Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Thu, 13 Feb 2025 07:45:06 +0000 vi hourly 1 Hiểu biết đúng hơn về bệnh tiêu chảy https://tuelinh.vn/hieu-biet-dung-hon-ve-benh-tieu-chay-11706 https://tuelinh.vn/hieu-biet-dung-hon-ve-benh-tieu-chay-11706#respond Mon, 04 Mar 2013 03:36:56 +0000 https://tuelinh.vn/hieu-biet-dung-hon-ve-benh-tieu-chay-11706 Tiêu chảy là một hiện tượng thường gặp nhất là vào những ngày nóng nực và thường do ăn phải thực phẩm mau ôi thiu nên dễ gây ngộ độc thực phẩm dẫn đến tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy, một số người cho rằng không nên uống nhiều nước và phải ăn uống kiêng khem. Thế nhưng, ăn uống như thế nào mới đúng? Không phải ai cũng biết rõ về điều này.

Có nên bổ sung nhiều nước?

Đúng là nhiều người quan niệm rằng, đã bị tiêu chảy mà còn uống nhiều nước sẽ càng đi lỏng nhiều hơn. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm và nguy hiểm. Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nước và mất điện giải nên cái cần thiết nhất là phải bù nước ngay truocs khi đưa đi bệnh viện.

Nước để bù tốt nhất là dung dịch orezon được pha đúng liều lượng hướng dẫn. Dung dịch orezon được bán rất nhiều ở các nhà thuốc. Khi đang bị tiêu chảy, “ăn ít uống nhiều” là đúng nhưng không bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt.

Kiêng khem thế nào?

Cũng có một số người bị tiêu chảy chỉ dám ăn cơm với muối trắng, cháo muối hay cháo đường. Chế độ ăn như vậy sẽ khiến cơ thể nhanh bị suy dinh dưỡng giảm khả năng lành bệnh, cũng như giảm sự chống đỡ sự tấn công của những loại vi khuẩn khác.

Bệnh nhân tiêu chảy vẫn đặc biệt cần chế độ ăn đủ chất và năng lượng. Đạm, kẽm, vitamin… từ thịt, cá, trứng, đậu sẽ giúp niêm mạc ruột mau hồi phục. Trẻ đang bú mẹ cần tiếp tục bú vì sữa mẹ cung cấp nước, điện giải, chất dinh dưỡng cùng những yếu tố chống bệnh; vẫn tiếp tục ăn và uống sữa bình thường, không pha loãng nhưng nên chia nhỏ bữa ăn.

Người bị tiêu chảy nên tránh những thực phẩm nhiều chất xơ như rau, củ, đậu, bắp cải, giá …, những trái cây có bột như lê, đào, mận, thực phẩm chứa nhiều đường đơn giản như nước ngọt, nước trái cây, mật ong, kẹo bánh ngọt…

Nếu trẻ bị tiêu chảy, bạn nên cho bén ăn sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy. Một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Theo Khuyến cáo mới nhất của cục Y Tế dự phòng, để phòng bệnh tiêu chảy cấp, chúng ta cần thực hiện tốt việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thực hiện an chín uống sôi không nên ăn rau sống, uống nước lã và các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, nguồn nước ăn uống phải được giữ sạch sẽ….

]]>
https://tuelinh.vn/hieu-biet-dung-hon-ve-benh-tieu-chay-11706/feed 0
Thực phẩm giúp bé phòng ngừa bệnh tiêu chảy https://tuelinh.vn/thuc-pham-giup-be-phong-ngua-benh-tieu-chay-8345 https://tuelinh.vn/thuc-pham-giup-be-phong-ngua-benh-tieu-chay-8345#respond Sat, 21 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/6-nguyen-nhan-tre-de-bi-tieu-chay-vao-mua-he-2-8345 Bệnh tiêu chảy rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với sức khỏe trẻ em. Khi trẻ có vấn đề về tiêu hóa đừng vội dùng thuốc, bạn cũng đừng quên rằng dinh dưỡng cũng có tác dụng rất tốt. Hãy chọn cho bé những thực phẩm phù hợp nhất.

Thực phẩm giúp bé chống tiêu chảy

Đôi khi hiện tượng tiêu chảy ở trẻ ngừng lại thì có thể cũng là lúc trẻ có thể dễ dàng bị táo bón. Khi ấy, bạn cũng muốn hệ tiêu hóa của trẻ trở lại bình thường. Do đó, cha mẹ có thể thực hiện bằng cách cho trẻ kết thân với các thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ cho đến khi hiện tượng tiêu chảy dần lắng xuống.

1. Chuối

Chuối là thực phẩm tuyệt vời để ngừng tiêu chảy cho trẻ. Tuy chuối rất to nhưng chúng lại mềm và không gây kích thích hệ tiêu hóa.

2. Gạo

Gạo cũng được coi là một thực phẩm chống tiêu chảy mà rất nhiều người biết đến và ca ngợi. Bởi vì gạo là thực phẩm khá nhạt, nó cũng giúp giảm thiểu và làm chậm quá trình tiêu chảy diễn ra trong cơ thể bé.

3. Táo

Táo là một loại quả rất dễ tiêu hóa với trẻ, chúng nhiều chất xơ và cung cấp một lượng lớn nước để bù đắp cho lượng nước đã mất đi khi trẻ bị tiêu chảy.

4. Bánh mì

Bánh mì sẽ giúp hấp thụ thêm các axit có trong dạ dày, làm giảm tình trạng axít trong dạ dày từ đó giúp phòng ngừa hữu hiệu bệnh tiêu chảy.

5. Sữa chua:

Nếu trẻ bị tiêu chảy do mất cân bằng vi khuẩn thì những vi khuẩn hữu ích trong sữa chua có thể giúp khôi phục sự cân bằng thích hợp này và làm giảm tình trạng tiêu chảy cho con bạn.

6. Mỳ sợi:

cho trẻ ăn một phần nhỏ của những mỳ sợi cũng có thể giúp ổn định dạ dày của con bạn.

7. Khoai tây luộc:

Khoai tây luộc thường khá nhạt mà lại thơm ngon nên sẽ không gây kích thích với ruột của trẻ.

Tóm lại :

Trên đây là 7 loại thực phẩm nên dùng với các trẻ hay bị tiêu chảy. Bạn hãy duy trì một chế độ ăn nhạt cho trẻ cho đến khi bạn cảm thấy trẻ đang khá hơn.

]]>
https://tuelinh.vn/thuc-pham-giup-be-phong-ngua-benh-tieu-chay-8345/feed 0
8 nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ https://tuelinh.vn/8-nguyen-nhan-dan-den-tieu-chay-o-tre-8336 https://tuelinh.vn/8-nguyen-nhan-dan-den-tieu-chay-o-tre-8336#respond Fri, 20 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/8-nguyen-nhan-dan-den-tieu-chay-o-tre-8336 Hiện tượng trẻ bị tiêu chảy rất thường xảy ra, nhất là trong những tháng nắng nóng của mùa hè. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, điều cần thiết là phải biết chính xác nguyên nhân trực tiếp để có biện pháp điều trị, hỗ trợ phù hợp. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến nhất:

Trẻ bị tiêu chảy vì những nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bé bị tiêu chảy

Nhiễm trùng do vi khuẩn

Vi khuẩn – như khuẩn salmonela, khuẩn shigella, khuẩn tụ cầu, … – cũng là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy. Nếu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn thì bé có thể bị tiêu chảy nghiêm trọng, cùng với triệu chứng chuột rút, máu trong phân và sốt (bé có thể bị nôn hoặc không).

Một số sự nhiễm trùng do vi khuẩn có thể tự phát hiện, nhưng một số, như vi khuẩn E. coli lại có thể được tìm thấy trong thịt chưa được nấu chín và một số loại thực phẩm khác, có thể rất nguy hiểm. Nếu bé có những triệu chứng như trên hãy đưa bé đến bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra và có thể xét nghiệm mẫu phân để phát hiện ra nhiễm trùng do vi khuẩn.

Nhiễm trùng tai

Trong một số trường hợp, việc nhiễm trùng tai (có thể do virus hoặc vi khuẩn) có thể là thủ phạm gây ra bệnh tiêu chảy. Không chỉ đau tai, bé có thể buồn nôn, nôn và kém ăn; bé cũng có thể bị cảm lạnh

Thực vật ký sinh

Nhiễm trùng do thực vật ký sinh cũng có thể dẫn tới bệnh tiêu chảy. Ví dụ như Giardiasis có nguyên nhân từ thực vật ký sinh cực nhỏ sống trong ruột.

Nếu bé bị nhiễm trùng do thực vật ký sinh, bé có thể bị tiêu chảy, sưng, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút. Những loại nhiễm trùng này thường dễ lan truyền trong những trường hợp chăm sóc theo nhóm, và cách điều trị liên quan tới vấn đề y tế đặc biệt. Vì thế bé cần đến gặp bác sĩ.

Thuốc kháng sinh

Nếu trẻ bị tiêu chảy trong và sau khi dùng thuốc kháng sinh thì điều này có thể liên quan tới vấn đề vấn đề thuốc uống, thuốc mà có thể giết những vi khuẩn có lợi trong ruột cùng với những vi khuẩn có hại. Hãy nói với bác sĩ về biện pháp chữa trị nhưng không nên dừng việc cho trẻ uống thuốc đã được kê đơn cho đến khi bác sĩ có chỉ dẫn khác.

Quá nhiều nước ép

Quá nhiều nước ép (đặc biệt là nước trái cây có chứa socbito và hàm lượng cao frutoza) hoặc quá nhiều đồ uống ngọt có thể không có lợi cho dạ dày của trẻ và khiến trẻ không đi đại tiện được. Giảm lượng nước ép và nước uống có đường sẽ giải quyết được vấn đề này trong 1 tuần hoặc hơn.

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn (hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với những chất protein vô hại trong thức ăn) có thể gây ra một vài phản ứng nghiêm trọng – ngay lập tức hoặc trong vòng vài giờ. Các triệu chứng có thể gồm tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng và phân có máu. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng có thể dẫn tới phát ban, sưng tấy và khó thở. Gọi bác sĩ nếu trẻ có vấn đề về thở hoặc mặt/ môi trẻ bị sưng.

Chất protein trong sữa là kiểu dị ứng thường gặp nhất. Những loại khác bao gồm trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, cá và những động vật có vỏ.

Không chịu được thức ăn

Không giống như dị ứng thức ăn, việc không chịu được thức ăn là một phản ứng bất thường có thể không liên quan đến hệ miễn dịch. Một ví dụ là việc không chịu được lactoze. Nếu trẻ không chịu được lactoze thì điều đó có nghĩa là cơ thể trẻ không sản sinh ra đủ lactaza, một loại enzim cần thiết để tiêu hóa lactoze, một loại đường trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa khác. Khi lactoze không tiêu hóa được có trong ruột thì nó có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sưng tấy và đầy hơi. Các triệu chứng thường xuất hiện từ ½ – 2 giờ sau khi trẻ ăn các sản phẩm từ sữa.

Ngộ độc

Nếu trẻ bị tiêu chảy và nôn, và bạn nghĩ rằng trẻ có thể đã nuốt phải một thứ gì đó như dược phẩm, hãy gọi ngay bác sĩ. Những triệu chứng khác có thể bao gồm không thở được, mệt mỏi, co giật và mất phương hướng

]]>
https://tuelinh.vn/8-nguyen-nhan-dan-den-tieu-chay-o-tre-8336/feed 0
6 nguyên nhân trẻ dễ bị tiêu chảy vào mùa hè https://tuelinh.vn/6-nguyen-nhan-tre-de-bi-tieu-chay-vao-mua-he-8339 https://tuelinh.vn/6-nguyen-nhan-tre-de-bi-tieu-chay-vao-mua-he-8339#respond Fri, 20 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/6-nguyen-nhan-tre-de-bi-tieu-chay-vao-mua-he-8339 Khi bị tiêu chảy, khuôn mặt bé xanh xao và kéo theo triệu chứng đổ mồ hôi lạnh. Tuy nhiên, khi bé gặp phải căn bệnh này, các bậc cha mẹ đừng vội lo lắng mà hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé bị tiêu chảy. Khi xác định được nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy, bậc cha mẹ có thể tạm ngừng ngay nguyên nhân gây bệnh trước khi nghĩ đến việc đưa con đến gặp bác sĩ !

1. Viêm dạ dày ruột:

Viêm dạ dày ruột (còn gọi là cúm dạ dày) là tình trạng viêm dạ dày và ruột, có thể khiến trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn bị tiêu chảy. Viêm dạ dày ruột là bệnh phổ biến, có thể được gây ra bởi các loại vi rút khác nhau. Các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là rotavirus.

2. Vi khuẩn lây nhiễm:

Bệnh nhân bị tiêu chảy do vi khuẩn lây nhiễm thường nặng. Đôi khi kèm theo triệu chứng nôn và đau bụng, phân có máu. Bệnh này thường do vi khuẩn E. coli, salmonella… gây ra. Bệnh nhân mắc tiêu chảy do loại virus này gây ra thường là do ăn thịt nướng chứa vi khuẩn E. coli gây ra nhiễm trùng.

3. Ký sinh trùng:

Nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây tiêu chảy, chẳng hạn như giardiasis là do một ký sinh trùng trong ruột. Loài ký sinh trùng này sống tập thể và dễ dàng lây lan. Khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng cần phải được điều trị y tế đặc biệt. Nguyên nhân dẫn đến mắc loại ký sinh trùng này thường là do qua đường nước uống như nước chứa trong bể chứa, nước thông qua đường ống trên mái nhà có chứa giun đỏ…

4. Dùng kháng sinh:

Nếu em bé của bạn vẫn bị tiêu chảy trong khi điều trị kháng sinh hoặc sau khi điều trị thì rất có thể là thuốc có liên quan.

5. Thực phẩm đóng hộp:

Uống nước trái cây đóng hộp quá nhiều, đặc biệt là những loại nước có nồng độ sorbitol và fructose cao cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày cho bé.

6. Dị ứng sữa bò:

Dị ứng sữa bò là không phổ biến, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra tiêu chảy và nôn trớ nếu trẻ không hợp

Tóm lại: 

Trên đây là 6 nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh tiêu chảy vào mùa hè. Bậc cha mẹ nên lưu ý để phòng tránh cho trẻ bị tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy và biết chính xác nguyên nhân gây ra, các bạn hãy tạm ngừng ngay tác nhân đó nhé !

]]>
https://tuelinh.vn/6-nguyen-nhan-tre-de-bi-tieu-chay-vao-mua-he-8339/feed 0
Bệnh tiêu chảy và những điều cần biết https://tuelinh.vn/benh-tieu-chay-va-nhung-dieu-can-biet-8311 https://tuelinh.vn/benh-tieu-chay-va-nhung-dieu-can-biet-8311#respond Thu, 19 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/benh-tieu-chay-va-nhung-dieu-can-biet-8311 Tiêu chảy  đặc trưng bởi phân lỏng, tăng khối lượng phân, tăng tần số đi đại tiện. Bệnh tiêu chảy thường xuất hiện dưới 2 dạng là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính.

Nguyên nhân:

Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy nhưng một số nguyên nhân thường gặp nhất sau đây:

–   Tiêu chảy do vi khuẩn:   trong trường hợp này thường do ngộ độc thức ăn, nhất là mùa hè do thời tiết nóng bức nên uống nước lã, nước đá không được vô khuẩn, thức ăn ôi thiu, thức ăn để lâu ngày, ăn rau sống… Điển hình trong các loại khuẩn gây ngộ độc thức ăn là vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn thương hàn (salmonella), vi khuẩn lỵ (shigella), vi khuẩn tả và vi khuẩn E.coli cũng là một tác nhân hay gặp trong tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em. Khi tiêu chảy do những nguyên nhân đã kể trên thì triệu chứng rất rầm rộ, có khi rất nguy kịch.

–   Tiêu chảy do virus : Trong các loại virus đường ruột thì điển hình và hay gặp nhất là rota virus. Có đến trên 40% tiêu chảy ở trẻ em là di virus này.

–   Tiêu chảy do ký sinh trùng : Đối với ký sinh trùng đường ruột thì một số loài giun cần được quan tâm. Trong các loài giun thì hay gặp nhất trong bệnh gây tiêu chảy là giun đũa, giun kim. Ngoài giun ra một số loại nấm cũng có thể gây nên tiêu chảy, điển hình là nấm candida albicans.

Bên cạnh các căn nguyên vừa nêu trên, bệnh tiêu chảy còn có thể gặp do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc dùng thuốc kháng sinh, nhất là kháng sinh đường ruột kéo dài… Trong bài viết này chỉ đề cập đến căn nguyên do vi sinh vật gây nên, đặc biệt hay gặp bệnh nhiễm khuẩn đường ruột vào dịp mùa hè.

Triệu chứng:

Phân lỏng, tăng khối lượng phân, tăng tần số đi đại tiện, tiêu chảy có hai dạng là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính.

Nguyên tắc phòng bệnh

  • Luôn thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội.
  • Dùng nước sạch để nấu thức ăn và nước uống.
  • Không ăn thức ăn đã thiu, ôi.
  • Tích cực diệt ruồi, nhặng bằng mọi hình thức như các biện pháp dân gian, hóa chất…
  • Phải quản lý phân và chất thải của bệnh nhân thật tốt, nhất là các vùng nông thôn. Cố gắng phân phải được đổ vào hố xí tự hoại, bán tự hoại hoặc ít nhất cũng phải có hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh, đúng quy cách.
  • Đối với một số vùng hay xảy ra dịch bệnh như tả, thương hàn có thể tiêm phòng vacxin.

Rửa tay với xà phòng và ăn uống vệ sinh

là cách phòng bệnh tiêu chảy một cách hiệu quả nhất

Điều trị:

Tình trạng tiêu chảy cũng là một phản ứng có lợi cho cơ thể nhằm đưa hết những chất lạ có hại cho cơ thể như độc tố hoặc các men do vi khuẩn gây hại tiết ra đi ra khỏi cơ thể (theo cơ chế lấy nước trong cơ thể đưa vào ruột để việc thải chất độc ra khỏi cơ thể được dễ dàng hơn). Cho nên ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh là làm cân bằng vi sinh vật đường ruột (Vi khuẩn có lợi > hoặc = Vi khuẩn có hại) và bù nước và chất điện giải. Các nhóm thuốc ưu tiên sử dụng:

  • Nhóm bù nước và chất điện giải : ORESOL là một điển hình. Nước và chất điện giải đóng góp một vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta, chúng tạo ra sự cân bằng về sinh hoá trong cơ thể cho nên nếu thiếu hụt cơ thể sẽ có những rối loạn nhất định.
  • Men vi sinh:   đây thực ra là các vi khuẩn sống(tất nhiên là VK có lợi) được đông khô, khi vào trong ruột chúng sinh sôi rất nhanh tạo ra một đội quân hùng hậu trấn áp các vi khuẩn có hại để lập lại trạng thái cân bằng.
  • Chất hấp thụ : Attapulgit, than hoạt tính chẳng hạn. Chúng có tác dụng hấp thụ các độc tố,khí hơi trong đường ruột.
  • Nhóm hỗ trợ : Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân thường có biểu hiện đau bụng, đau quoặn thắt ở vùng rốn, tuy nhiên, bệnh nhân không nên tùy tiện sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau mà chỉ nên dùng cao xoa bóp, dầu gió, cao đắp rốn từ thảo dược hoặc cao dán rốn dạng hấp thu mạnh có hỗ trợ điều trị tiêu chảy và chữa đau bụng.

Cần lưu ý : trong điều trị tiêu chảy không nên lạm dụng các thuốc làm giảm nhu động ruột như Loperamid, Opioid.v.v.vì lý do độc tố, vi khuẩn có hại cần được đưa ra khỏi cơ thể thông qua việc đi tiêu mà loại thuốc này làm cản trở quá trình đi tiêu. Bên cạnh đó chúng cũng có một số tác dụng phụ mà ta cần phải thận trọng khi dùng nhất là đối với người lớn tuổi và trẻ em.

Tiêu chảy mãn tính : Thường có liên quan đến một bệnh nào đó trên cơ thể, nên việc chữa triệu chứng tiêu chảy không thích hợp bằng chữa nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như dùng cholestyramin chữa tiêu chảy liên quan đến sự hấp thu các acid mật kém. Trong trường hợp không loại trừ được bệnh đã gây ra tiêu chảy mạn tính thì có thể mới chữa triệu chứng, ví dụ như tiêu chảy của bệnh nhân   đái tháo đường .

Phương Liên

]]>
https://tuelinh.vn/benh-tieu-chay-va-nhung-dieu-can-biet-8311/feed 0
Ăn uống thế nào khi bị tiêu chảy? https://tuelinh.vn/an-uong-the-nao-khi-bi-tieu-chay-8315 https://tuelinh.vn/an-uong-the-nao-khi-bi-tieu-chay-8315#respond Thu, 19 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/an-uong-the-nao-khi-bi-tieu-chay-8315 Tiêu chảy là sự đi tiêu phân có nhiều nước từ ba lần trở lên trong ngày. Phần lớn nguyên nhân gây tiêu chảy là do: uống phải nước nhiễm bẩn, giữ vệ sinh kém, bị nhiễm khuẩn hoặc do thuốc gây ra. Tiêu chảy có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do thức ăn qua ruột quá nhanh, cơ thể không sử dụng chúng làm năng lượng được, và do người bệnh ăn ít vì giảm cảm giác ngon miệng. Khi bị tiêu chảy cơ thể mất nhiều nước, nếu mất nước mức độ nặng sẽ gây nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Bệnh tiêu chảy xuất hiện cả bốn mùa trong năm, tuy nhiên mùa hè là thời điểm hay gặp nhất.

Nếu chẳng may bị bệnh tiêu chảy, bạn ăn uống như thế nào để vừa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, vừa không làm bệnh tiêu chảy bị xấu hơn?

Trước tiên, bạn uống thật nhiều nước để bù lại lượng dịch đã mất qua đường tiêu hóa. Tốt nhất là uống dịch pha chế theo cách đơn giản như sau: mỗi lít nước đun sôi để nguội pha thêm tám muỗng cà phê đường và nửa muỗng cà phê muối bọt. Uống dung dịch này từng ngụm và thường xuyên, càng nhiều càng tốt nếu có thể.

Tiêu chảy có khi do nguyên nhân cơ thể không hấp thu được lactose là loại đường tự nhiên có trong sữa. Nếu bị tiêu chảy do nguyên nhân này thì không nên dùng sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, các sản phẩm chua và lên men như sữa chua có thể dùng nếu tiêu chảy không quá nặng. Bạn có thể uống các loại sữa không chứa lactose hoặc sữa đậu nành dành cho em bé. Các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào bằng bơ hoặc mỡ heo, xúc xích có thể làm tiêu chảy xấu hơn. Các loại hạt, bánh mì trắng, cà phê, nước giải khát như cola, sôcôla có chứa caffein có tác dụng kích thích làm tiêu chảy xấu hơn.

Các loại thực phẩm sinh hơi như đậu Hà Lan, đậu sấy, cải bắp, bông cải xanh… là những thực phẩm có tính kích thích; dùng nhiều chất ngọt cũng có thể gây tiêu chảy xấu hơn.

Ăn nhiều hơn những loại thực phẩm sau đây. Các thực phẩm nướng, trái cây như lê hoặc táo bỏ vỏ, yến mạch, khoai tây chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp hút bớt nước trong ruột làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Nước ép đào, lê, táo, nho tốt cho sức khỏe nói chung. Chuối, khoai tây chứa nhiều kali giúp bù lại lượng kali đã mất qua ruột. Ăn thường xuyên nếu có thể nhằm lấy lại cân nặng và dinh dưỡng đã mất.

Nếu tiêu chảy không bớt bạn nên đi khám bệnh.

BS NGUYỄN THANH HẢI

(BV cấp cứu Trưng Vương, TP.HCM)

]]>
https://tuelinh.vn/an-uong-the-nao-khi-bi-tieu-chay-8315/feed 0
Tiêu chảy kéo dài – Bệnh gì? https://tuelinh.vn/tieu-chay-keo-dai-benh-gi-8318 https://tuelinh.vn/tieu-chay-keo-dai-benh-gi-8318#respond Thu, 19 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/tieu-chay-keo-dai-benh-gi-8318 Tôi bị đi ngoài đã nhiều tháng nay số lần đi trong ngày rât nhiếu lần từ 6 đến 7 lần, phân lỏng và không hề có dấu hiệu như sốt ,đi ngoài ra máu ,nôn mửa hay đau bụng .

Tôi cũng đã làm đủ thí nghiệm từ phân cho đến nước tiểu cũng như cả máu nữa nhưng không tìm ra được gì hết . Xin cho hỏi bệnh của tôi là bệnh gì ? Quý vị đã gặp trường hợp nào như Tôi chưa ? Xin hãy cho Tôi câu trả lời sơm nhất hiện giờ Tôi rất hoang mang . Tôi xin chân thành cảm ơn !   (nguyen thu thuy)

Trả lời:

Tiêu chảy có thể là cấp tính khi thời gian bệnh tồn tại trong vòng 2-3 tuần, còn lâu hơn gọi là tiêu chảy mạn tính. Trong thư bạn không rõ có triệu chứng gì khác không, cân nặng có thay đổi không?

Nếu thường xuyên tiêu chảy có nghĩa là bệnh đã xuất hiện từ lâu (mạn tính). Tiêu chảy mạn tính có nhiều nguyên nhân, có thể tóm lại thành hai nhóm.

Nhóm 1:   không có tổn thương tại ruột hay gặp là hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS).

Nếu chỉ bị hội chứng ruột kích thích. Trong bệnh này người bệnh đại tiện có thể phân lỏng, không có máu, có thể có nhày, đau bụng, có cảm giác chưa đại tiện hết phân sau khi đi ngoài, nói chung cân nặng của người bệnh ít bị ảnh hưởng và khi xét nghiệm phân cũng như nội soi đại tràng thấy hoàn toàn bình thường.

Nhóm 2:   do thương tổn thực sự như viêm đại tràng do amip và ký sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn…

Viêm đại tràng mạn là bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở ruột. Bệnh diễn biến mạn tính, có từng đợt tiến triển.

Nguyên nhân:   Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng mạn, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn: các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella…
  • Nhiễm nguyên sinh động vật: amip, lamblia.
  • Nhiễm ký sinh trùng: các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
  • Chế độ ăn uống: ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột.
  • Táo bón kéo dài.
  • Viêm đại tràng thứ phát sau các bệnh khác của hệ tiêu hóa.

Triệu chứng bệnh:   Biểu hiện rất đa dạng

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài: đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn, đi từ 2-6 lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đi đại tiện, hay có cảm giác mót rặn muốn đi nữa.
  • Bụng trướng hơi: khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy căng tức, khó chịu.
  • Ðau bụng: là triệu chứng hay gặp. Ðau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc đau dọc khung đại tràng. Ðau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Sau khi trung tiện hoặc đại tiện thì đau giảm hơn.
  • Tình trạng toàn thân ít thay đổi. Nếu có thay đổi chỉ gặp ở người luôn lo lắng về trình trạng bệnh tật của mình hoặc ăn uống quá kiêng khem.

Điều trị: Điều trị viêm đại tràng phải do bác sĩ khám chẩn đoán tìm ra nguyên nhân sau đó kê đơn thuốc. Các thuốc hay dùng trong điều trị viêm đại tràng là: Kháng sinh đường ruột (Biceptol, Flagyl, Flagentyl…) và thuốc điều hòa nhu động ruột (Visceralgin, Dobridat, Rekalat…)

Phòng bệnh: Có chế độ vệ sinh ăn uống hằng ngày, ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn các thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh (thịt lợn bị bệnh tai xanh, thịt gà bị bệnh cúm…) không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua như dưa, cà… Đồng thời, khi có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm đại tràng, cần đến bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị đúng thuốc, đúng bệnh và triệt để.

Tuy nhiên, bạn cần tới khám bệnh tại chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị và tư vấn kịp thời.

Chúc bạn mau khỏi!

Bs.thuocbietduoc

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

]]>
https://tuelinh.vn/tieu-chay-keo-dai-benh-gi-8318/feed 0
Khuyến cáo phòng chống bệnh tiêu chảy cấp https://tuelinh.vn/khuyen-cao-phong-chong-benh-tieu-chay-cap-8321 https://tuelinh.vn/khuyen-cao-phong-chong-benh-tieu-chay-cap-8321#respond Thu, 19 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/khuyen-cao-phong-chong-benh-tieu-chay-cap-8321 Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan nhanh và dễ tử vong, nhưng có thể đề phòng được. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, mọi người thực hiện những khuyến cáo sau:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ phòng ngừa bệnh tiêu chảy

4 khuyến cáo cho cộng đồng phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm

1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.
  • Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, cloramin B… vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn.
  • Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.
  • Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.

2. An toàn vệ sinh thực phẩm :

  • Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi.
  • Không ăn rau sống, không uống nước lã.
  • Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.

3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch :

  • Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ.
  • Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloramin B.
  • Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.

4. Khi có người bị tiêu chảy cấp:

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cục Y tế dự phòng Việt Nam

]]>
https://tuelinh.vn/khuyen-cao-phong-chong-benh-tieu-chay-cap-8321/feed 0
Chế độ ăn cho trẻ tiêu chảy kéo dài https://tuelinh.vn/che-do-an-cho-tre-tieu-chay-keo-dai-8324 https://tuelinh.vn/che-do-an-cho-tre-tieu-chay-keo-dai-8324#respond Thu, 19 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/che-do-an-cho-tre-tieu-chay-keo-dai-8324 Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột. Chế độ dinh dưỡng đúng được biểu hiện bằng sự tăng cân ngay cả trong khi trẻ bị tiêu chảy.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong tiêu chảy kéo dài:

  • Giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa trong chế độ ăn.
  • Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân.
  • Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy như thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.
  • Dùng các loại thức ăn sẵn có như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp.
  • Chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa…
  • Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, mẹ không nên ăn kiêng.
  • Nếu mẹ không có sữa: Dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

  • Tiếp tục bú mẹ.
  • Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.
  • Đảm bảo thức ăn bổ sung như bột, cháo xay nấu với thịt, cá, trứng, rau xanh và dầu mỡ. Khi chế biến, đảm bảo độ nhớt giảm, dễ tiêu hóa, cân đối đạm, mỡ, đường, tránh tăng áp lực thẩm thấu.
  • Cho ăn nhiều bữa trong ngày (ít nhất 6 bữa).

Trẻ từ 1 tuổi trở lên

  • Bú mẹ và ăn thêm sữa động vật.
  • Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, đậu đỗ.
  • Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam, còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110kcal/kg/24giờ.
  • Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.
  • Nếu trẻ đang bú mẹ, ngoài các bữa cháo, súp cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường, mẹ không phải kiêng khem trong ăn uống (chỉ kiêng ăn thức ăn có nhiều đường nếu như trẻ tiêu chảy phân bọt và nhầy, có mùi chua).
  • Nếu ăn sữa bò trẻ tiêu chảy tăng lên thì chỉ ăn sữa chua hoặc sữa đậu nành hoặc dùng loại sữa không có lactose.
  • Các loại súp đều phải xay nát hoặc nghiền nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu.

Bù nước và điện giải

  • Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước cần bù nước và điện giải bằng đường uống.
  • Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, khi đánh giá dấu hiệu mất nước khó, vì vậy song song với chế độ ăn cần phải cho trẻ uống ORS hoặc các dung dịch điều trị tiêu chảy như nước cháo, nước cà rốt, nước dừa…
  • Cung cấp cho trẻ các loại vitamin và muối khoáng, các loại vitamin nhóm B và vitamin C, các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như: Kẽm, sắt, đồng, selen, acid Folic dưới dạng thuốc nước (Hydrosol, Nutroplex, Dynavit, Alvityl…) theo chỉ dẫn của bác sĩ.

ThS. LÊ THỊ HẢI

]]>
https://tuelinh.vn/che-do-an-cho-tre-tieu-chay-keo-dai-8324/feed 0
Cách xử trí khi bị tiêu chảy cấp https://tuelinh.vn/cach-xu-tri-khi-bi-tieu-chay-cap-8327 https://tuelinh.vn/cach-xu-tri-khi-bi-tieu-chay-cap-8327#respond Thu, 19 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/cach-xu-tri-khi-bi-tieu-chay-cap-8327 Bệnh tiêu chảy có thể gặp ở nhiều nơi, mọi lứa tuổi và dễ lây lan thành dịch. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp có nhiều, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Tìm hiểu nguyên nhân tiêu chảy cấp do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn sẽ giúp mọi người biết cách xử trí và phòng ngừa.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn

Nguyên nhân do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn có khả năng đột nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh như Salmonella (S.typhi murium và S.enteritidis) là bệnh thường gặp nhất. Bệnh lây qua đường tiêu hóa do ăn thức ăn bị nhiễm Salmonella. Thời gian ủ bệnh trung bình 12-36 giờ sau ăn. Bệnh khởi phát đột ngột: sốt, đau bụng vùng thượng vị hoặc quanh rốn, không mót rặn tiêu chảy nhiều lần, phân thối, nhiều nước đôi khi có nhày, máu, gần giống phân trong lỵ trực khuẩn. Trường hợp nặng có rối loạn điện giải do mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước). Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do trụy mạch.

Ngoài ra nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn còn do ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã hình thành sẵn trong thức ăn và chính độc tố này gây bệnh (độc tố của tụ cầu vàng, Clostridium perfrigens, Clostridium botulinum, bacilluscerus và Vibrio parahaemolyticus). Biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng, không sốt, buồn nôn và nôn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và tử vong.

Tiêu chảy dạng tả

Bệnh tả: Do Vibrio cholerae gây nên. Thời gian ủ bệnh trung bình 5 ngày. Triệu chứng thường gặp là đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lờ lờ như nước vo gạo, không đau bụng, không sốt, có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng. Bệnh dễ gây dịch.

E.coli sinh độc tố ruột: gây tăng tiết dịch và điện giải vào lòng ruột, không có viêm. Nguồn lây là thức ăn và nước. Thời gian ủ bệnh 24-72 giờ, có thể sốt nhẹ, phân nhiều nước. Đây là thể bệnh tiêu chảy nhẹ nhưng kéo dài có khi đến 5 tuần.

Tiêu chảy với biểu hiện hội chứng lỵ

Lỵ trực khuẩn: Căn nguyên do Shigella gây ra. Triệu chứng lâm sàng là đau bụng quặn, mót rặn, đi ngoài lờ máu cá hay như nước rửa thịt, sốt. Cần điều trị sớm bằng kháng sinh đặc hiệu. Tuy nhiên hiện nay trực khuẩn này đã kháng với nhiều loại kháng sinh nên cần lựa chọn loại thích hợp.

Escherichia coli (E.coli) gây tiêu chảy xâm nhập với hội chứng lỵ: đau quặn, mót rặn, phân lỏng có máu mũi…

Điều trị tiêu chảy cấp như thế nào?

Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải trên nguyên tắc đánh giá đúng tình trạng mất nước

Mất nước nhẹ : Bồi phụ nước bằng đường uống khi còn uống được, thường dùng oresol pha trong 1 lít nước. Nếu không có oresol thì dùng nước cháo muối.

Mất nước nặng : Biểu hiện mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo. Khi lượng nước mất lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể hoặc khi uống không có kết quả thì phải bù nước bằng truyền tĩnh mạch. Dịch truyền chủ yếu là dung dịch mặn, ngọt đẳng trương. Kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu tiêu chảy xâm nhiễm (có bạch cầu trong phân). Tùy theo nguyên nhân mà sử dụng kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên cần phải phân biệt với các trường hợp tiêu chảy do Enterovirus (hay gây dịch nhỏ khu trú và chủ yếu ở trẻ em).

Khi điều trị tiêu chảy, ngoài bù nước, điện giải và thuốc men còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng thích hợp. Người bệnh bị tiêu chảy, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém do vậy thức ăn cần chế biến kỹ, nấu nhuyễn dễ tiêu hóa hợp khẩu vị, đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Không kiêng khem quá mức.

Phòng bệnh là yêu cầu quan trọng. Tiêu chảy cấp lây truyền chủ yếu do tay bẩn, do thức ăn hoặc trung gian ruồi nhặng, gián chuột… Người là nguồn lây duy nhất. Vì vậy phòng bệnh là yêu cầu cấp thiết, cụ thể cần được thực hiện nghiêm túc các vấn đề sau:

Vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm…; Rửa tay xà phòng sạch sẽ trước khi ăn, khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh; Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn (nếu không có nước máy phải dùng cloramin B để khử khuẩn). Không vứt rác, chuột chết xuống ao hồ, sông rạch; Khi gia đình hoặc xung quanh có người tiêu chảy cấp nguy hiểm cần báo cho cơ sở y tế nơi gần nhất để điều trị kịp thời; Mọi người phải có ý thức vệ sinh, không được phóng uế bừa bãi. Khi tiêu chảy phải đi vào nhà vệ sinh rồi rắc vôi bột hoặc xả nước cloramin B.

Theo Báo Người Lao Động

]]>
https://tuelinh.vn/cach-xu-tri-khi-bi-tieu-chay-cap-8327/feed 0