Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Fri, 17 Aug 2012 07:54:09 +0000 vi hourly 1 Phát hiện và điều trị thoái hóa đốt sống cổ https://tuelinh.vn/phat-hien-va-dieu-tri-thoai-hoa-dot-song-co-8693 https://tuelinh.vn/phat-hien-va-dieu-tri-thoai-hoa-dot-song-co-8693#respond Fri, 27 Apr 2012 01:08:21 +0000 https://tuelinh.vn/phat-hien-va-dieu-tri-thoai-hoa-dot-song-co-8693 Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh.

Những ai dễ bị thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…

Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.

Những biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ

Khi mắc bệnh, có thể một thời gian dài người bệnh không thấy có cảm giác khác thường, sau đó có những biểu hiện sau:

– Các động tác cổ bị vướng và đau. Có thể đôi khi người bệnh ở tình trạng vẹo cổ.

– Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

Cần phân biệt cơn đau của thoái hóa đốt sống cổ với các biểu hiện của u hố sau, u lành tính trong ống sống cổ. Chính vì vậy khi có những biểu hiện khác thường ở đốt sống cổ phải đi khám ở các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có kết luận và hướng điều trị đúng đắn.

Khi mắc bệnh, các cử động ở cổ bị hạn chế, có thể có cảm giác khó quay đầu, cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương, các mỏm ngang của cột sống cổ. Chụp X quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt và thấy có các gai xương.

Thoái hóa đốt sống cổ ở đoạn C1-C2 có liên quan trực tiếp tới quay đầu cổ, tới sự nâng giữ đầu. Nếu thoái hóa ở đoạn C4 sẽ liên quan đến sự vận động của cơ hoành. Khi tổn thương ở đoạn đốt sống này người bệnh còn có biểu hiện nấc, ngáp, chóng mặt…

Để đề phòng hiện tượng gãy, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi, gây nguy cơ tử vong, tuyệt đối không được vặn cổ, ấn cổ bệnh nhân, người bệnh tránh nằm gối đầu quá cao. Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Do vậy người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện và xử trí kịp thời.

Để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Muốn điều trị hiệu quả, người bệnh cần được loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay, các tổn thương cần phẫu thuật như u hố sau, u tủy cổ…

Điều trị bệnh chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau thông thường kết hợp với biện pháp trị liệu, xoa bóp vùng gáy, vùng mặt và vùng bụng.

Nên dùng thêm vitamin E 400 UI, ngày một viên và uống đều đặn hằng ngày.

Cần phải sử dụng điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể (nhất là đối với người cao tuổi) với các hình thức như thư giãn, sinh hoạt câu lạc bộ.

Như đã nói đây là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, vì vậy đối với các diễn viên xiếc, những người làm nghề có sự tác động nhiều đến vùng gáy, cổ, sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc.

Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ. Khi có những biểu hiện đau, khó vận động vùng cổ cần được thăm khám sớm để có kết quả điều trị tốt nhất.

Theo   Sức khỏe & Đời sống

]]>
https://tuelinh.vn/phat-hien-va-dieu-tri-thoai-hoa-dot-song-co-8693/feed 0
Thoái hóa đốt sống cổ và những điều cần biết https://tuelinh.vn/thoai-hoa-dot-song-co-va-nhung-dieu-can-biet-8696 https://tuelinh.vn/thoai-hoa-dot-song-co-va-nhung-dieu-can-biet-8696#respond Fri, 27 Apr 2012 01:08:21 +0000 https://tuelinh.vn/thoai-hoa-dot-song-co-va-nhung-dieu-can-biet-8696 Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40-50 tuổi); yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…

Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:

– Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.

– Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

– Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.

– Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 – C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.

Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong,  người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”, không nên nằm gối đầu quá cao .

Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí kịp thời.

Về điều trị, trước tiên, cần loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay do u hố sau, u tủy cổ. Khi đã xác định bệnh, cần điều trị thoái hóa, chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường và xoa – gõ vùng gáy, mặt, bụng.

Nên dùng thêm vitamin E (400 UI/ngày). Kết hợp điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể (nhất là đối với người cao tuổi) với các hình thức thư giãn, sinh hoạt câu lạc bộ. Đối với người có nghề nghiệp dễ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ, cần phân phối đều giữa lao động và nghỉ ngơi, thư giãn, các xoa bóp phục hồi chức năng (nhất là các diễn viên xiếc).

TS  Nguyễn Chương ,  Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
https://tuelinh.vn/thoai-hoa-dot-song-co-va-nhung-dieu-can-biet-8696/feed 0
Đau tay – Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ https://tuelinh.vn/dau-tay-dau-hieu-thoai-hoa-dot-song-co-8699 https://tuelinh.vn/dau-tay-dau-hieu-thoai-hoa-dot-song-co-8699#respond Fri, 27 Apr 2012 01:08:21 +0000 https://tuelinh.vn/dau-tay-dau-hieu-thoai-hoa-dot-song-co-8699 “Không hiểu sao bác sĩ lại cho đi chụp cổ nhỉ?”. “Tôi đau tay mà lại cứ bảo bị thoái hoái đốt sống cổ?”. Bà Trịnh Thị M. (Gia Lâm, Hà Nội) cứ băn khoăn cầm kết quả phim chụp đốt sống cổ của mình: thoái hoá đốt sống cổ.

Đau tay, chụp cổ

“Không hiểu sao bác sĩ lại cho đi chụp cổ nhỉ?”. “Tôi đau tay mà lại cứ bảo bị thoái hoái đốt sống cổ?”. Bà Trịnh Thị M. (Gia Lâm, Hà Nội) cứ băn khoăn cầm kết quả phim chụp đốt sống cổ của mình: thoái hoá đốt sống cổ.

Thở dài bà tâm sự: hai tuần nay bà bị đau cánh tay, chẳng làm gì được. Sáng nay con gái mới đưa bà vào Trung tâm Cơ xương khớp để khám. Bác sĩ chẩn đoán bà bị thoái hoá đốt sống cổ và yêu cầu bà đi chụp. Lằng nhằng mãi ở của phòng khám, bà mới quyết định đi chụp Xquang và bây giờ là kết quả…

Anh Qu., 47 tuổi (Hoà Bình), hơn 1 tháng nay anh bị đau cánh tay, bàn tay tê bì, mặc dù uống thuốc giảm đau nhưng cũng không khỏi. Một tuần nay tay anh có dấu hiệu bị teo. Đi khám ở bệnh viện huyện, tỉnh, các bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nhưng không hề thuyên giảm. Cuối cùng anh “quyết” lên Hà Nội khám. Tại Trung tâm Cơ xương khớp, Bệnh viện E, sau khi khám xét và chụp chiếu, anh bất ngờ nhận được kết luận: thoái hoá đốt sống cổ. Anh vẫn băn khoăn: “không hiểu sao mình đau tay, đau đầu mà lại bị thoái hoá cổ…”.

Đi tìm nguyên nhân

“Hàng ngày, chúng tôi phải giải thích đi giải thích lại cho hàng trăm bệnh nhân về bệnh của họ. Đặc biệt là ở bệnh nhân đau thần kinh cổ – cánh tay có nguyên nhân từ thoái hoá đốt sống cổ”, TS.Mai Thị Minh Tâm (Trung tâm Cơ xương khớp, Bệnh viện E) cho biết.

Trên thực tế là bệnh nhân bị thoái hoá đốt sống cổ thường có những biểu hiện dị cảm cánh tay, cẳng tay và đến tận bàn tay, đôi khi biểu hiện đau đầu không thể chịu được, ngoài ra có thể chóng mặt. Một số bệnh nhân bị đau thần kinh cánh tay rất dữ dội, đau ở cột sống cổ và vai, đau lan xuống cánh tay, đau mặt ngoài cánh tay, đau lan đến khuỷu và có thể đến ngón cái, ngón trỏ, đau dai dẳng và nghỉ không thuyên giảm. Kèm theo là đau cột sống cổ, làm hạn chế vận động cột sống cổ. Nguyên nhân thường do chèn ép rễ thần kinh do gai xương nhô vào trong lỗ liên hợp hoặc do thoát vị đĩa đệm gây ra. Tiến sĩ Minh Tâm trao đổi. Trong chẩn đoán đau thần kinh cánh tay cũng cần phân biệt: viêm đĩa đốt sống, khối u ác tính hay lành tính đốt sống, khối u của đỉnh phổi gọi hội chứng Pancoast và Tobias, để có thể có cách thức điều trị đúng đắn.

Theo Sức khỏe đời sống

]]>
https://tuelinh.vn/dau-tay-dau-hieu-thoai-hoa-dot-song-co-8699/feed 0
Thoái hóa đốt sống cổ – Triệu chứng và cách phòng ngừa https://tuelinh.vn/thoai-hoa-dot-song-co-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-8705 https://tuelinh.vn/thoai-hoa-dot-song-co-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-8705#respond Fri, 27 Apr 2012 01:08:21 +0000 https://tuelinh.vn/thoai-hoa-dot-song-co-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-8705 Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Ở mức độ nặng, bệnh có thể gây ra các biến chứng phức tạp như cảm giác khó nuốt, buồn nôn, chóng mặt… Ngoài thuốc, châm cứu và bấm huyệt kết hợp với xoa bóp cũng là cách điều trị hiệu quả.

Các biểu hiện bệnh:

  • Đau nhức mỏi từ bả vai lan xuống cánh tay hoặc như có kim châm tê tê suốt dọc phía trong cánh tay, khiến người bệnh khó khăn khi nâng tay lên hoặc hạ xuống. Nếu trầm trọng, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng phức tạp hơn như cảm giác khó nuốt, thấy vướng ở cổ, choáng váng…
  • Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)… làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Những bệnh thường gặp ở đốt sống như viêm cột sống dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là bệnh viêm khớp, làm cho đốt sống cổ thoái hóa nặng, hình thành nên các gai xương. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau.
  • Bệnh có thể diễn ra ở đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa, lồi ra bên ngoài vị trí ban đầu hoặc thoái vị về một phía chèn ép vào rễ thần kinh gây đau và hạn chế vận động, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa.

Một số cách điều trị:

  • Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau như alaphan, viatril-s nhằm làm tăng tái tạo sụn khớp, hạn chế quá trình thoái hóa.
  • Nếu ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện đốt sống cổ nhẹ nhàng, đúng phương pháp.
  • Đeo đai một thời gian ngắn để hạn chế chuyển động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ.
  • Khi có bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm, ngoài việc dùng các biện pháp lý liệu phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải vùng đầu cổ.

Cách dự phòng bệnh:

  • Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước bàn vi tính kéo dài.
  • Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả những động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
  • Không nên đội nặng trên đầu.
  • Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Giáo sư   Trần Ngọc,   Đại Đoàn Kết

]]>
https://tuelinh.vn/thoai-hoa-dot-song-co-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-8705/feed 0