Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Tue, 18 Feb 2025 08:18:40 +0000 vi hourly 1 Trị ho cho bé bằng 6 loại lá https://tuelinh.vn/cach-tri-ho-cho-be-bang-6-loai-la-15261 Thu, 04 Jul 2013 01:16:09 +0000 https://tuelinh.vn/cach-tri-ho-cho-be-bang-6-loai-la-15261 Mưa nắng thất thường, cứ mỗi dịp thời tiết chuyển mùa trẻ có sức đề kháng yếu thường rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, ngạt mũi, ho. Để trị ho cho bé, các mẹ có thể sử dụng một số loại lá ngay trong vườn nhà, vừa có tác dụng trị ho lại vừa không gây tác dụng phụ. Dưới đây là cách làm đã được nhiều mẹ áp dụng.

Trị ho bằng lá diếp cá

Rau diếp cá có vị chua, cay, tính mát tác động vào 2 kinh can và phế. Rau diếp các có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thoát mủ, thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm, rau diếp cá còn là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho rất hiệu quả cho bé.

trị ho

Lấy 1 nắm rau diếp cá, một bát nước vo gạo đặc, mới, sau đó rửa sạch diếp cá, đem giã nhuyễn, cho nước vo gạo vào và đun sôi lên. Khi sôi giảm lửa, đun tiếp khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát rồi bắc ra để nguội, lọc lấy nước cho con uống.

Cho bé uống từ 2-3 lần một ngày. Tốt nhất là các mẹ nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. Cần lưu ý thêm rằng, trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đàm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.  Khi sử dụng rau diếp cá, các mẹ nên hạn chế cho bé ăn các đồ tanh như tôm, cua, thịt gà. Thức ăn cho bé nên xay nhuyễn cho bé dễ nuốt, dễ tiêu. Các mẹ có thể cho bé uống thêm nước cam hoặc nước chanh để bé nhanh khỏi.

Trị ho bằng lá xương sông

Lá xương sông có tác dụng trong các trường hợp bị đầy bụng, nôn mửa, tan ứ máu đọng, lá xương sông còn có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ.

Cách trị ho bằng lá xương sông rất đơn giản. Các mẹ chỉ cần chuẩn bị từ 2- 3 lá xương sông bánh tẻ, 5 thìa mật ong nhỏ. Lá xương sông đem rửa sạch thái nhỏ, cho vào bát cùng với 5 thìa mật ong, sau đó đem hấp cách thủy rồi lấy nước cốt cho bé uống. Ngày uống 2 lần, uống liên tục trong khoảng 5 ngày.

Trị ho bằng lá hẹ

Theo một số tài liệu cổ, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối; dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh, đặc biệt dùng lá hẹ để trị ho cho trẻ rất hiệu quả.

Để trị ho cho bé, các mẹ chuẩn bị 5 – 10 lá hẹ, một lượng đường phèn, cho lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2-3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

Trị ho bằng lá húng chanh

Húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé.

Các mẹ nên chuẩn bị 15 – 16 lá húng chanh, 4 -5 quả quất xanh, một ít đường phèn, các mẹ có thể áp dụng 2 cách làm như sau:

Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.

Cách 2: Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

Trị ho bằng cải cúc

Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu nhưng cũng lại là vị thuốc chữa ho hiệu quả. Nếu là người lớn ho lâu ngày, chỉ cần dùng thường xuyên món canh cải cúc như: cải cúc nấu thịt nạc, nấu cá thát lát… Nhưng riêng với trẻ em, muốn trị được ho các mẹ cần phải bỏ ra một chút thời gian để chế biến.

Các mẹ rửa sạch lá cải, thái nhỏ sau đó thêm ít mật ong vào hấp cách thủy trong vòng khoảng 20 phút cho ra nước rồi cho bé uống, nên cho bé uống khoảng từ 3- 5 ngày.

Trị ho bằng lá tía tô

Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc, trị ho rất tốt cho trẻ.

Các mẹ nên chuẩn bị lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực, đường phèn, rửa sạch các loại lá cho vào bát sứ, đổ ít nước lọc, đun cách thủy bằng lửa than, để sôi lửa càng lâu càng tốt. Sau đó để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).

Mỗi ngày cho bé uống khoảng 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.

Cần lưu ý rằng, khi cho bé uống thuốc nên bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.

Trên đây là 6 loại lá có tác dụng trị ho cho bé, cách làm cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, các loại lá này chỉ áp dụng khi bé mới bị ho, còn các trường hợp ho lâu ngày, bé nên được đi khám để được dùng thuốc phù hợp.

]]>
Người bị ho nên kiêng ăn gì? https://tuelinh.vn/nguoi-bi-ho-nen-kieng-an-gi-15224 Sun, 30 Jun 2013 03:56:46 +0000 https://tuelinh.vn/nguoi-bi-ho-nen-kieng-an-gi-15224 Ho nhiều, ho khan kéo theo cảm giác rát ngứa họng, mất tiếng, làm bạn khó chịu. Bạn đã uống thuốc nhưng các cơn ho khó chịu vẫn cứ đeo bám lấy bạn. Hãy thử kiểm tra xem dinh dưỡng của bạn đã đúng chưa nhé, chưa biết chừng, bạn đang sử dụng một số thực phẩm làm tình trạng ho của bạn trở nên trầm trọng hơn.

>> Giảm ho nhanh bằng các phương pháp đơn giản

Những đồ ăn lạnh, cay

Những đồ ăn lạnh, cay có thể kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho của bạn tăng lên. Theo Đông y, các thực phẩm lạnh dễ gây tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Vậy nên nếu bạn muốn ăn các món đồ được lưu trữ trong tủ lạnh, bạn nên bỏ chúng ra ngoài cho bớt lạnh rồi mới ăn.

Đối với những trẻ  bị ho dị ứng không nên uống đồ uống có ga, bởi nó có thể gây ra một cơn ho kéo dài. Bạn cũng không nên cho trẻ ăn các thức ăn cay, vì khi đang ăn cay mà bị cơn ho bất ngờ rất dẽ bị sặc va nguy hiểm.

Quả quýt

Nhiều người dùng vỏ quýt để chữa ho, long đờm nhưng những múi quýt lại có tác dụng ngược lại. Bạn đừng nhầm lẫn nhé. Trong thịt quýt có chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

Dừa, mía

Dừa, mía có tính lạnh ăn nhiều sẽ trở ngại cho nội tạng, không tốt cho những người đang bị ho, suyễn. Vì vậy bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến từ dứa, mía khi bị ho.

Cá, tôm, cua

Người bị ho không nên ăn các món ăn từ cá,tôm, cua

Cá, tôm, cua không được khuyên dùng khi bị ho. Đó là bởi vì hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của cá. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm cá, mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.

Những đồ ăn quá mặn hay quá ngọt.

Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt không liên quan nhiều lắm đến những cơn ho. Nhưng khi đang bị ho, việc ăn quá nhiều thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm cho triệu chứng ho nặng hơn.

Thực phẩm chiên rán

Các loại thực phẩm chiên rán cũng không được khuyến khích cho những ai đang bị ho. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng co dạ dày, làm cho việc làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.

]]>
Cách phân biệt và chữa trị bệnh ho ở trẻ em https://tuelinh.vn/cach-phan-biet-va-chua-tri-benh-ho-o-tre-em-12597 Sun, 30 Jun 2013 01:40:37 +0000 https://tuelinh.vn/?p=12597 Ho là bệnh thường gặp và dễ mắc ở trẻ em. Trẻ em có thể bị ho khi mặc phong phanh vào mùa đông, ăn nhiều kem, uống nhiều nước mát vào mùa hè. Do đó cần có biện pháp để phân biệt và chữa trị bệnh này cho trẻ để các cháu không bị tái phát và khiến cho bệnh nặng hơn.

>> Mẹo giảm ho nhanh cho bé

Đối với các bé khỏe mạnh, các bộ phận nhạy cảm dễ nhiễm bệnh về đường hô hấp như mũi luôn được bảo vệ bởi những lớp lông nhỏ phủ trên lòng ống không ngừng chuyển động để đẩy các chất bẩn ra ngoài. Bởi vậy ho là một phản ứng bảo vệ cần thiết của cơ thể, cho nên nhiều khi, không nên tìm cách ngăn cản việc ho.

Phân biệt các loại ho

  • Ho khan: Kiểu ho này thường phát ra do thanh quản  bị sưng và phản ứng của khí quản khi nhiệt độ thay đổi trong đêm. Do đó, trẻ thường thở khò khè. Trẻ dưới 3 tuổi thường dễ mắc bệnh này và hay xảy ra vào ban đêm.
  • Ho gà: Khi trẻ ho xong một đợt sau đó phát ra tiếng “húp” thì lúc đó trẻ có thể đã bị ho gà. Trong trường hợp con bạn chưa tiêm vắc xin phòng chống ho gà thì bệnh sẽ kéo dài và dồn dập hơn. Đối với trường hợp này bạn nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện đi khám.
  • Ho kèm theo tiếng khò khè: Khi trẻ có những biểu hiện như vậy thì đó là dấu hiệu cho thấy đường thở phía dưới của trẻ bị chặn. Nguyên nhân có thể do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc một vật nào đó mắc trong khí quản của trẻ.
  • Ho đột ngột: Khi thấy ho đột ngột thì có thể trẻ đã nuốt thức ăn hoặc nước uống nhầm đường thay vì chúng xuống thực quản thì nó lại chui vào khí quản của trẻ. Lúc này hiện tượng ho của trẻ có tác dụng làm thông thoáng khí quản. Các bạn chú ý khi thấy trẻ bị như vậy không nên cho ngón tay vào bởi làm vậy có thểm làm cho vật mắc trong đó có thể vào sâu hơn.
  • Ho lúc nửa đêm: Đây là hiện tượng của trẻ khi ngửi thấy mùi khói than, tiếp xúc với các vật nuôi trong nhà hoặc các chất làm thơm mát. Đó là dấu hiệu của bệnh dị ứng, hen suyễn, nhiễm lạnh…
  • Ho khi bị sốt: Nếu trẻ bị ho, sổ  mũi, sốt nhẹ thì đó là cảm bình thường. Nhưng nếu trẻ ho và bị sốt khoảng 39 độ hoặc cao hơn thì có thể trẻ bị viêm phổi. Khi bị như vậy thì tốt nhất là đưa trẻ đi khám ngay.

Cách chữa trị và phòng bệnh

Khi trẻ bị ho thì nên cho trẻ nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt nếu trẻ có ho kèm theo sốt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Vào mùa đông, trẻ cần mặc ấm để giữ ấm thân thể, tránh để bị lạnh hay bị ẩm đột ngột kéo dài.
Để chống ho các bạn có thể sử dụng các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên như bạc hà, gừng, tinh dầu tràm, tần dày lá… Các thuốc này đều có tác dụng chống ho rất an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, nếu khi sử dụng thuốc cho trẻ thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có được tư vấn hợp lý.
Ngoài các biện pháp trên thì vấn đề dinh dưỡng cho trẻ khi bị ho cũng quan trọng không kém. Các bạn nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, nhiều nước, dễ nuốt như cháo, súp, sữa… đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết  và phù hợp với khẩu vị của trẻ. Nên hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, các món tanh như các món chiên, xào, cá….

]]>