Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Tue, 18 Feb 2025 07:07:39 +0000 vi hourly 1 Bệnh tiểu đường ở trẻ em https://tuelinh.vn/benh-tieu-duong-o-tre-em-14953 https://tuelinh.vn/benh-tieu-duong-o-tre-em-14953#respond Sun, 02 Jun 2013 01:42:06 +0000 https://tuelinh.vn/benh-tieu-duong-o-tre-em-14953 Những năm gần đây số lượng người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ngày càng tăng lên, trẻ hóa theo độ tuổi. Tiểu đường không chỉ dừng lại ở lứa tuổi trung niên, thanh niên mà còn xuất hiện cả ở trẻ em nữa. Theo kết quả thống kê, trong số các ca trẻ em dưới 16 tuổi bị tiểu đường, có tới  90 – 95% trẻ bị tiểu đường tuýp 1. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về căn bệnh này.

Tình trạng tiểu đường ở trẻ em

Bệnh tiểu đường loại 1 được biết đến là một bệnh tự miễn, có nghĩa là một tình trạng mà trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công một trong các mô hoặc các bộ phận của cơ thể. Ở bệnh tiểu đường loại 1 , các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị phá hủy.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em có những khác biệt đáng kể trên thế giới:

  • Ở Anh và xứ Wales 17/100.000 trẻ mắc bệnh tiểu đường mỗi năm
  • Ở Scotland con số này là 25/ 100.000 trẻ
  • Ở Phần Lan con số đó là 43/ 100.000 trẻ
  • Tại Nhật Bản  là 3/100.000 trẻ.

Và trong 30 năm qua có sự tăng gấp ba lần số lượng các trường hợp bệnh tiểu đường ở trẻ em.

Ở châu Âu và Mỹ, người ta cũng đã tìm thấy một tỷ lệ không cao trẻ bị tiểu đường loại 2. Các chuyên gia đang đưa ra giả thiết về sự liên quan giữa bệnh béo phì và tiểu đường.

Nguyên nhân gây bệnh

Có một loại hoocmon do tuyến tụy tiết ra gọi là hoocmon insulin, có  chức năng chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành năng lượng. Khi bị mắc bệnh tiểu đường, do thiếu loại  hoocmon này, thế nên, đường không được sử dụng một cách đầy đủ trong cơ thể. Đường không được chuyển hóa tích lại trong máu, khiến lượng đường  trong máu tăng cao, đường lẫn trong nước tiểu thải ra ngoài. Các triệu chứng chính là tương tự như ở người lớn. Trẻ có xu hướng đi vào trong một vài tuần: khát, giảm cân, mệt mỏi quấy khóc và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Những triệu chứng điển hình cho trẻ em bao gồm:

  • Bụng đau
  • Đau đầu
  • Có những  hành vi khác lạ.

Như với người lớn, nguyên nhân của bệnh tiểu đường ở trẻ em là chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Nó có thể liên quan đến một sự kết hợp của gen và môi trường gây nên. Đa số trẻ em có tiểu đường loại 1, gia đình  có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, những trẻ có mẹ mắc tiểu đường trước hoặc sau thai kỳ, thường có nguy cơ mắc tiểu đường cao.

Điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ

Hầu hết trẻ bị bệnh tiểu đường cần điều trị insulin. Khi mắc bệnh tiểu đường, con bạn sẽ  một phác đồ điều trị bằng insulin riêng, do bác sĩ theo dõi và điều trị.

Bây giờ hầu hết sử dụng các insulin hàng ngày tác dụng nhanh vào ban ngày và insulin tác dụng chậm vào ban đêm.

Trẻ em rất nhỏ thường không cần tiêm vào ban đêm. Thường trong năm đầu tiên sau khi chẩn đoán, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin.

Cũng như điều trị insulin, kiểm soát đường huyết tốt và tránh “bị hạ đường huyết” ( đường trong máu thấp) là rất quan trọng. Đây là một trong  rất nhiều các biến chứng của bệnh tiểu đường , các biến chứng gia tăng tỉ lệ thuận với  thời gian mắc bệnh tiểu đường.

Chăm sóc trẻ bị tiểu đường

Cha mẹ là những người có vai trò quan trọng trong tiến triển bệnh của trẻ. Giúp trẻ thực hiện:

  • Giúp trẻ có chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để trẻ quá đói nhưng cũng đừng để trẻ quá no.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ. Có thể cho trẻ ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
  • Chú ý không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn cho trẻ.
  • Sống chung với bệnh tiểu đường, cha mẹ và cả trẻ (khi đủ lớn để hiểu về bệnh tiểu đường) sẽ không dễ dàng để chấp nhận nó. Nhưng, chỉ khi thật sự hiểu và chấp nhận bệnh tiểu đường, cha mẹ sẽ giúp trẻ , cả tự bản thân trẻ, mới thích nghi với cuộc sống “ chung với tiểu đường”. Có như thế , tiểu đường mới có tiến triển tốt hơn. Sự hiểu biết tất cả các khía cạnh khác nhau của bệnh tiểu đường và điều trị của nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng sẽ có lợi cho con và cuộc sống gia đình.
  • Đo lượng đường trong máu và dạy cho con của bạn như thế nào để làm điều này ngay khi chúng đủ tuổi.
  • Gặp bác sĩ một cách thường xuyên, và đặc biệt nếu trẻ bị bệnh vì lý do nào – điều trị có thể cần phải điều chỉnh.

Thu Huyền (Tuelinh.vn)

]]>
https://tuelinh.vn/benh-tieu-duong-o-tre-em-14953/feed 0
Đái tháo đường ở trẻ em https://tuelinh.vn/dai-thao-duong-o-tre-em-12152 https://tuelinh.vn/dai-thao-duong-o-tre-em-12152#respond Mon, 01 Apr 2013 04:37:52 +0000 https://tuelinh.vn/dai-thao-duong-o-tre-em-12152 Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa với đặc trưng đường máu tăng cao mạn tính do giảm bài tiết insulin hoặc giảm chức năng hoạt động của insulin hoặc cả hai.

Đái tháo đường ở trẻ em liên quan đến yếu tố di truyền và viêm tự miễn tiểu đảo Langerhans. Đái tháo đường ở trẻ em là phụ thuộc insulin (tuyp 1) và liệu pháp thay these tiêm insulin là cần thiết để duy trì cuộc sống cho trẻ. Bệnh thường gặp từ 10 – 14 tuổi.

Triệu chứng lâm sàng

Đặc điểm đái tháo đường ở trẻ phổ biến nhất là khởi phát đột ngột và cấp tính với triệu chứng: Đái nhiều, uống nhiều và nhiễm toan chuyển hóa.

Số còn lại đái tháo đường ở trẻ em khởi phát từ từ với 4 triệu chứng: Đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân và mệt mỏi. Muộn hơn trẻ có triệu chứng giảm thị lực hoặc chậm lớn, chậm dậy thì.

Hình ảnh minh họa.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Làm đường máu ít nhất từ 2 lần trở lên với tiêu chuẩn đường máu:

Đường huyết

Rối loạn dung nạp

đường

Đái tháo đường
Khi đói (mmol/l)

7 > 6,1 ≥

≥ 7,0

2 giờ sau nghiệm pháp

tăng đường máu (mmol/l)

≥ 11,1

HbA1C >7%

Điện giải đồ: có thể bình thường hoặc thay đổi.

Khí máu thay đổi khi có rối loạn chuyển hóa thăng bằng kiềm toan.

Test dung nạp glucose: tổng liều không quá 75g đường glucose.

Trẻ bú mẹ: 1 – 1,5g/kg

Trẻ lớn: 1,75g/kg

Tiến hành: Cho trẻ uống glucose với 250ml nước bình thường uống trong 5 phút. Xét nghiệm đường máu trước và sau uống 30 phút – 60 phút – 120 phút.

Định lượng có thể tìm thấy kháng thể kháng tế bào tụy: ICA, GAD, IAA.

Đường niệu(+); ceton niệu có thể (+) hoặc (-).

Điều trị Thuốc

Các loại insulin

Bắt đầu tác

dụng

Đỉnh cao của tác

dụng

Thời gian tác dụng kéo

dài

Thường 30 phút 2 -5 giờ 5 – 8 giờ
Bán chậm (lente, NPH) 1 – 3 giờ 2 – 12 giờ 16 – 24 giờ
Tác dụng chậm 4 – 6 giờ 8 – 20 giờ 24 – 28 giờ
Hỗn hợp 30 phút 7 – 12 giờ 16  – 24 giờ

Liều lượng:

Trẻ nhỏ: 0,2 – 0,8 đv/kg/ngày.

Tiền dậy thì: 0,8 – 1 ddv/kg/ngày.

Dậy thì: 1,2 – 1,5 đv/kg/ngày.

Cách sử dụng các mũi tiêm trong ngày:

Dùng 2 mũi tiêm/ ngày kết hợp insulin thường và bán chậm tiêm trước bữa ăn sáng và chiều tối. Đôi khi dùng 3 mũi tiêm trong ngày trong một số trường hợp đặc biệt.

Liều lượng tiêm buổi sáng = 2/3 tổng liều trong ngày.

Liều lượng tiêm buổi chiều = 1/3 tổng liều trong ngày.

Tỷ lệ insulin thường là 1/3 và insulin chậm là 2/3 cho mỗi lần tiêm.

Chế độ ăn. Không nên ăn kiêng như người lớn để đảm bảo sự phát triển của trẻ.

Tinh bột chiếm 55 – 60% calo.

Protein: 12 – 20% calo.

Lipid

Theo dõi ngoại trú

Năm đầu: Khám định kỳ 3 tháng/ lần và xét nghiệm đường máu 4 mẫu trong ngày, HbA1C 3 tháng/ lần.

Năm 2 đến 5 năm: Khám định kỳ 3 – 6 tháng/ lần. Kiểm tra đường máu 4 mẫu trong ngày, HbA1C, cholesterol.

Sau 5 năm điều trị: Khám định kỳ 6 tháng/ lần. Kiểm tra đường máu 4 mẫu trong ngày, HbA1C, cholesterol, triglyceride, ure, creatinin, microalbumin niệu. Đo thị lực và soi đáy mắt.

Tại nhà: Gia đình tự kiểm tra đường máu và đường niệu khi có dấu hiệu đái nhiều tăng lên hoặc thấy mệt mỏi. Hàng tuần kiểm tra đường máu 4 mẫu một lần vào ngày nghỉ cuối tuần.

]]>
https://tuelinh.vn/dai-thao-duong-o-tre-em-12152/feed 0
Nguy cơ tiểu đường ở trẻ em vì thiếu vitamin D https://tuelinh.vn/nguy-co-tieu-duong-o-tre-em-vi-thieu-vitamin-d-6143 https://tuelinh.vn/nguy-co-tieu-duong-o-tre-em-vi-thieu-vitamin-d-6143#respond Wed, 07 Dec 2011 03:56:23 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6143 Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng nồng độ vitamin D thấp khá phổ biến ở trẻ em béo phì và có liên quan với các yếu tố nguy cơ tiểu đường týp 2. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism.

Nghiên cứu này xem xét mối liên quan giữa nồng độ vitamin D và  thói quen ăn uống ở trẻ em béo phì và  tìm hiểu xem liệu có mối liên quan giữa nồng độ vitamin D và các chỉ báo chuyển hóa glucose bất thường và huyết áp.

Các nhà nghiên cứu đã đo nồng độ vitamin D, nồng độ  đường huyết, insulin, chỉ số khối cơ thể (BMI) và huyết áp ở 411 đối tượng béo phì và 87 đối tượng không bị thừa cân làm đối chứng. Những người tham gia được yêu cầu cung cấp thông tin về chế độ ăn bao gồm mức độ tiêu thụ soda, nước ép, sữa, lượng hoa quả và rau xanh hàng ngày cũng như liệu các đối tượng tham gia có thường xuyên bỏ bữa sáng hay không.

Tác giả chính của nghiên cứu Micah Olson thuộc Trung tâm Y khoa Southwestern Đại học Texas nói: “Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng trẻ em béo phì với nồng độ vitamin D thấp có mức độ kháng insulin cao hơn. Mặc dù nghiên cứu này không chứng minh mối quan hệ nhân quả song nó cho thấy rằng nồng độ vitamin D thấp có thể đóng vai trò trong tiến triển bệnh tiểu đường týp 2”.

Các thói quen ăn uống không lành mạnh như bỏ bữa sáng và tăng mức tiêu thụ soda có liên quan với nồng độ vitamin D thấp hơn ở những trẻ béo phì. Cần có các nghiên cứu trong tương lai để xác định tác động lâm sàng của nồng độ vitamin D thấp ở những trẻ béo phì và liệu việc điều trị bằng vitamin D có thể cải thiện các đầu ra lâm sàng cơ bản như kháng insulin không”.

Anh Khôi
Theo Tân hoa xã

]]>
https://tuelinh.vn/nguy-co-tieu-duong-o-tre-em-vi-thieu-vitamin-d-6143/feed 0
Trẻ ít tắm nắng có nguy cơ bị tiểu đường https://tuelinh.vn/tre-it-tam-nang-co-nguy-co-bi-tieu-duong-4582 https://tuelinh.vn/tre-it-tam-nang-co-nguy-co-bi-tieu-duong-4582#respond Fri, 04 Nov 2011 06:58:55 +0000 https://tuelinh.vn/?p=4582 Trong vòng 10 năm tới tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em sẽ tăng gấp đôi, trong đó 5 nguyên nhân được xem là những lý do quan trọng.


Lý do thứ nhất là do béo phì; thứ hai do trẻ ít được tắm nắng, điều này được chứng minh bằng thực tế, những người sống ở gần xích đạo có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn; ba là ở quá sạch làm tiêu diệt một số vi khuẩn, ký sinh trùng thân thiện; bốn là uống quá nhiều sữa bò, nhất là nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi nên hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo ra những căn bệnh tự miễn, trong đó có tiểu đường tuýp và năm là do ô nhiễm tăng cao, trẻ nhỏ bị phơi ra môi trường ô nhiễm ngày càng lớn nên rủi ro mắc bệnh là điều khó tránh.

Không giống bệnh tiểu đường tuýp 2 do kháng insuline, biến đưa tín hiệu leptin bị lỗi bởi ăn uống thiếu khoa học, ít vận động, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 lại không có khả năng sản xuất insulin nên phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày mới có thể duy trì cơ thể hoạt động được.

Đây là căn bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch đã gây phá hủy các tế bào tuyến tụy nơi đảm nhận việc sản xuất insulin, bởi vậy việc phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích, hạn chế những biến chứng như mù lòa, suy thận mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Và so với bệnh tiểu đường tuýp 2, tiểu đường tuýp 1 có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, chiếm từ 5-10% số người mắc bệnh tiểu đường nói chung nhưng hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đang có chiều hướng gia tăng. Ngoài các lý do gây bệnh như trên còn phải kể đến một số yếu tố cấu thành khác như:

Ít tắm nắng cho trẻ

Như đã đề cập, việc tắm nắng cho trẻ là vô cùng quan trọng, kể cả trong giai đoạn phụ nữ đang mang thai.

Theo nghiên cứu, thì các thụ thể cảm nhận vitamin D của cơ thể có nhiều trong các tế bào, từ xương , não cho đến tuyến tụy . Theo đó, ngay từ khi lọt lòng mẹ nếu được bổ xung vitamin D thích hợp sẽ giảm được tới 80% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.

Thiếu hụt Vitamin D khi mang thai

Khi mang thai người mẹ thiếu hụt Vitamin D cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The Lancet thì có tới trên 85% trẻ sơ sinh và 67% sản phụ có mức vitamin D trong cơ thể dưới 20mg/ml, mức rất thấp theo quy định, đặc biệt là trong những tháng mùa đông.

Để khắc phục, nhóm phụ nữ mang thai cần tiêu thụ thực phẩm có mức vitamin D cao gấp 10 lần so với khuyến cáo hiện nay. Hiện tại người ta khuyên phụ nữ nên bổ xung từ 200 IU (đơn vị quốc tế) đến 400 IU vitamin D/ngày.

Đối với trẻ sơ sinh, mức khuyến cáo bổ xung vitamin dưới đây được xem là có lợi: Dưới 5 tuổi (35 đơn vị/mỗi kg trọng lượng/ngày); từ 5-10 tuổi (2.500 đơn vị); 18-30 (5.000 đơn vị) và phụ nữ mang thai 5000 đơn vị.

Để sử dụng chính xác và có hiệu quả cần tư vấn bác sĩ và tiến hành một cố phép thử, đặc biệt là thử máu để biết hàm lượng hydroxy D trong máu (OH) D và quyết định mức độ sử dụng cho thích hợp.

Phương án khắc phục

  • Nên nuôi con bằng sữa mẹ: Việc làm này có nhiều lợi thế cho cả mẹ lẫn con, giúp cho con chóng lớn, tăng cường sức đề kháng, giúp sản phụ giảm các loại bệnh nan y, hạn chế dùng các loại sữa bò nhất là sữa tươi chưa tiệt trùng.
  • Không nên cho trẻ ăn bột ngũ cốc quá sớm. Có khuyến cáo cho rằng nên cho trẻ ăn bột ngũ cốc trong độ tuổi từ 4-6 tháng trở ra nhưng việc làm này chưa hẳn đã mang lại lợi ích, thậm chí, có thể làm gia tăng bệnh tiểu đường tuýp 1.
  • Cân nhắc việc tiêm phòng vắcxin cho trẻ: Mặc dù việc tiêm phòng vắcxin là rất cần thiết để giúp trẻ không mắc phải những căn bệnh viêm nhiễm hiểm nghèo nhưng theo nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ tăng tới 17 lần kể từ giữa thế kỷ 20 đến nay (từ 1/7.000 trẻ lên 1/400 trẻ) mà người ta tình nghi là có một phần do vắcxin gây nên bệnh tự miễn.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa được?

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, việc phòng bệnh được xem là giải pháp tối ưu nhất hiện nay vì khoa học vẫn chưa hiểu hết những bí ẩn có liên quan và chưa có thuốc đặc trị, trong đó có việc bổ xung vitamin D. Ngoài việc phòng bệnh, khoa học hiện đang nghiên cứu sử dụng tế bào gốc từ tủy xương để thay cho tế bào tuyến tụy.

Theo MeYeuCon

 

]]>
https://tuelinh.vn/tre-it-tam-nang-co-nguy-co-bi-tieu-duong-4582/feed 0