Tuệ Linh https://tuelinh.vn Tự hào trí tuệ Việt Thu, 12 Sep 2024 08:57:16 +0000 vi hourly 1 Tiêm phòng cúm và những thông tin cơ bản cần biết https://tuelinh.vn/tiem-phong-cum-17129 https://tuelinh.vn/tiem-phong-cum-17129#comments Wed, 15 Jan 2014 02:59:17 +0000 https://tuelinh.vn/tiem-phong-cum-17129 Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nói 1 hoặc nhiều lần về tiêm phòng cúm. Vào thời điểm mùa xuân ướt pha lẫn cái ngột ngạt của mùa hè khiến cơ thể chúng ta khó chịu vô cùng. Đây cũng là thời điểm thuận lợi cho bệnh phát triển và lây lan trong đó có bệnh cúm. Tiêm phòng cúm được các chuyên gia khuyến cáo là việc nên làm nhất là đối với chị em đang có dự định sinh em bé.

Cần thiết phải tiêm phòng cúm mỗi năm

Các virus cúm nhiều khi có những đột biến khác nhau ở mỗi mùa. Bạn nên chích ngừa mỗi mũi cúm theo từng thời điểm và mỗi năm để có thể tránh được những đột biến của bệnh. Ngay cả khi bạn đã chích ngừa trong mùa bệnh trước thì đến mùa bệnh này bạn vẫn nên tiêm mũi nữa để yên tâm hơn.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai và cho con bú nên tiêm phòng cúm

Phụ nữ được chỉ định cần ngừa cúm trước khi mang thai để phòng ngừa cúm trong suốt thai kỳ bởi virus cúm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của em bé. Trên thực tế, đã có nhiều phụ nữ mang thai tử vong do bệnh cúm mà tỷ lệ này lẽ ra sẽ ít hơn nhiều nếu họ biết cách tiêm phòng cúm từ trước đó. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên chính ngừa phòng cúm, các chuyên gia khuyên rằng, trẻ em dưới 6 tháng tuổi hay phụ nữ đang cho con bú không nên tiêm phòng cúm.

Trẻ em dưới 9 tuổi cần hai liều tiêm cúm

Cụ thể lịch trình tiêm phòng cúm như thế nào bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ nhi khoa. Thông thường thì trẻ em dưới 9 tuổi cần được tiêm phòng 2 mũi cúm cách nhau một tháng để tăng sức đề kháng chống lại bệnh cúm.

Chủng ngừa cúm sẽ có hiệu quả sau khoảng một tuần

Điều này cũng giải thích tại sao có người tiêm phòng cúm rồi mà vẫn bị cúm. Bởi thuốc chủng ngừa cúm phải mất 1 tuần mới có hiệu quả. Nếu chờ đến giữa mùa cúm bạn mới tiêm phòng thì có thể bạn đã bị nhiễm virus cúm từ trước đó và virus cúm sẽ không còn hiệu lực.

Chủng ngừa cúm có thể ngăn ngừa cơn đau tim

Đây là khẳng định của một nhà khoa học được đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y tế Canada, ngoài tác dụng phòng ngừa bệnh cúm, loại vắc-xin cũng có thể ngăn ngừa những cơn đau tim. Tuy không hoàn toàn chắc chắn nhưng có vẻ như virus cúm bằng cách nào đó có thể gây ra một cơn đau tim, do đó tránh được bệnh cúm có thể là chìa khóa trong việc ngăn ngừa cơn đau tim mùa cúm.

Đang mang thai mà vẫn tiêm phòng cúm có ảnh hưởng gì không?

Bị cúm khi mang bầu là một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của các bà bầu. Virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị hình mà khi sốt cao cộng với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây hiện tưởng sảy thai hoặc sinh sớm.

Một số phụ nữ chọn biện pháp tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng nhưng trong lúc tiêm phòng lại không biết mình đang mang thai hoặc tiêm xong nhưng chưa đủ 3 tháng đã mang thai. Nếu rơi vào trường hợp này bạn cũng không nên quá lo lắng. Về nguyên tắc tiêm phòng cúm khá an toàn cho bất kỳ người nào muốn tiêm kể cả với bà bầu đang ở trong giai đoạn nghén khác nhau. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên tiêm đủ liều vắc xin cúm vì virus cúm trong vắc xin dù được giảm độc lực nhưng vẫn có thể gây hại cho thai nhi.

Để yên tâm hơn thì bạn nên đi khám định kỳ và thông báo với bác sỹ về tình trạng của mình và thực hiện đầy đủ các sàng lọc trước khi sinh.

Tìm hiểu thêm về Tiêm phòng cúm trước khi mang thai

Theo tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/tiem-phong-cum-17129/feed 4
5 lời khuyên phòng cúm cho trẻ nhỏ https://tuelinh.vn/5-loi-khuyen-phong-cum-cho-tre-nho-va-phong-cum-cho-ba-bau-17133 https://tuelinh.vn/5-loi-khuyen-phong-cum-cho-tre-nho-va-phong-cum-cho-ba-bau-17133#respond Tue, 14 Jan 2014 08:32:48 +0000 https://tuelinh.vn/5-loi-khuyen-phong-cum-cho-tre-nho-17133 Thời tiết chuyển mùa, nhất là dịp cuối mùa thu và đầu mùa xuân hàng năm số lượng trẻ bị cúm lại có dấu hiệu gia tăng. Cúm không những làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng tới lịch trình đi học, gây khó chịu cho trẻ còn có nguy cơ lây bệnh cúm cho cả nhà. Bé của bạn đã sẵn sàng đối phó với cúm mùa này chưa? Bạn cần làm gì để phòng cúm cho bé?

1. Tiêm phòng cúm

Theo các chuyên gia, tiêm phòng cúm là cách tốt nhất giúp bé phòng tránh cảm cúm. Tuy nhiên, nhiều người cứ lo lắng rằng chính những mũi tiêm đó khiến bé mắc bệnh. Sau khi tiêm xong một số bé bị cúm nhẹ, sốt nhưng những triệu chứng này không kéo dài quá 2 ngày sau khi bé được tiêm vắc-xin. Nếu xảy ra trường hợp trẻ bị cảm cúm ngay sau khi tiêm phòng thì nhiều khả năng trẻ bị virus tấn công trước khi vắc-xin có đủ thời gian sinh ra chất kháng để chống lại virus.

Thông thường, vắc xin phòng cúm sẽ có hoạt động hết công suất vào 2 tuần sau khi tiêm. Vậy nên các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng ít nhấ là 2 tuần trước mùa cúm.

Tham khảo bác sỹ trước khi tiêm để biết được loại vắc xin nào phù hợp với con mình. Cũng có thể tham khảo thêm loại vắc xin dưới dạng thuốc xịt nếu con bạn sợ tiêm.

2. Chú ý vệ sinh cho trẻ

Ngay cả khi trẻ đã được tiêm  phòng đây đủ, trẻ vẫn cần được chú ý vệ sinh sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên bằng xà bông trước khi ăn bữa chính và ăn vặt, chơi đùa. Chú ý cách rửa tay cho trẻ để đảm bảo đủ sạch vi khuẩn gây bệnh.

3. Chú ý nơi ở của trẻ

Khử trùng cho ngôi nhà hiện đại, các đồ chơi mà bé đang tiếp xúc.

Thường xuyên vệ sinh sắp xếp lại bếp ăn, các vật dụng trong nhà, lau bàn ghế, các bề mặt thường xuyên được động tới.

Ống nghe điện thoại trẻ thường được tiếp xúc nhiều hơn, nên cũng cần vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, cánh tủ lạnh, tay cầm lò vi sóng, các vật dụng khác trong nhà cũng cần được khử trùng.

Bên cạnh đó, ống nghe điện thoại-thứ thường được đặt sát miệng bé, tay cầm cánh cửa tủ lạnh, tay cầm cánh cửa lò vi sóng và các vật dụng khác trong nhà cũng cần được khử trùng.

4. Bổ sung vitamin C cho trẻ

Để trẻ có sức đề kháng cao, tránh được bệnh cúm các mẹ hãy thường xuyên bổ sung vitamin C cho trẻ. Vitamin C có nhiều trong rau bắp cải, rau bina, hoặc nước cam buổi sáng ….

5. Cặp nhiệt độ thường xuyên cho con

Để theo dõi liên tục nhiệt độ cơ thể cho con mình. Có thể chọn loại nhiệt kế kẹp vào người hoặc chạy bằng pin để dưới lưỡi sao cho phù hợp với trẻ.

Cuối cùng khi thấy trẻ đột nhiên bị sốt, nghẹt mũi, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, đau tai , chán ăn, đau họng, sưng hach … các mẹ nên cảnh giác với dấu hiệu của bệnh cúm. Hãy đưa con mình tới gặp bác sỹ sớm để tránh những nguy hiểm đến với bé yêu của mình bạn nhé.

Theo tuelinh.vn (St)

]]>
https://tuelinh.vn/5-loi-khuyen-phong-cum-cho-tre-nho-va-phong-cum-cho-ba-bau-17133/feed 0
Lời khuyên cho bà bầu bị cúm https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-ba-bau-bi-cum-17124 https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-ba-bau-bi-cum-17124#respond Tue, 14 Jan 2014 02:22:33 +0000 https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-ba-bau-bi-cum-17124 Khi mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu chị em đang mang bầu cần hết sức chú ý giữ gìn sức khỏe tránh bị cảm cúm, sổ mũi, đau đầu vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và em bé. Nếu chẳng may bị cảm cúm ghé thăm thì 3 lời khuyên dưới đây có thể hữu ích với bà bầu bị cúm.

1. Đi khám bác sỹ

Khi mang bầu, hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khiến chị em dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Trong trường hợp này, bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất. Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng ốm của bạn cũng như tình trạng hoặc khả năng ảnh hưởng tới thai nhi để có phương pháp điều trị phù hợp.

2. Không tự ý dùng thuốc

Dù ở bất kỳ giai đoạn nào chị em đang mang thai cũng nên thận trọng khi sử dụng thuốc vì tác dụng phụ của thuốc có thể dẫn tới sảy thai, dị tật thai nghén, nghiễm độc thai nghén.Có nhiều loại thuốc còn gây ảnh hưởng tơi thai nhi, dưới đây là một số loại thuốc cần hết sức lưu ý:

  • Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel. Các thuốc này có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
  • Aspirin và ibuprofen. Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
  • Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan. Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.

Vậy cần làm gì khi thai phụ bị cúm?

Nếu chẳng may bị cúm thì ở giai đoạn này,các bài thuốc dân gian thường có tác dụng an toàn và hiệu quả hơn cả đối với bà bầu. Một trong các biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả là sử dụng nước muối loãng súc miệng và vệ sinh mũi. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong và thêm gừng, chanh nóng cũng có tác dụng tốt trong trường hợp này.

Nếu bị nghẹt mũi khó thở, mẹ bầu có thể chùm một chiếc khăn lên đầu rồi đưa bát nước nóng có thêm 2 ba giọt tinh dầu bạch đàn , bạc hà và xông trong vòng 15 phút sẽ dễ thở hơn.

Cuối cùng, để phòng ngừa bệnh cúm cho chị em mang thai, chị em nên được tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng. Ngoài ra, để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần tốt, không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây bệnh cúm. Cần vệ sinh mũi, họng thường xuyên vài lần/ngày bằng nước muối sinh lý.

Xem thêm: Các phương pháp phòng ngừa cúm khi mang thai

Theo tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-ba-bau-bi-cum-17124/feed 0
Mách mẹ bầu các phòng cúm hiệu quả https://tuelinh.vn/mach-me-bau-cac-phong-cum-hieu-qua-17121 https://tuelinh.vn/mach-me-bau-cac-phong-cum-hieu-qua-17121#respond Mon, 13 Jan 2014 03:22:43 +0000 https://tuelinh.vn/mach-me-bau-cac-phong-cum-hieu-qua-17121 Quá trình mang thai là cả một chặng đường dài, đầy hạnh phúc và gian nan đối với phụ nữ nói chung và người đầu tiên được làm mẹ nói riêng. Đối diện với những mệt mỏi, những thay đổi trên cơ thể, nhiều chị em dù đã rất cẩn thận nhưng vẫn không thể tránh khỏi một số triệu chứng như sổ mũi, nhức đầu, nghẹt mũi và cảm cúm do thời tiết thay đổi và ô nhiễm môi trường xung quanh. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp phòng cúm cho bà bầu nhé.

Tác hại của cúm đối với bà bầu

Theo các chuyên gia, nếu chẳng may bị cảm cúm trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ điều này là vô cùng nguy hiểm. Virus cúm có thể gây dị tật thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. Nếu bị cúm nặng, tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai nhi bị lưu và gây sảy thai. Nhiều tài liệu còn cho rằng, cúm có thể gây sứt môi, đục thủy tinh thể cho thai nhi.

Mẹ bầu cảnh giác với cảm cúm trong suốt thai kỳ

Phòng ngừa nguy cơ bị cảm và giữ gìn sức khỏe tốt là điều cần làm hơn hết đối với phụ nữ trong 3 tháng đầu và trong cả quá trình mang thai. Hãy lắng nghe một số kinh nghiệm , một số chia sẻ mẹo vặt phòng cúm dưới đây các mẹ nhé :

Mẹo hay phòng cúm cho bà bầu

1. Uống nước tỏi giã. Giã tỏi nhỏ rồi pha với nước uống. Tuy hơi khó uống nhưng có tác dụng tốt với bà bầu bị cúm. Trong suốt quá trình mang thai bà bầu cũng nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường, có thể kết hợp tỏi trong các món ăn sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.

2. Nước gừng đường đỏ. Khi bị lạnh hoặc có dấu hiệu sắp bị cảm lạnh, bà bầu nên uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó nên giường ngủ một giấc sẽ thấy đỡ mệt hơn.

Cũng có thể ăn củ hành sống, tỏi tươi để phòng cảm và khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.

3. Bổ sung kẽm.  Khi thiếu kẽm, chức năng phòng ngự của đường hô hấp kém hơn. Vậy nên bà bầu có thể bổ sung một số thực phẩm giầu kẽm như  hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đỗ để phòng ngừa bệnh cúm.

4. Bổ sung vitamin C. Vitamin C có tác dụng loại trừ các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp.

Bà bầu nên bổ sung vitamin C hoặc ăn nhiều thực phẩm giầu vitamin C như cà chua, súp lơ,ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho …

5. Súc miệng bằng nước muối. Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên súc miệng bằng nước muối vào sáng sớm sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng lợi. Trong suốt thời kỳ mang thai, nếu bà bầu bị chảy máu chân răng sẽ dễ mắc viêm lợi.

6. Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm. Nghe có vẻ thiếu hợp lý trong thời tiết lạnh giá như thế này nhưng các chuyên gia khuyên rằng, nếu bà bầu thức dậy dùng nước lạnh rửa mặt thì có thể tăng cường khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm để rửa mặt tránh gây kích thích ảnh hưởng tới giấc ngủ.

7. Duy trì độ ẩm trong phòng. Mùa  đông độ ẩm không khí thấp,  nếu dùng thêm sưởi trong phòng thì không khí dễ bị khô, mà không khí khô tạo điều kiện cho virus sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng máy làm ẩm và giữ độ ẩm trong phòng khoảng 45% là tốt nhất.

8.Uống đủ nước mỗi ngày. Uống nước đầy đủ có tác dụng phòng cúm và viêm họng, mỗi ngày nên uống từ 600 – 800 ml nước các mẹ nhé.

9. Hạn chế tiếp xúc chỗ đông người khi có dịch bệnh. Nếu đang có dịch bệnh khả năng lây truyền bệnh khá cao nên các mẹ bầu nên hạn chế tới các nơi đông người như thế này nhé.

10. Nghỉ ngơi hợp lý. Trong thời gian mang thai, chế độ nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết để phục hồi năng lượng và sức khỏe cho bà bầu. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thư giãn nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vận động để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể phòng chống cúm.

11. Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và chất có cồn. Khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và bệnh về đường hô hấp cho bà bầu. Còn rượu và các chất có cồn khiến cơ thể bà bầu luôn rơi vào tình trạng mất nước và làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

12. Tiêm phòng cúm. Đối với chị em phụ nữ trước khi có ý định có thai nên tiêm phòng cúm trước 3 tháng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Hiện các mũi tiêm phòng 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) cũng khá phổ biến và sử dụng rộng rãi vì thế các mẹ bầu nên chủ động tiêm phòng để phòng ngừa cúm. (Xem thêm về Lịch tiêm phòng cúm khi mang thai )

Theo tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/mach-me-bau-cac-phong-cum-hieu-qua-17121/feed 0
Tỏi có tác dụng phòng cúm? https://tuelinh.vn/toi-co-tac-dung-phong-cum-17105 https://tuelinh.vn/toi-co-tac-dung-phong-cum-17105#respond Tue, 07 Jan 2014 01:44:43 +0000 https://tuelinh.vn/toi-co-tac-dung-phong-cum-17105 Dân gian có nhiều mẹo dùng tỏi dự phòng cúm. Không phải ngẫu nhiên mà tỏi – một gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày lại được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng đặc biệt “phòng cúm” như vậy. Theo các chuyên gia, tỏi có vị cay nóng, có tác dụng kháng sinh mạnh có thể tiêu diệt cúm. Người ta cứ mách nhau ăn tỏi hàng ngày bằng cách nuốt 2-3 tép tỏi tươi sau các bữa ăn. Như vậy sẽ tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa cảm lạnh, cúm. Công dụng của tỏi thì nhiều tài liệu đã đề cập đến, nhưng cách sử dụng tỏi như thế nào để đạt hiệu quả phòng chống cúm cao nhất thì không phải ai cũng tường tận.

Tỏi có tác dụng phòng cúm nếu biết sử dụng đúng cách

Dưới đây là một số cách dùng tỏi với tác dụng phòng ngừa cúm, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể:

Cách 1: 100g tỏi, 100g gừng tươi, 500 ml dấm ăn. Tỏi và gừng đem rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với dấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được. Pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống chừng 10 ml sau bữa ăn.

Cách 2: Tỏi 1 củ bóc vỏ sạch, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3-5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng nhỏ mũi 2-3 lần/ngày.

Cách 3: Tỏi 60 g, đậu xị 30 g. Đem nấu thành canh ăn trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liền trong 3 ngày.

Cách 4: Tỏi 2 củ, lá tre tươi 20 g, lá sen 10 g, lá cải củ 30 g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi 2-3 lần trong ngày.

Cách 5 . Tỏi 6 củ, gừng tươi 12 g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.

Cách 6. Tỏi 25 g, hành củ 50 g. Hai thứ rửa sạch, thái nhỏ, sắc kỹ với 250 ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.

Cách 7. Tỏi 1 củ, dấm gạo vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch giã nát, chế thêm nước đun sôi rồi cho dấm gạo vào, đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng.

Cách 8. Tỏi 10 g, lá bạc hà 20 g, lá ngải cứu 30 g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12 g, thạch xương bồ 12 g. Các vị giã nát rồi bỏ vào trong một cái túi vải, đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.

Cách 9. Tỏi 6 g, lá bạc hà 6 g, lá đại thanh 20 g, rễ chàm 12 g. Các vị thuốc đem giã nát, bỏ vào trong một chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài lần.

Cách 10. Tỏi 100 g, dấm gạo 200 ml, đường đỏ 100 g. Tỏi bóc vỏ, đem ngâm với dấm và đường đỏ, sau 10 ngày là dùng được, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10 ml.

Cách 11. Tỏi 500 g, sirô đường đơn (monosaccharide) 300 ml, acid acetic 2 ml, nước cất vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, giã nát và ép lấy nước. Đổ sirô đường đơn vào bã tỏi rồi tiếp tục nghiền đều, chế thêm acid acetic và một lượng nước cất vừa đủ thành 800 ml; đổ nước ép tỏi vào, thêm nước cất thành 1.000 ml là được. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 ml.

 

(St)

]]>
https://tuelinh.vn/toi-co-tac-dung-phong-cum-17105/feed 0
Danh sách thực phẩm có tác dụng phòng cúm https://tuelinh.vn/danh-sach-thuc-pham-co-tac-dung-phong-cum-16021 https://tuelinh.vn/danh-sach-thuc-pham-co-tac-dung-phong-cum-16021#respond Mon, 26 Aug 2013 15:36:18 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16021 Danh sách thực phẩm có tác dụng phòng cúm

Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm. Bệnh cúm có khả năng lây truyền nhanh và thành dịch. Cúm có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào không phân biệt tuổi tác và giới tính. Bằng cách bổ sung một số thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bạn có thể yên tâm về nguy cơ mắc cúm đã giảm bớt được phần nào. Dưới đây là danh sách các thực phẩm có tác dụng phòng cúm.

Nấm ăn: Theo phân tích từ các chuyên gia, nấm ăn có protein cao, ít chất béo, chứa nhiều vitamin nhóm B và C,D. Ngoài ra, nấm còn giầu nguyên tố vi lượng, có tác dụng thúc đẩy các tế bào màu trắng và chống lại nhiễm trùng. Nấm đã được coi là một thực phẩm để cải thiện khả năng miễn dịch của con người. Các chuyên gia cho rằng ăn nấm có khả năng thúc đẩy sự hình thành và hoạt động của các tế bào máu tắng, giúp ngăn ngừa bệnh tật.

phòng cúm

Khoai lang: Khoai lang có tác dụng bảo vệ chính cho cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các nhuẫn khuẩn bên ngoài. Vitamin A trong khoai lang có vai trò quan trọng trong liên kết các tế bào da.

Trà: Việc uống một tách trà đen mỗi ngày trong hai tuần liên tiếp sẽ có một lượng lớn các interferon kháng virus được sản xuất trong cơ thể của họ. Loại protein chống nhiễm trùng hiệu quả có thể giúp con người bảo vệ chống lại bệnh cúm, giảm các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng vết thương và thậm chí cả bệnh lao và bệnh sốt rét. Tất nhiên, uống trà xanh cũng có tác dụng tương tự.

Tỏi: Tỏi được biết đến từ rất lâu với tác dụng phòng và trị cúm. Người ăn tỏi thường xuyên ít có khả năng bị ung thư ruột kết và ung thư dạ dày. Do vậy, việc bổ sung tỏi mỗi ngày, vừa mang lại hương vị thơm ngon cho món ăn vừa giúp tăng cường miễn dịch vừa tăng thêm tính thi vị cho món ăn.

Sữa chua: Trong sữa chua có một hàm lượng lớn các chế phẩm sinh học có tác dụng bảo vệ đường ruột và tránh việc tạo ra vi khuẩn gây bệnh. Một số khuẩn sữa có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào bạch cầu trong máu giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng có tác dụng tốt cho việc phòng ngừa cúm đó là cá hồi tươi, sô cô la đen, con hầu. Hãy lựa chọn các thực phẩm tốt để giúp cơ thể phòng ngừa nguy cơ bệnh tật.

Tuelinh.vn

]]>
https://tuelinh.vn/danh-sach-thuc-pham-co-tac-dung-phong-cum-16021/feed 0
Cúm và các dịch cúm nguy hiểm cần được lưu ý https://tuelinh.vn/cum-va-cac-dich-cum-nguy-hiem-can-duoc-luu-y-16011 https://tuelinh.vn/cum-va-cac-dich-cum-nguy-hiem-can-duoc-luu-y-16011#respond Sun, 25 Aug 2013 14:38:47 +0000 https://tuelinh.vn/?p=16011 Gần đây, chúng ta đang phải đối diện với các nguy cơ dịch cúm tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh và xã hội. Tuy là các dịch bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người còn chưa có hiểu biết về dịch cúm cũng như cách phòng ngừa khi có dịch cúm tràn lan. Sự chủ quan và thiếu kiến thức đôi khi mang lại hậu quả nghiêm trọng. Ở bài viết này, chúng tôi xin tổng hợp lại một số kiến thức cơ bản về 3 dịch cúm hay gặp gần đây nhất là cúm A/H1N1, H7N9, H5N1.

Dịch cúm A/H1N1

1. Sơ lược về virus cúm A/H1N1 và cách thức lây truyền

Dịch cúm A/H1N1 do một loại virus cúm A (H1N1) gây ra và gây bệnh cho người. Ban đầu người ta gọi loại virus mới này là cúm heo vì các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều gien của virus này giống với gien của loại virus ở loài heo. Tiến hành những phân tích sâu hơn cho thấy loại virus này rất khác biệt với virus cúm heo lưu hành ở khu vực Bắc Mỹ. Virus cúm A mới này là một loại có gien của 4 chủng virus gồm virus cúm người, cúm heo, cúm gia cầm và gien của cúm heo .

Cách thức lây truyền của virus cúm A đó là lây lan từ người sang người nhưng hiện nay chưa rõ mức độ của sự lây lan dễ dàng như thế nào. Sự lây lan này gần giống như sự lây lan của cúm mùa mà ta thường thấy. Virus lây truyền từ người này sang người khác thông qua hắt hơi, nhảy mũi. Đôi khi chỉ cần tay vi vấy hay dích chất tiết có virus sau đó đưa tay lên miệng mũi.

Khi một người bị nhiễm virus cúm thì khoảng 7 ngày sau sẽ có triệu chứng. Một này trước khi có biểu hiện bệnh thì người bị nhiễm đã phát tán virus lâu hơn. Cúm A/H1N1 chủ yếu lây qua đường hô hấp vì vậy mà ăn thịt heo được nấu chín không bị mắc bệnh. Virus có thể tồn tại từ 2-8h sau khi bám vào các bề mặt. Nước pha với chlorine 1-3mg/L đủ khả năng diệt virus cúm trong đó có cả virus cúm A mới.

2. Các triệu chứng khi mắc cúm A/H1N1

Cũng giống như cúm mùa, Cúm A/H1N1 có những biểu hiện như sốt, đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ. Có khoảng gần 50% bệnh nhân còn bị đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy, Trường hợp nặng hơn người bệnh bị ho nhiều, thở nhanh khó thở, chụp Xquang thấy tổn thương phổi. Một số bệnh nhân có triệu chứng của suy hô hấp cấp, phù phổi và tử vong.

Khi người sống trong vùng có dịch hay có đến vùng có dịch cúm A/H1N1 đang lưu hành trong vòng 7 ngày trước khi xuất hiện sốt hay có triệu chứng đau nhức mình, sổ mũi …phải được xét nghiệm xem có nhiễm virus cúm A/H1N1 không. Thời gian rời từ vùng có dịch chỉ trong 7 ngày và cần đến khám bệnh ở các cơ sở y té gần nhất để được hướng dẫn.

3. Xử lý khi nghi ngờ mắc dịch cúm

Khi nghi ngờ bị nhiễm virus cúm cần ở nhà và nne tránh tiếp xúc với người khác ngoại trừ đi khám bệnh. Bác sỹ sẽ cho thực hiện các xét nghiệm phát hiện cúm. Hiện nay, xét nghiệm bằng phết mũi họng, các bệnh phẩm lấy được sẽ chuyển đến các phòng xét nghiệm của các bệnh viện như BV Nhiệt đới, Nhi Đồng I và Nhi Đồng II. Những bệnh viện này đều có khả năng thực hiện kỹ thuật PCR tìm ra vi rút này.

Về phương pháp điều trị khi có dịch cúm, hiện nay đã có 2 loại thuốc dùng để điều trị virus cúm A, Thuốc uống Tamiflu và thuốc hít Relenza. Để có hiệu quả cần điều trị sớm trong vòng 24 h đầu sau khi có triệu chứng.

4. Phòng ngừa dịch cúm

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa lây nhiễm cúm A/H1N1 mới. Tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp hạn chế lây lan sau đây:

  • Che miệng bằng tay hoặc khăn giấy khi ho, sau đó bỏ khăn giấy vào sọt rác và rửa tay.
  • Có thể ho vào tay áo nếu không có khăn giấy.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng nhất là sau khi ho và hắt hơi.
  • Không đưa tay chạm mắt mũi miệng vỉ virus có thể lây lan theo đường này.
  • Tránh không tiếp xúc với người bệnh. Khi bị sốt nên tránh tiếp xúc với càng nhiều người càng tốt.
Chủ động đeo khẩu trang khi ra đường trong mùa dịch

Dịch cúm A/H7N9

Virus A/H7N9 là một loại virus cúm gây ra trên gia cầm, có nhiều chủng loại khác nhau của virus H7N9 như nhiều loại cúm A khác.

Người mắc virus cúm thường là sau khi tiếp xúc gần với gia cầm nhiễm bệnh(cả loại sống và chết) hoặc tiếp xúc với môi tường chứa virus cúm gia cầm. Virus có nhiều trong cá thể bị bệnh, ví dụ trong phân và nước dãi của gia cầm bị bệnh. Chỉ cần ai đó chạm vào gia cầm bị bệnh hoặc môi trường chứa virus, rồi sau đó chạm vào mắt, mũi hay miệng, họ có thể bị nhiễm virus.

Cũng có một số nghiên cứu cho thấy bệnh có thể lây nhiễm qua đường không khí, chẳng hạn khi một cá thể gia cầm bị nhiễm bệnh để lại virus trong không khí, bạn cũng có thể bị lây nhiễm nếu bạn hít phải virus trong không khí. Tuy nhiên, cũng chưa có nghiên cứu nào nói về việc lây nhiễm từ người qua người của căn bệnh này.

Người bệnh bị nhiễm cúm A/H7N9 thường sốt cao và ho. Nhiều trường hợp bệnh tiến triển thành các triệu chứng nghiêm trọng, như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp, sốc nhiễm trùng và suy đa cơ quan dẫn đến tử vong.

Cũng như cúm A/H1N1 hiện chưa có vaccine phòng ngừa virus cúm A/H7N9. Dịch cúm này đang diễn ra ở Trung Quốc và hiện chưa phát hiện trường hợp nhiễm bệnh nào tại Việt Nam.

Dịch cúm A/H5N1

Cúm gia cầm A/H5N1 hay còn gọi là cúm gia cầm do một loại virus gây ra qua tiếp xúc với gia cầm trong đó có cả chim.

Khi gia cầm bị bệnh thải ra virus trong phân của nó, phân khô và chuyển thành bột người có thể tiếp xúc phải virus và gây ra dịch cúm gia cầm.

Cúm gia cầm không thể lây từ người qua người, tuy nhiên nếu được biến đổi thì việc truyền từ người qua người có thể trở thành sự thực.

Người bị cúm gia cầm cũng có các triệu chứng như các bệnh cúm khác như đau họng, ho, sốt, đau nhức toàn thân, khó chịu.

Hiện đã có vắc xin H5N1 tạo ra một sự bảo vệ chống lại virus. Vắc xin cúm cũng có thể dùng được trong đơn thuốc.

Khi bị cúm gia cầm, người bệnh cần lập tức tới các trung tâm y tế để điều trị sớm. Loại thuốc được dùng để điều trị là thuốc kháng virus giảm bớt tình trạng nghiêm trọng của các triệu chứng và có thể rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Nên sử dụng thuốc trong vòng 48h trước khi các triệu chứng tiến triển mạnh mẽ. Thuốc kháng virus phải được bắt đầu sử dụng trong vòng 2 ngày khi phát bệnh. Những thuốc này cũng có thể được chỉ định để phòng ngừa cúm.

Tuelinh.vn (Tổng hợp)

]]>
https://tuelinh.vn/cum-va-cac-dich-cum-nguy-hiem-can-duoc-luu-y-16011/feed 0
Cách xử lý và phòng ngừa cảm cúm khi mang thai https://tuelinh.vn/cach-xu-ly-va-phong-ngua-cam-cum-khi-mang-thai-15672 https://tuelinh.vn/cach-xu-ly-va-phong-ngua-cam-cum-khi-mang-thai-15672#comments Wed, 31 Jul 2013 02:23:13 +0000 https://tuelinh.vn/cach-xu-ly-va-phong-ngua-cam-cum-khi-mang-thai-15672 Nhiều người rất sợ bị cảm cúm khi mang thai, vừa phải thận trọng khi dùng thuốc, thời gian cúm sẽ kéo dài hơn. Đồng thời nếu bị cảm trong thời gian đầu mới mang thai rất dễ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Các mẹ cần rất thận trọng xử lý khi có những dấu hiệu cảm cúm, và cũng nên chủ động phòng ngừa nguy cơ bị cúm khi mang thai.

cảm cúm khi mang thai

Khi bị cảm cúm, thai phụ nên làm gì?

Bình thường, các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu thật sự rất khó chịu và nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Để điều trị các triệu chứng bên không quá khó, nhưng đối với bà bầu thì việc điều trị cần thận trọng hơn.

Các mẹ bầu cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị cảm cúm, trong trường hợp quá nặng,bắt buộc phải dùng đến thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc điều trị nào. Và trước khi sử dụng thuốc, các mẹ có thể áp dụng một số thực phẩm cải thiện tình hình:

Dùng tỏi trị cảm cúm: Tỏi nếu dùng thường xuyên có tác dụng phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có thể làm tăng nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe sau cúm và tăng sức đề kháng. Tỏi lại rất an toàn với phụ nữ đang trong thời kỳ bầu bí nên tỏi được khuyên dùng trong các trường hợp cảm cúm ở bà bầu. Cũng nên lưu ý rằng, tỏi có thể làm tăng sự chảy máu nên những người đang dùng thuốc cầm máu cần thận trọng nếu muốn thêm tỏi vào chế độ ăn uống.

Sử dụng nước chanh : Nước chanh có hiệu quả tốt trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Các mẹ bầu có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong.

Sử dụng muối ăn: Muối ăn được khuyên dùng trong các trường hợp bà bầu bị cảm cúm vì đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Các mẹ bầu có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.

Bà bầu cần thận trọng sử dụng thuốc khi mang thai

Nấu món canh gà: Canh gà có thể cải thiện các bệnh về họng và đường hô hấp. Canh gà đặc biệt có tác dụng trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Chất amino axit có trong thịt gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Vậy nên canh gà rất tốt cho phụ nữ đang mang thai nói chung và các trường hợp bị cảm cúm nói riêng.

Làm gì để phòng cúm khi mang thai?

Ngoài việc tiêm phòng cúm khi mang thai, thì các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa cảm cúm bằng các mẹo nhỏ như sau:

  • Tích cực bổ sung các hoa quả giầu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Có thể uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
  • Khi đi ra ngoài, bạn cũng nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa phòng bị mưa rất dễ bị cảm.
  • Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
  • Khi ngủ, tránh để quạt xoay thẳng vào mặt, bạn có thể lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ, tra thuốc nhỏ mũi trong các trường hợp bị ngạt mũi.
  • Hạn chế các thói quen dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho, tránh sờ tay lên mặt để hạn chế sự lây lan vi khuẩn từ bàn tay lên cơ thể.
  • Tránh xa khói thuốc lá, không uống các chất có cồn, tích cực đi bộ hít thở không khí trong lành, và cuối cùng là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Xem đầy đủ hơn: Phòng cúm bằng các biện pháp đơn giản

]]>
https://tuelinh.vn/cach-xu-ly-va-phong-ngua-cam-cum-khi-mang-thai-15672/feed 6