Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Thu, 30 Oct 2014 04:08:23 +0000 vi hourly 1 Suy thận mạn nguy hiểm như thế nào? https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguy-hiem-nhu-the-nao-17395 https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguy-hiem-nhu-the-nao-17395#respond Wed, 12 Mar 2014 09:05:21 +0000 https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguy-hiem-nhu-the-nao-17395 Suy thận mạn là tình trạng thận giảm hoạt động, không đảm bảo đủ các nhiệm vụ chính của mình gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Trường hợp xảy ra đột ngột thì được gọi là suy thận cấp còn diễn biến từ từ, kéo dài và lặp đi lặp lại được gọi là suy thận mạn.

Suy thận mạn nguy hiểm như thế nào?

Thận có hình hạt đậu, dài 12 cm, rộng 6cm, dày 3cm, nặng khoảng 150g. Mỗi người có hai thận, có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu. Thận lọc máu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Thận là cửa ngõ đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người, rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp… đe dọa sự sống.

Hiểu hơn về suy thận mạn

Chức năng lọc của thận do các cầu thận đảm nhận. Bình thường, có khoảng 1200 ml máu chảy qua hai thận của chúng ta, tương ứng có 125ml huyết tương được lọc qua cầu thận. Trong 1 ngày đêm, tại hai thận, có khỏang 180 lít dịch được lọc.

Máu sau khi đi qua các cầu thận, sẽ được các ống thận ( ống lượn xa, ống lượn gần, quai henle ) chắt lọc, hấp thu và đào thải. Sau quá trình tái hấp thu và đào thải, chỉ có một lượng nhỏ ( 1-1,5 lít) nước tiểu. Lúc này, thành phần  cơ bản của  nước tiểu bao gồm Na + , Cl – , Ca 2+ , NH 4 + , Mg 2+ , PO 4 3- , SO 4 2- …,ure, creatinin, acid uric, acid amin. Những thành phần này, không cần thiết,  quá nhiều hoặc độc cho cơ thể, được đào thải ra nước tiểu.

Khi chức năng của các cầu thận suy giảm,  giảm khả năng lọc máu, mức lọc cầu thận giảm xuống mức bình thường hoặc vấn đề xảy ra ở các ống thận ( ống lượn xa, ống lượn gần, quai henle) đồng nghĩa với thận giảm chức năng. Vấn đề  suy giảm chức năng, không được điều trị cẩn thận, kéo dài dai dẳng, dẫn tới suy thận mạn tính.

Nguyên nhân gây suy thận mạn?

Suy thận mạn là hậu quả của nhiều bệnh có liên quan với thận. Đầu tiên phải kể đến là viêm cầu thận cấp, viêm đài bể thận …tiếp đó là tăng huyết áp và đái tháo đường. Liên cầu khuẩn nhóm A gây bệnh đường hô hấp trên ở trẻ đồng thời gây nên bệnh thấp tim, viêm cầu thận cấp ở trẻ. Ăn mặn, hút thuốc, béo phì, tiểu đường là những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp.

Triệu chứng của suy thận mạn

Suy thận mạn là hiện tượng suy giảm chức năng của cầu thận, ống thận chậm dần dần theo thời gian. Khác với suy thận cấp, phù nhiều, nước tiểu ít rõ rệt, ở suy thận mạn, các triệu chứng lại kín đáo hơn, khó phát hiện. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu thường xuyên, chủ yếu vào ban đêm. Da dễ bầm tím. Phù kín đáo, phù khó nhận biết. Chỉ khi đến giai đoạn cuối, mới thấy phù rõ rệt. Huyết áp cũng tăng dần lên ở ngưỡng cao. Thấy lượng đường, protein, hồng cầu, bạch cầu cao trong nước tiểu. Thiếu máu, máu khó đông do giảm tiểu cầu. Giai đoạn cuối của suy thận, người bệnh mệt mỏi, ngay cả việc di chuyển nhẹ nhàng cũng không còn sức nữa. Phù ngày càng tăng, ăn nhạt tương đối, rồi ăn nhạt tuyệt đối cũng không có hiệu quả đáng kể trong việc giảm phù.

Ngoài chức năng lọc máu, thận còn có chức năng nội tiết. Thận bài tiết các hoocmon tham gia điều hòa huyết áp, kích thích sinh sản hồng cầu, góp phần chuyển hóa Calci, Phospho trong cơ thể. Người suy thận mãn dễ bị gãy xương, gãy xương  lâu liền, rối loạn testosterol, giảm sinh lý tình dục, ít tinh trùng, vô sinh…..

Giai đoạn

Hệ số thanh thải creatinin nội sinh

( ml/phút)

Nồng độ creatinin trong máu

Điều trị

(Mg/dl)

(Mmol/l)

I

60 – 40

Bảo tồn

II

40 – 20

1.5 – 3.5

130-300

Bảo tồn

IIIa

20 – 10

3.5 – 6

300-500

Bảo tồn

IIIb

10 – 5

6 – 10

500 -900

Lọc máu

IV

>10

>900

Lọc máu bắt buộc

Suy thận mãn tính chia ra  5 cấp độ. Độ I, II, III a, III b, IV. Sống chung với bệnh, nếu không có chế độ điều trị tích cực, suy thận mãn chuyển từ độ I sang độ II, III và IV rất nhanh chóng. Giai đoạn IV, người bệnh cần được chạy thận nhân tạo, bởi thận lúc này không còn khả năng đảm nhận vai trò của nó nữa.

Điều trị suy thận mãn

Điều trị triệu chứng, khắc phục  các vấn đề phù, mệt mỏi,  chán ăn, thiếu máu, ….. Cải thiện chức năng cầu thận bằng thuốc, bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện.

Chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc là những phương pháp mà người ta được áp dụng khi phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc không còn giúp ích cho bệnh nhân được nữa. Phương pháp nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Thay thận là một phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

Chế độ ăn nhiều muối, sử dụng nhiều thuốc  làm tăng gánh nặng cho thận, viêm đường tiết niệu cũng là con đường dẫn đến viêm cầu thận, suy thận. Điều chỉnh chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, để có thận khỏe mạnh.

Khi mới có dấu hiệu của thận “ không khỏe”, một số bài thuốc nam rất có hữu hiệu cải thiện tình hình của bệnh.

Uống nhiều nước là một cách đơn giản nhất, tốt nhất cho thận.

Nguồn : Nguyễn Huyền (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguy-hiem-nhu-the-nao-17395/feed 0
Kiến thức tổng quan về suy thận mạn https://tuelinh.vn/kien-thuc-tong-quan-ve-suy-than-man-17391 https://tuelinh.vn/kien-thuc-tong-quan-ve-suy-than-man-17391#respond Tue, 11 Mar 2014 08:50:24 +0000 https://tuelinh.vn/kien-thuc-tong-quan-ve-suy-than-man-17391 Suy thận mạn có nghĩa là chức năng thận suy giảm một cách dần dần trong thời gian dài. Thận có vai trò lọc và bài tiết chất thải hòa tan vào nước tiêu. Khi thận suy, một lượng lớn dịch, chất điện giải, chất thải  … bị tích lũy trong cơ thể, gây rối loạn các cơ chế nội sinh của cơ thể.

Triệu chứng suy thận mạn

Trong giai đoạn sớm của bệnh, có một số dấu hiệu chung giúp ta nghi ngờ. Khi những dấu hiệu này xuất hiện với tần số nhiều hơn và mức độ nặng hơn là lúc bạn cần hết sức quan tâm chú ý. Diễn biến này chỉ phát triển thầm lặng, từ từ, không đột ngột, bất ngờ :

  • Buồn nôn, nôn
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Khó ngủ
  • Lượng nước tiểu bất thường : quá ít hay quá nhiều.
  • Bị chuột rút
  • Sưng bàn chân hay mắt cá.
  • Đau ngực nếu dịch tích tụ quanh màng tim
  • Khó thở nếu dịch tích tụ ở phổi.
  • Khó khăn trong việc tìm ra liệu trình trị cao huyết áp.

Các dấu hiệu trên khá chung chung nên không phải là dấu hiệu đặc trưng cho bệnh suy thận, nghĩa là còn có thề là do nguyên nhân khác. Hơn nữa, tự thân thận có khả năng hoạt động bù trừ khi suy giảm chức năng ở mức nhẹ, do đó các biểu hiện trên chỉ thật sự rõ nét hơn khi diễn tiến bệnh đã nặng hơn.

Yếu tố nguy cơ

Suy thận thường là do tác động biến chứng của một căn bệnh mạn tính nào đó. Một số bệnh sau đây được xem là yếu tố nguy cơ cao của suy thận như :

  • Đái tháo đường type 1 hay type 2
  • Cao huyết áp
  • Viêm cầu thận
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt…
  • Viêm bể thận.

Biến chứng

Thận có ảnh hưởng lên nhiều cơ quan trong cơ thể nên khi thận suy có thể gây biến chứng tại nhiều cơ quan khác, chẳng hạn :

  • Giữ nước : các chi cảm thấy nặng nề, phù và mắt cá sưng, huyết áp tăng cao và nguy cơ phù phổi do dịch tích tụ trong khoang phổi.
  • Tăng đột ngột kali máu (do thận bài tiết kém) ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động co bóp của tim, có thể gây các cơn đau thắt ngực.
  • Bệnh tim mạch.
  • Yếu xương, dễ gãy.
  • Thiếu máu
  • Thần kinh : khó tập trung, bị co giật.
  • Hệ miễn dịch kém đi, dễ nhiễm trùng .

Chẩn đoán, điều trị

Khi nghi ngờ suy thận, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các bước sau :

  • Đo huyết áp ( thông thường người suy thận sẽ có huyết áp cao hơn bình thường do lượng dịch trong cơ thể cao).
  • Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sự có mặt của protein niệu.
  • Xét nghiệm máu để xác định nồng độ các chất điện giải.
  • Chụp CT hoặc MRI vùng bụng
  • Chụp X quang hay siêu âm vùng bụng

Các bước chẩn đoán hình ảnh kết hợp với kết quả xét nghiệm sinh hóa giúp khẳng định những bất thường của thận chẳng hạn như tình trạng tắc nghẽn hay khối u làm suy giảm chức năng của thận.

]]>
https://tuelinh.vn/kien-thuc-tong-quan-ve-suy-than-man-17391/feed 0
Suy thận mạn – Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguyen-nhan-trieu-chung-va-huong-dieu-tri-17385 https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguyen-nhan-trieu-chung-va-huong-dieu-tri-17385#respond Mon, 10 Mar 2014 08:30:09 +0000 https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguyen-nhan-trieu-chung-va-huong-dieu-tri-17385 Suy thận mạn là quá trình suy giảm chức năng thận. Đây thường là biến chứng của một bệnh nghiêm trọng. Không giống như suy thận cấp, tình trạng xảy ra một cách nhanh chóng và bất ngờ, suy thận mạn diễn ra từ từ, trong vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm, thận dần dần ngừng làm việc và dẫn tới giai đoạn cuối. Bệnh tiến triển chậm và thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm gây hại cho người bệnh.

Tại Mỹ, cứ 1000 người thì có một người đang phải điều trị bệnh thận giai đoạn cuối và hơn 19 triệu người trưởng thành đang sống chung với một số loại suy thận. Bài viết này sẽ đề cập tới nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và điều trị suy thận.

Thận của chúng ta đảm nhiệm 3 vai trò chính

  • Loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể,
  • Kích thích sản xuất và kiểm soát các chức năng khác của cơ thể, chẳng hạn như điều hòa huyết áp và sản xuất các tế bào máu đỏ
  • Quy định mức độ khoáng chất hoặc chất điện giải (ví dụ, natri, canxi, và kali) và chất lỏng trong cơ thể

Thận hoàn toàn có thể hoạt động bình thường với chỉ một bên thận. Tuy nhiên, khi cả hai thận đều bị suy yếu, thận đóng cửa và không còn khả năng có thể lọc chất thải, nước dư thừa ra khỏi máu. Kết quả là, chất độc bắt đầu hình thành trong máu và gây ra các biến chứng khác nhau và ảnh hưởng đến hệ thống các cơ quan trong cơ thể.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân của suy thận mạn bao gồm đái tháo đường (loại 1 hoặc loại 2) và cao huyết áp. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy thận giai đoạn cuối trên toàn thế giới là bệnh thận IgA (Một loại bệnh viêm thận).

Một trong những biến chứng do bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp là gây tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Các mạch máu trong thận cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến suy thận.

Nguyên nhân phổ biến khác của suy thận mạn bao gồm:

  • Viêm bể thận (nhiễm trùng thận)
  • Bệnh thận đa nang (nhiều u nang trong thận)
  • Rối loạn tự miễn như hệ thống lupus đỏ
  • Xơ cứng động mạch, có thể gây tổn hại các mạch máu trong thận
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu và trào ngược, do nhiễm trùng thường xuyên, hoặc có bất thường về mặt giải phẫu xảy ra khi sinh
  • Sử dụng quá nhiều thuốc được chuyển hóa qua thận

Triệu chứng và biến chứng của suy thận mạn

Suy thận mãn tính có thể xuất hiện từ nhiều năm trước khi bệnh nhân phát hiện ra. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân thường xuyên. Nếu không theo dõi thường xuyên, các triệu chứng có thể không được phát hiện cho đến khi thận đã bị hư hại. Một số triệu chứng như mệt mỏi có thể đã xảy ra trong một thời gian, nhưng có thể đến rất từ ​​từ mà bệnh nhân không dễ dàng nhận thấy được

Một số dấu hiệu của suy thận mạn là rõ ràng hơn đó là:

  • Tăng tiểu tiện, đặc biệt là vào ban đêm
  • Giảm đi tiểu
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu (hiếm gặp)
  • nước tiểu đục hoặc màu trà

Các triệu chứng khác không được rõ ràng, nhưng có thể cũng là kết quả trực tiếp của tình trạng thận không có khả năng loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể như: Sưng húp hai bên mắt, phù nề tay, chân, huyết áp cao, mệt mỏi , khó thở , mất cảm giác ngon miệng , buồn nôn và nôn (đây là một triệu chứng phổ biến) , khát , hôi miệng hoặc hơi thở, giảm cân, ngứa, co giật cơ hoặc chuột rút, da màu vàng nâu. Khi suy thận trở nên tồi tệ và các độc tố tiếp tục hình thành trong cơ thể, có thể xảy ra co giật và rối loạn tâm thần.

Biến chứng

Một số các biến chứng có thể bao gồm: Thiếu máu , huyết áp cao (tăng huyết áp) , tăng nguy cơ chảy máu , nguy cơ lây nhiễm , phù nề, mất nước, tăng nồng độ kali trong máu, tăng mức độ canxi, phosphat trong máu, xương giòn, suy dinh dưỡng, co giật.

Bệnh thận thường không gây đau nhưng trong một số trường hợp có thể xảy ra. Sỏi thận trong niệu quản (ống dẫn từ thận đến bàng quang) có thể gây ra đau co thắt nặng, lây lan từ thắt lưng vào háng.

Điều trị

Suy thận mạn ở giai đoạn cuối xảy ra khi quả thận đang làm việc ở mức dưới 10% công suất so với công suất vốn có của nó. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cần chạy thận hoặc ghép thận để có thể tiếp tục sống.

Thu Cúc

]]>
https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguyen-nhan-trieu-chung-va-huong-dieu-tri-17385/feed 0
Suy thận cấp https://tuelinh.vn/suy-than-cap-16877 https://tuelinh.vn/suy-than-cap-16877#respond Mon, 18 Nov 2013 23:04:34 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16877 Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận nhanh chóng do nhiều nguyên nhân cấp tính gây nên, dẫn tới tăng nồng độ ure, creatinin và một số chất khác trong huyết tương.

suy-than-ca[

Suy thận cấp là tình trạng cấp cứu cần được xử trí nhanh chóng. Nếu không kịp bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng phù phổi cấp, ngừng tim. Nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng thận có thể phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Hiện nay phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là lọc máu bằng thận nhân tạo, kết hợp với điều trị bệnh chính.

Nguyên nhân

  • Nguyên nhân trước thận chiếm 75%là các nguyên nhân gây giảm dòng máu tới thận, làm giảm áp lực lọc cầu thận như: Bỏng, mất nước, mất máu, hạ huyết áp, suy tim, đái tháo đường, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng…
  • Nguyên nhân tại thận chiếm 20% là các nguyên nhân gây độc cho thận như:
    • Bệnh miễn dịch (viêm cầu thận cấp)
    • Bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống)
    • Bệnh đái tháo đường
    • Nhiễm độc (penicilamin, kim loại nặng)
    • Hoại tử do thuốc, hóa chất (aminosid, amphotericin B), mật cá trắm
    • Thiếu máu: do phẫu thuật, thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế men chuyển, cyclosporin…
    • Tăng huyết áp
    • Tăng calci máu, hạ kali máu, tăng acid uric máu
  • Nguyên nhân sau thận: Sỏi oxalat, khối u, viêm tuyến tiền liệt, u buồng trứng…

Triệu chứng

Suy thận cấp do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra nếu không được điều trị cũng diễn ra theo một trình tự biết trước gồm các giai đoạn:

  • Giai đoạn đái ít, vô niệu.
  • Giai đoạn đái trở lại (đái nhiều)
  • Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn đái ít, vô niệu

  • Đái ít, vô niệu: có thể xuất hiện từ từ, lượng nước tiểu giảm dần rồi vô niệu nhưng vô niệu cũng có thể xuất hiện đột ngột.
  • Nito phi protein máu tăng: ure máu, creatinin máu, acid uric máu tăng cao, khi tăng quá cao có thể dẫn đến hội chứng ure máu cao trên lâm sàng: khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, có thể hôn mê.
  • Rối loạn cân bằng nước, điện giải: phù, phù nhiều có thể dẫn tới suy tim, phù phổi cấp, phù não. Kali máu tăng gây rối loạn về dẫn truyền và trương lực, thường là nguyên nhân gây tử vong, biểu hiện là nhịp tim tăng, loạn nhịp, có thể ngừng tim, có thể yếu cơ, liệt cơ.
  • Toan máu chuyển hóa (pH máu giảm)
  • Tăng huyết áp vừa
  • Nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt tùy trường hợp.

Giai đoạn đái nhiều

  • Lượng nước tiểu tăng dần trên 2l/ngày, có khi trên 4-5l/ngày kéo dài khoảng 5-10 ngày gây mất nước, mất điện giải.

Giai đoạn hồi phục

  • Khối lượng nước tiểu dần trở về bình thường, biểu hiện lâm sàng tốt lên, các rối laonj sinh hóa dần bình thường. Giai đoạn phục hồi nhanh hay chậm phù hợp vào nguyên nhân gây bệnh nhưng trung bình kéo dài 6 tháng đến 1 năm.

Điều trị

Không có thuốc đặc trị để điều trị suy thận cấp, do đó mục tiêu điều trị là loại bỏ nguyên nhân, duy trì sự sống của bệnh nhân cho đến khi chức năng thận tự phục hồi. Tùy thuộc giai đoạn nhưng chú ý vào giai đoạn đái ít, vô niệu.

Mục tiêu điều trị:

  • Phát hiện, điều trị hoặc loại bỏ nguyên nhân.
  • Cân bằng dịch và điện giải.
  • Giảm các biến chứng của suy thận như hoại tử ống thận.
  • Hỗ trợ bệnh nhân trong giai đoạn vô niệu.
  • Tránh sử dụng thuốc độc với thận.

Điều trị nguyên nhân

Điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải, toan máu

 Nước: lượng nước đưa vào cần tính toán tùy nguyên nhân, thích hợp từng giai đoạn bệnh:

Ở bệnh nhân vô niệu cần đảm bảo cân bằng âm tức là lượng nước đưa vào (ăn uống, truyền dịch) ít hơn lượng nước thải ra (nước tiểu, phân, chất nôn, mồ hôi, hơi thở, da, chuyển hóa). Thường đưa vào 500ml/ngày. Lọc máu ngoài thận được chỉ định khi vô niệu kéo dài trên 4 ngày.

Ở giai đoạn đái nhiều cần truyền dịch hoặc uống oresol để chống mất nước, điện giải.

 Hạn chế tăng Kali máu:

Hạn chế kali đưa vào: thức ăn nhiều kali như rau quả, thuốc, dịch truyền có kali.

Giải quyết các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn.

Lợi tiểu mạnh thải kali như furrosemid (nếu bệnh nhân không mất nước, huyết áp tối đa >80mmHg)

Truyền glucose 30% 50ml + insulin 10 UI

Nhựa trao đổi ion như Kayexalate, Resonium A

Lọc máu ngoài thận khi kali máu > 6,5mmol/l

 Hạn chế tăng ure máu:

Chế độ ăn giảm đạm 0,4g/kg/ngày

Bổ sung viên Ketosteril

Loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn

Lọc máu nếu ure máu >35mmol/l và/hoặc creatinin >600mcmol/l

 Chống toan máu:

Truyền NaHCO3 1,4% hoặc 4,2% hoặc tiêm NaHCO3 8,4% cải thiện tình trạng toan máu và làm giảm kali máu

Lọc máu khi có biểu hiện toan máu.

Thảo dược giúp thông tiểu, lợi niệu, tiêu phù

  • Cỏ mần trầu:  Tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu, được dùng theo kinh nghiệm dân gian trong những trường hợp: sốt cao, co giật,  nóng trong người, đái vàng, da mẫn đỏ đái dầm.
  • Thổ phục linh: vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp… Nó thường được dùng để chữa tê thấp, đau mỏi, lở ngứa, tiêu hóa kém, viêm thận, viêm bàng quang, lở ngứa, giang mai, viêm da mủ, giải độc thủy ngân và bạc, eczema (chàm) và một số bệnh ung thư.
  • Mã đề: có tính hàn, vị ngọt không độc, có công dụng làm mát huyết, thanh nhiệt, cầm máu, sáng mắt, tiêu bướu, thông tiểu tiện, bổ âm, dưỡng tinh dịch
  • Lá cối xay: vị hơi ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu.
  • Rễ cỏ tranh: vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chỉ huyết, mát huyết. Thường dùng trị sốt nóng khát nước, sốt vàng da mật (hoàng đản), tiểu tiện ít, đái buốt, đái dắt, đi tiểu ra máu, ho thổ huyết, chảy máu cam. Ở Thái Lan, rễ và thân rễ dùng trị sỏi niệu, đái ra máu, bạch đới. Ở Trung Quốc còn dùng trị cao huyết áp. Hoa dùng trị nôn ra máu; nếu sao cháy rồi sắc hay hãm uống làm thuốc cầm máu
  • Tầm gửi gạo: Mát gan, thải độc cho ngượi bị thận (Viêm cầu thận). Dùng cho người bị sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu thải độc men gan. Tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù.
]]>
https://tuelinh.vn/suy-than-cap-16877/feed 0
Điều trị thiếu máu do suy thận mạn https://tuelinh.vn/dieu-tri-thieu-mau-do-suy-than-man-10074 https://tuelinh.vn/dieu-tri-thieu-mau-do-suy-than-man-10074#respond Sun, 02 Sep 2012 08:50:28 +0000 https://tuelinh.vn/dieu-tri-thieu-mau-do-suy-than-man-10074 Điều đáng nói là hầu hết bệnh nhân suy thận mạn đều không biết mình đang bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau, đó là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy việc điều trị thiếu máu cho những bệnh nhân này, đặc biệt ở giai đoạn sớm là một trong những vấn đề cần được quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của các thầy thuốc.

Theo thống kê, tỷ lệ suy thận mãn (giai đoạn 3 – 5 của bệnh thận mạn tính) là 3,1%. Ước tính theo dân số Việt Nam với tỷ lệ này thì có khoảng 7 triệu người lớn bị suy thận mãn. Trên thực tế, con số này có thể cao hơn, và ngày càng gia tăng. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều bệnh nhân thiếu máu do suy thận mạn.

Khi bị thiếu máu, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc có màu hồng nhợt nhạt, tim đập nhanh, sức chịu đựng kém và khả năng tập trung suy giảm… Nếu có bệnh lý cơ quan nào khác đi kèm thì các triệu chứng của bệnh lý đó sẽ biểu hiện nặng thêm, ví dụ: thiếu máu có suy tim thì suy tim trở nặng hơn, dễ thiếu máu não…

Điều đáng nói là hầu hết bệnh nhân suy thận mạn đều không biết mình đang bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau, đó là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy việc điều trị thiếu máu cho những bệnh nhân này, đặc biệt ở giai đoạn sớm là một trong những vấn đề cần được quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của các thầy thuốc.

Điều trị thiếu máu giai đoạn sớm giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân suy thận mạn.

Điều trị thiếu máu giai đoạn sớm giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân suy thận mạn.

Trước đây điều trị thiếu máu do suy thận mạn thường được xử lý bằng truyền máu, nhưng có rất nhiều tác hại như: nguy cơ nhiễm trùng, lây nhiễm HIV, viêm gan, tăng sự mẫn cảm của người ghép thận; ứ đọng sắt (chứng nhiễm sắc tố sắt)…

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu chuyên sâu đã cho phép tạo ra những phương pháp mới hiệu quả hơn trong điều trị thiếu máu do suy thận mạn. Một trong số đó là sử dụng Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta (Micera). Thuốc này được chỉ định điều trị thiếu máu do suy thận mạn, đặc biệt thích hợp ở giai đoạn sớm. Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da, có tác dụng kích thích và tương tác với tế bào tiền thân tạo hồng cầu để tăng sản xuất tế bào hồng cầu cho bệnh nhân.

Điểm mới và tiện lợi của Mircera là ngoài lợi ích duy trì độ ổn định Hemoglobin mục tiêu tốt hơn, bệnh nhân chỉ cần tiêm mỗi tháng một lần nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian đi lại, thời gian điều trị, tâm lý và cả sức khỏe.

Ngoài ra, để phòng tránh cũng như hạn chế hậu quả do thiếu máu gây ra, người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là dưỡng chất tạo máu, đồng thời phải điều trị tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, mất máu (nếu có)… song song với bù đắp thiếu hụt chất erythropoietin nội sinh bằng thuốc kích thích tạo máu.

PGS.TS.BSC. Đinh Thị Kim Dung

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-thieu-mau-do-suy-than-man-10074/feed 0
Nguyên nhân và cách điều trị suy thận mạn https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-suy-than-man-10068 https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-suy-than-man-10068#respond Sat, 01 Sep 2012 09:02:44 +0000 https://tuelinh.vn/?p=10068 Người bị suy thận mạn thường có dấu hiệu mệt mỏi, giảm năng lực, mất ngủ, sau đó là chán ăn, buồn nôn, nôn ói… Để lâu sẽ dẫn đến các triệu chứng tim mạch như viêm màng ngoài tim, suy tim, sung huyết và cao huyết áp. Vây đâu là nguyên nhân và hướng điều trị cho người bị suy thận mạn

Nguyên nhân suy thận mạn:

Các nguyên nhân gây suy thận mạn có thể kể đến như bệnh gây tổn thương thận như: cao huyết áp, suy tim, hội chứng tắc nghẽn sau thận kéo dài, dị dạng hệ niệu, các bệnh lý tại thận như viêm vi cầu thận mãn, bệnh lý mạch máu thận và đái tháo đường.

Cách điều trị suy thận mạn:

Điều trị nội khoa:

  •  Cần cải thiện các triệu chứng của suy thận mạn như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu…, kiểm soát huyết áp, đường huyết, và chế độ ăn hạn chế đạm.
  •  Cần loại bỏ chất độc thận bằng cách:

Lọc máu ngoài thận: Tất cả bệnh nhân được kết luận là suy thận mạn giai đoạn cuối, với hội chứng Urê huyết cao và độ thanh thải Creatinin

Ngoài ra, chỉ định lọc máu ngoài thận còn có thể áp dụng cho những trường hợp cấp cứu như:

  •  Tăng potassium máu, điều trị nội khoa không cải thiện.
  •  Toan chuyển hóa.
  •  Quá tải về thể tích, không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị lọc máu ngoài thận là thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. Việc chọn lựa phương pháp thích hợp cần tùy thuộc người bệnh, điều kiện địa lý xa hoặc gần trung tâm thận nhân tạo…

Ghép thận: đây là phương thức điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

Xem tiếp: Dinh dưỡng cho người suy thận mạn

Video nguyên nhân và các điều trị suy thận mạn

]]>
https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-suy-than-man-10068/feed 0
Những lưu ý cho người bị suy thận https://tuelinh.vn/nhung-luu-y-cho-nguoi-bi-suy-than-10069 https://tuelinh.vn/nhung-luu-y-cho-nguoi-bi-suy-than-10069#respond Fri, 31 Aug 2012 08:28:49 +0000 https://tuelinh.vn/nhung-luu-y-cho-nguoi-bi-suy-than-10069 Người bị suy thận thương bị mất hơn 10 kg trong thời gian chạy thận nhân tạo do khối lượng nước và muối dư thừa đã bị rút bỏ.trước khi được lọc máu, người bị suy thận phải theo chế độ ăn giới hạn về muối và chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, gà, vịt…).

Nước và trọng lượng cơ thể

Suốt trong thời gian dài bị suy thận và trước khi được chạy thận nhân tạo, người bệnh phải ốm đi, vì nếu cân nặng không giảm nghĩa là đã có sự ứ đọng muối và nước trong cơ thể. Có nhiều bệnh nhân phải mất đi hơn 10kg trong một thời gian ngắn chạy thận nhân tạo do khối lượng nước và muối dư thừa đã được rút bỏ, và nhờ vậy nhiều trường hợp huyết áp cao sẽ mất đi mà không cần dùng thuốc.

Người bệnh phải theo dõi cân nặng mỗi ngày vào một giờ cố định với trang phục giống nhau và dùng cùng một cân. Không được tăng cân hơn 0,5kg/ngày. Nếu cân nặng tăng quá nhiều, nghĩa là đã dùng quá nhiều nước, muối. Khi đó bắt buộc phải giới hạn lượng nước uống và kiểm tra chế độ dinh dưỡng.

Cảm giác khát nước tùy thuộc rất nhiều vào số lượng muối ăn. Do đó, nếu giảm được muối trong thức ăn, số lượng nước đưa vào cơ thể sẽ tự động giảm đi vì bệnh nhân ít cảm thấy khát nước hơn.

Theo nguyên tắc, bệnh nhân lọc thận có thể dùng tổng cộng khoảng 500ml/ngày (nước, cà phê, cháo, súp, canh…) và có thể gia tăng thêm một lượng bằng với lượng nước tiểu còn lại, tức là:

Lượng nước uống/ngày (tính cả lượng nước có trong thức ăn) = 500ml + lượng nước tiểu.

Thí dụ: Nếu người bệnh đi tiểu 200ml/ngày thì có thể dùng tổng cộng 700ml nước/ngày.

Cần giới hạn nước uống vì trong tất cả các loại thức ăn cũng đều có nước, nhất là trái cây và rau.

Sự theo dõi cân nặng là yếu tố cơ bản và chính yếu. Sau các tuần lễ đầu chạy thận nhân tạo, nếu chế độ dinh dưỡng được tuân thủ nghiêm ngặt, người bệnh có thể dần dần lên cân thật sự nhưng huyết áp không tăng. Tuy nhiên, cân nặng ổn định với thể trạng khỏe mạnh bình thường chỉ có được sau 6 tháng đến 1 năm chạy thận nhân tạo.

Lưu ý về Muối

Bình thường cơ thể hấp thu khoảng 8-12g muối mỗi ngày, phần lớn số muối này sẽ được thải bỏ qua đường tiểu vì không cần thiết cho cơ thể. Khi cả hai thận đều bị suy, muối sẽ không được loại bỏ mà ứ lại trong cơ thể; lúc đó phù, cao huyết áp sẽ xuất hiện, gây suy tim, ứ nước trong phổi và tổn thương các mạch máu. Vì vậy phải giới hạn muối tối đa để tránh cao huyết áp. Khi nào huyết áp chưa bình thường tức là cơ thể còn chứa quá nhiều muối.

Thận nhân tạo có thể loại bỏ bớt muối với điều kiện lượng muối ăn vào không quá nhiều. Khi huyết áp trở lại bình thường, bệnh nhân có thể dùng thêm một ít muối nhưng phải rất cẩn thận, càng cữ được càng tốt.

Bệnh nhân không được tăng cân quá 0,5kg/ngày và huyết áp trước khi chạy thận nhân tạo không được quá 160/90mmHg.

Nếu tăng cân quá nhiều hoặc huyết áp trước khi chạy thận quá cao, cần kiểm tra xem có phải đã dùng quá nhiều muối hay không (sự tăng cân quá nhiều thường là do dùng muối quá nhiều). Khi tăng cân nhiều, cần phải rút nhiều nước trong lúc chạy thận, điều này không dễ dàng và thường gây nhiều tai biến và biến chứng.

Chế độ kiêng muối không những bắt buộc không được cho thêm muối vào thức ăn mà còn phải kiêng cả các loại thức ăn có chứa nhiều muối như khô, mắm, tương, chao…

Về Chất kali

Chất kali bị ứ đọng lại trong cơ thể khi bị suy thận, kali trong máu trên 6,5mmol/l sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng báo trước. Vì vậy, bệnh nhân suy thận cần tránh các thức ăn chứa nhiều kali như trái cây, nhất là cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu… Một số loại trái cây chứa ít kali hơn như táo, lê, dưa hấu… Các loại trái, hạt khô như đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, sô-cô-la, cà phê chứa kali nhiều hơn chuối đến 10 lần.

Các loại rau tươi cũng có nhiều kali nhưng có thể dùng được sau khi đun nấu 2-3 lần và bỏ nước đã luộc rau. Gạo, nui, mì… chứa ít kali.

Để làm giảm phần nào lượng kali trong máu, có thể dùng thêm 5-15g/ngày Keyexalate. Thuốc gây táo bón hiện thời giá trên thị trường còn khá cao.

Chất đạm

Đạm là chất cấu tạo chính của bắp thịt, là chất không thể thiếu cho đời sống của các tế bào trong cơ thể. Nhưng sử dụng các chất này sẽ sinh ra urê và urê bị tích tụ lại trong cơ thể khi bị suy thận. Vì vậy, trước khi lọc thận, người bệnh phải theo chế độ ăn giảm đạm; Nhưng khi đã được chạy thận thì thận nhân tạo thải được urê khỏi cơ thể, nên người bệnh có thể và bắt buộc phải ăn vào một lượng đạm như người bình thường.

Trong khẩu phần ăn cần phải có thịt, gà, cá, trứng (lòng trắng) vì các loại này chứa đạm có chất lượng cao, giúp bù đắp cho hoạt động thường ngày của hệ cơ. Ngoài đạm động vật, cũng có thể dùng đạm có nguồn gốc thực vật như đậu nành, đậu xanh…, nhưng cần cẩn thận vì các loại đậu chứa khá nhiều kali.

Phosphore

Phosphore ít được lọc qua thận nhân tạo, phosphore có trong hầu hết các loại thức ăn, nhất là các loại có chứa nhiều chất đạm, đặc biệt là sữa.

Khi phosphore trong máu tăng, sẽ làm tăng hoạt động tuyến cận giáp và cùng với calci bám đóng vào thành mạch máu.

Các thuốc ngăn cản sự hấp thu phosphore ở máu không đủ để kiểm soát tình trạng tăng phosphore máu, vì vậy cần giảm các loại thức ăn có chứa nhiều phosphore như sữa, pho-mát, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, các loại rau quả khô.

Năng lượng

Cần phải được cung cấp đầy đủ để sử dụng chất đạm. Bình thường cơ thể cần 35-40calo/kg/ngày, có thể được cung cấp dưới dạng đường hay dầu mỡ; đường có nhiều trong các loại thức ăn chế biến từ lúa và lúa mì như bánh mì, gạo, nui.

Sinh tố với người suy thận

Người bình thường với chế độ ăn đầy đủ không cần cung cấp thêm sinh tố. Tuy nhiên, người chạy thận sẽ bị mất đi một số sinh tố, nhất là các loại sinh tố tan trong nước như nhóm sinh tố B, C. Vì vậy có thể phải cung cấp thêm các sinh tố này.

Tóm lại, với bệnh nhân suy thận, không bắt buộc phải cấm tuyệt đối bất kỳ loại thức ăn nào, nhưng chỉ nên dùng với số lượng vừa phải và khẩu phần ăn hàng ngày phải quân bình đầy đủ đạm, năng lượng, sinh tố. Cần chú ý hạn chế các thức ăn chứa nhiều kali và phosphore.

Lượng thực phẩm có thể dùng trong một ngày

  • Thịt nạc (cá, tôm) 100 g. Có thể thay bằng 2 quả trứng gà hoặc 1 bìa đậu phụ.
  • Mỡ lợn 2-3 thìa cà phê.
  • Gạo (hoặc mì) 120 g. Có thể thay bằng 150 g miến dong hoặc 300 g khoai lang, khoai sọ.
  • Nước mắm 1 thìa.
  • Dưa chuột, bí xanh, rau cải 200-300 g.
  • Chuối, na, vải, nhãn 200-300 g.

Xem tiếp: Suy thận mạn

theo: ykhoanet

]]>
https://tuelinh.vn/nhung-luu-y-cho-nguoi-bi-suy-than-10069/feed 0
Suy thận mạn tính và chế độ dinh dưỡng khuyên dùng https://tuelinh.vn/suy-than-man-tinh-va-che-do-dinh-duong-khuyen-dung-10065 https://tuelinh.vn/suy-than-man-tinh-va-che-do-dinh-duong-khuyen-dung-10065#respond Thu, 30 Aug 2012 08:15:03 +0000 https://tuelinh.vn/suy-than-man-tinh-va-che-do-dinh-duong-khuyen-dung-10065 Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng.Người bị suy thận mạn tính nên kiêng hẳn các loại dưa, cà, mắm tôm, cá mắm, rượu, bia… Khi chế biến thức ăn, tuyệt đối không cho muối và mì chính, chỉ được phép dùng 1 thìa nước mắm mỗi ngày. Khi bị phù thì phải ăn nhạt hoàn toàn.

Suy thận mạn tính là gì ?

Suy thận mạn là giảm mức lọc cầu thận  dưới mức bình thường. Suy thận được gọi là mạn tính khi mức lọc cầu thận giảm thường xuyên, cố định, có liên quan đến sự giảm số lượng nephron chức năng.

Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả của sự xơ hóa các nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu như urê, creatinin máu, acid uric …

Đặc trưng của suy thận mạn là:

  • Có tiền sử bệnh thận tiết niệu kéo dài.
  • Mức lọc cầu thận giảm dần.
  • Nitơ phi protein máu tăng dần.
  • Kết thúc trong hội chứng urê máu cao.

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn tính

Thực phẩm nên dùng

  • Các thực phẩm có chứa ít chất đạm như miến dong, bột sắn, khoai lang.
  • Các loại hoa quả ngọt như chuối, nhãn, vải, na, xoài, đu đủ, nho ngọt.
  • Các loại rau ít muối như bầu, bí, mướp, dưa chuột, giá đỗ, bắp cải, rau cải.
  • Các thực phẩm nhiều chất bổ như trứng gà, thịt nạc, cá, sữa, tôm.

Các món ăn đặc biệt có lợi cho người suy thận

  • Miến nấu thịt nạc hoặc thịt nạc xào giá đỗ.
  • Khoai sọ, khoai lang luộc, sắn luộc chấm đường.
  • Bột sắn dây nấu chè.
  • Bánh bột lọc.
  • Khoai tây, khoai lang rán.

Thực phẩm nên hạn chế

  • Gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, vừng.
  • Rau ngót, rau muống, rau dền, giá đỗ.
  • Các phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, tim….
]]>
https://tuelinh.vn/suy-than-man-tinh-va-che-do-dinh-duong-khuyen-dung-10065/feed 0
Bệnh suy thận mạn ở người trẻ tuổi https://tuelinh.vn/benh-suy-than-man-o-nguoi-tre-tuoi-6377 https://tuelinh.vn/benh-suy-than-man-o-nguoi-tre-tuoi-6377#respond Fri, 23 Dec 2011 10:11:33 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6377 Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả của sự xơ hóa các nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu như urê, creatinin máu, acid uric… Ở nước ta chưa có số liệu thống kê về suy thận mạn trẻ em, nhưng tỷ lệ suy thận mạn giai đoạn cuối chung cho cả người lớn và trẻ em là 0,06 – 0,08% dân số. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bệnh lý này?


Nguyên nhân gây suy thận mạn

– Viêm cầu thận dẫn đến suy thận mạn ở trẻ em chiếm tỉ lệ cao nhất, trong đó đáng lưu ý là nguyên nhân viêm cầu thận liên quan đến nhiễm khuẩn (viêm cầu thận cấp). Bệnh thường gặp ở trẻ em sau viêm họng hoặc viêm da. Các nghiên cứu ở nước ta cho thấy có 5 – 10% bệnh nhi, bệnh tiếp tục tiến triển mạn tính và gây suy thận sau 10 năm bị viêm cầu thận cấp. Có 80% trẻ bị viêm cầu thận cấp xảy ra sau viêm họng hoặc viêm da do liên cầu khuẩn, số còn lại do các vi khuẩn khác. Độ tuổi thường gặp là 6-9, bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào các tháng 9 – 12. Nghiên cứu sinh thiết thận ở trẻ viêm cầu thận cấp sau 10 – 15 năm cho thấy có tới 70% trường hợp có tổn thương xơ cứng cầu thận từng phần hoặc hoàn toàn, trong đó 30 – 40% có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Riêng ở tỉnh Vĩnh Phúc trong 10 năm (1995 – 2005) có 274 bệnh nhi bị viêm cầu thận cấp vào điều trị tại bệnh viện tỉnh, trong đó có 5,4% bệnh nhi bệnh tiến triển thành mạn tính và suy thận, sau 7 – 10 năm có 1,8% bệnh nhi phải lọc máu chu kỳ (Tạ Ngọc Cầu, Hà Hoàng Kiệm). Nếu làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, đề phòng và điều trị sớm nhiễm khuẩn họng và da thì có thể làm giảm được bệnh này, góp phần làm giảm tỉ lệ suy thận mạn ở trẻ em.

– Viêm bể thận/viêm thận kẽ

Đứng hàng thứ hai, trong đó tắc nghẽn đường dẫn niệu chiếm 6,2%, thường do hẹp khúc nối bể thận – niệu quản bẩm sinh. Có thể phát hiện sớm bằng siêu âm thận và phẫu thuật để sửa chữa. Bệnh thận do trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản mỗi lần rặn đái chiếm 6,9%. Có thể phát hiện sớm bệnh này bởi triệu chứng trẻ thấy đau tức vùng hố thắt lưng mỗi lần rặn đái. Nếu trẻ có triệu chứng trên thì cần chụp bàng quang có bơm thuốc cản quang kết hợp rặn đái để xác định. Hình ảnh Xquang sẽ cho thấy nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên niệu quản. Bệnh lý này là do khuyết tật ở van giữa niệu đạo và bàng quang, có thể điều trị sửa chữa khuyết tật này.

– Bệnh thận bẩm sinh gặp 16,2% số trẻ suy thận mạn, trong đó bệnh thận nang chiếm 1,9% có thể phát hiện sớm bằng siêu âm thận. Hội chứng Alport chiếm 1,5% – đây là hội chứng bệnh lý có tính chất gia đình, bệnh biểu hiện bằng suy thận và 50% bệnh nhi có kèm theo điếc. Ngoài ra có thể gặp các bệnh thận bẩm sinh khác như Cystinosis, Oxalosis.

– Các bệnh hệ thống gặp 7% số trẻ suy thận mạn, trong đó viêm thành mạch dị ứng (Henoch – Schonlein – pupura) chiếm 2,4%. Bệnh biểu hiện bằng từng đợt xuất huyết dưới da thể chấm, chủ yếu ở hai chân, đối xứng, có thể kèm theo đau sưng các khớp, có protein niệu, có thể điều trị lui bệnh bằng các thuốc corticoid. Hội chứng tan máu – urê máu chiếm 3,1% biểu hiện bằng vàng da, bilirubin máu tăng, thiếu máu, urê máu tăng.

Hậu quả do suy thận mạn

Khi đã bị suy thận mạn tính thì bệnh sẽ tiến triển dẫn đến suy thận giai đoạn cuối. Lúc này để duy trì cuộc sống của bệnh nhân phải điều trị thay thế thận bằng lọc máu hoặc ghép thận, đây là các kỹ thuật cao hết sức tốn kém. Các phương pháp điều trị bảo tồn suy thận mạn chỉ có vai trò kéo dài thời gian ổn định chức năng thận và làm chậm tiến triển của suy thận đến giai đoạn cuối. Vì vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ em như vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, phòng và điều trị sớm các nhiễm khuẩn ở họng hoặc da và các nhiễm khuẩn khác, phát hiện sớm các bệnh thận bẩm sinh như hẹp khúc nối bể thận niệu quản, trào ngược nước tiểu bàng quang lên niệu đạo, bệnh thận nang để có biện pháp điều trị sớm, có thể làm giảm được tỉ lệ trẻ em bị suy thận mạn.

 

Theo Sức khỏe đời sống

]]>
https://tuelinh.vn/benh-suy-than-man-o-nguoi-tre-tuoi-6377/feed 0
Lựa chọn thực đơn dưỡng thận https://tuelinh.vn/lua-chon-thuc-don-duong-than-6365 https://tuelinh.vn/lua-chon-thuc-don-duong-than-6365#respond Fri, 23 Dec 2011 10:04:45 +0000 https://tuelinh.vn/?p=6365 Làm thế nào để người chưa suy thận có thể bảo vệ được quả thận của mình? Người suy thận nhẹ không tiến triển thành suy thận nặng? Người suy thận nặng không tiến triển sang giai đoạn cuối? Người đang lọc thận sống khoẻ với liệu pháp điều trị của mình?

70% bệnh nhân suy thận là do bệnh cao huyết áp và tiểu đường, vì vậy cần tránh lối sống nguy cơ cao như hút thuốc, uống rượu, ít vận động, ăn mặn, ăn nhiều chất béo.

Thận có ba chức năng chính: thải độc đặc biệt là urê; điều hoà huyết áp và tạo máu; tạo xương. Vì vậy khi suy thận sẽ có các biểu hiện liên quan đến ba chức năng này: ngộ độc urê, cao huyết áp, thiếu máu và loãng xương.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống khoa học, sẽ góp phần phòng ngừa bệnh thận cũng như làm chậm tiến triển của bệnh.

Đối với quả thận mạnh lành

70% bệnh nhân suy thận là do bệnh cao huyết áp và tiểu đường, vì vậy cần tránh lối sống nguy cơ cao như hút thuốc, uống rượu, ít vận động, ăn mặn, ăn nhiều chất béo.

Nên có nếp sống điều độ, ăn 3 – 4 bữa mỗi ngày, không bao giờ để bị quá đói và không nên ăn quá no. Tăng vận động mỗi ngày bằng mọi hình thức khi có thể như đi bộ thay vì đi xe máy, leo cầu thang thay vì đi thang máy… hoặc có một hình thức vận động đều đặn mỗi ngày như đi bộ, tập dưỡng sinh, khiêu vũ… Nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ để tầm soát căn bệnh tiểu đường, cao huyết áp, biểu hiện sớm của suy thận như microalbumin. Khi dùng thuốc nên xin ý kiến bác sĩ điều trị về ảnh hưởng của thuốc đối với thận, không nên tự ý dùng thuốc. Nếu đã mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bạn cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và điều trị một cách nghiêm ngặt.

Thông thường, một chế độ ăn không quá nhiều đạm (0,8 – 1g/kg/ngày), muối ở mức cho phép (3 – 5g muối/ngày) sẽ có lợi cho quả thận của bạn. Với thói quen ăn 3 – 4 lần/tuần các loại thực phẩm có độ đạm thấp như miến dong, bột báng, các sản phẩm từ bột năng như bánh canh, bánh bột lọc, súp măng cua… bạn đã giúp quả thận của mình được giảm tần suất làm việc độ 20 – 30%.

Không quên nhắc bác sĩ điều trị về lợi ích bảo vệ thận của thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế Angiotensin trong điều trị cao huyết áp, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường, cao huyết áp.

Bảo vệ quả thận đã thương tổn

Chán ăn là biểu hiện phổ biến ở bệnh nhân suy thận. Và đây là nguyên nhân chính làm bệnh nhân ăn không đủ năng lượng nhu cầu, buộc cơ thể phải sử dụng nguồn năng lượng dự trữ do thoái hoá đạm từ các khối cơ và hậu quả là tăng sản xuất urê, một độc tố cần được thải ra khỏi cơ thể qua thận. Do vậy, người suy thận phải tăng đậm độ năng lượng khẩu phần từ các nguồn béo tinh bột không chứa đạm; giảm lượng đạm từ ngũ cốc, tăng lượng thực phẩm chứa đạm có giá trị sinh học cao như trứng, sữa, thịt, cá, đậu hũ; thải bớt natri, kali, phốtpho trong thực phẩm khi chế biến; giảm muối.

Làm thế nào biết mình suy thận?

Ở giai đoạn rất sớm là tổn thương nhu mô thận, người suy thận không hề có triệu chứng gì trừ triệu chứng tiểu đạm vi thể (microalbumin). Khi chức năng thận còn dưới 10% thì mới có biểu hiện rõ ràng như tiểu nhiều, thiếu máu, phù, cao huyết áp, mau mệt, chán ăn. Giai đoạn cuối của suy thận, bệnh nhân tiểu ít hoặc không tiểu, lúc này người bệnh cần được cung cấp liệu pháp thay thế như lọc thận, ghép thận để duy trì sự sống.

Để tăng đậm độ năng lượng khẩu phần và giảm lượng đạm từ ngũ cốc, người suy thận nên thay những món ăn luộc, kho bằng những món xào chiên hoặc tẩm bột chiên. Có một bữa ăn trong ngày sử dụng miến dong hoặc các sản phẩm từ bột lọc (như thay một tô phở gà bằng một tô miến gà). Hoặc vào các bữa ăn phụ nên chọn bánh bột lọc, súp măng cua, bột sắn dây pha đường. Nếu bạn chỉ quen ăn cơm thì có thể nấu cơm độn miến với công thức 200g gạo, 100g miến: miến ngâm nước cho mềm cắt thành sợi ngắn độ 0,5cm để ráo, khi cơm sôi đổ miến vào ghế đều. Với một chén cơm độn miến (có 4,1g đạm) thay cho chén cơm thường (có 5,9g đạm), bạn đã giảm được 1,8g đạm. Với lượng đạm giảm này, bạn có thể ăn thêm nửa hũ yaourt, một cái trứng cút là các thực phẩm có giá trị sinh học cao.

Để thải bớt kali, phốtpho, natri: các loại rau củ nên cắt nhỏ, ngâm nước, luộc với nhiều nước (gấp 5 – 10 lượng rau củ), đổ nước và chỉ ăn xác.

Để giảm muối: ngoài lượng muối tự nhiên trong thực phẩm (trung bình 2g/ngày), lượng muối có thể dùng để nêm và ăn thêm mỗi ngày 3g tức một muỗng gạt càphê muối, ba muỗng canh nước mắm (13ml) hoặc năm muỗng canh nước tương (20ml). Lượng nước uống bằng lượng nước tiểu trong ngày cộng 500ml.

Bệnh nhân có quả thận bị tổn thương nặng, cần sử dụng các liệu pháp thay thế như lọc thận, ghép thận… cũng ăn uống như bệnh nhân có thương tổn thận nhưng cần nghiêm ngặt hơn vì nguy cơ thừa nước, muối, kali cao có thể dẫn đến tử vong. Tốt nhất, các trường hợp này cần được tư vấn trực tiếp của bác sĩ để xây dựng thực đơn cụ thể phù hợp với phương pháp điều trị.

 

Theo TS.BS Tạ Thị Tuyết Mai
Trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện nhân dân Gia Định, TPHCM

]]>
https://tuelinh.vn/lua-chon-thuc-don-duong-than-6365/feed 0