Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Mon, 17 Feb 2025 02:00:40 +0000 vi hourly 1 Tiểu són – Thông tin hữu ích cho người bệnh https://tuelinh.vn/tieu-son-9023 https://tuelinh.vn/tieu-son-9023#respond Fri, 21 Jun 2013 08:17:52 +0000 https://tuelinh.vn/?p=9023 Người ta gọi tiểu són (són tiểu) là hiện tượng khi người bệnh không thể kiểm soát được lúc nào họ đi tiểu. Họ thường bị tiểu són ra quần, nhiều khi phải mang tã khi đi ra đường. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tiểu són gây tâm lý ngại ngùng và phiền phức trong sinh hoạt của người bệnh.

Tiểu són gặp nhiều ở nữ hơn nam giới

Ai dễ bị tiểu són?

Tiểu són có thể xảy ra ở phụ nữ mang tai, khi ho hoặc hắt xì, hoặc là khi thực hiện một động tác nào đó làm tăng sức ép và bọng đái. Ngoài ra người bị nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương vùng chậu, người đang xạ trị điều trị ung thư, người bị bệnh thần kinh, người uống nhiều rượu, cà phê, hoặc sử dụng một số loại thuốc.

Tiểu són cũng có thể xảy ra khi bị tác động mạnh đến tinh thần, điều đó giải thích cho trường hợp người bị quá sợ hãi thường “té” nước tiểu ra ngoài.

Tiểu són gặp ở nữ giới nhiều hơn là nam giới. Ở phụ nữ trẻ nguyên nhân thường gặp nhất là do thiếu sự nâng đỡ của cổ bọng đái còn ở phụ nữ lớn tuổi tiểu són chủ yếu do bọng đái bị yếu hoặc hoạt động quá tốt.

Các triệu chứng thường gặp

Triệu chứng chủ yếu của tiểu són là hiện tượng són tiểu. Són tiểu có thể xảy ra thường xuyên và nhiều hoặc không thường xuyên và ít. Các triệu chứng đi kèm theo có thể là:

  • Tiểu lắt nhắt hơn một lần mỗi hai tiếng đồng hồ, hoặc trên bảy lần một ngày.
  • Phải thức dậy để đi tiểu ít nhất hai lần một đêm.
  • Tiểu gắt.
  • Đái dầm.

Điều trị tiểu són

Để điều trị hiệu quả hiện tượng này, các bác sỹ sẽ phải tỉ mỉ tìm ra nguyên nhân, tiến hành làm các xét nghiệm nước tiểu hay xét nghiệm thận thích hợp. Có thể xem bệnh nhân đang dùng các thuốc gì, số lần có thai (nếu là bệnh nhân nữ), một số bệnh khác ngoài chứng són tiểu, số lần và mức độ nước tiểu bị són, các hoạt động dễ gây són tiểu, số lượng cafe, rượu .. để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Các phương pháp người bệnh có thể áp dụng để cải thiện tình hình :

Tránh các yếu tố có thể góp phần vào việc tiểu són, đái dầm. Người bệnh nên không nên uống nhiều nước vào buổi tối, giảm bớt rượu, cà phê nếu đó có thể là nguyên nhân. Sau khi kiểm tra các thuốc đang dùng, bác sĩ có thể ngưng hoặc thay các thuốc có thể góp phần vào việc tiểu són.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số bài tập như Kegel, đây là phương pháp tập luyện các cơ ở vùng chậu giúp bệnh nhân kiểm soát đường tiểu tốt hơn.

Có thể sử dụng một số thuốc để trị triệu chứng són tiểu: thuốc điều khiển sự co bóp của bọng đái; thuốc tăng cường cơ kiểm soát niệu đạo (ống tiểu). Tuy nhiên lưu ý sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Cuối cùng, khi các phương pháp trên đều bị thất bại, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật điều trị són tiểu. Phương pháp phẫu thuật khá đơn giản và nhanh chóng tuy nhiên nó chưa phổ biến tại Việt Nam vì chi phí khá đắt đỏ.

]]>
https://tuelinh.vn/tieu-son-9023/feed 0
Hiện tượng tiểu són ở người cao tuổi https://tuelinh.vn/hien-tuong-tieu-son-o-nguoi-cao-tuoi-10326 https://tuelinh.vn/hien-tuong-tieu-son-o-nguoi-cao-tuoi-10326#respond Thu, 20 Sep 2012 08:51:14 +0000 https://tuelinh.vn/hien-tuong-tieu-son-o-nguoi-cao-tuoi-10326 Tiểu són hay còn được gọi là tiểu tiện không kiểm soát, là tình trạng bài tiết nước tiểu không tự chủ được. Tiểu són có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ con nhưng thường gặp nhất ở người cao tuổi. Tiểu không kiểm soát không được xem là bệnh mà là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Tiểu són thường gặp dưới dạng 2 thể. Thể thoáng qua hay cấp tính và thể mạn tính. Thể tiểu són dạng cấp tính có thể tự khỏi khi các nguyên nhân được loại trừ còn thể tiểu són dạng mạn tính do ứ nước tiểu ở bàng quang hoặc do cơ trơn ở niệu đạo có lúc không co thắt tốt làm nước tiểu thoát ra không theo sự kiểm soát gây ra tiểu són.

Nguyên nhân gây són tiểu ở người cao tuổi

Bắp thịt yếu: Khi có sức ép dồn vào bắp thịt xung quanh đường tiểu bị yếu đi, ho, hắt xì hơi, cười, tập thể dục hay khiêng vật nặng. Loại này thường thấy nhiều nhất ở phụ nữ khi có bầu, sinh con hay mãn kinh hoặc đàn ông sau khi giải phẫu cắt bỏ nhiếp tuyến.

Nhiễm trùng: Bắp thịt bọng đái co thắt bất thình lình và mạnh đến nỗi chưa đến kịp tới nhà tắm đã són ra quần. Bệnh có thể do nhiễm trùng đường tiểu hay bọng đái bị kích thích quá mạnh.

Hư hỏng đường dẫn: Nước tiểu són ra thường xuyên. Khi bọng đái không thể bóp đẩy hết nước tiểu ra ngoài. Khi đi tiểu thấy đường tiểu không thông suốt. Bệnh do bọng đái bị hư, ống dẫn tiểu hẹp, đàn ông bị bệnh sưng nhiếp hộ tuyến, hay bị bệnh tiểu đường.

Kết hợp: Khi bị 2 hay 3 thứ són tiểu kể trên hợp lại.

Tâm thần: Thường thấy ở người già sống trong viện dưỡng lão, do tật nguyền hay do bệnh tâm thần, không thể đi tiểu đúng lúc.

Bệnh bẩm sinh: Liên tục són nước tiểu, đêm ngày, đi tiểu nhiều và không thể kiểm soát đường tiểu. Có thể là do tật bẩm sinh, thương tích cột sống lưng hoặc do thương tích đường tiểu sau khi giải phẫu.

Điều trị tiểu són

Về việc điều trị són tiểu, tùy vào từng nguyên nhân cụ thể bác sỹ sẽ chỉ định thuốc cho phù hợp.

Ngoài việc dùng thuốc để chữa trị, người mắc tiểu són có thể sử dụng phương pháp “tập luyện các cơ vòng tầng sinh môn”. Phương pháp này thường được áp dụng cho phụ nữ khi bị chứng tiểu không kiểm soát do stress.

Để cải thiện tình trạng són tiểu, người bệnh sẽ tập làm co thắt và thư giãn các cơ quan quanh âm đạo, quanh niệu đạo, quanh hậu môn. Ngoài ra, người bệnh cũng cso thể tập phương pháp tái huấn luyện bàng quang” hay phương pháp “sinh phản hồi” theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

]]>
https://tuelinh.vn/hien-tuong-tieu-son-o-nguoi-cao-tuoi-10326/feed 0
Són tiểu – Nỗi ám ảnh không của riêng ai https://tuelinh.vn/son-tieu-noi-am-anh-khong-cua-rieng-ai-10313 https://tuelinh.vn/son-tieu-noi-am-anh-khong-cua-rieng-ai-10313#respond Wed, 19 Sep 2012 08:46:17 +0000 https://tuelinh.vn/son-tieu-noi-am-anh-khong-cua-rieng-ai-10313 Són tiểu có thể khiến con người ta ngại ngùng, xấu hổ và đó cũng là nguyên nhân chính mà nhiều người biết mình bị tiểu són nhưng vẫn e dè không chủ động khám và điều trị. Theo thống kê của Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam, có tới 15% – 35% phụ nữ mắc chứng són tiểu và đối tượng dễ mắc phải là người lớn tuổi, sinh nhiều con, hoạt động thể lực nặng hoặc mắc các bệnh do áp lực của ổ bụng như trĩ, trực tràng …

Theo PGS-TS-BS Vũ Lê Chuyên, Chủ tịch Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân TPHCM, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiểu són là do thoái hóa mô cơ, dãn dây chằng nâng đỡ vùng dây chậu dẫn đến tình trạng nước tiểu thoát ra thình lình không theo ý muốn khi ho, hắt hơi, cười; đi lại, tập luyện thể thao, nâng vật nặng; thay đổi tư thế từ ngồi hoặc nằm sang đứng; người bệnh phải đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Són tiểu dễ gặp ở người lớn tuổi, sinh nhiều con, hoạt động thể lực nặng, mắc các bệnh do áp lực của ổ bụng như trĩ, trực tràng… Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh són tiểu như ảnh hưởng của việc mang thai, sinh con hoặc suy giảm nội tiết tố của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh khiến vùng sàn chậu yếu đi; bệnh Parkinson hoặc liệt nửa người ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bàng quang…

Són tiểu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ nhưng chủ yếu ở nữ và có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục do luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, không gây chết người và cũng không bắt buộc phải điều trị nếu bệnh nhân chấp nhận “sống chung với lũ”.

Về nguyên nhân dẫn đến són tiểu ở nam giới, có thể do mắc phải một số bệnh như sưng tuyến tiền liệt, đái tháo đường hay Parkinson. Nó khá phổ biến sau một số dạng phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến.

Và đôi khi, nó bắt nguồn từ những nguyên nhân mà con người chưa giải thích nổi, ví như hiện tượng hoạt động quá mức của bàng quang. Vì thế, việc chẩn đoán đúng nguyên nhân sẽ là bước quan trọng để kết quả điều trị tốt.

Có nhiều giải pháp điều trị chứng này, đó là tư vấn thay đổi lối sống, sinh hoạt; tập vật lý trị liệu bằng máy chuyên dùng; đặt dụng cụ trong âm đạo, âm hộ; dùng thuốc, phẫu thuật. Hiện có 2 phương pháp phẫu thuật để điều trị với tỉ lệ thành công tương đương nhau (khoảng trên 90%), gồm: phẫu thuật cổ điển (chi phí thấp nhưng để lại sẹo mổ, ngày nằm viện dài, nguy cơ nhiễm trùng cao), phẫu thuật theo kiểu mới (thời gian nằm viện chỉ 24 giờ nhưng giá cao và dễ thải ghép).

Chứng són tiểu rất dễ lầm với các bệnh khác như bàng quang tăng hoạt, viêm mô kẽ bàng quang, viêm bàng quang nội tiết… Nếu chẩn đoán sai thì sau phẫu thuật, bệnh nhân không hết bệnh mà còn bí tiểu. Do vậy, người bệnh cần đến khám ở những bệnh viện chuyên ngành thận niệu (Bình Dân, Từ Dũ, Hùng Vương… ở TPHCM) để được phát hiện và điều trị kịp thời.

]]>
https://tuelinh.vn/son-tieu-noi-am-anh-khong-cua-rieng-ai-10313/feed 0
Hiểu rõ hơn về tiểu són ở nam giới https://tuelinh.vn/hieu-ro-hon-ve-tieu-son-o-nam-gioi-10309 https://tuelinh.vn/hieu-ro-hon-ve-tieu-son-o-nam-gioi-10309#respond Tue, 18 Sep 2012 08:40:45 +0000 https://tuelinh.vn/hieu-ro-hon-ve-tieu-son-o-nam-gioi-10309 Không giống như những gì người ta thường nghĩ, són tiểu không phải là dấu hiệu của tuổi già và nó hoàn toàn có thể chữa khỏi. Trên thực tế, són tiểu có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, cả nam lẫn nữ. Nếu bạn bị són tiểu thì đó cũng là nỗi khổ chung của rất nhiều người chứ không chỉ của riêng bạn. Dưới đây là một số kiến thức giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này.

Són tiểu ở nam giới. (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Các dạng thường gặp của són tiểu

Són tiểu xảy ra khi cúi gập người hoặc tạo sức ép cho bàng quang gây kích thích rò rỉ. Điều này có thể xảy ra sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt.

Một dạng khác của són tiểu là tiểu gấp, bệnh nhân muốn đi tiểu gấp, đột ngột khiến cho người ta có cảm giác không thể đến nhà vệ sinh kịp.

Còn có 2 loại khác là són tiểu hỗn hợp, bao gồm cả hai dạng trên và loại són tiểu do bàng quang lúc nào cũng đầy nước tiểu.

Tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng tiểu són

Về nguyên nhân dẫn đến són tiểu ở nam giới

Nam giới bị són tiểu có thể do một số nguyên nhân sau:

Bệnh sưng tuyến tiền liệt, đái tháo đường hay Parkinson. Nó khá phổ biến sau một số dạng phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến.

Đôi khi, nó bắt nguồn từ những nguyên nhân mà con người chưa giải thích nổi, ví như hiện tượng hoạt động quá mức của bàng quang. Vì thế, việc chẩn đoán đúng nguyên nhân sẽ là bước quan trọng để kết quả điều trị tốt.

Làm thế nào để kiểm soát triệu chứng?

Một số nam giới thực hiện hiệu quả việc uống nước thoải mái trong ngày nhưng trước khi đi ngủ vài giờ thì ngừng uống.

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là biện pháp tương đối vì nếu nghiêm khắc quá có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Và khi người bệnh không uống đủ nước, nước tiểu đặc lại có thể gây phức tạp hơn như nhiễm trùng đường tiết niệu hay khiến bệnh són tiểu tồi tệ hơn.

Cần chú ý chế độ ăn uống: Nam giới bị són tiểu nên cân nhắc kỹ càng trong chế độ ăn uống. Với một số người, caffeine gây kích thích bàng quang, soda hay đồ uống có gas cũng cho hệ quả tương tự. Cũng nên nhớ rằng đồ uống có cồn hay trà là chất lợi tiểu.

Tương tự thực phẩm có nhiều axit hay đồ cay nóng cũng dễ kích thích. Đồng phạm với chúng có lẽ là chocolate và chất tạo ngọt nhân tạo. Mỗi người có phản ứng với tác nhân khác nhau nên cần có thời gian để chiêm nghiệm.

Giảm stress : Cuộc sống với nam giới gặp phải tình trạng khó nói này vốn luôn căng thẳng. Biết cách thư giãn như tập thở hay thiền sẽ giúp kiểm soát được các triệu chứng.

Tập luyện cho bàng quang : Người bệnh được khuyến khích cứ nửa giờ vào nhà vệ sinh cho dù cảm giác có bức bách hay không. Khi nhịp độ đó được duy trì, thời gian giữa mỗi lần vào nhà vệ sinh sẽ kéo dài hơn đến 3-4 giờ, mọi việc sẽ ổn định.

Sử dụng công cụ hỗ trợ : Lời khuyên trong trường hợp này là nam giới nên sử dụng các loại quần lót có độ thấm hút hay dùng một lần để bảo đảm vệ sinh cho da và ngăn ngừa mùi hôi. Một số người sợ khi nghĩ đến cảnh phải dùng “bỉm người lớn” nhưng thực tế có nhiều loại miếng lót chuyên dụng rất thoải mái mà người ngoài khó có thể nhận thấy.

Về điều trị són tiểu cho nam giới

Đối với những người bị són tiểu do gắng sức hay són tiểu gấp, dùng thuốc có thể hạn chế sự thúc giục của hệ thần kinh đối với bàng quang không đúng lúc. Tuy nhiên, cần lưu ý một số thuốc khác lại có tác dụng co thắt  cơ khiến người ta muốn đi tiểu hay làm giảm quá trình sản sinh ra nước tiểu.

Ngoài ra, bệnh nhân được làm quen với phương pháp trị liệu huấn luyện cơ để tăng sức khỏe cơ sàn chậu.

Tùy theo điều kiện của mỗi người và theo ý kiến của chuyên gia để quyết định xem có nên phẫu thuật hay không.

Và việc điều trị sẽ khó khăn nếu người bệnh không cảm thấy tự tin và không có sự hỗ trợ về tinh thần của người thân và bạn bè.

]]>
https://tuelinh.vn/hieu-ro-hon-ve-tieu-son-o-nam-gioi-10309/feed 0
Những thắc mắc thường gặp về hiện tượng tiểu són https://tuelinh.vn/9046-9046 https://tuelinh.vn/9046-9046#respond Sun, 03 Jun 2012 07:37:44 +0000 https://tuelinh.vn/?p=9046 Tiểu són là vô tình rỉ nước tiểu ra khi bạn không có khả năng kiểm soát được bọng đai của mình. Tiểu són, đến một mức nào đó là một triệu chứng rất thường gặp, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Chứng này vẫn là một vấn đề khó nói, đa số những người mắc phải thường giữ kín, tuy nhiên ngày nay, chúng ta nhìn nhận rằng nhiều phụ nữ có thể bị són đái có mức độ trong những giai đoạn ngắn, từ độ tuổi 20 trở đi, đặc biệt là khi họ đã sinh con đẻ cái.

Triệu chứng

– Không kiểm soát được bọng đái, đặc biệt là khi bạn giống cơ bắp bụng (để rặn)
– Hay mắc tiểu ngay dù bọng đái bạn chưa đầy
– Muốn đi tiểu ngay dù bọng đái chưa căng đầy

Nguyên do là gì?

Có ba yếu tố quan trọng sinh ra chứng tiểu són. Đây là hậu quả của quá trình mang thai khi các mô bào khung chậu trở nên chùng giãn khiến cho thành âm đạo, niệu đạo hoặc bọng đái bị sa xuống. Trong trường hợp có một phần đoạn nhỏ của niệu đạo (túi dưới niệu đạo urethrocele) hay bọng đái (thoái vị bàng quang Cystocele) sa xuống theo, điều này bao giờ cũng dẫn tới những triệu chứng đường tiểu nào đó, dù đó là cảm giác muốn đi tiểu, tiểu ngập ngừng, tiểu rắc hay đi tiểu đau rát.

Trong trường hợp van lối thoát từ bọng đái hơi yếu, thường khi một phụ nữ cao tuổi hơn, có thể bị tiểu són khi căng thẳng. Triệu chứng này không hiếm gặp trong thời gian mang thai, nhưng sau khi sanh thì khỏi. Nước tiểu có thể rỉ ra trong trường hợp sức ép bên trong khoang bụng gia tăng, khi ho, rặn đi cầu hay khi mang vật nặng

Nếu các cơ bắp thành bọng đái trở nên quá nhạy cảm với sự hiện diện của nước tiểu trong bọng đái, chúng sẽ đáp ứng bằng cách co thắt – không kiềm chế nổi – và cố làm cạn bọng đái mặc dù lượng nước tiểu không có bao nhiêu. Đôi khi người ta gọi đó là bàng quang dễ bị kích thích.

Tôi có phải đi bác sĩ không?

Điều quan trọng là phụ nữ nên đi bác sĩ để chữa trị tiểu són ngay khi triệu chứng này mới xuất hiện. Chữa trị càng sớm chừng nào càng có ít nguy cơ các triệu chứng suy nhược này tồn tại và trở thành kinh niên.

Bác sĩ sẽ làm gì?

Điều đáng mừng là cả hai chứng tiểu són vì căng thẳng và bàng quang dễ bị kích thích đều có thể chữa khỏi. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu nước tiểu giữa dòng để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu không, như viêm bàng quang chẳng hạn. Người ta cũng có thể giới thiệu bạn đi chụp hình X-quang bọng đái. Người ta chụp hình bọng đái trong lúc bạn đang đi tiểu, người ta gọi đó là “hình bàng quang, niệu đạo phòng tiểu”.

Bạn cũng sẽ được khuyên nên củng cố các cơ bắp đáy sản chậu. Vì chứng béo phì làm cho sàng khung chậu yếu đi, nên bác sĩ có thể khuyên bạn nên đi gặp một chuyên viên về chế độ ăn (dietician) hoặc nên tập thể dục để làm cho xuống cân, nếu chứng béo phì là một nguyên nhân góp phần gây bệnh.

Chữa trị bệnh sa bàng quang đòi hỏi phải đeo một vòng đặc biệt hoặc một tấm bọt xốp trong âm đạo vào ban ngày.

Trong trường hợp việc chữa trị chứng són đái do căng thẳng không công hiệu, bạn có thể dùng phẫu thuật để căng lại các cơ bắp sàn khung chậu.

Nếu bạn mắc phải chứng bàng quang dễ kích thích, bác sĩ có thể khuyên bạn nên nín tiểu càng lâu càng tốt để củng cố các cơ bắp bọng đái. Cũng có những loại thuốc để làm cho các cơ bắp thư giãn. Nếu chữa trị như vậy không có hiệu quả, có một phương pháp phẫu thuật để kéo dài niệu đạo ra.

Tôi có thể làm được gì?

Các bài tập sàn khung chậu là một cách rất tốt để chống lại chứng tiểu són. Người ta đã nghiên cứ thấy rằng ở một bà cụ 80 tuổi, nếu thực hiện một chế độ tập luyện sàn khung chậu áp dụng đều đặn chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 3 tháng cũng đủ để giúp lấy lại được khả năng kiềm chế việc tiêu tiểu và khiến cho chứng tiểu són đỡ hơn rất nhiều.

Có nhiều dạng bệnh sa cơ quan liên quan tới các chứng bệnh về đường tiểu, tuy nhiên điều quang trọng đáng nhớ là mọi người có thể ngăn ngừa được mọi chứng sa cơ quan một khi còn ý thức được những tình huống khiến cho bạn trở nên dễ bị tổn thương và còn giữ được tình trạng lành mạnh của các cơ bắp sàn khung chậu, trong tuổi còn sinh hoạt giới tính và cả về sau này nữa.

]]>
https://tuelinh.vn/9046-9046/feed 0
Són tiểu ở bà bầu – Cần được phát hiện sớm https://tuelinh.vn/son-tieu-o-ba-bau-can-duoc-phat-hien-som-9041 https://tuelinh.vn/son-tieu-o-ba-bau-can-duoc-phat-hien-som-9041#respond Sun, 03 Jun 2012 07:33:52 +0000 https://tuelinh.vn/?p=9041 Tiểu són ở bà bầu có thể xuất hiện vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Đó là khi nhiều phụ nữ nhận thấy vùng kín của mình bị ướt khi họ cười, ho, tập thể dục, cúi xuống hoặc nhấc một đồ vật.

 

Són tiểu có thể xuất hiện vào bất kỳ khoảng thời gian nào nhưng thường tập trung vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nó có xu hướng trầm trọng khoảng vài ngày trước ngày sinh.

Vào những khoảng thời gian khác nhau trong thai kỳ, nhiều phụ nữ nhận thấy vùng kín bị ướt khi họ cười, ho, tập thể dục, cúi xuống hoặc nhấc một đồ vật. Dấu hiệu này được gọi là són tiểu (tiểu không tự chủ).

Hiện tượng này xảy ra là do vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra trong suốt thời gian mang bầu. Nó phải nâng đỡ bụng bầu và trọng lượng mỗi ngày một to của thai nhi. Các cơ xương đáy chậu thay đổi khi xuất hiện một áp lực tác động lên bụng bầu, như khi bạn ho hoặc cúi xuống, làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Kết quả, vài giọt nước tiểu sẽ bị thoát ra ngoài một cách không thể kiểm soát.

Són tiểu có thể xuất hiện vào bất kỳ khoảng thời gian nào nhưng thường tập trung vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nó có xu hướng trầm trọng khoảng vài ngày trước ngày sinh.

Để khắc phục tình trạng són tiểu, bạn nên:

  •  Duy trì các bài tập đáy xương chậu trong quá trình mang thai, giúp cơ đáy chậu rắn chắc. Luyện tập cũng là cách giúp bạn nhanh khôi phục vóc dáng sau khi sinh.
  •  Không nên để bàng quang đầy nước. Khi thấy tưng tức bụng, bạn nên đi vệ sinh. Nói như vậy không có nghĩa là bạn hạn chế uống nước vì thiếu nước sẽ gây hại cho sức khoẻ của mẹ và bé.
  • Són tiểu cũng có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Nó đột nhiên xuất hiện mà không có lý do rõ ràng. Bạn nên đi khám ngay nếu cơ thể không khoẻ hoặc kèm theo những triệu chứng bệnh khác.
  •  Nếu tình trạng són tiểu không thuyên giảm sau sinh (đặc biệt là sau một khoảng thời gian bạn luyện tập cơ đáy chậu), nên trao đổi với bác sĩ. Có thể bạn cần biện pháp trị liệu khác với thời gian dài hơn.
  •  Nếu bị són tiểu thường xuyên, nên chọn quần lót có độ thấm hút cao và thay quần lót thường xuyên. Tránh dùng băng vệ sinh liên tục vì nó sẽ khiến vùng kín bị bí hơi, gây viêm nhiễm. Nên trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng són tiểu nằm ngoài tầm kiểm soát.

Phân biệt són tiểu và rỉ ối

Rỉ ối: Nếu túi ối bị vỡ, nước ối sẽ tràn ra với số lượng khá nhiều từ vùng kín. Nước ối có xu hướng chảy ra ngoài khi bạn đứng dậy hoặc sau khi bạn ngồi hay nằm, dù bạn đã thao tác chậm rãi và cẩn thận.

Nước ối thường trong, mặc dù nó có thể kèm theo mủ hoặc máu. Nước ối không có mùi.

Són tiểu: Hiện tượng thoát nước ở vùng kín khi bạn ho, cười hoặc đột nhiên nằm. Nước tiểu trong hoặc có màu vàng rơm nhưng có mùi đặc biệt.

Theo Babyworld, Mẹ và Bé

]]>
https://tuelinh.vn/son-tieu-o-ba-bau-can-duoc-phat-hien-som-9041/feed 0
Điều trị chứng són tiểu ở bà bầu https://tuelinh.vn/dieu-tri-chung-son-tieu-o-ba-bau-9036 https://tuelinh.vn/dieu-tri-chung-son-tieu-o-ba-bau-9036#respond Sun, 03 Jun 2012 07:28:11 +0000 https://tuelinh.vn/?p=9036 Són tiểu là bệnh hay gặp ở thai phụ. Thai càng lớn, càng chèn ép lên bàng quang và khiến chị em đi tiểu nhiều hơn. Vậy phải làm sao để hạn chế sự bất tiện này?

Són tiểu là bệnh hay gặp ở thai phụ (ảnh minh họa)

Nhận định của chuyên gia

Bác sĩ Thu Thủy (BV Từ Dũ) cho biết, hiện tượng són tiểu hay gặp nhiều nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ do các cơ xương đáy chậu thay đổi làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Kết quả, vài giọt nước tiểu sẽ bị thoát ra ngoài một cách không thể kiểm soát được gọi là són tiểu. Khi bị đi tiểu, són tiểu nhiều lần, các bà Bầu hay chọn biện pháp là nhịn uống nước. Nhưng đây là cách làm sai lầm, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé do thiếu nước.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Són tiểu chỉ là hiện tượng bình thường. Nếu bà bầu cảm thấy mót tiểu nhiều mà không có biểu hiện gì kèm theo thì không đáng ngại, mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con. Nhưng, nó sẽ là hiện tượng bất bình thường nếu kèm theo các dấu hiệu như: tiểu rát, tiểu buốt, són tiểu không kiểm soát đượ đồng thời mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu… thì bạn nên gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời. Nên nhớ, bạn không nên tự ý uống thuốc với bất kỳ hiện tượng bất thường nào xảy ra và tất cả các loại thuốc sử dụng đều phải thông qua ý kiến của bác sĩ, kể cả loại thuốc chống són tiểu được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai.

Khắc phục ra sao?

Khi có dấu hiệu buồn tiểu, bạn cần đi ngay, không nên nhịn tiểu sẽ làm cho hiện tượng són tiểu nặng hơn. Thay vì giảm thiểu uống nước, bạn nên tăng cường uống nhiều nước vào ban ngày và hạn chế vào buổi tối, đặc biệt là lúc gần đi ngủ.

Bài tập Kegel: Khi bị són tiểu nhiều, bạn có thể áp dụng bài tập Kegel sẽ làm tăng khả năng kiểm soát bàng quang, giúp bạn giảm được phần nào hiện tượng trên. Bài tập này rất đơn giản, đó chính là việc bạn tập co giãn các cơ âm đạo, giống như bạn đang tiểu tiện thì dừng lại và nín tiểu một chút. Hãy áp dụng theo cách sau: Ngồi hoặc nằm xuống, co những múi cơ xương chậu lại. Giữ tình trạng đó khoảng 3 giây, sau đó thả lỏng cơ, giữ tiếp tiếp 3 giây nữa. Lặp lại 10 lần như vậy. Lần sau, bạn lại tăng số giây co cơ lên khoảng 4 – 5 giây và thả lỏng bằng khoảng thời gian này. Khi tập, bạn cố gắng thả lỏng, sau đó thở sâu. Lặp lại các động tác này 3 lần trong ngày. Khi đã quen với các động tác này thì việc bạn thực hiện nó là rất đơn giản.

Lưu ý: Hiện tượng đi tiểu nhiều nếu không vệ sinh sạch sẽ làm viêm nhiễm vùng kín, thậm chí còn dẫn tới hiện tượng viêm đường tiết niệu. Vì thế, sau mỗi lần đi tiểu, nên lau khô (không chà xát) từ đằng trước ra đằng sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn di chuyển ngược lên vùng kín và giữ cho vùng kín sạch sẽ. Thay quần lót thường xuyên và không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, băng vệ sinh hàng ngày. Tránh ngâm mình trong bồn tắm quá 30 phút hoặc quá 2 lần mỗi ngày. Vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ để tránh ảnh hưởng tới bộ phận sinh sản của bạn, như vậy mới góp phần giúp mẹ và bé khỏe mạnh, an toàn khi mang thai.

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-chung-son-tieu-o-ba-bau-9036/feed 0
Phương pháp phòng ngừa bệnh tiểu són https://tuelinh.vn/phuong-phap-phong-ngua-benh-tieu-son-9032 https://tuelinh.vn/phuong-phap-phong-ngua-benh-tieu-son-9032#respond Sun, 03 Jun 2012 07:25:40 +0000 https://tuelinh.vn/?p=9032 Hầu hết mọi người đều có thể kiểm soát chuyện đi tiểu của mình. Tuy nhiên có nhiều người gặp phải vấn đề rối loạn khi đi tiểu hay còn gọi là đi tiểu tùy tiện, mất kiểm soát.

Đi tiểu không kiểm soát (hay nói dễ hiểu hơn là són tiểu) là điều đáng xấu hổ và khiến bạn cô lập. Tuy nhiên, cũng có những bước bạn có thể làm để giữ cho bàng quang luôn được khỏe mạnh và giảm thiểu rắc rối nếu bạn không kiểm soát được chuyện đi tiểu của mình.

Giữ trọng lượng ổn định

Bạn tăng cân tức là sẽ dồn thêm trọng lượng về bàng quang, gây ảnh hưởng đến bàng quang. Tập thể dục đầy đủ và ăn một chế độ ăn uống vừa phải với đầy đủ các loại trái cây tươi và rau quả có thể giúp ngăn ngừa chứng tiêu tiểu không tự chủ. Tất cả những gì mà bạn làm để duy trì sức khỏe bình thường cũng rất quan trọng cho sức khỏe bàng quang.

Tập Kegel

Nổi tiếng với những lợi ích trong phòng ngủ, Kegels liên quan đến việc ép và thư giãn các cơ bắp sàn khung chậu, kết nối thông qua dây thần kinh bàng quang. Kegels là một cách tốt để duy trì sự kiểm soát bàng quang suốt đời. Hơn nữa, bài tập Kegel còn giúp tăng cường cơ sàn chậu của bạn trước và sau khi bạn có con, nhất là sau khi có con thì càng quan trọng vì sinh con có thể làm hỏng sự hỗ trợ tự nhiên cho bàng quang và niệu đạo.

Vì vậy, cả nam giới và phụ nữ, cho dù trẻ hay già cũng nên thực hành Kegels thường xuyên

Hãy cẩn thận với thuốc

Có ít nhất 300 loại thuốc khác nhau mà thực sự có thể gây ra hoặc làm xấu đi tình trạng tiểu không kiểm soát, trong đó có thuốc lợi tiểu. Nói chung, tác dụng phụ này không đủ để bạn ngưng dùng một loại thuốc nào đó. Nhưng nếu có thể, hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể chuyển sang loại thuốc “thân thiện” hơn với bàng quang.

Chú ý đến những gì bạn uống

Bia, cà phê, trà, soda-hoặc hầu hết bất cứ điều gì có chứa cồn hoặc caffeine đều có thể làm tăng hoạt động bàng quang và dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Uống các loại đồ uống một cách điều độ là chìa khóa giải quyết vấn đề.

Bạn cũng không nên uống quá ít, vì điều này có thể dẫn đến tập trung nước tiểu và táo bón, cả hai có thể gây kích thích bàng quang và gây ra tiểu không kiểm soát. Một nguyên tắc nhỏ là để tiêu thụ 9 ly chất lỏng mỗi ngày (khoảng 2 lít). Tất cả các chất lỏng bao gồm nước, súp, và nước ép…

Tránh các loại thực phẩm kích thích

Một số thực phẩm có thể khiến cho tình trạng mất kiểm soát khi đi tiểu trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ như sô-cô-la (một nguồn caffeine), thức ăn cay hoặc có tính axit như cà chua và trái cây…

Để xác định thủ phạm tiềm năng, bạn nên loại bỏ một loại thực phẩm mỗi 2-3 tuần để xem nếu các triệu chứng của bạn có được cải thiệnhay không.

Không hút thuốc

Không phải chỉ hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang trong thời gian dài, mà khói thuốc lá và nicotine cũng hoạt động như một chất gây kích thích bàng quang ngay lập tức. Điều này có thể kích hoạt bàng quang để thải nước tiểu.

Các chuyên gia y tế còn cho rằng, ho mãn tính liên quan đến hút thuốc lá cũng có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu.

Bảo vệ chính mình tránh nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu) có thể gây ra tạm thời chứng tiêu tiểu không tự chủ bởi vì các vi khuẩn thường xâm nhập vào bàng quang làm suy yếu các cơ ở niệu đạo. Tốt nhất, nên làm rỗng bàng quang của bạn trước và sau khi quan hệ tình dục để cắt giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Uống nước ép từ quả nam việt quất, đặc biệt là khi bạn có các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu đầu tiên, để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn ở đường tiết niệu. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều vì các axit trong đó thực sự có thể làm bệnh trầm trọng thêm.

Cân nhắc những rủi ro và lợi ích của các phương pháp điều trị

Ở nam giới, tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo. Kể từ khi tuyến tiền liệt bị phình to, nó có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe đường tiểu. Đi tiểu không kiểm soát cũng là một tác dụng phụ thường gặp của điều trị ung thư tuyến tiền liệt. May mắn thay, có rất nhiều phương pháp điều trị cho bệnh phát phù tuyến tiền liệt. Hãy liên hệ với bác sĩ để trình bày về trường hợp của mình. Một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm có thể giúp giảm nguy cơ không hay rất nhiều.

Và những người đàn ông phát triển các vấn đề có thể được hưởng lợi từ Kegels Atnip ghi chú.

Tránh táo bón

Giữ ruột hoạt động trơn tru với một lượng các chất xơ lành mạnh và các chất lỏng có thể hỗ trợ bàng quang. Một trực tràng quá đầy có thể đặt áp lực lên bàng quang và khiến bàng quang phải hoạt động gấp gáp hơn.

Hãy xem xét lựa chọn sinh con

Sinh con là một nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị chứng tiểu không kiểm soát, nhưng ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến nguy cơ của bạn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi sinh phụ nữ nên tránh bị cắt tầng sinh môn (rạch một đường nhỏ giữa âm đạo và hậu môn) để bảo vệ cơ bắp sàn khung chậu, tránh bị rối loạn tiểu tiện.

]]>
https://tuelinh.vn/phuong-phap-phong-ngua-benh-tieu-son-9032/feed 0
Hiện tượng són tiểu ở phụ nữ sau sinh https://tuelinh.vn/son-tieu-thuong-gap-o-phu-nu-sau-sinh-9027 https://tuelinh.vn/son-tieu-thuong-gap-o-phu-nu-sau-sinh-9027#respond Sun, 03 Jun 2012 07:21:05 +0000 https://tuelinh.vn/?p=9027 Són tiểu là hiện tượng nước tiểu thoát ra một cách tự nhiên mà không kiểm soát được. Nhưng vì xấu hổ và cho rằng điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe nên họ chấp nhận sống chung với “sự ẩm ướt” mà không điều trị.

Chia sẻ và nhận định

Bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn, chuyên gia Niệu động lực học tại bệnh viện FV TP HCM cho biết, triệu chứng nước tiểu thoát ra theo đường tự nhiên nhưng không kiểm soát được gọi là “són tiểu”. Hiện tượng này thường xảy ra khi có tình trạng gia tăng áp lực trong ổ bụng như cười to, hắt hơi, ho mạnh, khiêng vật nặng, hoặc khi chơi thể thao (tennis, chạy bộ, bóng chuyền, bóng rổ…). Són tiểu không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không bị di chứng gì về sau nhưng có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục vì luôn trong tình trạng ẩm ướt.

Cũng theo bác sĩ Nhàn, có đến 10- 20% phụ nữ trong cộng đồng mắc triệu chứng “són tiểu”. Phụ nữ sau khi sinh hoặc từ 55 tuổi trở lên dễ mắc nhất. Do vùng tầng sinh môn phụ nữ có cấu trúc đặc biệt nên dễ bị ảnh hưởng trong quá trình mang thai hay ảnh hưởng về nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh. Các ảnh hưởng đó làm mềm và nhão mô tế bào vùng cơ quan niệu – sinh dục gây nên són tiểu. Những phụ nữ trẻ làm việc căng thẳng, thường chơi thể thao nặng hoặc nghỉ ngơi quá ít sau kỳ thai sản cũng thường gặp triệu chứng này.

Các loại són tiểu

  • Một là tiểu không kiểm soát được do gắng sức. Thường xảy ra ở phụ nữ do sự suy yếu của các cơ vùng tầng sinh môn và cơ thắt kiểm soát sự đi tiểu. Dưới ảnh hưởng gia tăng áp lực ổ bụng, nước tiểu tự động thoát ra ngoài.
  • Hai là tiểu không kiểm soát do bàng quang (bọng đái) không ổn định hoặc hoạt động quá mức hoặc do bế tắc đường tiểu, thường xảy ra ở đàn ông lớn tuổi. Phì đại tiền liệt tuyến (bướu tiền liệt tuyến) là bệnh lý thường đưa đến hiện tượng này.

Hiện nay, đa số các trường hợp són tiểu có thể chữa trị khỏi. Có những trường hợp bệnh nhân chỉ cần tập các động tác nhằm tăng cường sức cơ của cơ quan kiểm soát sự đi tiểu theo lời khuyên của bác sĩ là đã có thể giải quyết được. Những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ thực hiện các thăm khám và làm xét nghiệm đầy đủ bằng các kỹ thuật chẩn đoán chuyên môn (gọi là Niệu động lực học). Căn cứ trên kết quả để chỉ định điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật.

Với tiểu không kiểm soát do gắng sức thường xảy ra ở phụ nữ dưới ảnh hưởng gia tăng áp lực ổ bụng, chỉ cần giảm các yếu tố gắng sức phối hợp với tập luyện tăng cường sức cơ vùng hội âm là có thể giảm hoặc loại trừ hẳn hiện tượng này. Sau khi thực hiện luyện tập theo chỉ dẫn của bác sĩ mà bệnh vẫn không thuyên giảm, kéo dài bác sĩ chuyên khoa mới cho chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật đặt miếng nâng đỡ niệu đạo (TVT – TOT) chỗ cơ thắt kiểm soát đi tiểu. Phẫu thuật này qua đường tự nhiên rất nhanh (xuất viện sau 24 giờ) và không đau. 90% phụ nữ khỏi bệnh hoàn toàn sau khi được phẫu thuật.

Riêng với tiểu không kiểm soát do bế tắc đường tiểu bởi bướu tiền liệt tuyến, có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc. Nếu trường hợp nặng sẽ được phẫu thuật để lấy đi bướu gây tắc nghẽn đường tiểu. Với trường hợp bàng quang hoạt động quá mức, điều trị bằng thuốc thất bại, bác sĩ có thể tiêm thuốc vào bàng quang qua nội soi (Toxine botulique A) để điều trị. Với kỹ thuật này bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, bác sĩ thực hiện khoảng 30 phút. Bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày.

Vì đa số phụ nữ rất hay gặp bệnh són tiểu này, do đó, khi thấy có dấu hiệu són tiểu hãy ghi lại thời gian và hoàn cảnh xảy ra các triệu chứng. Và nên đến bác sĩ chuyên khoa niệu để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Vì triệu chứng són tiểu có thể xảy ra với bất kỳ người nào từ nam giới, nữ giới, người già đến trẻ em.

Tóm lại: 

“Mặc dù nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sự tự tin và cuộc sống gia đình của nhiều người”, bác sĩ Nhàn khuyến cáo.

Mỹ Lan

]]>
https://tuelinh.vn/son-tieu-thuong-gap-o-phu-nu-sau-sinh-9027/feed 0