vàng da. Người bệnh thường bị sốt nhẹ, ít khi sốt cao, cảm thấy rất mệt mỏi và sau vài ngày xuất hiện thêm triệu chứng vàng da. Ngoài ra người bệnh còn có thêm một số triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như chán ăn no hơi, nôn ói, đau bụng vùng trên rôn ….

Các triệu chứng trên của viêm gan cấp thường tiến triển nhanh chóng, nói chung chỉ kéo dài từ 2- 3 tuần, đo đó được gọi là viêm gan cấp. Nếu không có biến chứng gì, thì triệu chứng vàng da có thể nhạt dần, nước tiểu trong lại, người bệnh khỏe lại và có khả năng hết bệnh.

Viêm gan tối cấp

Viêm gan tối cấp có thể làm chết người ngay. Trong viêm gan tối cấp, các triệu chứng xuất hiện đột ngột hơn, nặng hơn, và thường xảy ra sau khi người bệnh bắt đầu có dấu hiệu vàng da. Cũng có một số trường hợp người bệnh bị viêm gan cấp đã trên 1 tuần, bệnh tình tưởng như sắp khỏi nhưng đột nhiên bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng của viêm gan tối cấp, trong đó nổi bật nhất là 2 triệu chứng hôn mê và xuất huyết.

Tình trạng hôn mê tiến triển rất nhanh. Mới đầu, người bệnh chỉ lừ đừ,vật vã, có khi 2 tay co giật nhẹ, rồi rất nhanh sau đó bị rơi vào trạng thái hôn mê hoàn toàn, không biết gì nữa. Người bệnh thở gấp, mạnh nhanh và ất yếu, có thể có các cơn co giật. Hiện tượng này ngành y khoa gọi là chứng”hôn mê gan”.

Xuất huyết cũng xuất hiện rất nhanh chóng. Trên cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các vết hoặc các đám đỏ bầm dưới da, do xuất huyết dưới da. Cũng có một số trường hợp, bệnh nhân bị nôn ói ra máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu …Thậm chí, khi chích thuốc là thấy chảy máu.

Viêm gan tối cấp là một thể viêm gan hết sức nặng, có nguy cơ tử vong cao. Ngay cả các nước tiên tiến, với đầy đủ các phương tiện cấp cứu hiên đại, tỷ lệ tử vong trong tể bệnh này cũng chiếm tới trên 80%.

Viêm gan mạn

Viêm gan mạn thường xảy ra sau khi người bệnh khỏi bện viêm gan cấp được một thời gian, có khi hàng tháng, hàng năm sau đó. Các triệu chứng của viêm gan mạn, người bệnh không có các triệu chứng rõ rệt như trong viêm gan cấp hoặc viêm gan tối cấp, mà chỉ có các triệu chứng âm ỉ kéo dài.

Viêm gan mạn có thể xuất hiện dưới 2 thể bệnh:  Thể tiêm ẩn (Thể dai dẳng) và thể hoạt động (thể tấn công).

Ở thể tiềm ẩn, người bệnh có các triệu chứng không rõ rệt , chủ yếu là mệt mỏi, ăn uống chậm tiêu hóa, táo bón và thường không để ý đến. Chỉ phát hiện ra bệnh khi có dịp thăm khám, xét nghiệm.

Ở thể hoạt động, các triệu chứng của bệnh rõ rệt hơn, người bệnh suy nhược, rất yếu, chán ăn, luôn luôn bị dị ứng, nổi mề đay, ngứa, luôn luôn bị no hơi, đầy bụng… và thỉnh thoảng lại có 1 đợt sốt tự nhiên, không có nguyên nhân gì cả. Các triệu chứng này có thể kéo dài, và ngày càng trầm trọng hơn, làm người bệnh suy sụp trông thấy. Khi đi khám bệnh, hoặc thực hiện các xét nghiệm người bệnh mới phát hiện ra mình bị viêm gan mãn thể hoạt động. Thể viêm gan nàyt hường do siêu vi viêm gan B hoặc siêu vi viêm gan C gây nên, và có thể tiến triển tới xơ gan, hoặc ung thư gan, làm người bệnh chết dần chết mòn, vô phương cứu chữa.

Các loại siêu vi dẫn tới viêm gan siêu vi

Cho tới nay, ngành y học đã xác định được 5 loại siêu vi có thể gây ra các căn bệnh viêm gan siêu vi nói trên, đó là các loại siêu vi sau:

  1. Siêu vi viêm gan A gây bệnh viêm gan siêu vi A
  2. Siêu vi viêm gan B gây ra bệnh viêm gan siêu vi  B
  3. Siêu vi viêm gan C gây ra bệnh viêm gan siêu vi C
  4. Siêu vi viêm gan D  chỉ gây ra viêm gan khi được liên kết với siêu vi  B
  5. Siêu vi viêm gan E gây ra bệnh viêm gan siêu vi  E.

Ngoài các loại siêu vi trên, còn có một số loại siêu vi khác có thể gây viêm gan nhưng ngành y học chưa xác minh được. Nêu trong trường hợp viêm gan siêu vi không phải do 5 loại siêu vi trên thì đều được gọi chung là viêm gan siêu vi X.

Xem thêm:

Tuelinh.vn

]]>
https://tuelinh.vn/viem-gan-sieu-vi-12462/feed 0