Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Thu, 30 Oct 2014 04:08:23 +0000 vi hourly 1 Suy thận mạn nguy hiểm như thế nào? https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguy-hiem-nhu-the-nao-17395 https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguy-hiem-nhu-the-nao-17395#respond Wed, 12 Mar 2014 09:05:21 +0000 https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguy-hiem-nhu-the-nao-17395 Suy thận mạn là tình trạng thận giảm hoạt động, không đảm bảo đủ các nhiệm vụ chính của mình gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Trường hợp xảy ra đột ngột thì được gọi là suy thận cấp còn diễn biến từ từ, kéo dài và lặp đi lặp lại được gọi là suy thận mạn.

Suy thận mạn nguy hiểm như thế nào?

Thận có hình hạt đậu, dài 12 cm, rộng 6cm, dày 3cm, nặng khoảng 150g. Mỗi người có hai thận, có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu. Thận lọc máu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Thận là cửa ngõ đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người, rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp… đe dọa sự sống.

Hiểu hơn về suy thận mạn

Chức năng lọc của thận do các cầu thận đảm nhận. Bình thường, có khoảng 1200 ml máu chảy qua hai thận của chúng ta, tương ứng có 125ml huyết tương được lọc qua cầu thận. Trong 1 ngày đêm, tại hai thận, có khỏang 180 lít dịch được lọc.

Máu sau khi đi qua các cầu thận, sẽ được các ống thận ( ống lượn xa, ống lượn gần, quai henle ) chắt lọc, hấp thu và đào thải. Sau quá trình tái hấp thu và đào thải, chỉ có một lượng nhỏ ( 1-1,5 lít) nước tiểu. Lúc này, thành phần  cơ bản của  nước tiểu bao gồm Na + , Cl – , Ca 2+ , NH 4 + , Mg 2+ , PO 4 3- , SO 4 2- …,ure, creatinin, acid uric, acid amin. Những thành phần này, không cần thiết,  quá nhiều hoặc độc cho cơ thể, được đào thải ra nước tiểu.

Khi chức năng của các cầu thận suy giảm,  giảm khả năng lọc máu, mức lọc cầu thận giảm xuống mức bình thường hoặc vấn đề xảy ra ở các ống thận ( ống lượn xa, ống lượn gần, quai henle) đồng nghĩa với thận giảm chức năng. Vấn đề  suy giảm chức năng, không được điều trị cẩn thận, kéo dài dai dẳng, dẫn tới suy thận mạn tính.

Nguyên nhân gây suy thận mạn?

Suy thận mạn là hậu quả của nhiều bệnh có liên quan với thận. Đầu tiên phải kể đến là viêm cầu thận cấp, viêm đài bể thận …tiếp đó là tăng huyết áp và đái tháo đường. Liên cầu khuẩn nhóm A gây bệnh đường hô hấp trên ở trẻ đồng thời gây nên bệnh thấp tim, viêm cầu thận cấp ở trẻ. Ăn mặn, hút thuốc, béo phì, tiểu đường là những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp.

Triệu chứng của suy thận mạn

Suy thận mạn là hiện tượng suy giảm chức năng của cầu thận, ống thận chậm dần dần theo thời gian. Khác với suy thận cấp, phù nhiều, nước tiểu ít rõ rệt, ở suy thận mạn, các triệu chứng lại kín đáo hơn, khó phát hiện. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu thường xuyên, chủ yếu vào ban đêm. Da dễ bầm tím. Phù kín đáo, phù khó nhận biết. Chỉ khi đến giai đoạn cuối, mới thấy phù rõ rệt. Huyết áp cũng tăng dần lên ở ngưỡng cao. Thấy lượng đường, protein, hồng cầu, bạch cầu cao trong nước tiểu. Thiếu máu, máu khó đông do giảm tiểu cầu. Giai đoạn cuối của suy thận, người bệnh mệt mỏi, ngay cả việc di chuyển nhẹ nhàng cũng không còn sức nữa. Phù ngày càng tăng, ăn nhạt tương đối, rồi ăn nhạt tuyệt đối cũng không có hiệu quả đáng kể trong việc giảm phù.

Ngoài chức năng lọc máu, thận còn có chức năng nội tiết. Thận bài tiết các hoocmon tham gia điều hòa huyết áp, kích thích sinh sản hồng cầu, góp phần chuyển hóa Calci, Phospho trong cơ thể. Người suy thận mãn dễ bị gãy xương, gãy xương  lâu liền, rối loạn testosterol, giảm sinh lý tình dục, ít tinh trùng, vô sinh…..

Giai đoạn

Hệ số thanh thải creatinin nội sinh

( ml/phút)

Nồng độ creatinin trong máu

Điều trị

(Mg/dl)

(Mmol/l)

I

60 – 40

Bảo tồn

II

40 – 20

1.5 – 3.5

130-300

Bảo tồn

IIIa

20 – 10

3.5 – 6

300-500

Bảo tồn

IIIb

10 – 5

6 – 10

500 -900

Lọc máu

IV

>10

>900

Lọc máu bắt buộc

Suy thận mãn tính chia ra  5 cấp độ. Độ I, II, III a, III b, IV. Sống chung với bệnh, nếu không có chế độ điều trị tích cực, suy thận mãn chuyển từ độ I sang độ II, III và IV rất nhanh chóng. Giai đoạn IV, người bệnh cần được chạy thận nhân tạo, bởi thận lúc này không còn khả năng đảm nhận vai trò của nó nữa.

Điều trị suy thận mãn

Điều trị triệu chứng, khắc phục  các vấn đề phù, mệt mỏi,  chán ăn, thiếu máu, ….. Cải thiện chức năng cầu thận bằng thuốc, bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện.

Chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc là những phương pháp mà người ta được áp dụng khi phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc không còn giúp ích cho bệnh nhân được nữa. Phương pháp nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Thay thận là một phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

Chế độ ăn nhiều muối, sử dụng nhiều thuốc  làm tăng gánh nặng cho thận, viêm đường tiết niệu cũng là con đường dẫn đến viêm cầu thận, suy thận. Điều chỉnh chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, để có thận khỏe mạnh.

Khi mới có dấu hiệu của thận “ không khỏe”, một số bài thuốc nam rất có hữu hiệu cải thiện tình hình của bệnh.

Uống nhiều nước là một cách đơn giản nhất, tốt nhất cho thận.

Nguồn : Nguyễn Huyền (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguy-hiem-nhu-the-nao-17395/feed 0
Kiến thức tổng quan về suy thận mạn https://tuelinh.vn/kien-thuc-tong-quan-ve-suy-than-man-17391 https://tuelinh.vn/kien-thuc-tong-quan-ve-suy-than-man-17391#respond Tue, 11 Mar 2014 08:50:24 +0000 https://tuelinh.vn/kien-thuc-tong-quan-ve-suy-than-man-17391 Suy thận mạn có nghĩa là chức năng thận suy giảm một cách dần dần trong thời gian dài. Thận có vai trò lọc và bài tiết chất thải hòa tan vào nước tiêu. Khi thận suy, một lượng lớn dịch, chất điện giải, chất thải  … bị tích lũy trong cơ thể, gây rối loạn các cơ chế nội sinh của cơ thể.

Triệu chứng suy thận mạn

Trong giai đoạn sớm của bệnh, có một số dấu hiệu chung giúp ta nghi ngờ. Khi những dấu hiệu này xuất hiện với tần số nhiều hơn và mức độ nặng hơn là lúc bạn cần hết sức quan tâm chú ý. Diễn biến này chỉ phát triển thầm lặng, từ từ, không đột ngột, bất ngờ :

  • Buồn nôn, nôn
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Khó ngủ
  • Lượng nước tiểu bất thường : quá ít hay quá nhiều.
  • Bị chuột rút
  • Sưng bàn chân hay mắt cá.
  • Đau ngực nếu dịch tích tụ quanh màng tim
  • Khó thở nếu dịch tích tụ ở phổi.
  • Khó khăn trong việc tìm ra liệu trình trị cao huyết áp.

Các dấu hiệu trên khá chung chung nên không phải là dấu hiệu đặc trưng cho bệnh suy thận, nghĩa là còn có thề là do nguyên nhân khác. Hơn nữa, tự thân thận có khả năng hoạt động bù trừ khi suy giảm chức năng ở mức nhẹ, do đó các biểu hiện trên chỉ thật sự rõ nét hơn khi diễn tiến bệnh đã nặng hơn.

Yếu tố nguy cơ

Suy thận thường là do tác động biến chứng của một căn bệnh mạn tính nào đó. Một số bệnh sau đây được xem là yếu tố nguy cơ cao của suy thận như :

  • Đái tháo đường type 1 hay type 2
  • Cao huyết áp
  • Viêm cầu thận
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt…
  • Viêm bể thận.

Biến chứng

Thận có ảnh hưởng lên nhiều cơ quan trong cơ thể nên khi thận suy có thể gây biến chứng tại nhiều cơ quan khác, chẳng hạn :

  • Giữ nước : các chi cảm thấy nặng nề, phù và mắt cá sưng, huyết áp tăng cao và nguy cơ phù phổi do dịch tích tụ trong khoang phổi.
  • Tăng đột ngột kali máu (do thận bài tiết kém) ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động co bóp của tim, có thể gây các cơn đau thắt ngực.
  • Bệnh tim mạch.
  • Yếu xương, dễ gãy.
  • Thiếu máu
  • Thần kinh : khó tập trung, bị co giật.
  • Hệ miễn dịch kém đi, dễ nhiễm trùng .

Chẩn đoán, điều trị

Khi nghi ngờ suy thận, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các bước sau :

  • Đo huyết áp ( thông thường người suy thận sẽ có huyết áp cao hơn bình thường do lượng dịch trong cơ thể cao).
  • Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sự có mặt của protein niệu.
  • Xét nghiệm máu để xác định nồng độ các chất điện giải.
  • Chụp CT hoặc MRI vùng bụng
  • Chụp X quang hay siêu âm vùng bụng

Các bước chẩn đoán hình ảnh kết hợp với kết quả xét nghiệm sinh hóa giúp khẳng định những bất thường của thận chẳng hạn như tình trạng tắc nghẽn hay khối u làm suy giảm chức năng của thận.

]]>
https://tuelinh.vn/kien-thuc-tong-quan-ve-suy-than-man-17391/feed 0
Suy thận mạn – Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguyen-nhan-trieu-chung-va-huong-dieu-tri-17385 https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguyen-nhan-trieu-chung-va-huong-dieu-tri-17385#respond Mon, 10 Mar 2014 08:30:09 +0000 https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguyen-nhan-trieu-chung-va-huong-dieu-tri-17385 Suy thận mạn là quá trình suy giảm chức năng thận. Đây thường là biến chứng của một bệnh nghiêm trọng. Không giống như suy thận cấp, tình trạng xảy ra một cách nhanh chóng và bất ngờ, suy thận mạn diễn ra từ từ, trong vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm, thận dần dần ngừng làm việc và dẫn tới giai đoạn cuối. Bệnh tiến triển chậm và thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm gây hại cho người bệnh.

Tại Mỹ, cứ 1000 người thì có một người đang phải điều trị bệnh thận giai đoạn cuối và hơn 19 triệu người trưởng thành đang sống chung với một số loại suy thận. Bài viết này sẽ đề cập tới nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và điều trị suy thận.

Thận của chúng ta đảm nhiệm 3 vai trò chính

  • Loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể,
  • Kích thích sản xuất và kiểm soát các chức năng khác của cơ thể, chẳng hạn như điều hòa huyết áp và sản xuất các tế bào máu đỏ
  • Quy định mức độ khoáng chất hoặc chất điện giải (ví dụ, natri, canxi, và kali) và chất lỏng trong cơ thể

Thận hoàn toàn có thể hoạt động bình thường với chỉ một bên thận. Tuy nhiên, khi cả hai thận đều bị suy yếu, thận đóng cửa và không còn khả năng có thể lọc chất thải, nước dư thừa ra khỏi máu. Kết quả là, chất độc bắt đầu hình thành trong máu và gây ra các biến chứng khác nhau và ảnh hưởng đến hệ thống các cơ quan trong cơ thể.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân của suy thận mạn bao gồm đái tháo đường (loại 1 hoặc loại 2) và cao huyết áp. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy thận giai đoạn cuối trên toàn thế giới là bệnh thận IgA (Một loại bệnh viêm thận).

Một trong những biến chứng do bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp là gây tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Các mạch máu trong thận cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến suy thận.

Nguyên nhân phổ biến khác của suy thận mạn bao gồm:

  • Viêm bể thận (nhiễm trùng thận)
  • Bệnh thận đa nang (nhiều u nang trong thận)
  • Rối loạn tự miễn như hệ thống lupus đỏ
  • Xơ cứng động mạch, có thể gây tổn hại các mạch máu trong thận
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu và trào ngược, do nhiễm trùng thường xuyên, hoặc có bất thường về mặt giải phẫu xảy ra khi sinh
  • Sử dụng quá nhiều thuốc được chuyển hóa qua thận

Triệu chứng và biến chứng của suy thận mạn

Suy thận mãn tính có thể xuất hiện từ nhiều năm trước khi bệnh nhân phát hiện ra. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân thường xuyên. Nếu không theo dõi thường xuyên, các triệu chứng có thể không được phát hiện cho đến khi thận đã bị hư hại. Một số triệu chứng như mệt mỏi có thể đã xảy ra trong một thời gian, nhưng có thể đến rất từ ​​từ mà bệnh nhân không dễ dàng nhận thấy được

Một số dấu hiệu của suy thận mạn là rõ ràng hơn đó là:

  • Tăng tiểu tiện, đặc biệt là vào ban đêm
  • Giảm đi tiểu
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu (hiếm gặp)
  • nước tiểu đục hoặc màu trà

Các triệu chứng khác không được rõ ràng, nhưng có thể cũng là kết quả trực tiếp của tình trạng thận không có khả năng loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể như: Sưng húp hai bên mắt, phù nề tay, chân, huyết áp cao, mệt mỏi , khó thở , mất cảm giác ngon miệng , buồn nôn và nôn (đây là một triệu chứng phổ biến) , khát , hôi miệng hoặc hơi thở, giảm cân, ngứa, co giật cơ hoặc chuột rút, da màu vàng nâu. Khi suy thận trở nên tồi tệ và các độc tố tiếp tục hình thành trong cơ thể, có thể xảy ra co giật và rối loạn tâm thần.

Biến chứng

Một số các biến chứng có thể bao gồm: Thiếu máu , huyết áp cao (tăng huyết áp) , tăng nguy cơ chảy máu , nguy cơ lây nhiễm , phù nề, mất nước, tăng nồng độ kali trong máu, tăng mức độ canxi, phosphat trong máu, xương giòn, suy dinh dưỡng, co giật.

Bệnh thận thường không gây đau nhưng trong một số trường hợp có thể xảy ra. Sỏi thận trong niệu quản (ống dẫn từ thận đến bàng quang) có thể gây ra đau co thắt nặng, lây lan từ thắt lưng vào háng.

Điều trị

Suy thận mạn ở giai đoạn cuối xảy ra khi quả thận đang làm việc ở mức dưới 10% công suất so với công suất vốn có của nó. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cần chạy thận hoặc ghép thận để có thể tiếp tục sống.

Thu Cúc

]]>
https://tuelinh.vn/suy-than-man-nguyen-nhan-trieu-chung-va-huong-dieu-tri-17385/feed 0
Điều trị thiếu máu do suy thận mạn https://tuelinh.vn/dieu-tri-thieu-mau-do-suy-than-man-10074 https://tuelinh.vn/dieu-tri-thieu-mau-do-suy-than-man-10074#respond Sun, 02 Sep 2012 08:50:28 +0000 https://tuelinh.vn/dieu-tri-thieu-mau-do-suy-than-man-10074 Điều đáng nói là hầu hết bệnh nhân suy thận mạn đều không biết mình đang bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau, đó là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy việc điều trị thiếu máu cho những bệnh nhân này, đặc biệt ở giai đoạn sớm là một trong những vấn đề cần được quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của các thầy thuốc.

Theo thống kê, tỷ lệ suy thận mãn (giai đoạn 3 – 5 của bệnh thận mạn tính) là 3,1%. Ước tính theo dân số Việt Nam với tỷ lệ này thì có khoảng 7 triệu người lớn bị suy thận mãn. Trên thực tế, con số này có thể cao hơn, và ngày càng gia tăng. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều bệnh nhân thiếu máu do suy thận mạn.

Khi bị thiếu máu, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc có màu hồng nhợt nhạt, tim đập nhanh, sức chịu đựng kém và khả năng tập trung suy giảm… Nếu có bệnh lý cơ quan nào khác đi kèm thì các triệu chứng của bệnh lý đó sẽ biểu hiện nặng thêm, ví dụ: thiếu máu có suy tim thì suy tim trở nặng hơn, dễ thiếu máu não…

Điều đáng nói là hầu hết bệnh nhân suy thận mạn đều không biết mình đang bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau, đó là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy việc điều trị thiếu máu cho những bệnh nhân này, đặc biệt ở giai đoạn sớm là một trong những vấn đề cần được quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của các thầy thuốc.

Điều trị thiếu máu giai đoạn sớm giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân suy thận mạn.

Điều trị thiếu máu giai đoạn sớm giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân suy thận mạn.

Trước đây điều trị thiếu máu do suy thận mạn thường được xử lý bằng truyền máu, nhưng có rất nhiều tác hại như: nguy cơ nhiễm trùng, lây nhiễm HIV, viêm gan, tăng sự mẫn cảm của người ghép thận; ứ đọng sắt (chứng nhiễm sắc tố sắt)…

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu chuyên sâu đã cho phép tạo ra những phương pháp mới hiệu quả hơn trong điều trị thiếu máu do suy thận mạn. Một trong số đó là sử dụng Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta (Micera). Thuốc này được chỉ định điều trị thiếu máu do suy thận mạn, đặc biệt thích hợp ở giai đoạn sớm. Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da, có tác dụng kích thích và tương tác với tế bào tiền thân tạo hồng cầu để tăng sản xuất tế bào hồng cầu cho bệnh nhân.

Điểm mới và tiện lợi của Mircera là ngoài lợi ích duy trì độ ổn định Hemoglobin mục tiêu tốt hơn, bệnh nhân chỉ cần tiêm mỗi tháng một lần nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian đi lại, thời gian điều trị, tâm lý và cả sức khỏe.

Ngoài ra, để phòng tránh cũng như hạn chế hậu quả do thiếu máu gây ra, người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là dưỡng chất tạo máu, đồng thời phải điều trị tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, mất máu (nếu có)… song song với bù đắp thiếu hụt chất erythropoietin nội sinh bằng thuốc kích thích tạo máu.

PGS.TS.BSC. Đinh Thị Kim Dung

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-thieu-mau-do-suy-than-man-10074/feed 0