Tuệ Linh – Cty dược phẩm – Y tế sức khỏe https://tuelinh.vn Thu, 19 Apr 2012 04:28:25 +0000 vi hourly 1 Thực phẩm giúp bé phòng ngừa bệnh tiêu chảy https://tuelinh.vn/thuc-pham-giup-be-phong-ngua-benh-tieu-chay-8345 https://tuelinh.vn/thuc-pham-giup-be-phong-ngua-benh-tieu-chay-8345#respond Sat, 21 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/6-nguyen-nhan-tre-de-bi-tieu-chay-vao-mua-he-2-8345 Bệnh tiêu chảy rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với sức khỏe trẻ em. Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị, bạn cũng đừng quên rằng dinh dưỡng cũng có tác dụng rất tốt. Hãy chọn cho bé những thực phẩm phù hợp nhé.

Thực phẩm giúp bé chống tiêu chảy

Đôi khi hiện tượng tiêu chảy ở trẻ ngừng lại thì có thể cũng là lúc trẻ có thể dễ dàng bị táo bón. Khi ấy, bạn cũng muốn hệ tiêu hóa của trẻ trở lại bình thường. Do đó, cha mẹ có thể thực hiện bằng cách cho trẻ kết thân với các thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ cho đến khi hiện tượng tiêu chảy dần lắng xuống.

1. Chuối

Chuối là thực phẩm tuyệt vời để ngừng tiêu chảy cho trẻ. Tuy chuối rất to nhưng chúng lại mềm và không gây kích thích hệ tiêu hóa.

2. Gạo

Gạo cũng được coi là một thực phẩm chống tiêu chảy mà rất nhiều người biết đến và ca ngợi. Bởi vì gạo là thực phẩm khá nhạt, nó cũng giúp giảm thiểu và làm chậm quá trình tiêu chảy diễn ra trong cơ thể bé.

3. Táo

Táo là một loại quả rất dễ tiêu hóa với trẻ, chúng nhiều chất xơ và cung cấp một lượng lớn nước để bù đắp cho lượng nước đã mất đi khi trẻ bị tiêu chảy.

4. Bánh mì

Bánh mì sẽ giúp hấp thụ thêm các axit có trong dạ dày, làm giảm tình trạng axít trong dạ dày từ đó giúp phòng ngừa hữu hiệu bệnh tiêu chảy.

Ngoài chế độ ăn uống nhạt, hoặc cho trẻ uống thức uống bù nước, bạn có thể cho trẻ măm măm các loại thực phẩm sau đây:

  • Sữa chua:   Nếu trẻ bị tiêu chảy do mất cân bằng vi khuẩn thì những vi khuẩn hữu ích trong sữa chua có thể giúp khôi phục sự cân bằng thích hợp này và làm giảm tình trạng tiêu chảy cho con bạn.
  • Mỳ:   cho trẻ ăn một phần nhỏ của những mỳ sợi cũng có thể giúp ổn định dạ dày của con bạn.
  • Khoai tây luộc:   Khoai tây luộc thường khá nhạt mà lại thơm ngon nên sẽ không gây kích thích với ruột của trẻ.

Các thực phẩm trẻ cần tránh khi bị tiêu chảy:

Nếu như bạn vừa cho em bé của bạn kết thân với các thực phẩm trên trong vòng 6h thì tốt nhất bạn nên cho trẻ đang bị tiêu chảy tránh xa các sản phẩm sữa, cà phê, thực phẩm gia vị, thức ăn chiên, dầu hoặc bất kỳ những thực phẩm có chứa đường nào khác. Hãy duy trì một chế độ ăn nhạt cho trẻ cho đến khi bạn cảm thấy trẻ đang khá hơn trong một vài giờ sau đó.

]]>
https://tuelinh.vn/thuc-pham-giup-be-phong-ngua-benh-tieu-chay-8345/feed 0
8 nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ https://tuelinh.vn/8-nguyen-nhan-dan-den-tieu-chay-o-tre-8336 https://tuelinh.vn/8-nguyen-nhan-dan-den-tieu-chay-o-tre-8336#respond Fri, 20 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/8-nguyen-nhan-dan-den-tieu-chay-o-tre-8336 Hiện tượng trẻ bị tiêu chảy rất thường xảy ra, nhất là trong những tháng nắng nóng của mùa hè. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, điều cần thiết là phải biết chính xác nguyên nhân trực tiếp để có biện pháp điều trị, hỗ trợ phù hợp. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến nhất:

Nhiễm trùng do vi khuẩn

Vi khuẩn – như khuẩn salmonela, khuẩn shigella, khuẩn tụ cầu, … – cũng là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy. Nếu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn thì bé có thể bị tiêu chảy nghiêm trọng, cùng với triệu chứng chuột rút, máu trong phân và sốt (bé có thể bị nôn hoặc không).

Một số sự nhiễm trùng do vi khuẩn có thể tự phát hiện, nhưng một số, như vi khuẩn E. coli lại có thể được tìm thấy trong thịt chưa được nấu chín và một số loại thực phẩm khác, có thể rất nguy hiểm. Nếu bé có những triệu chứng như trên hãy đưa bé đến bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra và có thể xét nghiệm mẫu phân để phát hiện ra nhiễm trùng do vi khuẩn.

Nhiễm trùng tai

Trong một số trường hợp, việc nhiễm trùng tai (có thể do virus hoặc vi khuẩn) có thể là thủ phạm gây ra bệnh tiêu chảy. Không chỉ đau tai, bé có thể buồn nôn, nôn và kém ăn; bé cũng có thể bị cảm lạnh

Trẻ bị tiêu chảy vì những nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bé bị tiêu chảy

Thực vật ký sinh

Nhiễm trùng do thực vật ký sinh cũng có thể dẫn tới bệnh tiêu chảy. Ví dụ như Giardiasis có nguyên nhân từ thực vật ký sinh cực nhỏ sống trong ruột.

Nếu bé bị nhiễm trùng do thực vật ký sinh, bé có thể bị tiêu chảy, sưng, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút. Những loại nhiễm trùng này thường dễ lan truyền trong những trường hợp chăm sóc theo nhóm, và cách điều trị liên quan tới vấn đề y tế đặc biệt. Vì thế bé cần đến gặp bác sĩ.

Thuốc kháng sinh

Nếu trẻ bị tiêu chảy trong và sau khi dùng thuốc kháng sinh thì điều này có thể liên quan tới vấn đề vấn đề thuốc uống, thuốc mà có thể giết những vi khuẩn có lợi trong ruột cùng với những vi khuẩn có hại. Hãy nói với bác sĩ về biện pháp chữa trị nhưng không nên dừng việc cho trẻ uống thuốc đã được kê đơn cho đến khi bác sĩ có chỉ dẫn khác.

Quá nhiều nước ép

Quá nhiều nước ép (đặc biệt là nước trái cây có chứa socbito và hàm lượng cao frutoza) hoặc quá nhiều đồ uống ngọt có thể không có lợi cho dạ dày của trẻ và khiến trẻ không đi đại tiện được. Giảm lượng nước ép và nước uống có đường sẽ giải quyết được vấn đề này trong 1 tuần hoặc hơn.

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn (hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với những chất protein vô hại trong thức ăn) có thể gây ra một vài phản ứng nghiêm trọng – ngay lập tức hoặc trong vòng vài giờ. Các triệu chứng có thể gồm tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng và phân có máu. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng có thể dẫn tới phát ban, sưng tấy và khó thở. Gọi bác sĩ nếu trẻ có vấn đề về thở hoặc mặt/ môi trẻ bị sưng.

Chất protein trong sữa là kiểu dị ứng thường gặp nhất. Những loại khác bao gồm trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, cá và những động vật có vỏ.

Không chịu được thức ăn

Không giống như dị ứng thức ăn, việc không chịu được thức ăn là một phản ứng bất thường có thể không liên quan đến hệ miễn dịch. Một ví dụ là việc không chịu được lactoze. Nếu trẻ không chịu được lactoze thì điều đó có nghĩa là cơ thể trẻ không sản sinh ra đủ lactaza, một loại enzim cần thiết để tiêu hóa lactoze, một loại đường trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa khác. Khi lactoze không tiêu hóa được có trong ruột thì nó có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sưng tấy và đầy hơi. Các triệu chứng thường xuất hiện từ ½ – 2 giờ sau khi trẻ ăn các sản phẩm từ sữa.

Ngộ độc

Nếu trẻ bị tiêu chảy và nôn, và bạn nghĩ rằng trẻ có thể đã nuốt phải một thứ gì đó như dược phẩm, hãy gọi ngay bác sĩ. Những triệu chứng khác có thể bao gồm không thở được, mệt mỏi, co giật và mất phương hướng

Theo Mẹ yêu con

]]>
https://tuelinh.vn/8-nguyen-nhan-dan-den-tieu-chay-o-tre-8336/feed 0
6 nguyên nhân trẻ dễ bị tiêu chảy vào mùa hè https://tuelinh.vn/6-nguyen-nhan-tre-de-bi-tieu-chay-vao-mua-he-8339 https://tuelinh.vn/6-nguyen-nhan-tre-de-bi-tieu-chay-vao-mua-he-8339#respond Fri, 20 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/6-nguyen-nhan-tre-de-bi-tieu-chay-vao-mua-he-8339 Khi bị tiêu chảy, khuôn mặt bé xanh xao và kéo theo triệu chứng đổ mồ hôi lạnh. Tuy nhiên, khi bé gặp phải căn bệnh này, các bậc cha mẹ đừng vội lo lắng mà hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé bị tiêu chảy. Sau đó hãy cho bé dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhé.

Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh tiêu chảy vào mùa hè:

1. Viêm dạ dày ruột: Viêm dạ dày ruột (còn gọi là cúm dạ dày) là tình trạng viêm dạ dày và ruột, có thể khiến trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn bị tiêu chảy. Viêm dạ dày ruột là bệnh phổ biến, có thể được gây ra bởi các loại vi rút khác nhau. Các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là rotavirus.

2. Vi khuẩn lây nhiễm: Bệnh nhân bị tiêu chảy do vi khuẩn lây nhiễm thường nặng. Đôi khi kèm theo triệu chứng nôn và đau bụng, phân có máu. Bệnh này thường do vi khuẩn E. coli, salmonella… gây ra. Bệnh nhân mắc tiêu chảy do loại virus này gây ra thường là do ăn thịt nướng chứa vi khuẩn E. coli gây ra nhiễm trùng.

3. Ký sinh trùng: Nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây tiêu chảy, chẳng hạn như giardiasis là do một ký sinh trùng trong ruột. Loài ký sinh trùng này sống tập thể và dễ dàng lây lan. Khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng cần phải được điều trị y tế đặc biệt. Nguyên nhân dẫn đến mắc loại ký sinh trùng này thường là do qua đường nước uống như nước chứa trong bể chứa, nước thông qua đường ống trên mái nhà có chứa giun đỏ…

4. Kháng sinh:Nếu em bé của bạn vẫn bị tiêu chảy trong khi điều trị kháng sinh hoặc sau khi điều trị thì rất có thể là thuốc có liên quan.

5. Thực phẩm đóng hộp:Uống nước trái cây đóng hộp quá nhiều, đặc biệt là những loại nước có nồng độ sorbitol và fructose cao cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày cho bé.

6. Dị ứng sữa bò: Dị ứng sữa bò là không phổ biến, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra tiêu chảy và nôn trớ nếu trẻ không hợp

]]>
https://tuelinh.vn/6-nguyen-nhan-tre-de-bi-tieu-chay-vao-mua-he-8339/feed 0
Chăm sóc cho bé bị tiêu chảy tại nhà https://tuelinh.vn/cham-soc-cho-be-bi-tieu-chay-tai-nha-8342 https://tuelinh.vn/cham-soc-cho-be-bi-tieu-chay-tai-nha-8342#respond Fri, 20 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/cham-soc-cho-be-bi-tieu-chay-tai-nha-8342 Tiêu chảy là bệnh thường gặp trong mùa hè. Gọi là tiêu chảy khi bé đi tiêu phân lỏng trêm 2 lần mỗi ngày.

Bù nước khi bé bị tiêu chảy

Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân. Mỗi gói ORS pha với 1 lít nước đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói ORS với nửa lít nước), mỗi gói ORS II hoặc mỗi viên hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Nếu bé không thích mùi vị dung dịch bù nước này, hãy thay bằng dung dịch bù nước khác, khi số lần tiêu chảy không nhiều (2-3 lần mỗi ngày) có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây. Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Chăm sóc cho bé bị tiêu chảy tại nhàCho bé uống nước đầy đủ khi bị tiêu chảy.

Ăn uống khi bé bị tiêu chảy

Để bé không bị sụt cân, cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau), cho bé ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ. Sữa mẹ rất quí với bé trong lúc này vì vừa đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu. Nếu bé bú sữa ngoài, vẫn tiếp tục cho bú bình thường. Trong một vài trường hợp bé bị tiêu chảy kéo dài, trở nên kém dung nạp với đường lactose trong sữa, nên thay sữa đang bú bằng các loại sữa không có đường lactose theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi hết tiêu chảy, trẻ sẽ uống lại sữa đã uống trước khi bệnh.

Chăm sóc như trên tuy đơn giản nhưng hiệu quả. Trái lại một số thói quen thường gặp sau đây có thể gây ra những hậu quả trầm trọng cho bé:

  • Hạn chế cho bé uống nước vì sợ uống vào lại tiêu chảy nhiều. Điều này sẽ làm bé bị thiếu nước nặng, dẫn đến rối loạn nước – điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Uống thuốc “cầm” tiêu chảy sẽ làm liệt ruột, các chất độc và vi trùng ứ đọng lại dẫn đến nhiễm độc, bụng chướng to, bỏ ăn, khó thở.
  • Cho bé ăn cháo trắng với muối, không cho bú mẹ… Sẽ làm bé mau chóng kiệt sức, suy dinh dưỡng, khó hồi phục sau bệnh.
  • Tự mua thuốc cho bé uống, vừa không chữa được bệnh lại dễ dẫn đến ngộ độc thuốc và kéo dài ngày bệnh.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Để các bé ít mắc bệnh tiêu chảy, cần lưu ý đến các điểm sau:

  • Ăn thực phẩm rửa sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường.
  • Sử dụng nguồn nước sạch.
  • Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.
  • Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.
  • Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.

BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG

]]>
https://tuelinh.vn/cham-soc-cho-be-bi-tieu-chay-tai-nha-8342/feed 0
Chế độ ăn cho trẻ tiêu chảy kéo dài https://tuelinh.vn/che-do-an-cho-tre-tieu-chay-keo-dai-8324 https://tuelinh.vn/che-do-an-cho-tre-tieu-chay-keo-dai-8324#respond Thu, 19 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/che-do-an-cho-tre-tieu-chay-keo-dai-8324 Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột. Chế độ dinh dưỡng đúng được biểu hiện bằng sự tăng cân ngay cả trong khi trẻ bị tiêu chảy.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong tiêu chảy kéo dài:

  • Giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa trong chế độ ăn.
  • Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân.
  • Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy như thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.
  • Dùng các loại thức ăn sẵn có như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp.
  • Chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa…
  • Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, mẹ không nên ăn kiêng.
  • Nếu mẹ không có sữa: Dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

  • Tiếp tục bú mẹ.
  • Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.
  • Đảm bảo thức ăn bổ sung như bột, cháo xay nấu với thịt, cá, trứng, rau xanh và dầu mỡ. Khi chế biến, đảm bảo độ nhớt giảm, dễ tiêu hóa, cân đối đạm, mỡ, đường, tránh tăng áp lực thẩm thấu.
  • Cho ăn nhiều bữa trong ngày (ít nhất 6 bữa).

Trẻ từ 1 tuổi trở lên

  • Bú mẹ và ăn thêm sữa động vật.
  • Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, đậu đỗ.
  • Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam, còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110kcal/kg/24giờ.
  • Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.
  • Nếu trẻ đang bú mẹ, ngoài các bữa cháo, súp cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường, mẹ không phải kiêng khem trong ăn uống (chỉ kiêng ăn thức ăn có nhiều đường nếu như trẻ tiêu chảy phân bọt và nhầy, có mùi chua).
  • Nếu ăn sữa bò trẻ tiêu chảy tăng lên thì chỉ ăn sữa chua hoặc sữa đậu nành hoặc dùng loại sữa không có lactose.
  • Các loại súp đều phải xay nát hoặc nghiền nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu.

Bù nước và điện giải

  • Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước cần bù nước và điện giải bằng đường uống.
  • Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, khi đánh giá dấu hiệu mất nước khó, vì vậy song song với chế độ ăn cần phải cho trẻ uống ORS hoặc các dung dịch điều trị tiêu chảy như nước cháo, nước cà rốt, nước dừa…
  • Cung cấp cho trẻ các loại vitamin và muối khoáng, các loại vitamin nhóm B và vitamin C, các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như: Kẽm, sắt, đồng, selen, acid Folic dưới dạng thuốc nước (Hydrosol, Nutroplex, Dynavit, Alvityl…) theo chỉ dẫn của bác sĩ.

ThS. LÊ THỊ HẢI

]]>
https://tuelinh.vn/che-do-an-cho-tre-tieu-chay-keo-dai-8324/feed 0
Dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị tiêu chảy kéo dài https://tuelinh.vn/dau-hieu-thuong-gap-o-tre-bi-tieu-chay-keo-dai-8330 https://tuelinh.vn/dau-hieu-thuong-gap-o-tre-bi-tieu-chay-keo-dai-8330#respond Thu, 19 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/dau-hieu-thuong-gap-o-tre-bi-tieu-chay-keo-dai-8330 Trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường có những biểu hiện như sụt cân, chậm phát triển cân nặng, chiều cao dẫn đến suy dinh dưỡng nếu trẻ tiêu chảy kéo dài quá lâu

Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ tiêu chảy kéo dài

  • Số lần đi ngoài khi giảm, khi tăng.
  • Tính chất của phân: Lúc lỏng, lúc đặc, lổn nhổn, có mùi chua, khẳm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy khi không dung nạp đường.
  • Phân có thể nhầy hồng hoặc có máu, khi đi tiêu phải rặn, khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài sau lỵ.
  • Trẻ biếng ăn, khó tiêu, ăn thức ăn lạ dễ bị tiêu chảy lại.

Biểu hiện toàn thân

  • Trẻ sụt cân, chậm phát triển cân nặng, chiều cao, dẫn đến suy dinh dưỡng nặng nếu trẻ tiêu chảy kéo dài quá lâu.
  • Thiếu vitamin: Dấu hiệu thiếu vitamin nhóm tan trong dầu, mỡ (A, D, E, K): khô mắt, còi xương, xuất huyết.
  • Thiếu các yếu tố vi lượng, muối khoáng như: Kẽm, Selen, Kali, phospho.

Các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp

Trẻ thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp như: Viêm tai giữa, viêm VA mãn, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết.

Khi có các bệnh nhiễm khuẩn, phải điều trị các bệnh này thì điều trị tiêu chảy kéo dài mới có kết quả.

Trong tiêu chảy kéo dài, trẻ thường mất nước nhẹ và vừa chỉ bồi phụ nước bằng đường uống.

– Tiêu chảy kéo dài là hậu quả của tình trạng rối loạn hấp thu do sự tổn thương niêm mạc ruột tiếp tục và sự hồi phục niêm mạc ruột bị gián đoạn bởi nhiều nguyên nhân gây ra. Hậu quả dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng nặng.

– Do khả năng đào thải vi khuẩn giảm, các loại vi khuẩn xâm nhập hoặc bám dính liên tục làm tổn thương các lớp tế bào hấp thu bề mặt niêm mạc ruột như lớp glycocalyx, lớp vi nhung mao và các tế bào hấp thu có chứa rất nhiều men như men tiêu hóa đường discacharidaze, đặc biệt là men lactoze gây tình trạng kém hấp thu đường lactoza.

– Chế độ ăn có nhiều chất đường (như lactose, đối với chế độ ăn sữa động vật) làm tăng thẩm thấu cũng như các protein động vật chưa được tiêu hóa hết có thể hấp thu qua niêm mạc ruột bị tổn thương, làm tổn thương nặng thêm và kích thích cơ thể sinh các kháng thể gây dị ứng thức ăn và tổn thương niêm mạc ruột.

– Do thiểu năng hấp thu muối mật ở ruột non, các vi khuẩn tăng sinh làm phân hủy muối mật, gây thiểu năng hấp thu các chất béo và lượng lớn muối mật không được hấp thu xuống đại màng gây tiết dịch.

Tiêu chảy kéo dài được coi như là một bệnh dinh dưỡng, liên quan chặt chẽ với tình trạng suy dinh dưỡng và cũng là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng. Hiện tượng sụt cân trong tiêu chảy kéo dài là do giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, do ăn kiêng, do thức ăn có đậm độ năng lượng thấp, do thiếu các vitamin và các yếu tố vi lượng là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và đổi mới niêm mạc ruột cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Theo Mẹ yêu con

]]>
https://tuelinh.vn/dau-hieu-thuong-gap-o-tre-bi-tieu-chay-keo-dai-8330/feed 0
Khi nào cần đưa trẻ bị tiêu chảy đến bệnh viện? https://tuelinh.vn/khi-nao-can-dua-tre-bi-tieu-chay-den-benh-vien-8333 https://tuelinh.vn/khi-nao-can-dua-tre-bi-tieu-chay-den-benh-vien-8333#respond Thu, 19 Apr 2012 01:00:25 +0000 https://tuelinh.vn/khi-nao-can-dua-tre-bi-tieu-chay-den-benh-vien-8333 Xin bác sĩ cho biết, đối với trẻ bị tiêu chảy thì trong trường hợp nào nên cho trẻ đến bệnh viện để điều trị? Xin cảm ơn bác sĩ!

Trả lời:

Ở trẻ em, tiêu chảy là bệnh thường gặp, trong cả thời tiết nóng cũng như lạnh. Tiêu chảy có thể là một phản ứng có lợi của cơ thể để tống những chất lạ có hại cho cơ thể như độc tố hoặc các men do vi khuẩn gây hại tiết ra khỏi cơ thể theo cơ chế lấy nước trong cơ thể đưa vào ruột để việc thải chất độc được dễ dàng hơn.

Nhưng tiêu chảy lại gây ra hiện tượng mất nước trong cơ thể nên ưu tiên hàng đầu là bù nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột vì thực chất men vi sinh là những vi khuẩn sống có lợi được đông khô, khi vào ruột chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng để tạo ra sự trấn áp với vi khuẩn có hại.

Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày chưa thuyên giảm thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay để tìm nguyên nhân và có biện pháp xử trí kịp thời.

Ngoài ra, khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện như phân trẻ có lẫn máu, khi sờ nắn bụng thấy đau (trẻ khóc), nôn nhiều, không thể cho trẻ ăn uống được hoặc khi trẻ đã có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, đi tiểu rất ít, thóp lõm, khóc không có nước mắt cũng cần cho trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

BS. Nguyễn Văn Quảng

]]>
https://tuelinh.vn/khi-nao-can-dua-tre-bi-tieu-chay-den-benh-vien-8333/feed 0
Trẻ bị tiêu chảy – Nên ăn gì? https://tuelinh.vn/tre-bi-tieu-chay-nen-an-gi-6110 https://tuelinh.vn/tre-bi-tieu-chay-nen-an-gi-6110#respond Tue, 06 Dec 2011 08:53:09 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6110 Tiêu chảy là tình trạng khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày, thường hay xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là những trè từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi.


Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Tiêu chảy kéo dài là khi bị tiêu chảy trên 2 tuần hoặc nhiều hơn.

Trẻ em bị tiêu chảy thường bị suy dinh dưỡng và có thể dẫn tới tử vong, do cơ thể mất một lượng nước và muối lớn. Một nguyên nhân quan trọng nữa gây ra chết là lỵ. Để giúp trẻ phục hồi nhanh sau tiêu chảy và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, ăn càng sớm càng tốt khi chúng muốn ăn.

Chế độ ăn uống của trẻ

Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước, nhanh chóng điều trị mất nước và chế độ ăn của trẻ.

Để phòng mất nước ngày tại nhà bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường như ORS (oresol), nước đun sôi để nguội, hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm…

Nếu có mất nước phải đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế cơ sở hoặc trạm y tế để điều trị. Cách điều trị mất nước tốt nhất là cho trẻ uống ORS và các loại dung dịch chế từ thực phẩm. Số lượng dung dịch cần cho uống tại nhà sau mỗi lần đi ngoài:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml.
  • Trẻ từ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml.
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu.

Các loại dịch dùng trong điều trị ORS và cách pha: rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột gói vào một cái bình ấm hay ấm tích nước sạch. Đong một lít nước sạch (hoặc một lượng nước thích hợp với từng loại gói được dùng), tốt nhất là nước đun sôi để nguội, trong trường hợp không thể có được thì dùng nước nào sạch nhất. Đổ nước vào bình chứa và lắc kỹ cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn. Đậy bình lại và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và pha lại dung dịch mới.

Nước cháo muối: dùng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, lấy nước cho trẻ uống dần.

Nước gạo rang muối: lấy 50g gạo (một vốc tay) đem rang vàng, cho 6 bát nước đem nấu nhừ lọc qua rá cho 1 thìa cà phê muối ăn vào rồi cho trẻ uống dần.

Nước chuối, nước hồng xiêm: chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội + 1 thìa cà phê gạt ngang muối ăn, cho trẻ uống dần.

Súp cà rốt muối: cà rốt 500g, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, cho một nhúm muối đun sôi lại, cho trẻ uống dần.

Cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy

Là vấn đề rất quan trọng để đề phòng trẻ bị sút cân và suy dinh dưỡng.

Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú.

Trẻ trên 6 tháng tuổi: ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một, các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa… và cần cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.

Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để tăng lượng kali. Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp vì chúng có thể làm tăng tiêu chảy.

Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…) khó tiêu hóa.

Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì những loại thức ăn này có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

Số lượng thức ăn:

Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ ngày hoặc nhiều hơn.

Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.

Ghi chú:

– Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.

– Trẻ dùng sữa bò tiêu chảy tăng thêm thì thay bằng sữa đậu tương 10% hoặc sữa không có latoza như (Isomil, Olac) hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ.

– Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn, ăn bình thường.

Phòng bệnh tiêu chảy

  • Nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất bảo vệ thực vật.
  • Rửa tay bằng xà phòng: Sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy.
  • Tiêm phòng sởi: trẻ mắc các bệnh sởi hoặc sau khi khỏi do mắc tiêu chảy, lỵ nặng dẫn tới tử vong. Tiêm vắc-xin sởi có thể phòng ngừa được 25% số ca tử vong liên quan tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi.

Theo Sức khỏe đời sống

]]>
https://tuelinh.vn/tre-bi-tieu-chay-nen-an-gi-6110/feed 0