Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Tue, 18 Feb 2025 03:54:04 +0000 vi hourly 1 Tổng hợp các phương pháp chữa trị tiểu rắt https://tuelinh.vn/tong-hop-cac-phuong-phap-chua-tri-tieu-rat-10366 https://tuelinh.vn/tong-hop-cac-phuong-phap-chua-tri-tieu-rat-10366#respond Sat, 22 Sep 2012 04:09:09 +0000 https://tuelinh.vn/tong-hop-cac-phuong-phap-chua-tri-tieu-rat-10366 Rõ ràng tiểu rắt không phải là bệnh, nhưng nó lại đem lại khá nhiều phiền phức và gây cảm giác thiếu tự tin cho người mắc phải. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số phương pháp chữa trị hiện tượng khó chịu này.

Chữa tiểu rắt bằng bài thuốc

Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, người bị tiểu rắt, tiểu buốt có hiện tượng tiểu ra máu có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

  • Chi tử (sao đen), huyết dụ, lá tre, hoa hòe (sao vàng), rau má mỗi thứ 16 g; đậu đen 20 g, sinh địa 10 g sắc uống ngày 1 thang.
  • Thổ linh, kim ngân, mã đề, thương nhĩ mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang.
  • Kim tiền thảo, vỏ bí ngô, đinh lăng, rau diếp mỗi thứ 20 g; trạch tả 16 g, sắc uống ngày 1 thang.
  • Nếu nước tiểu đục như nước vo gạo: Kim tiền thảo, đinh lăng, thổ linh, cẩu tích, rễ cỏ tranh, huyền sâm mỗi thứ 16 g; thủy long 30 g, thục địa 20 g, sắc uống ngày 1 thang.
  • Nếu nước tiểu đỏ, có hiện tượng nóng rát: Sa tiền, đinh lăng, lá tre, rau má, thổ linh, chi tử mỗi thứ 16 g; thủy long, hương nhu trắng mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang. Thường xuyên cho bệnh nhân ăn cháo đỗ đen.

Hình ảnh về cây mã đề

Trong thời gian điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kiêng rượu, thuốc lá, thuốc lào.
  • Chăm lo vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài.
  • Kiêng sinh hoạt tình dục.

Phượng vĩ thảo chữa tiểu buốt, tiểu rắt

Phượng vĩ thảo có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết, chỉ lỵ. Thường được dùng chữa kiết lỵ, viêm đường tiết niệu, cảm phát, viêm họng, ngứa lở. Bộ phận dùng làm thuốc toàn cây, thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô dùng dần.

Bài thuốc từ phượng vĩ thảo chữa tiểu tiện rắt buốt do nóng trong: Phượng vĩ  thảo 20-30g, lấy 550ml nước vo gạo (dùng nước vo lần thứ hai) sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10-15 ngày một liệu trình.

Mồng tơi trị đái buốt, đái dắt

Trị đái dắt : Rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày có thể trị được bệnh đái dắt.

Trị tiểu buốt : Hái lá mồng tơi từ sáng sớm lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi.

Xem tiếp : Ăn uống với người bị tiểu dắt

]]>
https://tuelinh.vn/tong-hop-cac-phuong-phap-chua-tri-tieu-rat-10366/feed 0
Thông tin bổ ích cho thai phụ bị tiểu rắt https://tuelinh.vn/thong-tin-bo-ich-cho-thai-phu-bi-tieu-rat-10363 https://tuelinh.vn/thong-tin-bo-ich-cho-thai-phu-bi-tieu-rat-10363#comments Fri, 21 Sep 2012 04:01:00 +0000 https://tuelinh.vn/thong-tin-bo-ich-cho-thai-phu-bi-tieu-rat-10363 Trong ba tháng đầu khi mang thai về hình thức cơ thể thai phụ dường như không thay đổi nhiều, song đây cũng là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Ở giai đoạn này, tử cung mở rộng và làm tăng thêm áp lực lên bàng quang, gây ra nguy cơ về đường tiểu tiện như hiện tượng tiểu buốt , tiểu rắt … Vậy đâu mới là những thông tin mà thai phụ cần chú ý.

Hiện tượng tiểu rắt (đái rắt) nhất là vào ban đêm là điều thường gặp của các chị em mới có thai trong vòng 3 tháng đầu của thai nghén. Thực sự đây không phải là bệnh mà chỉ là hiện tượng sinh lý của người mới có thai những tháng đầu.

Nguyên nhân dẫn đến tiểu rắt khi mang thai

Bàng quang, nơi tích chứa nước tiểu từ thận đổ xuống có vị trí sát ngay phía trước tử cung, cả hai cơ quan này đều nằm trong lòng xương chậu, ngay phía sau xương mu. Khi có thai, tử cung to dần lên, đè trực tiếp vào phía sau bàng quang gây những kích thích làm cho người có thai luôn có cảm giác mót đi tiểu và tạo nên tình trạng đái rắt như bạn đã thấy.

Thường sau ba tháng trở ra, do tử cung to lên, phát triển vượt ra khỏi lòng xương chậu không trực tiếp đè vào bàng quang nữa nên tình trạng đái rắt sẽ hết. Tuy thế, khi thai nghén đến tháng cuối, vào những ngày sắp sinh, do đầu thai nhi tụt thấp xuống đè vào bàng quang và lúc đó tình trạng đái rắt lại có thể xuất hiện.

Thai phụ cần làm gì?

  • Để giảm tiểu rắt khi mang thai, bạn nên tránh những đồ uống như trà, cafe, đồ uống có cồn vì chúng giữ nước trong thận, khiến thận phải làm việc vất vả, gây tiểu rắt.
  • Khi đi tiểu, nên dướn người về phía trước để nước tiểu được thoát hết từ bàng quang.
  • Không bao giờ được nhịn uống vì sợ đi tiểu nhiều. Đồ uống, nhất là nước lọc đóng vai trò quan trọng cho sức khoẻ của mẹ và giữ cho mực nước ối ổn định, đảm bảo bào thai phát triển tốt.
  • Nên phân chia đồ uống đều trong suốt cả ngày nhưng giảm vào một vài tiếng trước lúc đi ngủ.

Bài tập Kengen – Tăng cường cơ bắp sàn khung chậu

Bắt đầu bài tập Kengen, bạn hãy co bóp cơ âm đạo của bạn, giữ trong 10 giây, sau đó nghỉ ngơi trong 10 giây tiếp theo trước khi bắt đầu lần tập kế tiếp. Mỗi tuần, tăng số lần lặp lại động tác này thêm 5 giây, cho đến khi bạn đạt đến 25 – 30 giây cho mỗi cơn co. Tiếp tục làm bài tập này trong suốt thai kỳ của bạn.

Để chắc chắn rằng bạn đang làm chúng một cách chính xác, hãy cố gắng giữ lại “dòng chảy” trong khi đi tiểu. Nếu bạn có thể thực hiện điều đó, nghĩa là bạn đã thực hiện bài tập Kegel thích hợp. Nhưng lưu ý là bạn đừng làm điều này nhiều hơn một lần trong khi đi vệ sinh vì nó có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu.

Chế độ ăn uống cho thai phụ bị tiểu rắt

Lời khuyên cho các thai phụ trong giai đoạn này là bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, và các thực phẩm giàu chất xơ khác, uống 8 ly nước hàng ngày và duy trì trong thời gian dài. Bạn cũng có thể hỏi bác sỹ chuyên khoa về thuốc làm mềm phân nếu như giải pháp ăn uống không cải thiện nhiều cho bạn.

“Đào tạo” bàng quang

Đối với vấn đề tiểu không kiểm soát, đi tiểu thường xuyên thì bạn nên chủ động vào nhà vệ sinh để giải quyết nhu cầu trước khi cơ thể “đòi hỏi”. Sau đó một tuần hoặc lâu hơn, dần dần kéo dài thời gian giữa những lần ghé thăm nhà vệ sinh. Cứ thế cho đến khi bạn đi tiểu ba giờ một lần (hoặc đến khi bạn đạt được mục tiêu mà mình hay bác sỹ của mình thiết lập).

Dấu hiệu tiểu rắt là nghiêm trọng

Nếu thai phụ cảm thấy bị đau, nóng rát khi đi tiểu thì cần gặp bác sỹ ngay. Bởi đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tiểu – một loại nhiễm trùng phổ biến do vi khuẩn ở phụ nữ mang thai mà nếu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng thận hoặc sinh non hoặc là cả hai.

]]>
https://tuelinh.vn/thong-tin-bo-ich-cho-thai-phu-bi-tieu-rat-10363/feed 1
Lời khuyên cho người bị tiểu rắt https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-tieu-rat-10354 https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-tieu-rat-10354#respond Wed, 19 Sep 2012 08:27:16 +0000 https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-tieu-rat-10354 Tiểu rắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong một ngày nhưng lượng nước tiểu ít và thường có màu vàng đục gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là gây ra cảm giác thiếu tự tin và làm cho người bệnh gặp không ít phiền toái trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để đối phó với căn bệnh này?

Bài trước : Tiểu rắt có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Đọc kĩ thước dẫn sử dụng của các loại thuốc, kiểm tra tác dụng phụ của thuốc nếu có. Nếu thuốc ảnh hưởng quá nhiều đến thói quen đi vệ sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu rắt, đó có thể do cơ sàn chậu không đàn hồi, do chạy nhảy và tập thể dục quá sức, dùng thuốc hoặc bị mắc một số bệnh về nhiễm trùng đường tiểu …Điều chúng ta cần là xác định rõ nguyên nhân gây bệnh mà để có những biện pháp khắc phục phù hợp.

Trường hợp tiểu rắt do cơ sàn chậu không đàn hồi

Do cơ sàn chậu hỗ trợ cho bàng quang và niệu đạo suy yếu vì thế khi bạn cười, các cơ co thắt giữa niệu đạo và bàng quang không được giữ chặt như thông thường khiến nước tiểu rò rỉ.

Lời khuyên trong trường hợp này là: Nên tập một lịch đi vệ sinh đều đặn để tạo ra thói quen cho bàng quang và giúp nó không rò rỉ bất ngờ. Nếu tình hình không cải thiện, bạn nên tham gia một lớp vật lý trị liệu tăng cường sàn chậu.

Trường hợp tiểu rắt do chạy nhảy và tập thể dục quá sức

Nếu bạn bị tiểu rắt trong quá trình tập thể dục đó có thể là do cơ thể không kiềm chế được căng thẳng trong quá trình luyện tập gắng sức.

Lời khuyên : Không uống quá nhiều nước trước khi tham gia các hoạt động mạnh như thể dục thể thao. Thực tế, các cô nàng thường mắc tình trạng này phổ biến hơn các đầu đinh, do đó, bạn có thể sử dụng tampon như một phương pháp tạm thời.

Tiểu rắt do uống trà và uống cafe

Cà phê và trà cũng là một chất kích thích gây lợi tiểu cho bàng quang. Vì thế, nếu bạn mắc bệnh tiểu rắt thì cần phải suy nghĩ đến thức uống này.

Những điều nên làm: Uống thêm nhiều nước lọc sau khi dùng trà và cà phê. Hạn chế uống hai món này vào buổi sáng nếu bạn không thực sự cần thiết. Và trên hết, không nên lạm dụng hay thức uống này nhé.

Tiểu rắt do ảnh hưởng một số tác dụng phụ của thuốc

Thuốc có tác dụng thư giãn cơ bắp cho các bộ phận khác trên cơ thể có khả năng vô tình “thư giãn” tính chặt chẽ của cơ bàng quang và niệu đạo. Bên cạnh đó là một số thuốc có nguy cơ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Ví dụ như thuốc lợi tiểu chứ bumetanid, furosemide, spironolactone…; thuốc chống trầm cảm có tác dụng kháng acetylcholin; thuốc ngủ chứa lorazepam, diazepam, flurazepam…

Những điều nên làm: Đọc kĩ thước dẫn sử dụng của các loại thuốc, kiểm tra tác dụng phụ của thuốc nếu có. Nếu thuốc ảnh hưởng quá nhiều đến thói quen đi vệ sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tiểu rắt do triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu

Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây kích thích niêm mạc bàng quang,  gây tiểu rắt. Triệu chứng thường gặp của các bệnh này là ngứa, bỏng rát, chảy nước, có mùi hôi vùng kín.

Những điều nên làm: Bạn cần được xét nghiệm nếu nghi ngờ nhiễm UTIs để có cách thức điều trị phù hợp.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu từ việc mặc quần quá chật

Mặc quần rộng rãi có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu và âm đạo trong khi mặc quần quá chật thì có thể gây tác dụng ngược lại, nhất là loại quần jean bó sát.

Những điều nên làm: Chọn một chiếc quần jean vừa phải, không quá chật. Chọn quần có thành phần cotton thay cho nylon và thành phần nên có lycra nhé.

Tiểu rắt do táo bón

Các trực tràng và đại tràng nằm gần bàng quang và chia sẻ cùng các dây thần kinh. Khi bạn táo bón, các dây thần kinh hoạt động quá mức có thể khiến bạn tiểu rắt.

Những điều nên làm: Tránh trường hợp này chỉ cần bạn tránh được tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, thực hiện một chế độ ăn uống nhiều chất xơ, ăn nhiều trái cây và rau, uống nhiều nước vào nhé.

Ăn uống với người bị tiểu rắt, đái dắt

1. Nên uống nước vừa đủ, đều đặn : Uống nước đủ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, nếu uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát còn uống quá ít nước sẽ kiềm chế hoạt động của bàng quang và dễ gây nhiễm trùng. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên uống nước đều đặn, nên uống hơn 2 lít nước trong một ngày và hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để không thường mắc tiểu về đêm.

2. Nên hạn chế chất cồn : Bia, rượu và những loại chất có cồn khi uống vào làm tăng lượng nước tiểu – điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên khi uống quá nhiều. Để không xảy ra tình trạng trên, nên hạn chế những chất có cồn.

3. Giảm caffein : Caffein là một chất lợi tiểu. Cắt giảm được lượng caffein sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát. Nói như vậy không có nghĩa là buộc bạn phải từ bỏ hoàn toàn cà phê, trà, coca mà chỉ cần hạn chế để lọc bớt chất caffein.

4. Tránh dùng nhiều thực phẩm có chứa axit : Cam, chanh, cà phê, trà, cà chua là các loại thực phẩm có chứa axit, có thể gây kích thích bàng quang, vì vậy bạn cũng nên tránh dùng nhiều những loại thực phẩm và đồ uống này, để giảm triệu chứng đi tiểu nhiều.

5. Hạn chế đồ uống có gas : Những đồ uống có ga cũng rất dễ  kích thích bàng quang, nếu mắc chứng đi tiểu nhiều, bạn cũng cần hạn chế uống các loại nước này. Đồ uống có ga bao gồm cả các loại nước như soda, nước khoáng, các loại nước sủi bọt.

6. Không nên dùng gia vị nóng, chất ngọt: Các loại gia vị nóng như ớt, mù tạt cũng ảnh hưởng đến bàng quang nếu bạn ăn nhiều. Đường, mật ong có thể làm kích thích bàng quang, cần phải giới hạn.

7. Nên hỏi bác sĩ về việc dùng các loại thuốc : Thuốc không phải thực phẩm hay đồ uống – tuy nhiên nó cũng làm ảnh hưởng đến việc đi tiểu của bạn. Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao có chứa chất lợi tiểu hoặc canxi, kích thích bàng quang hoạt động nhiều. Nếu bạn mắc chứng tiểu nhiều lần, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc.

8. Cân bằng chế độ ăn uống : Nhiều người có thói quen uống nước cam hoặc cà phê vào buổi sáng, soda vào buổi trưa, ăn một chút chocolate vào chiều, và chút gia vị Thái hay rượu vào buổi tối. Những đồ uống và thực phẩm này nghe qua có vẻ rất tuyệt, tuy nhiên tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động bàng quang. Rất khó để bạn có thể từ bỏ các loại thực phẩm này ngay một lúc, vì vậy nên tập từng bước một để hạn chế chúng. Tốt nhất cần hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống cân bằng nếu bạn bị bệnh tiểu nhiều không kiểm soát được.

Đọc thêm : Không thể chủ quan với tiểu rắt

]]>
https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-tieu-rat-10354/feed 0
Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu dắt https://tuelinh.vn/che-do-an-uong-cho-nguoi-benh-tieu-dat-8359 https://tuelinh.vn/che-do-an-uong-cho-nguoi-benh-tieu-dat-8359#respond Sun, 22 Apr 2012 04:38:18 +0000 https://tuelinh.vn/che-do-an-uong-cho-nguoi-benh-tieu-dat-8359 Chứng đi tiểu nhiều( tiểu dắt ) không kiểm soát được là hiện tượng của bàng quang tăng hoạt động, co bóp không đúng lúc, gây ra cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần, tiểu về đêm. Ngoài việc đi khám để tìm đúng nguyên nhân, bạn cũng cần chú ý đến vấn đề ăn uống sao cho hạn chế được tình trạng này.

Uống nước vừa đủ, đều đặn để giữ một cơ thể khỏe mạnh

Ngoài việc đi khám để tìm đúng nguyên nhân, bạn cũng cần chú ý đến vấn đề ăn uống sao cho hạn chế được tình trạng này.

1. Uống nước vừa đủ, đều đặn

Uống nước đủ sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên việc uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu không kiểm soát được (hay còn gọi chứng bàng quang tăng hoạt động (overactive bladder – OBA. Ngược lại, uống quá ít nước cũng không phải là điều tốt, do làm kiềm chế hoạt động của bàng quang và dễ gây nhiễm trùng.

Việc uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu không kiểm soát được

Tốt nhất, uống nước đều đặn, nên uống hơn 2 lít nước trong một ngày và hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để không thường mắc tiểu về đêm.

2. Hạn chế chất cồn

Bia, rượu và những loại chất có cồn khi uống vào làm tăng lượng nước tiểu – điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên khi uống quá nhiều. Để không xảy ra tình trạng trên, nên hạn chế những chất có cồn.

3. Giảm caffein

Caffein là một chất lợi tiểu. Cắt giảm được lượng caffein sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát. Nói như vậy không có nghĩa là buộc bạn phải từ bỏ hoàn toàn cà phê, trà, coca mà chỉ cần hạn chế để lọc bớt chất caffein.

4. Tránh dùng nhiều thực phẩm có chứa axit

Cam, chanh, cà phê, trà, cà chua là các loại thực phẩm có chứa axit, có thể gây kích thích bàng quang, vì vậy bạn cũng nên tránh dùng nhiều những loại thực phẩm và đồ uống này, để giảm triệu chứng đi tiểu nhiều.

5. Hạn chế đồ uống có gas

Những đồ uống có ga cũng rất dễ  kích thích bàng quang, nếu mắc chứng đi tiểu nhiều, bạn cũng cần hạn chế uống các loại nước này. Đồ uống có ga bao gồm cả các loại nước như soda, nước khoáng, các loại nước sủi bọt.

6. Không nên dùng gia vị nóng, chất ngọt

Các loại gia vị nóng như ớt, mù tạt cũng ảnh hưởng đến bàng quang nếu bạn ăn nhiều. Đường, mật ong có thể làm kích thích bàng quang, cần phải giới hạn.

7. Nên hỏi bác sĩ về việc dùng các loại thuốc

Thuốc không phải thực phẩm hay đồ uống – tuy nhiên nó cũng làm ảnh hưởng đến việc đi tiểu của bạn. Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao có chứa chất lợi tiểu hoặc canxi, kích thích bàng quang hoạt động nhiều. Nếu bạn mắc chứng tiểu nhiều lần, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc.

8. Cân bằng chế độ ăn uống

Nhiều người có thói quen uống nước cam hoặc cà phê vào buổi sáng, soda vào buổi trưa, ăn một chút chocolate vào chiều, và chút gia vị Thái hay rượu vào buổi tối. Những đồ uống và thực phẩm này nghe qua có vẻ rất tuyệt, tuy nhiên tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động bàng quang. Rất khó để bạn có thể từ bỏ các loại thực phẩm này ngay một lúc, vì vậy nên tập từng bước một để hạn chế chúng. Tốt nhất cần hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống cân bằng nếu bạn bị bệnh tiểu nhiều không kiểm soát được.

]]>
https://tuelinh.vn/che-do-an-uong-cho-nguoi-benh-tieu-dat-8359/feed 0
Tiểu dắt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm https://tuelinh.vn/tieu-dat-co-the-la-dau-hieu-cua-nhieu-benh-nguy-hiem-8677 https://tuelinh.vn/tieu-dat-co-the-la-dau-hieu-cua-nhieu-benh-nguy-hiem-8677#respond Sun, 22 Apr 2012 04:38:18 +0000 https://tuelinh.vn/tieu-dat-co-the-la-dau-hieu-cua-nhieu-benh-nguy-hiem-8677 Tiểu dắt   là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong một ngày nhưng lượng nước tiểu ít và thường có màu vàng đục gây khó chịu cho người bệnh. Sau khi quan hệ tình dục mà xuất hiện việc tiểu dắt, bạn hãy coi chừng vì đó có thể là biểu hiện đầu tiên của việc nhiễm   bệnh lậu …

Dấu hiệu đặc biệt

Bệnh lậu sinh dục lây theo đường giao hợp với người đang mang vi khuẩn lậu (cấp tính hoặc mãn tính).

Lậu cầu là những song cầu hình hạt cà phê hoặc hình quả thận, xếp đôi, xếp bốn hoặc thành từng đám. Sức đề kháng của lậu cầu kém, ra khỏi cơ thể, lậu cầu dễ bị chết, các thuốc sát trùng thông thường hay nhiệt độ cao cũng làm cho lậu cầu chết.

Do phản ứng bảo vệ của cơ thể, lậu cầu khuẩn không xâm nhập được vào sâu hơn, chúng tạo mủ ở niệu đạo, gây rát buốt, tiểu dắt. Đây là dấu hiệu đặc biệt ở giai đoạn đầu của bệnh lậu và cũng nhờ dấu hiệu này mà chẩn đoán ra bệnh lậu (có mủ dính đặc ở miệng sáo).

Tuy nhiên cần lưu ý, không phải cứ hễ tiểu dắt là bị lậu mà bị lậu thì dấu hiệu đầu tiên là tiểu dắt!

Nữ khó nhận biết bệnh hơn nam

Ở nam giới, biểu hiện lâm sàng trong giai đoạn cấp thường dễ nhận thấy, nhưng ở nữ giới biểu hiện lâm sàng trong giai đoạn cấp rất ít, nhiều khi không biết mình có bệnh. Vì vậy, phụ nữ mắc lậu là nguồn lây bệnh nguy hiểm cho người khác khi có quan hệ tình dục.

Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, hầu hết (96%) sẽ khỏi bệnh nhanh chóng. Nếu không điều trị kịp thời và đầy đủ thì sau 10-15 ngày nhiễm khuẩn lan rộng dẫn đến   viêm niệu đạo   toàn bộ, khi đó tiểu dắt, tiểu khó, có thể tiểu ra giọt máu ở cuối dòng, mủ chảy ra nhiều, hạch bẹn có thể sưng đau.

Bệnh lậu có thể dẫn tới các biến chứng ở nam giới như: viêm ống dẫn tinh và mào tinh hoàn; viêm túi tinh và ống phóng tinh; viêm dưới niêm mạc niệu đạo gây nhiều túi mủ xung quanh niệu đạo.

Còn ở nữ, thời gian ủ bệnh thường từ 2 tuần trở lên. Tuy nhiên có tới 75% phụ nữ có thời gian ủ bệnh khó xác định và các triệu chứng ban đầu rất kín đáo. Rất hiếm khi có triệu chứng lâm sàng cấp tính, nếu có thì thường là ở phụ nữ trẻ, mới mắc bệnh lần đầu.

Biểu hiện thường thấy là tiểu dắt, đau sau khi giao hợp,   đau vùng xương chậu . Nếu khám thì thấy viêm niệu đạo,   viêm cổ tử cung   có mủ,   viêm âm hộ , âm đạo.

Tốt nhất là bệnh nhân đến khám và điều trị ngay, tuyệt đối không tự điều trị. Trong thời gian mắc bệnh, tuyệt đối không quan hệ tình dục để tránh lây bệnh cho người khác.

]]>
https://tuelinh.vn/tieu-dat-co-the-la-dau-hieu-cua-nhieu-benh-nguy-hiem-8677/feed 0
Đi tiểu dắt – Có nguy hiểm? https://tuelinh.vn/di-tieu-dat-co-nguy-hiem-38-8468 https://tuelinh.vn/di-tieu-dat-co-nguy-hiem-38-8468#respond Sat, 21 Apr 2012 04:38:18 +0000 https://tuelinh.vn/di-tieu-dat-co-nguy-hiem-38-8468 Cơ bàng quang bình thường dãn ra như trái bóng để chứa nước tiểu. Khi bàng quang đầy sẽ có những tín hiệu càng mạnh để thúc giục ta đi tiểu.

Với bàng quang quá nhạy cảm thì không đợi đến khi đầy nước mới gửi tín hiệu cho não mà luôn đánh tín hiệu quá sớm (tín hiệu sai lạc). Đó là khi lớp cơ có khả năng làm cho bàng quang dãn ra để chứa nước tiểu và co lại để đẩy nước tiểu ra ngoài đã hoạt động quá mạnh, khiến cho người bệnh cứ phải muốn đi tiểu nhiều lần.

Tình trạng nói trên có thể xảy ra do tổn thương thần kinh sau đột quỵ, do bị bệnh xơ cứng rải rác hoặc tổn thương tủy sống, cũng có khi do phì đại lành tính tuyến tiền liệt hoặc vừa phì đại lành tính tuyến tiền liệt vừa bị chứng bệnh bàng quang quá nhạy cảm. Tuy nhiên, phần lớn là không xác định rõ nguyên nhân.

Thực ra, phải gọi cho đúng đây là bệnh bàng quang quá nhạy cảm. Bệnh không phải là hệ quả tất nhiên của tuổi tác như nhiều người nhầm, vì bằng chứng là nhiều người mắc ngay từ tuổi 30 – 40, nam mắc nhiều hơn nữ, biểu hiện rất dễ nhận biết là rối loạn tiểu tiện.

Khi mắc bệnh, người bệnh đi tiểu hơn 8 lần/ngày đêm và ít nhất 2 lần/đêm, có thể vừa tiểu xong lại thấy buồn tiểu ngay. Tính chất khẩn cấp của cảm giác buồn tiểu rất khó trì hoãn lại hay xảy ra và có tính đột ngột nên người bệnh khó kìm giữ được, dẫn đến tiểu són. Hầu hết bệnh nhân sẽ cảm thấy mót tiểu khẩn cấp và tăng số lần đi tiểu (60%), số còn lại mất khả năng kìm giữ kèm mót tiểu dữ dội và phải tiểu nhiều lần.

Tiểu vặt, tiểu són thì người bệnh rất ngại phải đi chơi lâu và xa nhà với bạn bè, bởi giữa cuộc chơi cứ phải dè chừng để chạy vào toa lét. Bởi vậy, tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống (giấc ngủ, sức khỏe, công việc).

Điều may mắn là bệnh có thể chữa khỏi dù do nguyên nhân gì. Việc điều trị cũng đơn giản và hiệu quả nếu phát hiện sớm. Vấn đề là không phải ai cũng biết đó là bệnh để chủ động đi khám khi chỉ thấy bị tiểu vặt, tiểu són.

Bác sĩ Đào Xuân Dũng – NLĐ

]]>
https://tuelinh.vn/di-tieu-dat-co-nguy-hiem-38-8468/feed 0
Bệnh tiểu dắt – Không thể chủ quan https://tuelinh.vn/benh-tieu-dat-khong-the-chu-quan-8358 https://tuelinh.vn/benh-tieu-dat-khong-the-chu-quan-8358#respond Fri, 20 Apr 2012 04:38:18 +0000 https://tuelinh.vn/benh-tieu-dat-khong-the-chu-quan-8358 Số là gần đây, ông H. thấy mình có hiện tượng tiểu dắt. Điều bất tiện là mỗi lần có cảm giác buồn tiểu, ông phải tìm cách “giải quyết” ngay, chỉ cần chậm trễ một chút là nước tiểu lại són ra khiến ông không kiềm chế được.

Bệnh đái dắt – Hình ảnh minh họa

Khi đi khám ở bệnh viện, ông Ngô V.H (62 tuổi, ở Bắc Giang) mới biết rằng, không thể chủ quan với hiện tượng tiểu dắt vì triệu chứng này không chỉ xuất hiện do tuổi già mà còn có thể do bệnh u xơ tuyến tiền liệt gây ra.

Số là gần đây, ông H. thấy mình có hiện tượng tiểu dắt. Điều bất tiện là mỗi lần có cảm giác buồn tiểu, ông phải tìm cách “giải quyết” ngay, chỉ cần chậm trễ một chút là nước tiểu lại són ra khiến ông không kiềm chế được.

Vì sự bất tiện đó mà ông phải hạn chế thói quen la cà đến nhà mấy ông bạn già hàng xóm để bàn chuyện thế sự hay vui vẻ bên bàn cờ tướng. Tuy vậy, ông không đi khám vì nghĩ rằng, đó là chuyện bình thường ở người già, chỉ cần hạn chế uống nước là sẽ hết.

Thế nhưng, oái oăm thay, điều khó nói đó không những chẳng mất đi như suy nghĩ của ông, mà mấy ngày nay còn kèm theo biểu hiện tia nước tiểu rất yếu và ông phải rặn thì mới tiểu được. Thấy ông cứ ra vào nhà vệ sinh thường xuyên với vẻ mặt lo lắng, cô   con gái   gặng hỏi mãi thì mới được ông ngại ngần bày tỏ sự tình.

Được con gái đưa đến bệnh viện khám và làm một số xét nghiệm cần thiết, ông mới vỡ lẽ khi bác sĩ cho biết, đó là những dấu hiệu của bệnh phì đại lành tính (còn gọi là u xơ) tuyến tiền liệt.

TS Trần Văn Hinh, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm sát đáy (cổ) bàng quang ở nam giới, bao xung quanh đường dẫn nước tiểu từ cổ bàng quang đi ra.

Khi có u phì đại lành tính tuyến tiền liệt (thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi) , niệu đạo và cổ bàng quang bị chèn ép làm cản trở dòng nước tiểu đi từ bàng quang ra ngoài (hội chứng tắc nghẽn), đồng thời bàng quang tăng sức co bóp để cố gắng chống lại sự tắc nghẽn trên (hội chứng kích thích).

Hội chứng tắc nghẽn gây các cảm giác như: tiểu khó với biểu hiện như khi tiểu tiện phải rặn mạnh, thời gian đi tiểu kéo dài, tia tiểu yếu có khi không thành tia; đang tiểu thì bị dừng lại do tia tiểu yếu, sau đó nếu rặn cố thì lại có nước tiểu.

Còn hội chứng   kích thích   gây các cảm giác như: tiểu tăng lần trong ngày (đái dắt), tiểu gấp (khi buồn tiểu phải đi ngay không thể nhịn được), tiểu són (hay còn gọi là đái không tự chủ), đi tiểu song người bệnh không có cảm giác thoải mái.

Về điều trị, nếu các triệu chứng rối loạn tiểu tiện không gây cảm giác khó chịu, không làm người bệnh bận tâm nhiều, không gây nguy hại cho sức khỏe và người bệnh có thể điều chỉnh, kiểm soát được thì không nhất thiết phải dùng thuốc ngay nhưng cần có kế hoạch kiểm soát.

Ngược lại, nếu các triệu chứng ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đe dọa đến sức khỏe… thì nhất thiết phải tìm cách   điều trị   bằng các thuốc có tác dụng giãn cơ chậu và thu nhỏ tuyến nhằm  cải thiện triệu chứng.

Chỉ định điều trị ngoại khoa được đặt ra chủ yếu không phải do độ lớn của u xơ mà do khối lượng nước tiểu tồn lưu trong bàng quang (>80ml) khiến bệnh nhân luôn có cảm giác bàng quang căng nước tiểu, thúc ép đi tiểu nhiều lần trong ngày hoặc tiểu tiện ngắt quãng, bí tiểu, són tiểu, tiểu đêm nhiều, thường xuyên nhiễm trùng đường tiểu…

Bên cạnh phương pháp cổ điển là phẫu thuật mở cắt bỏ tuyến còn có phẫu thuật nội soi, với ưu điểm: cách thức tiến hành “nhẹ nhàng” hơn, ít   rủi ro   hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn nhiều, khả năng phục hồi sức khỏe nhanh hơn…

Hà Giang

]]>
https://tuelinh.vn/benh-tieu-dat-khong-the-chu-quan-8358/feed 0