Tuệ Linh – Cty dược phẩm – Y tế sức khỏe https://tuelinh.vn Wed, 11 Sep 2024 02:32:27 +0000 vi hourly 1 Viêm gan C tăng nguy cơ tử vong lên 12 lần https://tuelinh.vn/viem-gan-c-tang-nguy-co-tu-vong-len-12-lan-16814 https://tuelinh.vn/viem-gan-c-tang-nguy-co-tu-vong-len-12-lan-16814#respond Fri, 15 Nov 2013 08:20:33 +0000 https://tuelinh.vn/nhung-thong-tin-moi-nhat-ve-benh-viem-gan-16814 Viêm gan C cướp đi 15 năm cuộc đời, tăng nguy cơ tử vong lên 12 lần

Người nhiễm virus viêm gan C (HCV) chết sớm hơn 15 năm và nguy cơ tử vong tăng lên 12 lần so với người không nhiễm HCV, Dự án hỗ trợ điều trị AIDS quốc gia Hoa Kỳ báo cáo. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thực hiện một phân tích trên nhiều nhóm, kiểm tra dữ liệu số của các bệnh nhân trên 18 tuổi điều trị từ 2006 đến 2010 trong 4 trung tâm chăm sóc sức khỏe. Các nhà khoa học so sánh phát hiện của họ (gọi là CHeCS) với Nghiên cứu quốc gia về nguyên nhân gây tử vong (MCOD) trong cùng khoảng thời gian.

Nhìn vào dữ liệu của 11.703 người nhiễm HCV, chiếm một nửa của 2,1 triệu người trong nghiên cứu CHeCS, các nhà khoa học thấy rằng có 1.590 trường hợp (14%) chết trong quá trình nghiên cứu, 60% giữa 45 và 59 tuổi và 34% trên 60 tuổi. Khi so sánh với nhóm MCOD, nhóm CHeCS có tỉ lệ tử vong cao hơn 12 lần. Với độ tuổi tử vong trung bình là 59, nhóm này chết sớm hơn 15 năm so với tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ.

HCV hầu như không được báo cáo là nguyên nhân gây tử vong, chỉ chiếm 19% trong tổng số người chết thuộc nhóm nghiên cứu. Dựa trên phát hiện này, các nhà khoa học suy ra rằng có trên 80.000 người Mỹ chết mang HCV và 53.000 người chết do nhiễm HCV vào năm 2010

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn xung quanh vi rút viêm gan B

Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội sức khỏe quốc gia Mỹ và đại học Oxford của Anh vừa giải mã bí ẩn tồn tại từ lâu về cấu trúc của một protein liên quan đến vi rút viêm gan B (HBV). Phát hiện của họ có thể giúp tìm ra các biện pháp điều trị viêm gan B mạn tính mới.

Trên toàn cầu, khoảng 350 triệu người bị nhiễm viêm gan B mạn tính, trong đó có 620.000 người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến HBV. Như các tác nhân gây bệnh khác, các kháng nguyên của HBV kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Là một virus nhỏ và đơn giản, HBV có 3 kháng nguyên chính: kháng nguyên bề mặt (HBsAg), kháng nguyên lõi (HBcAg) và kháng nguyên e (HBeAg).

Kháng nguyên lõi và kháng nguyên e về cơ bản là 2 kiểu khác nhau của cùng một protein nhưng trong khi HBcAg đóng vai trò quan trọng đối với sự nhân lên của virus thì HBeAg lại không. HBeAg đóng vai trò hình thành dung nạp miễn dịch và nhiễm HBV mạn tính. Bên cạnh đó, HBcAg lắp ghép với vỏ capsid trong tế bào còn HBeAg được thải vào trong máu ở dạng không lắp ghép. Mối liên quan giữa HBeAg và HBcAg là một bí ẩn trong suốt ba thập kỉ qua.

Trong nghiên cứu mới đây, tiến sĩ Alasdair Steven, giám đốc Phòng thí nghiệm nghiên cứu cấu trúc sinh học NIAMS và tiến sĩ Paul Wingfield, giám đốc Phòng thí nghiệm biểu hiện protein NIAMS đã tạo ra một kháng thể đặc hiệu gắn và hình thành phức hợp bền vững với HBeAg. Sau khi nghiên cứu cấu trúc phức hợp này, họ phát hiện ra rằng các chuỗi polypeptide của HBeAg có cùng kiểu xoắn cơ bản như các chuỗi polypeptide của HBcAg nhưng chúng ghép đôi theo cách khác hẳn, với góc quay tương đối khoảng 140° giữa các tiểu phân. Góc quay này ngăn protein lắp ghép và làm thay đổi đặc tính kháng nguyên của nó.

Hiểu về cấu trúc HBeAg cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu trong tương lai giải thích đầy đủ vai trò của kháng nguyên này trên bệnh nhân nhiễm HBV tái phát và tìm ra các biện pháp để ngăn viêm gan B mạn tính. Đột biến HBV chỉ xuất hiện ở nam giới, làm tăng nguy cơ ung thư gan

Một nghiên cứu gần đây phát hiện chủng HBV chỉ tìm thấy ở nam giới và có thể giải thích tại sao những đối tượng này có nguy cơ cao bị một số loại ung thư.

Theo nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc, họ đã xác định một chủng đột biến HBV có vẻ như chỉ gặp ở nam giới và có thể giải thích tại sao bệnh nhân nam nhiễm HBV có nguy cơ tiến triển thành một số loại ung thư gan cao hơn gấp 5 lần so với phụ nữ nhiễm HBV.

“Đây là đột biến đầu tiên được phát hiện có thể giải thích sự khác biệt liên quan đến giới tính về nguy cơ bị ung thư tế bào gan” Bum-Joon Kim, tác giả nghiên cứu nói.

Các nhà nghiên cứu thu thập và phân tích mẫu huyết thanh của khoảng 292 bệnh nhân bị nhiễm HBV mạn tính đến khám tại 1 trong 3 bệnh viện ở Hàn Quốc từ 2003 đến 2005. Phát hiện trước đó gợi ý đột biến gen W4P/R có liên quan đến tỉ lệ cao xơ gan và ung thư gan, còn có mối liên hệ rõ ràng đến bệnh gan nghiêm trọng chỉ được tìm thấy trên bệnh nhân nam.

Các nhà nghiên cứu tin rằng đột biến này có thể dùng để dự đoán sự tiến triển thành cả xơ gan và ung thư gan, bởi vì chỉ có 67 trong tổng số 292 mẫu bệnh phẩm là của nữ giới trong nghiên cứu này.

HBV tiếp tục là vấn đề sức khỏe toàn cầu, với trên 350 triệu trường hợp bị nhiễm virus mạn tính. Tỉ lệ nhiễm virus thay đổi tùy thuộc vào vùng địa lý, từ mức dưới 0,5% ở Hoa Kỳ đến 10% ở châu Á và trên 15% ở châu Phi. HBV lây truyền qua con đường tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm và từ mẹ sang con.

Hãy thận trọng để bảo vệ bản thân bạn!

]]>
https://tuelinh.vn/viem-gan-c-tang-nguy-co-tu-vong-len-12-lan-16814/feed 0
Mật nhân hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi B https://tuelinh.vn/mat-nhan-ho-tro-dieu-tri-viem-gan-sieu-vi-b-16749 https://tuelinh.vn/mat-nhan-ho-tro-dieu-tri-viem-gan-sieu-vi-b-16749#respond Mon, 28 Oct 2013 08:40:51 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16749 Viêm gan B mạn tính là bệnh tương đối phổ biến và nguy hiểm trên thế giới. Hiện có khoảng 350 triệu người bị viêm gan B mạn và đa số tập trung ở châu Á. Bệnh nhân viêm gan B mạn tính có nguy cơ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Tỉ lệ tử vong do các biến chứng của bệnh rất cao. Vì đây là một bệnh mạn tính, chế độ sinh hoạt cũng như việc cải thiện chất lượng cuộc sống đóng vai trò quan trọng như việc điều trị virus viêm gan B. Mệt mỏi, mất ham muốn tình dục, bất lực hoặc thậm chí vô sinh là những vấn đề khó nói mà nam giới mắc bệnh viêm gan B thường gặp phải.

Viêm gan có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do virus. Những nghiên cứu cho thấy nơi có môi trường sống (đất, nước, không khí) bị ô nhiễm nghiêm trọng cũng là nơi tỉ lệ người nhiễm virus viêm gan rất cao. Bên cạnh đó gan sẽ càng bị tổn thương nặng nề hơn do đây là cơ quan chủ chốt điều hòa và loại bỏ các chất độc đi vào cơ thể. Rõ ràng việc điều trị viêm gan virus nên đi kèm với việc giải độc và cải thiện chức năng gan.

Mật nhân, hay còn gọi là Bá bệnh, Tongkat Ali, sâm Malaysia là một dược liệu quý. Nó đã được sử dụng rộng rãi ở các nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonexia làm thuốc bổ, tăng cường sinh lực, cải thiện khả năng tình dục. Theo những nghiên cứu tác dụng dược lý gần đây, Mật nhân bên cạnh khả năng tăng tạo testosteron nội sinh, cải thiện chức năng sinh lý còn có tác dụng bảo vệ gan bị gây độc bởi carbon tetraclorua, ức chế dòng tế bào ung thư gan HepG2.

Hình ảnh về cây mật nhân

Tuelinh.vn

]]>
https://tuelinh.vn/mat-nhan-ho-tro-dieu-tri-viem-gan-sieu-vi-b-16749/feed 0
Điều trị viêm gan B và viêm gan B mạn tính https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-va-viem-gan-b-man-tinh-16558 https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-va-viem-gan-b-man-tinh-16558#respond Fri, 04 Oct 2013 01:33:06 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16558 Điều trị viêm gan B và viêm gan B mạn tính:

Viêm gan virus B là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và là vấn đề y tế được quan tâm đặc biệt ở nhiều nước trên thế giới. Virus viêm gan B (HBV) lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1966. Trên toàn cầu, có khoảng 350 triệu người nhiễm viêm gan B và phần lớn là ở châu Á. Riêng ở Mỹ, có khoảng 1,25 triệu người mang viêm gan B mạn tính và một nửa là người gốc Á. Hơn 1 triệu người chết mỗi năm vì các biến chứng của viêm gan B mãn tính như xơ gan mất bù, ung thư tế bào gan. Theo hệ thống của WHO, Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành cao của HBV. Qua nhiều nghiên cứu của một số tác giả trong nước, tỉ lệ nhiễm HBV ở Việt Nam trung bình vào khoảng 15%, như vậy tính ra có khoảng 10 – 12 triệu người đang mang mầm bệnh.

viêm gan B

Các con đường lây truyền HBV

  • Sinh đẻ: HBV truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ mà không phải trong thời kỳ mang thai.
  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Dùng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ tiêm khác.
  • Dùng chung các vật dụng như dao cạo, bàn chải.
  • Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết thương hở của người nhiễm HBV.
  • Tiếp xúc với máu từ đầu kim tiêm hoặc các vật sắc nhọn khác.

Trên toàn cầu nói chung, đường truyền từ mẹ sang con phổ biển nhất. Ở các nước có tỉ lệ lưu hành HBV thấp, quan hệ tình dục không an toàn và lạm dụng thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch là nguyên nhân chủ yếu.

Tiến triển của bệnh

Người nhiễm HBV có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng. Trường hợp không có triệu chứng phổ biến hơn, đặc biệt ở trẻ em. 90% trường hợp nhiễm HBV ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và không bao giờ bị HBV quấy rầy lại, chỉ có 10% là chuyển thành người mang HBV mạn. Tuy nhiên, diễn biến ở trẻ nhiễm HBV từ lúc mới sinh lại khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính, giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, cổ chướng, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, ung thư gan. Biến chứng nguy hiểm nhất của người bệnh là ung thư tế bào gan. Người mang HBV có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần người không mang HBV.

Hình: Sơ đồ tiến triển của bệnh viêm gan virus B

Quá trình bệnh viêm gan B và các marker

Viêm gan B có thể là cấp tính – kéo dài dưới 6 tháng hoặc mạn tính – kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn. Viêm gan cấp với các triệu chứng điển hình như vàng da, chán ăn, sốt nhẹ, đau hạ sườn phải. Trong trường hợp này, hệ thống miễn dịch có thể loại trừ virus ra khỏi cơ thể và sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng vài tháng. Khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ gây ra nhiễm HBV kéo dài, phần lớn bệnh nhân bị viêm gan B mạn đều cảm thấy hoàn toàn bình thường, tuy nhiên khoảng 20% bệnh nhân viêm gan B mạn sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan. Thông thường xét nghiệm ban đầu xác định tình trạng viêm gan B thường dựa vào 3 loại kháng nguyên và kháng thể tương ứng của virus viêm gan B, đồng thời dựa trên các biểu hiện lâm sàng.

  • HBsAg (kháng nguyên bề mặt): thuộc lớp vỏ của HBV – cho biết sự có mặt HBV trong cơ thể
  • HbcAg (kháng nguyên lõi): thuộc lớp lõi của HBV – cho biết HBV đang phát triển
  • HbeAg (kháng nguyên nội sinh): nếu có trong máu bệnh nhân sẽ có khả năng lây nhiễm rất cao

Sau khi HBV xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo kháng thể cho từng kháng nguyên của HBV. Một tuần đến một tháng sau khi nhiễm siêu vi, HBsAg xuất hiện trong máu, tiếp theo là HBeAg và kháng thể IgM và IgG cho HBcAg (anti-HBc). Khi HBsAg biến mất, thì kháng thể chống HBsAg (anti-HBs) mới xuất hiện.Một khi anti-HBs xuất hiện, người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không lây bệnh qua người khác được. Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg sẽ có thể lây cho người khác.

Kháng thể anti-HBc có hai loại: IgM trong thời kỳ bị nhiễm trùng cấp tính và IgG trong thời kỳ chuyển tiếp. Nếu IgG không hạ xuống và có HBsAg có nghĩa bệnh nhân đang bị dạng viêm gan mạn tính.

Nếu HBeAg dương tính là dấu hiệu cho thấy virus đang nhân lên mạnh mẽ, bệnh nhân có khả năng lây nhiễm cao, trường hợp này cần điều trị. Khi thử nghiệm thấy anti-HBe thì có tiên lượng tốt hơn và khả năng lây không nhiều.

Các thể lâm sàng của viêm gan B mạn tính

  • Dung nạp miễn dịch: bệnh nhân bị nhiễm HBV trong những năm đầu đời. HBeAg đóng vai trò như chất điều hòa miễn dịch và HBV tránh được sự nhận diện của hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh của cơ thể. Tiên lượng bệnh nói chung tốt, bệnh nhân hiếm khi tiến triển đến xơ gan và ung thư tế bào gan.
  • VGBM với HBeAg dương tính: bệnh nhân có hệ thống lympho T hoạt động mạnh chống lại HBeAg; có HBeAg dương tính và mức HBV-DNA cao. Ở những bệnh nhân này, ALT thường tăng, có hình ảnh viêm hoại tử tế bào gan khi sinh thiết và thường tiến triển đến xơ gan. Tỉ lệ xơ gan hàng năm là 2 – 6%. Đây là nhóm bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc.
  • VGBM với HBeAg âm tính: Những bệnh nhân này thường cao tuổi và bị bệnh gan tiến triển. Mặc dù xuất hiện anti-HBe, bệnh nhân vẫn có mức HBV-DNA cao, ALT tăng và có tổn thương mô bệnh học gan. Tỉ lệ xơ gan hàng năm là 8 – 10% và đây cũng là đối tượng cần điều trị.
  • VGBM bất hoạt: sự nhân lên của virus thấp nên HBeAg âm tính và HBV-DNA<103 copies/ml hoặc không phát hiện được; anti-HBe dương tính và ALT bình thường. Sinh thiết gan không thấy viêm hoại tử và/hoặc xơ gan ở mức tối thiểu. Nói chung tiên lượng bệnh là tốt và không cần điều trị chừng nào HBV còn bất hoạt.
  • Hồi phục: bệnh nhân có HBsAg, HBeAg âm tính; HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện, đã xuất hiện anti-HBs, ALT và mô bệnh học gan bình thường. Bệnh nhân không còn phải điều trị.

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan virus B

Xét nghiệm máu tìm các marker viêm gan B: các xét nghiệm được chỉ định với đối tượng có triệu chứng bệnh gan và có nguy cơ nhiễm HBV như người có quan hệ đồng tính nam, người có men gan tăng không rõ nguyên nhân, phụ nữ có thai, người đang dùng thuốc gây suy giảm miễn dịch, người tiếp xúc với người nhiễm HBV và bệnh nhân HIV. Tùy vào tình trạng các marker mà người bệnh sẽ được xác định là có hay không có HBV trong cơ thể và nếu có thì đang ở giai đoạn nào. Các thông tin về marker HBV có thể được giải thích như bảng sau:

(*) HBV đột biến không tạo HBeAg.

Ngoài ra người ta còn dựa vào tải lượng virus (HBV-DNA) để xác định xem người bệnh có đang ở tình trạng virus hoạt động không. Thông số này chủ yếu dùng để theo dõi đáp ứng thuốc ở bệnh nhân viêm gan B mạn.

  • Các chỉ số gan khác: xét nghiệm máu để đo nồng độ các chỉ số gan như bilirubin, enzym gan (ALT, AST, ALP), albumin để xác định mức độ tổn thương gan
  • Các kỹ thuật hình ảnh: siêu âm, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ
  • Sinh thiết gan: được chỉ định trong các trường hợp khó chẩn đoán bằng xét nghiệm máu hoặc các kỹ thuật hình ảnh, ngoài ra còn đánh giá được mức độ tổn thương gan. Tuy nhiên nhược điểm của sinh thiết gan lại là nguy cơ bệnh nhân bị chảy máu quá mức.

Các thuốc điều trị viêm gan B mạn

Các thuốc tân dược điều trị VGBM hoạt động được chia thành 3 nhóm:

  • Các thuốc có tác động đến hệ thống miễn dịch: corticoid, levamisol, thymosin và các cytokin đã từng được sử dụng khá rộng rãi trong điều trị VGBM, nhưng hiệu quả còn hạn chế.
  • Interferon: là một chất tự nhiên có trong cơ thể người, được sản xuất bởi một số tế bào khi cơ thể nhiễm virus. Chức năng của Interferon là diệt trừ tác nhân gây bệnh. Như vậy, khi dùng Interferon, siêu vi B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể. PEG IFN alfa (IFN alpha kết hợp với polyethylen glycol) có thời gian bán thải dài hơn (tăng từ 5 giờ đến 90 giờ). Ở các bệnh nhân có HBeAg dương tính, PEG IFN có tác dụng tốt hơn IFN. Sau 48 tuần điều trị với PEG IFN, tỉ lệ HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện là 25% và 63% lần lượt ở bệnh nhân có HBeAg dương tính và âm tính. IFN và PEG IFN chỉ dùng được đường tiêm dưới da. Khoảng 90% bệnh nhân gặp các triệu chứng giống cúm và mệt mỏi. Các tác dụng phụ như sốt, đau cơ, đau đầu xảy ra ở trên 25% bệnh nhân. Các tác dụng phụ khác là đau khớp, tiêu chảy, thiếu máu, suy hoặc cường giáp, trầm cảm, rụng tóc và chán ăn. IFN và PEG IFN chống chỉ định cho phụ nữ có thai, bệnh nhân xơ gan mất bù, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng. Mặc dù là thuốc điều trị đặc hiệu nhưng hiện nay tỷ lệ làm mất virus của interferon alpha cũng chỉ đạt 40 – 50%, hơn nữa giá thành thường rất đắt (khoảng 150 triệu cho một liệu trình điều trị 06 tháng) do đó khó phù hợp với đại đa số nhu cầu của bệnh nhân, nhất là những người nghèo.
  • Nhóm kháng virus NAs: là các thuốc ức chế men xúc tác quá trình sao chép ADN của virus là polymerase, do đó ức chế sự nhân lên của virus. Không giống như IFN, NAs hiếm khi loại bỏ được HBsAg sau 1 năm. Do đó, thuốc thường được chỉ định điều trị kéo dài, dẫn đến một nhược điểm lớn là tăng tỉ lệ kháng thuốc do virus. Các thuốc trong nhóm bao gồm:
    • Lamivudine: Hiện nay, tác dụng của lamivudin bị hạn chế do sự kháng thuốc xảy ra nhanh. Sau 2 năm, tỉ lệ kháng thuốc là 40% và tăng lên đến 65% ở năm thứ 5.
    • Telbivudine: Tần suất đột biến gen kháng đi kèm với bùng phát HBV là 6% và 3,5% lần lượt ở bệnh nhân HBeAg dương tính và HBeAg âm tính. Telbivudin không được chỉ định cho trường hợp virus kháng lamivudin vì xảy ra kháng chéo.
    • Emtricitabine: có tác dụng mạnh hơn lamivudin nhưng không được sử dụng đơn độc do tỉ lệ kháng cao. Thực tế emtricitabine không được FDA Mỹ chấp nhận là thuốc điều trị VGBM
    • Adefovir dipivoxil: Một nghiên cứu trên bệnh nhân có HBeAg âm tính cho thấy tần suất tích lũy kiểu gen kháng adefovir lần lượt là 0%, 3%, 11%, 18% và 29% ở năm thứ 1, 2, 3, 4 và 5 điều trị.
    • Tenofovir disoproxil fumarate: được báo cáo là có tác dụng tốt hơn so với adefovir ở bệnh nhân kháng lamivudine. Tuy nhiên, chưa có các dữ liệu nghiên cứu ở quy mô lớn về tác dụng của tenofovir trên bệnh nhân VGBM.
    • Entecavir: là thuốc có triển vọng điều trị trong số các thuốc kháng virus đã được FDA Mỹ cấp phép. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc vào thời điểm này có thể bị hạn chế vì giá thành thuốc còn tương đối cao và các dữ liệu an toàn, hiệu quả khi điều trị kéo dài còn chưa đầy đủ.
    • Hầu hết các loại thuốc tân dược điều trị VGBM hiện nay đều có các nhược điểm: tỉ lệ chuyển đảo HBeAg thấp, tác dụng phụ nhiều và thường xuyên, tác dụng ức chế HBV không kéo dài sau liệu trình điều trị ngắn bằng thuốc kháng virus NAs nhưng tỉ lệ kháng thuốc lại tăng cao khi dùng kéo dài, ngoài ra trở ngại lớn nhất đối với các bệnh nhân Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác là giá thuốc còn rất cao (ví dụ như khoảng 150 triệu cho một liệu trình điều trị 6 tháng với IFN).

Dùng thuốc từ dược liệu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên một số loại cây thuốc đối với bệnh viêm gan virut B mãn tính, mà khả năng chữa bệnh cúa nó thực sự không thua kém với sản phẩm tân dược, có nhiều cây tỷ lệ khỏi bệnh còn cao hơn, như cây Nhân trần, Bồ bồ, Cà gai leo, Mật nhân, Giảo cổ lam … Trong đó có cây Cà Gai Leo đã được nghiên cứu kĩ lưỡng, được bào chế thành thuốc và đưa vào thử nghiệm trên lâm sàng. Đề tài nghiên cứu về cây Cà Gai Leo do tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai thực hiện tại các bệnh viện hàng đầu Việt Nam như viện quân y 108, 103, 454 trên bệnh nhân viêm gan B mãn tính thể hoạt động đã đạt kết quả: tỷ lệ làm virut viêm gan B trở về âm tính là khoảng 23,3%. Thuốc được đánh giá không có độc, người bệnh nhanh hết các triệu chứng như vàng da, mệt mỏi, men gan hạ nhanh, ăn ngủ tốt, tỷ lệ khỏi bệnh khá cao. Ứng dụng từ đề tài nghiên cứu đó, công ty Tuệ Linh đã bào chế sản phẩm Viên Giải độc gan với thành chính là Cà gai leo và Mật nhân. Mới đây, ngày 06/09/2012, đề tài nghiên cứu “ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA VIÊN GIẢI ĐỘC GAN TUỆ LINH TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT B MẠN TÍNH” tại viện quân y TW 108 đã được nghiệm thu bởi hội đồng khoa học bệnh viện do PGS.TS Mai Hồng Bàng – Phó Viện trưởng làm chủ tịch.

 Tuelinh.vn

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-va-viem-gan-b-man-tinh-16558/feed 0
Ý nghĩa định lượng HBsAg trong điều trị viêm gan B https://tuelinh.vn/y-nghia-dinh-luong-hbsag-trong-dieu-tri-viem-gan-b-16552 https://tuelinh.vn/y-nghia-dinh-luong-hbsag-trong-dieu-tri-viem-gan-b-16552#respond Fri, 04 Oct 2013 01:18:49 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16552 Ý nghĩa định lượng HBsAg trong điều trị viêm gan B

Trước đây để đánh giá hiệu quả của việc điều trị viêm gan virus B các bác sĩ chủ yếu căn cứ vào nồng độ HBV-DNA, là giá trị định lượng phản ánh sự sao chép của virus, cho biết số lượng bản sao virus hoàn chỉnh trong máu người bệnh.

Tuy nhiên có không ít các trường hợp bệnh nhân viêm gan B mạn mặc dù có nồng độ HBV-DNA thấp, thậm chí ở dưới ngưỡng phát hiện nhưng vẫn tiến triển thành xơ gan và ung thư gan. Yếu tố quyết định khỏi bệnh hoàn toàn được đề cập đến gần đây là DNA trong tế bào gan nhưng hiện nay chưa có kỹ thuật nào định lượng được DNA. Như chúng ta đã biết cccDNA là yếu tố xác định chắc chắn nhất tình trạng hoạt động của tế nào gan, nhưng để xác định được cccDNA người ta phải dùng kỹ thuật hóa miễn dịch mô trong nghiên cứu và không thể áp dụng trong thực tiễn lâm sàng. Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh nồng độ HBsAg trong huyết thanh có tương quan với cccDNA trong tế bào gan. Vì vậy ngày nay người ta sử dụng nồng độ HBsAg như là một công cụ gián tiếp để đánh giá cccDNA trong tế bào gan. Hiện nay trên thế giới có 4 xét nghiệm định lượng được công nhân có thể áp dụng lâm sàng là Architect HBsAg QT (ABBOTT), Elecsys II (ROCHE), ADVIA Centaur HBsAg Assay (Bayer) và Hepanostika HBsAg (Biomerrieux). Hơn nữa định lượng HBsAg lại dễ tiến hành và nằm trong khả năng chi trả của người bệnh.

Định lượng HBsAg có thể giúp đưa ra các tiên lượng về diễn tiến của bệnh. Các nghiên cứu đều cho thấy nồng độ HBsAg cao nhất ở giai đoạn dung nạp miễn dịch (4.5 – 5.0 log10 IU/ml) và bắt đầu suy giảm trong suốt pha thanh thải miễn dịch (3.0 – 4.5 log10 IU/ml), sau đó giảm từ từ sau khi xảy ra chuyển đảo huyết thanh HBeAg. Những bệnh nhân có hoạt độ enzym gan duy trì liên tục ở mức bình thường thì nồng độ HBsAg thường thấp (1.5-3.0 log10IU/ml) và cao hơn (2.5 – 4.0 log10 IU/ml) ở những người viêm gan B tiến triển có HBeAg âm tính. Các nghiên cứu theo chiều dọc đã chỉ ra thêm rằng nồng độ HBsAg duy trì ở những bệnh nhân có HbeAg (+) và có xu hướng giảm dần ở những bệnh nhân có HBeAg (-). Các nghiên cứu trên bệnh nhân nhiễm HBV tuýp D có HBeAg (-) cũng chỉ ra rằng nếu HBsAg < 1000 IU/ml và HBV-DNA < 2000 IU/ml thì đây là trường hợp mang virus không hoạt động với giá trị dự đoán dương tính tới 90% và giá trị dự đoán âm tính 97%. Còn ở những bệnh nhân HBV tuýp B, C có HBeAg âm tính với ALT bình thường thì nồng độ HBsAg huyết thanh càng nhỏ hơn 1000 IU/ml thì càng có khả năng xảy ra chuyển đảo HBsAg. Nồng độ HBsAg < 100 IU/ml là một ngưỡng giá trị để dự đoán khả năng mất HBsAg theo thời gian. Cụ thể, với nồng độ HBsAg < 200 IU/ml thì có khả năng thải trừ được HBsAg trong 3 năm, đặc biệt nếu kết hợp với sự suy giảm > 1log¬10 IU/ml 2 năm trước đó.

viêm gan B

Nồng độ HBsAg còn có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị ở bệnh nhân viêm gan B mạn. Bệnh nhân HBeAg âm tính có nồng độ HBV-DNA < 2.000 IU/mL và qHBsAg < 1.000 IU/mL mới thật sự là đối tượng mang HBV không họat động và không phải dùng thuốc điều trị. Đối với bệnh nhân HBeAg dương tính điều trị bằng PEG IFN, nếu qHBsAg không giảm sau 12 tuần điều trị hoặc qHBsAg > 20.000 IU/mL thì nghĩa là khả năng đáp ứng thuốc rất thấp. Ở bệnh nhân HBeAg âm tính sau điều trị PEG IFN 12 tuần mà qHBsAg không giảm và HBV-DNA giảm < 2 log10 thì có thể xem xét ngưng điều trị. Đối với bệnh nhân VGBM điều trị bằng bằng các thuốc NAs, xét nghiệm qHBsAg mỗi 6-12 tháng, qHBsAg < 100 IU/mL có thể xem xét ngưng điều trị và cho thấy có tỉ lệ tái phát thấp.

 

 

]]>
https://tuelinh.vn/y-nghia-dinh-luong-hbsag-trong-dieu-tri-viem-gan-b-16552/feed 0
Rượu làm tăng nguy cơ ung thư gan ở người bệnh viêm gan B https://tuelinh.vn/ruou-lam-tang-nguy-co-ung-thu-gan-o-nguoi-benh-viem-gan-b-16292 https://tuelinh.vn/ruou-lam-tang-nguy-co-ung-thu-gan-o-nguoi-benh-viem-gan-b-16292#respond Fri, 13 Sep 2013 03:24:41 +0000 https://tuelinh.vn/ruou-lam-tang-nguy-co-ung-thu-gan-o-nguoi-benh-viem-gan-b-16292 Viêm gan virus B là một bệnh truyền nhiễm ở người do một loại virus tên là viêm gan B (HBV) gân nên, viêm gan B để lại nhiều hiệu quả nghiêm trọng là viêm gan virus B mạn tính, xơ gan và nguy hiểm hơn là ung thư gan. Uống rượu nhiều không tốt cho sức khỏe, ai cũng biết điều đó, một số nghiên cứu còn cho rằng, uống rượu nhiều làm con đường dẫn tới ung thư gan ở người bệnh viêm gan B ngắn hơn, hay đúng hơn, uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư gan cao hơn rất nhiều lần.

Rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư gan ở người bệnh viêm gan B

Viêm gan B có thể lây truyền do sự tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu, các dịch tiết của cơ thể như tinh dịch, dịch tiết âm đạo. 3 con đường lây truyền cơ bản của viêm gan B là đường máu, đường quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh.

Nước ta nằm trong vùng lưu hành virus cao thì những đối tượng như bệnh nhân phải thường xuyên truyền máu, người nghiện ma túy và những người hành nghề mại dâm là những đối tượng dễ bị lây nhiễm và là nguồn lây nhiễm nguy hiểm nhất.

Nguy hiểm hơn, viêm gan B hầu như rất khó nhận biết, có khoảng 30% bệnh nhân viêm gan B không hề có bất cứ một dấu hiệu hoặc triệu chứng nào đáng kể. Tuỳ theo mức độ đáp ứng của từng cơ thể mà biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ nhẹ vừa đến nặng, một số dấu hiệu thường gặp đó là vàng da, vàng mắt, đau tức nặng hạ sườn phải, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, nước tiểu vàng, mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp…

Khi đã nhiễm virus viêm gan B, người bệnh cần theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống sinh hoạt và làm việc hợp lý, tránh làm việc căng thẳng, nặng nhọc quá sức, ăn tăng đạm, tăng chất xơ và hoa quả, hạn chế chất béo, nên ăn thức ăn tươi, tránh các thức ăn đóng hộp, các thực phẩm  lưu cữu; đặc biệt bạn phải tránh các đồ uống có cồn như rượu, bia..các thuốc gây độc cho gan như nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, nhóm thuốc có codein.

Rượu, bia nhiều không tốt cho sức khỏe và nó đặc biệt không tốt cho các trường hợp bị viêm gan B, C. Cụ thể, rượu bia có thể tương tác với virus viêm gan B, C làm tăng nguy cơ bị ung thư gan lên gấp nhiều lần. Lúc này, người bệnh có thể được tư vấn sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sỹ không được tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc.

Viên giải độc gan của Tuệ Linh được chiết xuất từ cây cà gai leo, cao mật nhân có tác dụng tăng cường chức năng gan trong các trường hợp viêm gan virút, xơ gan, men gan cao, tăng cường chức năng giải độc của gan, giúp bảo vệ tế bào gan, hạn chế tổn thương tế bào gan do rượu, hóa chất độc hại gây nên. Những người bị nóng gan, viêm gan, tổn thương gan do uống rượu nhiều có thể tham khảo thêm về sản phẩm này.

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/ruou-lam-tang-nguy-co-ung-thu-gan-o-nguoi-benh-viem-gan-b-16292/feed 0
Điều trị viêm gan B bằng cà gai leo https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-bang-ca-gai-leo-16113 https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-bang-ca-gai-leo-16113#respond Fri, 06 Sep 2013 10:13:56 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16113 Điều trị viêm gan B bằng cà gai leo

Cà gai leo còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cà gai leo là cây thuốc có tác dụng rất tốt cho gan. Dưới đây là đoạn phóng sự ghi lại quá trình nghiên cứu điều trị viêm gan B bằng Cà Gai Leo có sự tham gia của GS.TS Nguyễn Văn Mùi, P. Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Nguyên Phó Giám Đốc Viện Quân Y 103 :

Tuelinh.vn

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-bang-ca-gai-leo-16113/feed 0
Giới thiệu sách hay Sống với bệnh viêm gan https://tuelinh.vn/gioi-thieu-sach-hay-song-voi-benh-viem-gan-11320 https://tuelinh.vn/gioi-thieu-sach-hay-song-voi-benh-viem-gan-11320#respond Wed, 09 Jan 2013 03:08:16 +0000 https://tuelinh.vn/?p=11320 Cuốn sách Sống Với Bệnh Viêm Gan của tác giả: Christopher Xuân-Dương Bùi này sẽ giúp quý vị có một khái niệm tổng quát về cách truy tầm, chẩn bệnh, chữa trị bệnh viêm gan và các kinh nghiệm của bệnh nhân chia sẻ. Tuy nhiên, tập sách này không thể thay thế cho những việc hướng dẫn và chăm sóc của các chuyên viên y tế cho từng mỗi cá nhân hoặc tâm lý. Nếu cần biết thêm về những điều nêu ra trong tập này, xin quý vị tham khảo với bác sĩ hoặc những người chăm sóc sức khỏe của quý vị.

Mục lục của sách:

  1. Bệnh Viêm Gan A – Hepatitis A
  2. Bệnh Viêm Gan B – Hepatitis B
  3. Bệnh Viêm Gan C – Hepatitis C
  4. Bệnh Viêm Gan D – Hepatitis D
  5. Bệnh Viêm Gan E – Hepatitis E
  6. Chai Gan – Liver Cirrhosis
  7. Dinh Dưỡng Cho Người Bị Viêm Gan – Nutrition for People with Hepatitis
  8. Sống Với Người Bị Viêm Gan – Living with People with Hepatitis
  9. Từ Y Khoa dùng trong sách này – Glossary of Medical Terms used in this book
  10. Bệnh nhân viêm gan chia sẻ
]]>
https://tuelinh.vn/gioi-thieu-sach-hay-song-voi-benh-viem-gan-11320/feed 0
Điều trị viêm gan B https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-11278 https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-11278#comments Wed, 02 Jan 2013 09:52:10 +0000 https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-11278 Theo thống kê, con số gần đúng cảnh báo cho những ca bệnh viêm gan B trên thế giới đã xấp xỉ 450 triệu người. Trong thời gian gần đây, con số này tăng lên ở mức báo động. Rõ ràng, việc nghiên cứu, tìm hiểu, để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả viêm gan B là vô cùng cần thiết. Ở bài viết này, chúng tôi xin đề cập các kiến thức liên quan đến quá trình điều trị viêm gan B, khi nào bắt đầu, hướng điều trị và khi nào thì ngưng điều trị cho người bệnh viêm gan B. Mời bạn đọc tham khảo.

Đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị viêm gan B trong thời gian gần đây. Tuy nhiên,các phương pháp điều trị hiện nay điều không tiêu diệt được hoàn toàn virus viêm gan B (HBV). Vì vậy, hầu hết các bệnh nhân cần thời gian điều trị dài và một số thì phải điều trị suốt đời để ức chế sự phát triển của virus.

Khi nào bắt đầu điều trị?

Ngày nay con người đã có những hiểu biết hơn về HBV và những giai đoạn phát triển của bệnh viêm gan do virus, khi một người nhiễm HBV thì quá trình sẽ tiến triển tới viêm gan mạn tính chỉ khác nhau về thời gian ủ bệnh mà thôi, do vậy mà có những người không phải điều trị bằng thuốc ngay và câu hỏi đặt ra là khi nào thì bắt đầu điều trị bằng thuốc. việc chỉ định sử dụng thuốc cần có một số thông tin như:xét nghiệm đánh giá tình trạng sao chép của HBV, kháng thể cho thấy HBV đang hoạt động, giai đoạn của bệnh gan tại thời điểm chẩn đoán và tiên lượng nguy cơ xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) cho bệnh nhân.

Vì vậy, việc điều trị nên được bắt đầu ở những bệnh nhân có HBV hoạt động hoặc những người được tiên lượng có nguy cơ cao bị xơ gan hoặc ung thư gan trong tương lai gần. Mặt khác, việc điều trị có thể bị hoãn ở những bệnh nhân như thế nào? Nó bao gồm: bệnh viêm gan giai đoạn đầu và được tiên lượng sẽ có ít nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Những bệnh nhân này nên tiếp tục được theo dõi và điều trị bắt đầu khi những dấu hiệu tiến triển phát sinh.

Trước đây để chỉ định một người sử dụng thuốc thì dựa vào xét nghiệm đo hoạt độ enzym ở gan (ALT) và xét nghiệm giải phẫu bệnh đánh giá xem có tình trạng viêm hoặc xơ hóa hay không hoặc triệu chứng lâm sàng của xơ gan. Gần đây, có ý kiến ​​cho rằng việc điều trị cần phải dựa vào nồng độ virus. Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ virus tăng cao kéo dài vài thập kỷ có liên quan với tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan.

Xét nghiệm máu đánh giá hoạt độ ALT

Do vậy quyết định điều trị sử dụng thuốc kháng virus ở bệnh nhân viêm gan B nên xem xét các đặc điểm lâm sàng, hoạt độ ALT, nồng độ HBV DNA, và giải phẫu mô học ở gan.

Chỉ định điều trị còng tùy thuộc theo độ tuổi của bệnh nhân, trạng thái kháng nguyên e (HBeAg), để điều trị giảm nguy cơ lây nhiễm sang con ở những người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nhiễm HBV, do yêu cầu nghề nghiệp hoặc nếu điều kiện của bệnh nhân cho phép.

Bởi vì hiện tại thì phương pháp điều trị chỉ là ngăn chặn sự phát triển HBV nhưng không tiêu diệt virus, nên hầu hết các bệnh nhân cần phải điều trị trong thời gian dài và thường xuyên, kèm theo với các rủi ro liên quan đến kháng thuốc, tác dụng phụ, và chi phí điều trị. Vì vậy, khi quyết định bắt đầu điều trị thì cũng phải dự kiến ​​thời gian điều trị và khả năng ức chế virus sau một quá trình điều trị.

Phương pháp điều trị?

Có 7 loại thuốc kháng virus (FDA) đã được phê duyệt để điều trị viêm gan B gồm: 2 thuốc tác động vào hệ miễn dịch là interferon (Roferon A , Intron A và pegylated ( Pegasys và PegIntron) và 5 thuốc giống nucleoside / nucleotide là thuốc kháng virus : lamivudine [Epivir-HBV] , adefovir [Hepsera] , entecavir [Baraclude] , telbivudine [Tyzeka , và tenofovir Viread .

Quyết định điều trị là sự lựa chọn giữa interferon với nucleoside / nucleotide. Interferon có lợi thế là nó được sử dụng trong một thời gian không dài, chưa cáo báo cáo về thuốc này liên quan tới chủng virus đột biến kháng thuốc cụ thể, tuy nhiên người sử dụng thuốc Interferon phải được điều trị nội trú trong bệnh viện [bằng cách tiêm],với nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định ở bệnh nhân xơ gan mất bù

Interferon sử dụng đường tiêm

Thuốc kháng virus giống Nucleoside / nucleotide có lợi thế là :sử dụng bằng đường uống và có ít tác dụng phụ hơn, nhưng phải sử dụng thuốc trong nhiều năm và có thể dẫn đến việc phát sinh các chủng virus đột biến kháng thuốc. Trong số các thuốc trong nhóm này thì entecavir, telbivudine và tenofovir có hoạt tính kháng virus mạnh hơn..

Thuốc kháng virus sử dụng đường uống

Lựa chọn thuốc để điều trị ban đầu là rất quan trọng nhằm đạt được hiệu quả điều trị cũng như tránh phát sinh các chủng kháng thuốc.

Khi nào thì ngừng điều trị?

Nói chung, nên tiếp tục điều trị cho đến khi bệnh nhân “sạch” virus trong các xét nghiệm. Ngừng điều trị có thể gây nên viêm gan virus tái phát, viêm gan bùng phát, và xơ gan mất bù. Vì vậy, tất cả các bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ sau khi ngừng điều trị.

Interferon thường được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định bất kể tình trạng virus bởi vì tác dụng miễn dịch của interferon có thể tồn tại sau khi ngừng điều trị. Với interferon, thời gian ngừng điều trị được đề nghị là 12 tháng đối với cả hai nhóm bệnh nhân có HBeAg dương tính và HBeAg âm tính.

Khi nào thì dừng điều trị ở những người uống thuốc kháng virus thì không có hạn định. Với những người bệnh có HbeAg dương tính thì khuyến nghị chung là tiếp tục điều trị sau khi HbeAg, HBe kháng thể (anti-HBe) âm tính- hiện tượng chuyển đảo huyết thanh sau đó khoảng 6-12 tháng.Một số chuyên gia cho rằng chuyển đổi huyết thanh HBeAg không phải là tiêu chuẩn để khẳng định rằng đã điều trị thành công vì HBV vẫn còn và vẫn có khả năng sao chép. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 50% -70% bệnh nhân có chuyển đảo huyết thanh sẽ có tình trạng lâm sàng thuyên giảm ( không thể phát hiện HBV DNA hoặc nồng độ này rất thấp và hoạt độ enzym ALT bình thường) trong nhiều năm.

Đối với nhóm bệnh nhân HbeAg âm tính thì việc điều trị có thể dừng lại khi xét nghiệm thấy bệnh nhân có HbsAg âm tính, nhưng điều đó chỉ xảy ra trong khoảng 5% bệnh nhân sau 5 năm điều trị. Đối với bệnh nhân bị xơ gan cơ bản thời gian điều trị thường là suốt đời.

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-11278/feed 2
Video phỏng vấn PGS Dương Trọng Hiếu về viêm gan B https://tuelinh.vn/video-phong-van-pgs-duong-trong-hieu-ve-viem-gan-b-11224 https://tuelinh.vn/video-phong-van-pgs-duong-trong-hieu-ve-viem-gan-b-11224#respond Tue, 25 Dec 2012 08:42:34 +0000 https://tuelinh.vn/?p=11224 Theo kết quả thống kê, viêm gan B ngày càng phổ biến và gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của bệnh nhân. Viêm gan B do một loại virus viêm gan B (HBV – Hepatitis B virus) gây ra, gây ảnh hưởng trực tiếp tới gan và thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Viêm gan B đa trở thành căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới.

Theo PGS.TS Dương Trọng Hiếu, chuyên gia Y Học Cổ Truyền, tỷ lệ người bị mắc các bệnh về gan, bệnh viêm gan ngày càng tăng lên. PGS. TS đã có buổi chia sẻ, các lời khuyên dành cho người bệnh gan về chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện. Mời bạn đọc cùng xem lại những lời khuyên tư vấn hữu ích từ PGS. TS qua đoạn phóng sự sau:

Video ghi lại buổi phỏng vấn PGS Ts Dương Trọng Hiếu về gan và viêm gan B trên VTV2

Tuelinh.vn

]]>
https://tuelinh.vn/video-phong-van-pgs-duong-trong-hieu-ve-viem-gan-b-11224/feed 0
Video chia sẻ các phòng và chữa trị viêm gan B https://tuelinh.vn/video-chia-se-cac-phong-va-chua-tri-viem-gan-b-11227 https://tuelinh.vn/video-chia-se-cac-phong-va-chua-tri-viem-gan-b-11227#respond Fri, 21 Dec 2012 08:51:48 +0000 https://tuelinh.vn/?p=11227 Viêm gan B là một dạng viêm gan phổ biến tấn công lá gan của cơ thể khỏe mạnh. Theo kết quả thống kê, viêm gan B ngày càng có xu hướng gia tăng, nhất là ở nam giới uống nhiều rượu, hút thuốc lá ….Nhiều người bị nhiễm virus HBV (Vi rút gay viêm gan B) mà không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết mình bị nhiễm bệnh. Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh bị nhiễm viêm gan B khi có mẹ bị viêm gan B.

Theo bác sỹ Vũ Hoàng Thu, bác sỹ đa khoa bệnh viện Việc Pháp Hà Nội, viêm gan B rất nguy hiểm, dễ gây biến chứng sang xơ gan, ung thư gan. Bác sỹ cũng chia sẻ rất nhiều kiến thức phòng ngừa cho người bệnh. Mời bạn đọc cùng theo dõi qua đoạn video sau:

Video ghi lại cách phòng và chữa trị viêm gan B do Bs Vũ Hoàng Thu chia sẻ trên kênh truyền hình sức khỏe doanhh nhân :

]]>
https://tuelinh.vn/video-chia-se-cac-phong-va-chua-tri-viem-gan-b-11227/feed 0