Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Wed, 19 Feb 2025 09:51:40 +0000 vi hourly 1 Khoai tây tốt cho những người bị bệnh nào ? https://tuelinh.vn/khoai-tay-tot-cho-nguoi-benh-loet-da-day-va-tao-bon-man-tinh-6292 https://tuelinh.vn/khoai-tay-tot-cho-nguoi-benh-loet-da-day-va-tao-bon-man-tinh-6292#respond Sat, 17 Dec 2011 13:53:40 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6292 Giá trị dinh dưỡng của khoai tây đã được biết đến từ lâu, tuy nhiên những công dụng của nó lại chưa được nhiều người biết đến. Tại bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc đầy đủ các tác dụng của khoai tây

Tác dụng với sức khỏe và giảm béo?

Protein trong khoai tây thậm chí tốt hơn thành phần protein có trong đậu nành bởi chúng khá tương đồng với protein trong động vật, lượng lysine và trytophan phong phú trong khoai tây nhiều hơn bất cứ loại rau củ khác.

Khoai tây cũng giàu canxi, magie, kẽm, kali, sắt giúp ngăn ngừa vỡ mạch máu não; hàm lượng protein và vitamin C cao gấp 10 lần táo; vitamin B1, B2, sắt và phốt pho cũng cao hơn nhiều so với thành phần tương tự trong táo.

Dưới góc độ dinh dưỡng học, giá trị dinh dưỡng của khoai tây cao hơn táo 3,5 lần. Bạn không phải quá lo lắng về tình trạng đói bụng bởi một lượng khoai tây vừa đủ cũng có thể cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cần thiết, lượng chất xơ phong phú làm đầy dạ dày và tạo ra cảm giác no lâu hơn. Khoai tây không chỉ là loại củ giàu dinh dưỡng mà chúng còn có tác dụng giảm béo và chữa bệnh.

Tốt cho bệnh loét dạ dày và táo bón

Khoai tây rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng loét dạ dày, táo bón mãn tính, ho, sốt eczema và đặc tính chữa lành da.

Cellulose trong khoai tây không gây kích thích niêm mạc dạ dày, giúp giảm bớt những cơn đau dạ dày và giảm tiết lượng axit. Quấy khoảng 10g bột khoai tây trong nước ấm cho đặc quánh rồi ăn trước bữa cơm 20 phút, sau đó nghỉ ngơi khoảng 30 phút, duy trì 3 lần một ngày kéo dài trong 3 tháng sẽ rất có hiệu quả trong chữa trị viêm loét dạ dày mãn tính. Đồng thời sử dụng khoai tây hợp lý cũng có tác dụng hỗ trợ phòng chống và điều trị ung thư dạ dày.

Kết hợp sử dụng khoai tây tươi và mật giúp chữa loét dạ dày tá tràng và tắc đường ruột. Rửa sạch khoai tây, xay vắt lấy nước, cho vào nồi đun sôi âm ỉ trong lửa nhỏ đến khi quánh đặc cho thêm lượng mật vừa đủ, tiếp tục đun thành dạng cao, để lạnh rồi dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một thìa cà phê, dùng trong 20 ngày, ăn khi đói.

Có nên ăn cùng thịt bò?

Khoai tây là loại thực phẩm có tính kiềm có tác dụng điều chỉnh nhất định thành phần dinh dưỡng của thịt; khi nấu với thịt bò giúp cân bằng lượng dinh dưỡng của hai loại thực phẩm. Chuyên gia cho biết, khi tiêu hóa bất kỳ loại thực phẩm nào cũng làm thay đổi nồng độ axit trong dạ dày, còn hàm lượng axit mà dạ dày tiết ra để tiêu hóa khoai tây ít hơn các loại thịt. Nếu nồng độ axit quá thấp, axit trong dạ dày sẽ được tiết ra nhiều hơn. Vì vậy, việc tiêu hóa thức ăn dễ hay khó không tác động đến mức độ tiết axit trong dạ dày trong suốt quá trình tiêu hóa.

Ăn khoai tây thế nào thì hiệu quả

Ăn 5-6 củ khoai tây mỗi tuần làm giảm 40% nguy cơ bị đột quỵ và không có tác dụng phụ. Khoai tây không chỉ có thể giúp kiểm soát thể trọng, giảm nguy cơ huyết áp cao và đột quỵ. Loại khoai tây có vỏ đậm màu giàu vitamin và kali, nếu bỏ lớp vỏ sẽ làm mất chất dinh dưỡng vốn có của khoai tây. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin dưới lớp vỏ khoai tây lên đến 80% cao hơn nhiều phần thịt trong củ.

Theo Dinh dưỡng

]]>
https://tuelinh.vn/khoai-tay-tot-cho-nguoi-benh-loet-da-day-va-tao-bon-man-tinh-6292/feed 0
Táo bón https://tuelinh.vn/tao-bon-788 https://tuelinh.vn/tao-bon-788#respond Wed, 24 Aug 2011 03:58:27 +0000 https://tuelinh.vn/?p=788 Táo bón là một rối loạn tiêu hóa rất hay gặp đặc trưng bởi giảm số lần đi ngoài, phân khó rặn hoặc phải gắng sức. Nhìn chung, bệnh nhân bị xem là táo bón khi đi ngoài dưới 3 lần mỗi tuần, phân khó rặn và khô.

Dấu hiệu và triệu chứng

Không đi ngoài hằng ngày không đồng nghĩa với táo bón. Tuy nhiên, cần nghĩ đến táo bón nếu có các triệu chứng sau:

  • Đi ngoài phân cứng dưới 3 lần/tuần
  • Thường xuyên phải gắng sức để rặn
  • Bụng chướng hoặc khó chịu

Nguyên nhân

Một số yếu tố có thể gây táo bón gồm

  • Không uống đủ nước
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Không chú ý đến thói quen đi ngoài
  • Tuổi già
  • Ít vận động thể lực
  • Có thai
  • Bị bệnh

Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc điều trị bệnh Parkinson, cao huyết áp, trầm cảm và thuốc ngủ cũng gây táo bón. Thường xuyên dùng thuốc nhuận tràng cũng có thể dẫn đến táo bón. Trong một số ít trường hợp, táo bón có thể là dấu hiệu của những chứng bệnh nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng, rối loạn hormon hoặc bệnh tự miễn.

Đôi khi táo bón ở trẻ em là do trẻ mải chơi quên đi vệ sinh. Trẻ nhỏ có thể bị táo bón do sợ hoặc không muốn vào nhà vệ sinh.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Chẩn đoán táo bón nói chung tuỳ thuộc vào hỏi bệnh sử và khám thực thể. Cần loại trừ nguyên nhân do tắc ruột, rối loạn nội tiết (như cường giáp), rối loạn điện giải (ví dụ tăng calci máu) hoặc do dùng thuốc. Các xét nghiệm có thể được chỉ định gồm:

  • Xét nghiệm tìm máu vi thể trong phân
  • Chụp đại tràng có thuốc cản quang
  • Soi đại tràng sigma
  • Soi đại tràng
  • Đo áp lực hậu môn trực tràng

Điều trị

  • Thay đổi lối sống, thường xuyên vận động thể lực
  • Uống đủ nước, bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn
  • Dùng một số thuốc như dầu khoáng hoặc docusat (Colace, Surfak) để làm mềm phân giúp dễ đi ngoài. Tuy nhiên cần tránh dùng thường xuyên những thuốc này. Cũng có thể uống sữa magiê có tác dụng nhuận tràng nhẹ.

Phòng bệnh

Để phòng ngừa táo bón, cần:

  • Thường xuyên ăn chất xơ: Chọn những loại thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, rau, đậu đỗ, ngũ cốc nguyên cám.
  • Hạn chế những loại thực phẩm dễ gây táo bón. Những loại thực phẩm giàu chất béo, đường và ít chất xơ như kem, pho mát, thực phẩm chế biến sẵn có thể gây táo bón hoặc làm cho táo bón nặng thêm.
  • Uống nhiều nước. Lượng nước cần uống mỗi ngày ở từng người phụ thuộc vào tuổi, giới tính, sức khỏe, mức độ hoạt động thể lực và nhiều yếu tố khác.
  • Tăng cường hoạt động thể lực.
  • Đi ngoài ngay khi có nhu cầu: Càng nhịn lâu, nước sẽ càng bị hấp thu và phân sẽ càng cứng.
  • Không quá lạm dụng thuốc nhuận tràng.
Chẩn đoán táo bón nói chung tuỳ thuộc vào hỏi bệnh sử và khám thực thể. Cần loại trừ nguyên nhân do tắc ruột, rối loạn nội tiết (như cường giáp), rối loạn điện giải (ví dụ tăng calci máu
]]>
https://tuelinh.vn/tao-bon-788/feed 0