Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Mon, 17 Mar 2025 09:01:55 +0000 vi hourly 1 Mất ngủ có ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? https://tuelinh.vn/mat-ngu-co-anh-huong-toi-suc-khoe-nhu-the-nao-17065 https://tuelinh.vn/mat-ngu-co-anh-huong-toi-suc-khoe-nhu-the-nao-17065#respond Thu, 02 Jan 2014 06:28:45 +0000 https://tuelinh.vn/mat-ngu-co-anh-huong-toi-suc-khoe-nhu-the-nao-17065 Mất ngủ là tình trạng không thể ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, hay bị tỉnh giấc giữa đêm mà không thể nào ngủ lại được, ngủ bị thức dậy quá sớm hay ngủ dậy mà vẫn cảm thấy mệt mỏi rã rời. Mất ngủ thường xảy ra do công việc căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày dẫn tới stress, do suy giảm nội tiết tố ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, do một số thói quen xấu trong ăn uống, hoặc sinh hoạt thiếu hợp lý. Mất ngủ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và về lâu dài, nó không tốt cho sức khỏe của bạn.

Ngủ đủ giấc khiến cơ thể khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe

Chúng ta hiểu rằng, não bộ của con người sau một ngày làm việc căng thẳng thì cần phải được nghỉ ngơi để có thời gian phục hồi và nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới. Khi mất ngủ  (chỉ cần một vài ngày bị mất ngủ) con người có thể mắc các vấn đề rắc rối liên quan đến hệ thần kinh.

Với những người ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày có thể đối diện với nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ cao hơn những người bình thường đến 50%. Một số người còn nói rằng, thiếu ngủ sẽ khiến con người chết nhanh hơn là thiếu ăn.

Mất ngủ có ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Mất ngủ có ảnh hưởng tới sức khỏe dù đối tượng bị mất ngủ là ai :

Làm đảo lộn cuộc sống. Mất ngủ làm ảnh hưởng và đảo lộn cuộc sống, mất ngủ vừa khiến người bệnh lo lắng và buồn phiền, vừa dễ bị nghĩ ngợi linh tinh về những vấn đề tiêu cực dẫn tới tình trạng khó ngủ trở nên trầm trọng hơn. Lâu dần trở thành thói quen xấu làm mất ngủ và rất dễ khiến người bệnh bị trầm cảm.

Với các chị em phụ nữ, mất ngủ triền miên gây lão hóa nhanh, nhất là nhan sắc dẫn đến sạm da, xuất hiện nhiều nốt đồi mồi, da nhăn và xấu đi rất nhanh. Không những vậy mà vấn đề sinh lí vợ chồng cũng bị ảnh hưởng rất lớn, dễ dấn đến hiện tượng lãnh cảm.

Còn với nam giới, nhiều người vì mất ngủ mà ảnh hưởng tới khả năng của phái mạnh. Khi ngủ không ngon giấc, người dễ bị mệt mỏi và không còn sức lực cũng như khoái cảm khó đạt được như ý muốn, lâu ngày dễ gây hiện tượng xuất tinh sớm hay liệt dương.

Mất ngủ có ảnh hưởng tới khả năng của nam giới

Với người cao tuổi thì khác, bệnh mất ngủ với người cao tuổi như một đôi bạn , mất ngủ theo đuổi dai dẳng và gây cảm giác chán chường cũng như sợ hãi khi màn đêm buông xuống ở lứa tuổi này.

Vậy chúng ta cần ngủ bao nhiêu là đủ?

Nam giới cần được ngủ nhiều hơn nữ giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ cần ngủ khoảng 7 giờ/đêm, trong khi đó nam giới cần khoảng 7,5 giờ/đêm. Trẻ em và người trẻ tuổi cần được ngủ nhiều hơn người lớn, còn người già thì ngủ ít hơn. Ở người già nồng độ melatonin giảm xuống, khiến cho người già nhạy cảm hơn với ánh sáng, do đó người già dễ bị mất ngủ hơn. Còn với người bình thường, lượng melatonin thường cao hơn vào ban đêm và vào mùa đông, đó cũng là lý do vì sao giấc ngủ của một người vào mùa đông thường kéo dài hơn so với mùa hè.

Thời gian ngủ có mối quan hệ mật thiết với thói quen sống hàng ngày của mỗi cá nhân. Trên thực tế, có người chỉ ngủ 5 – 6 tiếng mỗi ngày là đủ năng lượng cho nguyên ngày, trong khi có những người quen ngủ 8 tiếng/ ngày chỉ cần ngủ ít hơn một chút là sẽ trở nên kiệt quệ gần như ngay lập tức…

Điều đó cũng không có nghĩa là bạn có quyền cắt giảm thời gian ngủ của mình lại. Vì sự thật là ngay cả những người ngủ ít không cảm thấy mệt mỏi nhưng về lâu dài, họ sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, huyết áp, mạch máu và thậm chí giảm tuổi thọ.

Tóm lại, bạn không nên ngủ quá ít cũng không nên ngủ quá nhiều. Không nhất thiết bạn phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày mà có thể là 7 tiếng hoặc 9 tiếng. Quan trọng là ngủ làm sao để sau khi thức dậy, bạn cảm thấy sảng khoái, thoải mái và không còn cảm giác thiếu ngủ, tức là bạn đã ngủ đủ giấc ngủ rồi đấy.

Đọc thêm:

Theo tuelinh.vn (St)

]]>
https://tuelinh.vn/mat-ngu-co-anh-huong-toi-suc-khoe-nhu-the-nao-17065/feed 0
Tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ thường xuyên https://tuelinh.vn/tim-hieu-nguyen-nhan-gay-mat-ngu-thuong-xuyen-17061 https://tuelinh.vn/tim-hieu-nguyen-nhan-gay-mat-ngu-thuong-xuyen-17061#respond Wed, 01 Jan 2014 01:14:45 +0000 https://tuelinh.vn/tim-hieu-nguyen-nhan-gay-mat-ngu-thuong-xuyen-17061 Mất ngủ là tình trạng ngủ không đủ giấc, khó ngủ giữa đêm hoặc hay bị tỉnh giấc, ngủ mơ hồ khiến giấc ngủ không trọn vẹn. Bình thường nếu chúng ta ngủ ít hơn 3 giờ trong một đêm thì sẽ có cảm giác bứt rứt khó chịu vào ban ngày và giảm sự chú ý, tập trung. Nếu bị mất ngủ trên 3 ngày liên tục thì người bệnh sẽ có hiện tượng ảo giác, có khi bị hoang tưởng. Người bị mất ngủ thường khó đi vào giấc ngủ và vì thế giấc ngủ thường không sâu, dễ bị thức giấc.

Tìm hiểu các nguyên nhân khiến mất ngủ thường xuyên

Bình thường cơ thể bạn có thể bị mất ngủ do một số nguyên nhân như :

  • Bạn quá lo lắng về một vấn đề nào đó sẽ gặp hoặc do ảnh hưởng bởi một chấn thương tinh thần nào đó
  • Bạn liên tục sử dụng các chất kích thích vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ như cà phê, thuốc lá
  • Bạn để phòng ngủ quá sáng hoặc quá ồn ào
  • Bạn lạm dụng các thuốc an thần quá lâu khiến cơ thể phụ thuộc vào thuốc an thần mới có thể ngủ được
  • Do bạn bị mắc một số bệnh tâm thần như trầm cảm, sa sút trí tuệ
  • Mất ngủ do nguyên nhân thực thể như khó thở khi nằm (thường gặp ở người bị suy tim), nghẹt mũi … khiến bạn phải thức giấc giữa đêm,từ đó rất khó để ngủ lại.

Tuy nhiên, mỗi người có một thói quen khác nhau, có người ngủ ít, có người ngủ nhiều. Thậm chí có người chỉ cần ngủ 4-5 giờ mỗi đêm nhưng họ vẫn khỏe mạnh bình thường. trong khi có nhiều người ngủ tới 10 giờ  mỗi ngày mới gọi là đủ giấc. Tùy thuộc vào độ tuổi, sinh lý … Nếu ngủ ít mà ngủ sâu và khi thức dậy bạn cảm thấy khỏe khoắn, làm việc vẫn tập trung chú ý được thì vẫn không gọi là mất ngủ.

Điều trị mất ngủ thường xuyên như thế nào?

Mất ngủ một vài hôm khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng. Nếu mất ngủ kéo dài rất dễ bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Trong những trường hợp như vậy, bạn nên gặp bác sỹ để thăm khám tổng quát, sau đó tìm hiểu nguyên nhân do thực thể hay do tâm lý, từ đó bác sỹ sẽ tư vấn phương pháp điều trị đúng cách.

Để có được một giấc ngủ ngon, người ta thường tập luyện thể thao đều đặn vào ban ngày, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, yêu đời tránh những căng thẳng trong cuộc sống. Khi nào rơi vào trạng thái mệt mỏi, bạn có thể giảm tải nó bằng những chuyến đi du lịch, làm từ thiện hoặc chọn một môn nghệ thuật nào đó để chơi ….

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, càng khó ngủ thì bạn càng nên tập cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không nên uống cafe vào buổi chiều và vào buổi tối. Phòng ngủ nên để ánh sáng dịu, ấm áp, và yên tĩnh. Có thể áp dụng một số trà an thần như trà sen, trà hoa cúc giúp giấc ngủ sâu hơn.

Về việc sử dụng thuốc điều trị mất ngủ, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và không nên tự ý sử dụng mà nên tham khảo ý kiến bác sỹ để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Đọc thêm:

Theo Tuelinh.vn (Sưu tầm)

]]>
https://tuelinh.vn/tim-hieu-nguyen-nhan-gay-mat-ngu-thuong-xuyen-17061/feed 0
Mẹo khắc phục chứng mệt mỏi do mất ngủ https://tuelinh.vn/meo-khac-phuc-chung-met-moi-do-mat-ngu-17056 https://tuelinh.vn/meo-khac-phuc-chung-met-moi-do-mat-ngu-17056#respond Tue, 31 Dec 2013 06:43:16 +0000 https://tuelinh.vn/meo-khac-phuc-chung-met-moi-do-mat-ngu-17056 Đón chào ngày mới với tất cả sự hứng khởi, nhiệt huyết và trần đầy năng lượng là điều mà chắc hẳn ai trong số chúng ta đều mong muốn. Một trong số các điều kiện đầu tiên để có được tinh thần đó là một giấc ngủ thật no say. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó khiến giấc ngủ của bạn không trọn vẹn, một số trường hợp mất ngủ vẫn ghé thăm bạn khiến bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng cho ngày làm việc. Vậy làm thế nào để khắc phục những mệt mỏi này?

Mẹo trị mệt mỏi do mất ngủ

Để xua tan những mệt mỏi do một giấc ngủ thiếu trọn vẹn, hoặc do mất ngủ, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

1. Đón nắng sớm

Bước sang ngày mới, ánh sáng mặt trời là điều đầu tiên bạn nên chào đón. Theo các chuyên gia sức khỏe, ánh sáng tự nhiên sẽ giúp cơ thể điều chỉnh được đồng hồ sinh học, giúp cơ thể tỉnh táo từ đó nâng cao hiệu quả công việc. Vậy nên bạn hãy chịu khó đón ánh nắng sớm mai để có khởi đầu một ngày mới trọn vẹn bạn nhé.

2. Ăn uống hợp lý

Khi mệt mỏi, chúng ta thường tìm đến với các loại thức ăn có đường để nạp cho cơ thể. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn bị rối loạn. Vậy nên để duy trì năng lượng, hãy bắt đầu ngày mới với các loại thực phẩm giầu protein và ngũ cốc. Đậu phộng và chuối cắt lát là một gợi ý tuyệt vời để bắt đầu ngày mới.

3. Tranh thủ chợp mắt bằng một giấc ngủ trưa

Một cách nhanh chóng để xua tan những mệt mỏi, căng thẳng trí óc do thiếu ngủ là một giấc ngủ trưa thật sâu dù chỉ là một thời gian ngắn. Trong trường hợp công việc không cho phép, bạn có thể đứng lên, tập một số động tác thể dục cơ bản, cảm giác sảng khoái sẽ đến với bạn. Giấc ngủ ngắn chính là liều thuốc lý tưởng để giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng do bạn mất ngủ .

4. Nhâm nhi một tách cà phê

Một phương pháp giúp cơ thể tỉnh táo bạn có thể áp dụng đó là một tách cà phê thơm ngon nóng giòn. Bạn không nên uống leiefn mạch tách cà phê mà hãy pha cà phê vào một chiếc tách giữ nhiệt và nhâm nhi chúng càng lâu càng tốt.

Có một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người tiêu thụ 256,7 gam cà phê mỗi giờ có thể duy trì sự hưng phấn cả ngày. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ nên dừng lại tầm 3h chiều, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

5. Tranh thủ đi dạo

Trong ngày, những cơn buồn ngủ thường xuất hiện vào khoảng 1-3 h chiều. Nếu bạn ngáp ngủ trong suốt cuộc họp buổi chiều, hãy dành 10 phút để ra ngoài đi bộ.

Vận động làm tăng thân nhiệt, kích thích tim, não và các cơ bắp, đồng thời hạn chế giảm các chán nản. Nếu không ra ngoài,bạn có thể tranh thủ đi đi lại lại trong văn phòng, nó sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn rất nhiều.

6.  Ngủ đúng giờ

Cơ thể của chúng ta có một nhịp điệu tự nhiên đều đặn của việc đi ngủ và thức giấc. Sức khỏe của bạn sẽ được phục hồi nếu bạn tuân thủ đúng giờ giấc. Vậy nên việc xáo trộn giờ giấc đi ngủ có thể gây tình trạng thức dậy sớm, tỉnh dậy thức đêm thậm chí là bệnh mất ngủ.

Bạn nên đi ngủ theo giờ gần nhất với thời gian thường lệ. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái nếu duy trì được thói quen này.

7.  Uống nước lạnh

Nếu bị mất ngủ, cơ thể rất dễ bị mất nước nhẹ và như vậy sẽ khiến bạn càng trở nên mệt mỏi. Do vậy, bạn có thể uống một chút nước mát có thể giúp bạn hạn chế được cơn buổn ngủ.

Việc uống đủ nước không những giúp bạn giải tỏa cơn khát mà còn tốt co thận, và giúp cơ thể thải lọc chất thải. Bạn có thể thêm một chút đá vào li nước, nước mát sẽ làm tăng cảm giác tỉnh táo, hưng phấn cho bạn mỗi ngày.

Một số thực phẩm giúp bạn ngủ ngon hơn

Để hạn chế mệt mỏi do mất ngủ, bạn cũng có thể áp dụng một số thực phẩm có tác dụng tốt cho giấc ngủ. Bao gồm một số thực phẩm sau:

  • Trà hoa cúc : Trà hoa cúc mang lại sự thư thái, giúp chúng ta đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Bạn có thể uống  một tách trà hoa cúc nửa giờ trước khi đi ngủ sẽ làm cho tất cả vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn tan biến mất.
  • Sữa : Nếu khó ngủ bạn có thể sử dụng một số sản phẩm từ sữa như như pho mát, sữa hay sữa chua. Đây là những thực phẩm rất có lợi cho giấc ngủ của bạn. Theo kết quả phân tích, sữa có chứa tryptophan – chất sản xuất serotonin trong não con người. Serotonin lần lượt cung cấp cho chúng ta những cảm giác buồn ngủ và thư giãn. Vì vậy, một ly sữa hoặc sữa chua trước khi đi ngủ sẽ mở đường cho giấc ngủ ngon.
  • Quả anh đào : Quả anh đào có chứa một lượng hooc-mon Melatonin, đây được xem là chất xúc tác cho giấc ngủ ngon hơn. Hơn nữa, anh đào giầu chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể của bạn.
  • Các loại hạt : Một số loại hạt như đậu phộng, hướng dương và hạt vừng rất tốt cho giấc ngủ của bạn.

Theo tuelinh.vn (St)

]]>
https://tuelinh.vn/meo-khac-phuc-chung-met-moi-do-mat-ngu-17056/feed 0
Mất ngủ ở thanh thiếu niên – Cách nào phòng tránh? https://tuelinh.vn/mat-ngu-o-thanh-thieu-nien-cach-nao-phong-tranh-17052 https://tuelinh.vn/mat-ngu-o-thanh-thieu-nien-cach-nao-phong-tranh-17052#respond Mon, 30 Dec 2013 02:03:59 +0000 https://tuelinh.vn/mat-ngu-o-thanh-thieu-nien-cach-nao-phong-tranh-17052 Thường thì người ta nói đến mất ngủ thường nghĩ đến những người già, người đang tầm tuổi trung niên chứ ít ai nghĩ đến thanh thiếu niên vì đây là độ tuổi đang tuổi ăn, tuổi ngủ. Thế nhưng, thực tế lại ngược lại, nhiều trẻ thường xuyên bị rơi vào tình trạng mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mất ngủ kéo dài làm ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cơ thẻ trẻ cũng như sự tập trung cho học tập. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân khiến trẻ bị mất ngủ và cách hạn chế tình trạng này.

Một số nguyên nhân khiến trẻ thanh thiếu niên bị mất ngủ

Thường thì ở độ tuổi dậy thì của cả nam và nữ, các em thường ăn không biết no, ngủ không biết chán. Thế nhưng, nếu các em thường xuyên có nhưng sinh hoạt không điều độ, các em dễ bị rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên. Từ đó cơ thể rất dễ bị mệt mỏi, chán ăn và tất nhiên kết quả học tập sa sút.

Tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ thanh thiếu niên bị mất ngủ, các mẹ sẽ có các phương án ngăn chặn kịp thời:

  • Trẻ ngồi nhiều giờ đồng hồ trước máy tính hoặc trò chơi điện tử mỗi ngày.
  • Trẻ uống quá nhiều nước ngọt có ga hoặc cafe vào buổi tối
  • Trẻ tạo áp lực học tập đem vào trong giấc ngủ, trẻ thường xuyên lo lắng về bài vở ngày hôm sau khiến giấc ngủ bị chập chờn.
  • Một số trẻ gặp những vướng mắc về tình cảm.

Áp lực học tập có thể là nguyên nhân khiến trẻ thanh thiếu niên bị mất ngủ

Nếu bị mất ngủ trong nhiều tuần liên tiếp, điều đó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của trẻ, mà còn ảnh hưởng nhiều đến tinh thần. Mất ngủ triền miên có thể làm cho các em rơi vào tình trạng ủ rũ, lo lắng, thậm chí là trầm uất. Trong trường hợp trẻ vừa bị mất ngủ lại đi kèm với một số triệu chứng lạ như xanh xao, khi đó rất có thể trẻ đã bị thiếu máu nghiêm trọng. Lúc này trẻ cần được đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt

Cách nào giúp trẻ hạn chế tình trạng mất ngủ?

Nếu cảm thấy trẻ có vấn đề trong giấc ngủ đêm và khó dậy vào buổi sáng, bạn có thể đưa trẻ tới trung tâm tư vấn hoặc áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

  • Nhấn mạnh cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc ngủ đúng giờ.
  • Tìm hiểu các phương pháp giúp trẻ học cách thư giãn và biết những dấu hiệu nào cho thấy cần đi ngủ ngay. Khuyến khích trẻ tưởng tượng và sáng tạo trong kỹ thuật thư giãn, biết cách xếp các vấn đề lo lắng, cần suy nghĩ sang một bên để có thể ngủ dễ dàng.
  • Khuyên trẻ tắt  tất cả các thiết bị điện tử, kể cả điện thoại 1 giờ trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế và tốt nhất là không cho trẻ uống các đồ uống chứa cafein vào buồi chiều và tối.
  • Khuyến khích trẻ thường xuyên luyện tập, đặc biệt là tập ngoài trời vào buổi sáng.
  • Trẻ rất thích ngủ nướng vào những ngày nghỉ cuối tuần nhưng các mẹ chú ý không nên để trẻ ngủ quá 2 tiếng so với ngày thường.
  • Nếu trẻ ngủ muộn vào buổi sáng có thể tạo bình minh cho trẻ bằng cách mở cửa, kéo rèm hoặc bật đèn trước khi trẻ dậy.
  • Hãy cảnh báo cho trẻ về nguy hiểm khi đi xe xe trong tình trạng buồn ngủ.

Trong chế độ ăn uống, việc ăn nhiều chất bột, axit amin, tryptophan cũng giúp cho ngủ tốt. Nhiều trẻ hay mất ngủ vì lo điểm, lo thành tích các mặt trong lớp. Nếu quá lo, không ngủ ngon, trẻ cũng dễ bị mất ngủ. Ở tuổi đi học, rối loạn giấc ngủ thường là do thiếu ngủ mạn tính. Thuốc chỉ có tác dụng ngắn hạn và tạm thời. Về lâu dài, cần xây dựng cho con thói quen ngủ tốt.

]]>
https://tuelinh.vn/mat-ngu-o-thanh-thieu-nien-cach-nao-phong-tranh-17052/feed 0
Lời khuyên cho người bị mất ngủ https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-mat-ngu-17047 https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-mat-ngu-17047#respond Sun, 29 Dec 2013 15:43:01 +0000 https://tuelinh.vn/?p=17047 Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, một phần do uống cafe quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ, một phần do ăn uống ăn phải quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch tới nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, căng thẳng trong công việc …Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, ảnh hưởng công việc và nhiều vấn đề khác. Dưới đây là một số lời khuyên cho người bị mất ngủ.

mat-ngu

  • Trước khi đi ngủ hãy tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ thì cần thoáng mát, sạch sẽ. Tùy từng trường hợp mà cần kết hợp uống thuốc ngủ kết hợp với thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh.
  • Tránh uống cafe ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Tránh uống rượu với mục đích giúp ngủ vì thường sau ngủ do uống rượu con người rất dễ bị tỉnh giấc vào nửa sau của giấc ngủ, và thường sau khi uống rượu sau thức dậy nhiều người thường rất mệt mỏi, đau đầu.
  • Tránh uống nước nhiều vào buổi chiều hoặc tối trước khi đi ngủ vì như vậy bạn sẽ phải thức giấc do nhu cầu đi tiểu nhiều hơn.
  • Cũng không nên ăn quá nhiều hoặc để bụng đói vì như vậy đều làm khó ngủ.
  • Không nên hút thuốc lá, vì chất nicotine trong thuốc lá có tác dụng kích thích làm khó ngủ. Nếu buộc phải thức khuya bạn cũng không nên lạm dụng thuốc lá vì như vậy có thể khiến tình trạng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn.
  • Bạn có thể áp dụng một số bài tập thể dục, vận động làm cho dễ ngủ, nhất là vào xế chiều. Như vậy cơ thể sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
  • Làm nóng thân thể vào lúc xế chiều giúp ngủ say.
  • Giữ phòng ngủ mát mẻ giúp ngủ ngon vì nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm, phòng nóng nực sẽ dễ làm bạn thức giấc.
  • Chú ý độ sáng của phòng ngủ. Tránh ánh sáng quá nhiều lúc chợt tỉnh giấc, có thể dùng màn cửa và mặt nạ che mắt sẽ dễ trở lại giấc ngủ hơn.
  • Giường ngủ cần thoải mái, kích thước lớn đủ để có được một giấc ngủ thoải mái.
  • Nên thức giấc vào một thời gian cố định trong ngày và không nên thay đổi thời gian đó.
  • Không nên xem đồng hồ vào ban đêm, khi bị khó ngủ thường xuyên không nên ngủ ngày.
  • Một số người khuyên rằng, trước khi đi ngủ hãy để tinh thần thật thoải mái gác bỏ mọi muộn phiền, nên tạo một khoảng thời gian thanh thản.

Theo tuelinh.vn (ST)

]]>
https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-mat-ngu-17047/feed 0
Những thói quen có hại cho giấc ngủ https://tuelinh.vn/nhung-thoi-quen-co-hai-cho-giac-ngu-17041 https://tuelinh.vn/nhung-thoi-quen-co-hai-cho-giac-ngu-17041#respond Sat, 21 Dec 2013 02:55:36 +0000 https://tuelinh.vn/nhung-thoi-quen-co-hai-cho-giac-ngu-17041 Giấc ngủ rất quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta. Sau một đêm mất ngủ, cơ thể rất dễ bị mệt mỏi và thiếu năng lượng. Mất ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Nếu bạn là người thường xuyên bị mất ngủ, hãy tham khảo danh sách các thói quen gây hại cho giấc ngủ như sau để có biện pháp điều chỉnh phù hợp nhé.

Đọc sách, xem ti vi trước khi đi ngủ

Nhiều người có thói quen đọc sách trước khi đi ngủ, nghĩ là vừa tranh thủ thời gian trước khi đi ngủ để nghiền nát cuốn sách hoặc có nhiều người cho rằng như vậy mắt sẽ phải làm việc nhiều sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên đây là một thói quen không khoa học, như vậy cơ thể bạn sẽ thích nghi với thói quen này và nó sẽ chỉ buồn ngủ khi bạn đọc xong một vài chương. Chính vì thế, thay vì đọc sách, bạn hãy nghỉ ngơi thư giãn trước khi ngủ.

Cũng tương tự như đọc sách, xem ti vi khiến mắt bạn luôn phải chăm chú theo dõi màn hình ti vi, điều này có thể gây cản trở cho giâc ngủ ban đêm. Ánh sáng của màn hình có thể ngăn cản sự phát triển của melatonin – một lại hormone thúc đẩy giấc ngủ. Chính vì vậy, bạn nên tập cho mình thói quen dừng việc dùng máy tính và máy thu hình khoảng một giờ trước khi ngủ.

Sử dụng máy tính quá khuya

Những trường hợp phải làm việc khuya, ngồi máy tính nhiều gây khó ngủ thậm chí mất ngủ. Ánh sáng từ màn hình máy tính kích thích não bộ của bạn, hơn nữa rất khó để suy nghĩ của bạn ngưng bận tâm đến danh sách những việc cần làm, kể cả khi bạn đã tắt máy. Vậy nên hãy cố gắng hoàn thành công việc trong ngày, đẻ buổi tối dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi. Như vậy giấc ngủ cũng sẽ trọn vẹn hơn.

Nói chuyện điện thoại quá lâu

Nhiều người muốn tranh thủ thời gian trước khi đi ngủ để nói chuyện với bạn bè, người yêu hay cha mẹ. Đây có thể là những cuộc nói chuyện ngắn nhưng cũng có thể kéo dài hơn giờ đồng hồ. Tuy nhiên, bạn nên điều chỉnh lại thói quen này bởi thời gian nói chuyện quá lâu có thể khiến bạn khó ngủ và giấc ngủ không sâu.

Chiếc giường không thoải mái

Giường không chắc chắn, không đủ ấm, không thông thoáng đương nhiên sẽ khiến bạn khó lòng mà có giấc ngủ sâu được. Vậy nên hãy chuẩn bị một chiếc đệm thật êm, những chiếc gối thật xinh đẹp để có một giấc ngủ thật ngon trong những ngày đông lạnh giá này bạn nhé.

Sử dụng trà đặc, cafe trước khi đi ngủ

Chắc hẳn điều này ai cũng biết bởi trà, cà phê hay các loại thức uống có ga đều chứa chất caffein, đây chính là thủ phạm khiến bạn khó ngủ. Tương tự với các loại rượu. Nó sẽ khiến bạn có cảm giấc mơ màng, chập chờn và mất thời gian để đi vào giấc ngủ sâu. Các bác sĩ khuyên bạn có thể uống một ly sữa nóng trước khi đi ngủ.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá khiến não phải hoạt động tích cực hơn, từ đó khiến khó đi vào giấc ngủ hơn so với những người không hút thuốc.

Mặc quần áo quá chật

Nếu quần áo quá chất sẽ làm giảm nhịp sinh học, nồng độ melatonin, đồng thời tăng nhiệt độ cơ thể, gây ra phản ứng ngược khiến bạn khó ngủ ngon và sâu.

Sử dụng đồng hồ báo thức phát sáng

Nếu bạn bị khó ngủ thì việc sử dụng những chiếc đồng hồ báo thức phát sáng có thể là một trong số các nguyên nhân khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Lời khuyên cho bạn đó là bạn nên làm căn phòng tối nhất có thể, hãy che chắn ánh sáng từ đồng hồ báo thức nếu bạn có sử dụng, hoặc có thể sử dụng các loại đồng hồ khác hay điện thoại để không cho chúng làm phiền tới giấc ngủ của bạn

Tập thể dục muộn

Tập thể dục tốt cho cơ thể, nó vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể vừa giúp cơ thể được vận động thoải mái sau ngày làm việc vất vả nhưng nếu bạn có thói quen tập thể dục muộn sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và năng lượng làm gián đoạn quá trình yên tĩnh để chuyển sang giấc ngủ.

Tư thế ngủ không thoải mái

Một số người thường có tư thế ngủ gập cong người khi ngủ. Tư thế này có thể gây tổn thương vùng lưng, nhất là phụ nữ tuổi ba mươi. Tư thế ngủ lý tương là nằm duỗi thẳng lưng, kê thêm một chiếc gối ở dưới đầu gối nhằm làm cho phần lưng áp vào mặt phẳng đệm tối đa.

Thói quen mở cửa sổ khi ngủ

Thói quen này sẽ khiến cơ thể phản ứng cong lại để tránh cái lạnh, vậy nên nó không tốt cho xương sống. Tốt nhất bạn nên bật điều hòa hoặc đắp chăn. Ngoài ra, đóng cửa sổ khi ngủ có thể tránh được những chất gây ô nhiễm trong bầu không khí và chất gây dị ứng bên ngoài.

Tư thế ngủ úp mặt

Một số người lại có thói quen ngủ úp mặt, tư thế này thường gây tức thở, làm cho giấc ngủ không liên tục, ảnh hưởng tới nhịp thở và không tốt cho tim. Nếu bạn có thói quen này thì nên bỏ nhé.

]]>
https://tuelinh.vn/nhung-thoi-quen-co-hai-cho-giac-ngu-17041/feed 0
Bí quyết đối phó với bệnh mất ngủ https://tuelinh.vn/bi-quyet-doi-pho-voi-benh-mat-ngu-17037 https://tuelinh.vn/bi-quyet-doi-pho-voi-benh-mat-ngu-17037#respond Fri, 20 Dec 2013 01:55:07 +0000 https://tuelinh.vn/bi-quyet-doi-pho-voi-benh-mat-ngu-17037 Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta phải đối diện với nguy cơ mất ngủ, khó ngủ như căng thẳng, làm việc trong thời gian dài, vui chơi quá mức… Tuy nhiên, bất kể vì nguyên nhân gì nếu thường xuyên bị thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, công tác và an toàn. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn tránh những cơn mất ngủ.

1. Trước khi lên giường đi ngủ

Vào buổi tối trước khi di ngủ không nên uống quá nhiều nước, và ăn nhiều chất lỏng để hạn chế đi vệ sinh ban đêm.

Không ăn quá no vào bữa tối, dùng ít chất béo và gia vị kích thích, nên ăn các đồ ăn dễ tiêu hóa. Nếu được hãy cố gắng đại tiện, tiểu tiện, trước khi đi ngủ, không để bụng ậm ạch và không phải tỉnh dậy giữa chừng khi đang ngủ.

Nên vận động nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ thong thả với đầu óc thư giãn 20-30 phút trước khi đi ngủ như vậy sẽ giúp giấc ngủ được sâu hơn.

Nếu có điều kiện hãy ngâm mình hoặc ngâm chân trong chậu nước ấm trước khi đi ngủ tạo cảm giác được thư giãn sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn.

Tạo phản xạ có điều kiện trước khi lên giường như uống một ly sữa nóng, đọc vài trang báo, nghe một bài nhạc êm dịu như vậy bạn sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

2. Khi ở trên giường

Với những người vốn dĩ đã khó ngủ nên lên giường đúng giờ và ngủ sớm. Khoảng từ 1.5 – 2 giờ sau bữa ăn tối. Khi này, các axit amin từ thức ăn đã được đưa lên não, chuyển thành serotonin có tác dụng gây buồn ngủ.

Một số người khuyên những người bị khó ngủ nên chọn buồng hướng về phía Nam, chọn nơi yên tĩnh, mở cửa cho thoáng mát, không rong đèn.

Khi đã lên giường rồi thì không suy nghĩ miên man về công việc hay những việc gây căng thẳng, không vui. Khi không thể loại bỏ được những suy nghĩ nên ra khỏi giường, đi bách bộ thong thả hoặc đọc sách báo tới khi tinh thần mệt mỏi thì mới lên giường ngủ tiếp.

Một số người áp dụng cách nghe tiếng đồng hồ quả lắc và đếm tới khi ngủ hoặc đếm ngược từ 100 tới 0. Cũng có thể đọc nhẩm một bài thơ hoặc hát khẽ bài hát êm dịu.

Ngoài ra, người bị khó ngủ có thể thử luyện tập các bài sau:

  • Thư giãn cơ thể: Nằm ngửa trên giường, cong người lên, rồi thả lỏng dần từ ngón chân trở lên tới mắt, trán. Làm từ từ. Giữ người cong khoảng 5-10 giây rồi thả lỏng độ 15-20 giây.
  • Tập trung tư tưởng: Hình dung có một ngọn lửa như ngọn nến chẳng hạn. Tập trung tư tưởng nghĩ đến ngọn nến đó, không được nghĩ gì khác. Luôn nghĩ là ngọn lửa cháy sáng, ngày càng sáng, sáng mãi. Nghĩ đến ngọn lửa như vậy thần kinh sẽ dịu xuống, và giấc ngủ sẽ tới lúc nào không biết.
  • Thở sâu: Hít thở 5 lần, mỗi lần thở tự nhủ: “Ta đang thư giãn, ta đang yên tĩnh, ta đang sắp ngủ, ta đang ngủ”.
  • Trường hợp bị thức giấc vào lúc nửa đêm, bạn có thể trở dậy đọc vài trang sách báo, tới khi đầu óc mệt mỏi thì vào ngủ tiếp, sẽ ngủ được.

Nếu thực hiện hết cách mà không thành công, tốt nhất là dậy làm một việc gì đó cho tới khi cảm thấy buồn ngủ. Không nên cố ép mình phải ngủ vì như vậy não sẽ bị ức chế, càng không ngủ được.  Một số trường hợp áp dụng mọi cách mà vẫn không cải thiện tình trạng thì cần tới sự hỗ trợ của bác sỹ và một số loại thuốc theo chỉ định.

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/bi-quyet-doi-pho-voi-benh-mat-ngu-17037/feed 0
Các nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ https://tuelinh.vn/cac-nguyen-nhan-gay-ra-benh-mat-ngu-15742 https://tuelinh.vn/cac-nguyen-nhan-gay-ra-benh-mat-ngu-15742#respond Sat, 03 Aug 2013 08:41:16 +0000 https://tuelinh.vn/cac-nguyen-nhan-gay-ra-benh-mat-ngu-15742 Bình thường lo âu hay căng thẳng quá rất dễ dẫn đến mất ngủ. Nói về các nguyên nhân của bệnh mất ngủ, có rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm những hành vi cá nhân như hút thuốc, uống cà phê nhiều, thay đổi múi giờ khi đi xa, làm việc ca đêm hoặc thói quen ăn uống quá no. Ngoài ra mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân thực thể như ảnh hưởng bởi một số loại thuốc hoặc bệnh lý.

Mất ngủ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa

Nguyên nhân thường thấy

Bạn rất có thể bị mất ngủ nếu có một số thói quen dưới đây:

  1. Hút thuốc lá, uống nhiều cà phê
  2. Thói quen ăn quá no trong đêm, ăn nhiều chất kích thích
  3. Thay đổi lịch làm việc đến chóng cả mặt,  làm việc theo ca không thường xuyên, làm đồng hồ sinh học của cơ thể bị đảo lộn.
  4. Đi du lịch vùng xa, có chênh chệch múi giờ từ 6-24 giờ
  5. Căng thẳng, lo âu nhiều trong học tập, công việc, hoặc trong cuộc sống hàng ngày.
  6. Phân bổ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, mất ngủ cũng có thể xảy ra do sự thay đổi của tuổi tác. Thường thì người cao tuổi thời gian ngủ ít dần đi, có khuynh hướng ngủ muộn và thức dậy sớm hơn. Và vấn đề quan trọng nhất vẫn là chất lượng giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái phấn chấn, thích làm việc.

Các nguyên nhân khác

Ngoài các thói quen sinh hoạt không khoa học, mất ngủ cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân thực thể như:

  1. Dùng thuốc điều trị bệnh: Các loại thuốc điều trị đau đầu thường có chứa cafein, thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu. Sử dụng các thuốc này có thể gây tác dụng phụ là mất ngủ ở một số người.
  2. Mất ngủ do ảnh hưởng của bệnh lý. Thường thì các bệnh nhân bị viêm xoang, tăng huyết áp, đau đầu, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do  Zona, thần kinh bị kích thích, đau trong khớp háng xương …. đều gây ra các triệu chứng rất khó chịu về đêm từ đó, người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ hoặc bị thức dậy giữa đêm.
  3. Cũng có nhiều kết luận cho rằng, chứng rối loạn tâm thần chức năng hoặc thực thể hoặc trầm cảm gây tình trạng mất ngủ.

Để điều trị bệnh mất ngủ, người bệnh thường được điều trị từ các  triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân gây mất ngủ. Tất cả các vấn đề liên quan đến chẩn đoán xác định bệnh, người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt theo các ý kiến đưa ra từ các bác sỹ chuyên khoa.

Tổng hợp (Tuelinh.vn)

]]>
https://tuelinh.vn/cac-nguyen-nhan-gay-ra-benh-mat-ngu-15742/feed 0
Kiến thức về bệnh mất ngủ https://tuelinh.vn/benh-mat-ngu-15686 https://tuelinh.vn/benh-mat-ngu-15686#comments Thu, 01 Aug 2013 07:01:06 +0000 https://tuelinh.vn/benh-mat-ngu-15686 Giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc mệt mỏi. Chất lượng giấc ngủ quyết định nhiều đến năng lượng làm việc cho ngày hôm sau. Mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và mất ngủ kéo dài là một căn bệnh rất nghiêm trọng mà bất cứ ai dù có khỏe đến mấy cũng chớ nên xem thường.

Vì sao bị bệnh mất ngủ?

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân như :

Chứng mệt mỏi kéo dài, mất sức, khó tập trung, tinh thần chán nản, uể oải. Những hiện tượng này đôi khi khiến cho người bệnh không theo kịp những gì đang diễn ra xung quanh mình, dẫn đến lo lắng, mất ngủ vào ban đêm. Tình trạng mất ngủ đôi khi còn khiến người bệnh có nguy cơ cao bị trầm cảm, sức khỏe giảm sút, thậm chí dễ mất tập trung, dễ gặp tai nạn trên đường.

Lịch sinh hoạt thất thường có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Sinh hoạt thất thường có thể do yêu cầu của công việc (đối với những người phải làm ca kíp) dẫn đến thời gian sinh hoạt không điều độ. Việc ngủ theo thời gian chênh lệch nhau quá nhiều cho mỗi ngày rất dễ gây rối loạn giấc ngủ, làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể tăng nguy cơ bị mất ngủ.

Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng thói quen của người ngủ cùng. Chẳng hạn như bạn ngủ cùng bạn có thói quen ngáy khi ngủ, bạn rất dễ bị tỉnh giấc, rất khó đi vào giấc ngủ trở lại.

Nguyên nhân gây mất ngủ cũng phải kể đến yếu tố môi trường như ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, và độ thoáng khí. Đương nhiên là với những người khó ngủ, một môi trường quá sáng, quá ồn hoặc quá nóng hay quá lạnh … đều có thể khiến khó đi vào giấc ngủ hơn.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, bệnh mất ngủ cũng có thể do ảnh hưởng bởi một số bệnh khác. Nhóm bệnh cơ thể như dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản., các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu, stress, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ ….

Cũng có nhiều trường hợp mất ngủ có liên quan đến các bệnh như ngưng thở khi ngủ, gặp ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ. Mất ngủ cũng có thể do một số tình trạng sinh lý như mãn kinh, kinh nguyệt bị rối loạn, có thai, sốt, đau …

Một số nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ như sử dụng một số chất kích thích như cafe, rượu …. hoặc người bệnh bị ảnh hưởng bởi một số tác dụng phụ của thuốc.

Các dạng mất ngủ thường gặp

Về cơ bản, có 2 loại mất ngủ chính đó là tình trạng khó đi vào giấc ngủ dẫn đến mất ngủ và tình trạng khó ngủ. Dựa vào thời gian mắc bệnh, người ta chia bệnh mất ngủ ra làm 3 dạng :

  • Mất ngủ tạm thời: là tình trạng mất ngủ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn
  • Mất ngủ không thường xuyên: mất ngủ đến rồi đi, không đều
  • Mất ngủ kinh niên: bệnh nhân mất ngủ hầu như nguyên đêm và kéo dài trong một tháng hoặc hơn nữa.

Điều trị bệnh mất ngủ như thế nào?

Để điều trị bệnh mất ngủ, trước tiên cần tìm hiểu và hạn chế các nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ. Chẳng hạn, bạn nhận ra rằng, khi uống cafe hoặc trà đặc vào buổi tối bạn rất dễ bị mất ngủ. Vậy thì giải pháp cho bạn trong trường hợp này là hạn chế sử dụng cà phê, trà đặc quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ. Trước khi đi ngủ bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng, cũng không nên ăn quá no ….Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân gây mất ngủ, người bệnh có thể tự điều chỉnh để ngủ được mà chưa cần tới sự hỗ trợ của thuốc trị mất ngủ.

Vệ sinh giấc ngủ. Đó là tất cả các phương pháp giúp tâm trạng bạn trở nên thư thái hơn, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn bằng cách có thể bố trí giường ngủ tại một nơi thoáng mát,giữ cho chăn màn sạch sẽ ….

Một số trường hợp bệnh mất ngủ cần phải sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ như các loại thuộc nhóm benzodiazepine nhưng cần chú ý là phải có bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sử dụng.

Một số bệnh nhân bị mất ngủ có dấu hiệu của bệnh trầm cảm thì có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm và giải lo âu. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc hiệu quả thì vẫn cần sự tư vấn từ bác sỹ trước khi sử dụng thuốc.

Tuelinh.vn

]]>
https://tuelinh.vn/benh-mat-ngu-15686/feed 2
Chế độ tập luyện, nghỉ ngơi cho bà bầu bị mất ngủ https://tuelinh.vn/tap-luyen-nghi-ngoi-cho-ba-bau-bi-mat-ngu-15491 https://tuelinh.vn/tap-luyen-nghi-ngoi-cho-ba-bau-bi-mat-ngu-15491#respond Sun, 21 Jul 2013 00:51:04 +0000 https://tuelinh.vn/tap-luyen-nghi-ngoi-cho-ba-bau-bi-mat-ngu-15491 Tập luyện và nghỉ ngơi rất quan trọng cho sức khỏe bà bầu. Luyện tập thể dục không chỉ tốt cho việc lưu thông khí huyết mà còn giúp giảm stress, cải thiện giấc ngủ cho các mẹ bầu, nhất là với các mẹ bị mất ngủ thường xuyên. Vậy đâu mới là cách tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp nhất cho các mẹ bầu ?

Nên tập luyện như thế nào?

Mẹ bầu nền tập luyện đều đặn, chẳng hạn như đi bộ mỗi ngày. Nếu đi bộ thường xuyên có thể giúp cho đôi chân của các mẹ bầu khỏi bị chuột rút. Ngoài đi bộ, các mẹ bầu cũng có thể tập luyện các tư thế yoga hay các bài tập thư giãn.

Tập yoga

Tư thế đứng cân bằng:

Ở tư thế này, năng lượng cơ thể tập trung ở tim, tốt cho việc lưu thông máu đến chân. Ngăn ngừa và cải thiện chứng giãn tĩnh mạch chân, tăng sự mềm dẻo của các cơ khớp vùng cổ, xương đùi, khớp quanh gối và cổ chân. Đồng thời tăng tính đàn hồi cơ liên sườn, cột sống đẩy mạnh quá trình hô hấp

Luyện tập thế ngồi xổm:

giúp mẹ khoẻ cơ hoành, mạnh khớp gối, cơ đùi, cơ bụng trên, dưới. Tập cho xương chậu quen dần với việc mở khung xương chậu trong lúc sinh từ đó sẽ rút ngắn thời gian sinh nở của mẹ

Các tư thế quỳ:

tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của các mẹ bầu mà chuyên gia sẽ tư vấn nên tập những động tác phù hợp trong chuỗi các động tác trong tư thế quỳ. Khi tập các tư thế quỳ, sẽ tác động đến toàn bộ hệ cơ nằm sâu trong khoang bụng và lưng cùng nhóm cơ đùi trước và sau, cơ bắp quanh mông dẻo dai hơn. Đồng thời, thúc đẩy khí huyết lưu thông vùng thắt lưng, vai, cổ

Luyện tập các tư thế ngồi như đưa nôi, bào nghiêng

con bướm giúp các cơ liên sườn mềm dẽo hơn, điều chỉnh dị tật cột sống, tăng lưu lượng máu cho cung động mạch chủ làm gan, dạ dày, tuyến tuỵ hoạt động tốt. Hơn nữa, thai nhi rất thích được đong đưa khi mẹ tập tư thế đưa nôi

Các tư thế nằm như thế nằm con cá, thế nằm chân cầu nguyện, xoay eo

giúp cung cấp oxy cho não, xoa dịu các cơn đau vùng lưng, phục hồi thần kinh cột sống, nới lỏng xương chậu và chống chuột rút, phù chân

Chế độ nghỉ ngơi cho các mẹ bầu

Tốt hơn hết, các mẹ bầu nên có những giấc ngủ ngắn trong ngày, lý tưởng nhất là vào buổi sáng và buổi trưa. Giấc ngủ ngắn từ 30 – 60 phút sẽ làm tăng khả năng nhanh nhạy, trí nhớ tốt hơn và giảm triệu chứng mệt mỏi trong kỳ thai nghén.

Mẹ bầu cũng nên chú ý rằng không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày như vậy sẽ làm cho giấc ngủ ban đêm không sâu giấc và khó ngủ hơn.

Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên tập cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ.

Các mẹ có thể tham gia các lớp học làm mẹ để thu thập thêm kiến thức để thấy an tâm hơn.

Một số lời khuyên cho bà bầu bị mất ngủ

Giữ phòng ngủ luôn thoáng mát : Thân nhiệt của bà bầu lúc nào cũng cao hơn người bình thường, do đó phòng ngủ của bà bầu nên giữ mát mẻ, thoáng đãng, không khí lưu thông tạo cảm giác dễ chịu sẽ có tác dụng tốt khi chăm sóc bà bầu bị mất ngủ .

Không tập thể dục quá gần giờ đi ngủ : Tập thể dục có tác động tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, đồng thời kích thích hưng phấn. Tuy nhiên sự hưng phấn đó sẽ khiến cho bà bầu mất ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ. Vì vậy lời khuyên khi chăm sóc bà bầu bị mất ngủ là không nên cho bà bầu tập thể dục hay vận động mạnh trước khi ngủ 2-3 tiếng.

Nghỉ trưa đúng giờ giấc: Nếu bà bầu thu xếp ngủ đủ 30-60 phút sau bữa ăn trưa sẽ có tác dụng phục hồi trí nhớ, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên cũng lưu ý là  bà bầu không nên ngủ quá 60 phút vì nếu trưa ngủ nhiều sẽ khiến cho giấc ngủ buổi tối thiếu sâu.

Dành thời gian nghỉ ngơi: Các bà mẹ trong thời kỳ mang thai cần giữ cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Khoảng thời gian sau bữa ăn tối nên dành thời gian đọc sách, đi dạo, xem phim… thả lỏng tinh thần nhằm giúp cho việc đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Luôn giữ tinh thân vô tư, thoải mái: Bình thường sau khi nằm khoảng 20-30 phút bạn sẽ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên trong trường hợp khó ngủ bạn đừng cố ép mình phải ngủ vì như vậy sẽ làm bạn căng thằng và càng khó ngủ hơn. Tốt nhất bạn hãy nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, xem sách để cơn buồn ngủ đến tự nhiên.

Không nên ăn thức ăn cay vào buổi tối: Bà bầu không nên ăn các loại thức ăn có tiêu, ớt cay, đặc biệt là vào buổi tối. Vì chúng là những thực phẩm có khả năng gây mất ngủ chính vì vậy bạn nên hạn chế ăn chúng vào bữa tối để tránh bị mất ngủ.

Giảm uống nước vào buổi tối: Nước rất cần cho cơ thể người đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, các bà bầu cần uống một lượng nước nhiều hơn bình thường. Bạn hãy bổ xung nước nhiều nhất vào buổi sáng và giảm dần vào chiều tối để hạn chế đi vệ sinh vào ban đêm.

Tuelinh.vn

]]>
https://tuelinh.vn/tap-luyen-nghi-ngoi-cho-ba-bau-bi-mat-ngu-15491/feed 0