Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Mon, 17 Feb 2025 03:23:31 +0000 vi hourly 1 Vì sao cho trẻ ăn uống đủ chất vẫn bị còi xương https://tuelinh.vn/vi-sao-cho-tre-an-uong-du-chat-van-bi-coi-xuong-9630 https://tuelinh.vn/vi-sao-cho-tre-an-uong-du-chat-van-bi-coi-xuong-9630#respond Mon, 06 Aug 2012 08:57:41 +0000 https://tuelinh.vn/vi-sao-cho-tre-an-uong-du-chat-van-bi-coi-xuong-9630 Thực tế cho thấy nhiều trẻ em được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng với những thực phẩm giàu canxi nhưng lúc đi khám vẫn được chẩn đoán là còi xương. Vậy nguyên nhân là do đâu ?

Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ là tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời. Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ được mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, trẻ sinh vào mùa đông hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý: không được bú sữa mẹ thường xuyên, hay bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.

Bệnh còi xương hay xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, hay bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp (đặc biệt là tiêu chảy). Đây là bệnh toàn thân, ảnh hưởng không những đến hệ xương mà còn đến cả thần kinh, cơ, máu…

Các biểu hiện của bệnh thay đổi tùy theo từng thời kỳ tiến triển. Ở giai đoạn sớm, trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, vã nhiều mồ hôi cả lúc thức lẫn lúc ngủ. Giai đoạn muộn, xương sọ có dấu hiệu mềm, thóp trước rộng, bờ mềm, chậm kín; có bướu ở trán, ở đỉnh đầu làm đầu to ra. Trẻ chậm mọc răng, lồng ngực có khi biến dạng như ngực gà. Các đầu xương dài bị bè ra; chân cong kiểu vòng kiềng hoặc choãi ra như chữ X. Cột sống có thể bị gù vẹo; xương chậu bị biến dạng hẹp. Bụng của trẻ thường bị to bè. Trẻ bị còi xương thường chậm biết ngồi, biết đi. Nếu bệnh nặng, có thể xuất hiện những cơn giật do hạ canxi máu. Ở giai đoạn muộn, bệnh còi xương thường để lại những di chứng không tốt về sau.

Để điều trị bệnh còi xương, cần cho trẻ tắm nắng buổi sáng và uống vitamin D, chứ không phải uống các chế phẩm có chứa canxi và ăn thêm xương. Những trẻ phải uống vitamin D hoặc có bệnh cấp tính kèm theo như tiêu chảy, viêm phổi… cần được các thầy thuốc chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn. Việc điều trị chỉnh hình được đặt ra với những trẻ bị biến dạng xương nặng, khi bệnh đã khỏi.

Trả lời: ThS Hà Lê Anh

]]>
https://tuelinh.vn/vi-sao-cho-tre-an-uong-du-chat-van-bi-coi-xuong-9630/feed 0
Bé 10 tháng tổi bị còi xương phải làm sao ? https://tuelinh.vn/be-10-thang-toi-bi-coi-xuong-phai-lam-sao-9627 https://tuelinh.vn/be-10-thang-toi-bi-coi-xuong-phai-lam-sao-9627#respond Sun, 05 Aug 2012 08:48:43 +0000 https://tuelinh.vn/be-10-thang-toi-bi-coi-xuong-phai-lam-sao-9627 Hỏi:

Chào bác sĩ Tôi có con được 10 tháng, cháu vẫn chưa mọc răng, biếng ăn, ngủ không yên giấc, tôi đã cho đi khám, bác sĩ nói cháu bị còi xương, vậy tôi cần phải làm gì? (Dinh Kieu Chau)

Ảnh minh họa trẻ còi xương 

Trả lời:

Bình thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa vào lúc 6 tháng tuổi. Ở những trẻ bị còi xương do cơ thể thiếu vitamin D, thiếu canxi – loại chất khoáng cần thiết cho sự phát triển mầm răng nói riêng và sự cốt hoá sụn ở đầu các xương dài nói chung – nên thường chậm mọc răng. Tuy nhiên, ở một số trẻ chậm mọc răng chưa hẳn là bị còi xương.

Để biết trẻ có bị còi xương không, bác sĩ sẽ khám và theo dõi một số biểu hiện khác như: trẻ biếng ăn, hay ra mồ hôi trộm, rối loạn tiêu hoá, hoặc trẻ có tiền sử đẻ non, không được nuôi bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, hoặc bữa ăn bổ sung của trẻ không đủ chất nhất là các thực phẩm có nhiều canxi, trẻ không ăn được dầu hoặc mỡ, (là các chất hấp thu vitamin D), và trẻ không được thường xuyên ra ngoài trời. (Khi ra ngoài trời, da trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có tia tử ngoại sẽ làm tăng chuyển hoá vitamin D3 (tiền vitamin) thành Vitamin D2…).

Trong trường hợp con bạn, bác sĩ đã kết luận là cháu bị còi xương thì chị nên bổ sung cho bé một liều vitamin D và can xi tuỳ thuộc vào mức độ còi xương của bé, theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra chị nhớ cho cháu tắm nắng hàng ngày, thời gian tuỳ thuộc vào mùa (mùa hè trước 8 giờ, mùa đông 9 giờ sáng). Đồng thời bữa ăn của cháu chị nên tăng cường các loại thực phẩm có nhiều can xi như cua, tôm, cá, trứng, sữa, phomát…

Bác sĩ Cao Thị Hậu

]]>
https://tuelinh.vn/be-10-thang-toi-bi-coi-xuong-phai-lam-sao-9627/feed 0
Nguyên nhân gây còi xương ở trẻ https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-gay-coi-xuong-o-tre-8259 https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-gay-coi-xuong-o-tre-8259#respond Thu, 12 Apr 2012 06:45:08 +0000 https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-gay-coi-xuong-o-tre-8259 Còi xương ở trẻ nhỏ thường xuất hiện ở độ tuổi dưới 3. Trẻ nhỏ bị còi xương sẽ có đặc điểm là xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là từ đâu ? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu tại bài viết này.

Cách phát hiện và phòng tránh trẻ bị còi xương

Nguyên nhân trẻ bị còi xương

Còi xương là bệnh do rối loạn chuyển hoá vitamin D hoặc thiếu vitaminD.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị còi xương như thiếu nắng mặt trời – đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc với nắng.

Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý, không được bú sữa mẹ thường xuyên, bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.

Những trẻ dễ bị còi xương là các bé được cho ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi). Trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, trẻ không bú mẹ, trẻ quá bụ bẫm, trẻ sinh vào mùa đông cũng dễ bị bệnh này.

Một nguyên nhân khác khiến trẻ còi xương là do chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác, hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu vitamin D3.

Một số ít trẻ bị bệnh vì di truyền – do trong quá trình mang thai, người mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể ảnh hưởng.

Bệnh còi xương khác với bệnh suy dinh dưỡng, bệnh suy dinh dưỡng là do thiếu calo, protein, làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất, “thấp bé nhẹ cân”, còn bệnh còi xương thường xuất hiện ở những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp ở những trẻ cân nặng còn cao hơn so với cùng lứa tuổi. Việc này khiến nhiều bà mẹ đã không chú ý, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, đến khi có biến chứng mới đưa con đi khám.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra còi xương ở trẻ nhỏ. Nếu bạn thấy bài viết là hữu ích hãy like hoặc share để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. 

]]>
https://tuelinh.vn/nguyen-nhan-gay-coi-xuong-o-tre-8259/feed 0
Cách nhận biết sớm trẻ bị còi xương https://tuelinh.vn/cach-nhan-biet-som-tre-bi-coi-xuong-8252 https://tuelinh.vn/cach-nhan-biet-som-tre-bi-coi-xuong-8252#respond Thu, 12 Apr 2012 00:48:27 +0000 https://tuelinh.vn/cach-nhan-biet-som-tre-bi-coi-xuong-8252 Câu hỏi:

Thưa bác sĩ ! Em có con trai 9 tuổi, cháu nặng 9kg và cao 75cm, đầu cháu hơi to và hai bên thái dương cũng hơi phình to 1 chút. Cháu rất hiếu động và cứng cáp, em rất băn khoăn không biết nhưng vậy có phải biểu hiện của trẻ còi xương và suy dinh dưỡng hay không ? Rất mong được bác sĩ giải đáp thăc mắc, em xin cảm ơn ! (Hoàng Thị Thanh Tuyền)

Trả lời:

Bé nhà bạn 9 tháng được 9kg – 75cm là bình thường. Tuy nhiên, để phát hiện trẻ còi xương cần căn cứ vào các yếu tố sau:

Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương

  •  Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.
  •  Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.
  •  Các biểu hiện ở xương: Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.
  •  Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: Chuỗi hạt sườn, nhô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.
  •  Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón.
  •  Chậm phát triển vận động: Chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…
  •  Trong trường hợp còi xương cấp tính: Trẻ có thể bị co giật do hạ calci máu.

Tốt nhất bạn nên cho cháu đi khám tại trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh Dưỡng tại số 2 – Y éc xanh Hà nội hoặc khám Bác sỹ Nhi khoa tại Bệnh viện Nhi trung ương hoặc phòng khám Nhi của các bệnh Viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời cho cháu.

Chúc bạn và bé sức khỏe!

]]>
https://tuelinh.vn/cach-nhan-biet-som-tre-bi-coi-xuong-8252/feed 0
Phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em https://tuelinh.vn/phong-ngua-benh-coi-xuong-o-tre-em-8256 https://tuelinh.vn/phong-ngua-benh-coi-xuong-o-tre-em-8256#respond Wed, 11 Apr 2012 06:45:08 +0000 https://tuelinh.vn/phong-ngua-benh-coi-xuong-o-tre-em-8256 Bệnh còi xương ở trẻ em không chỉ làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xương còn làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận, cơ quan khác nhau của cơ thể trẻ. Còi xương là một bệnh thiếu vitamin D ở những trẻ vì bị loạn dưỡng xương hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D. Vậy cần làm thế nào để phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em ?

Bệnh còi xương ở trẻ thể hiện như thế nào?

Bệnh còi xương có liên quan mật thiết với rối loạn chuyển hóa canxi và phốt pho, điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp thu vitamin D. Rối loạn hấp thu vitamin D sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể của trẻ như hệ thần kinh, nội tiết, chuyển hóa, tiêu hóa…

Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 – 36 tháng tuổi, vì đây là thời kỳ mà hệ thống xương đang phát triển mạnh. Nguyên nhân còi xương ở trẻ là do trẻ thiếu vitamin D làm cho cơ thể trẻ không hấp thu đủ lượng canxi ở ruột và thiếu canxi trong máu, do đó cơ thể phải tăng sinh nội tiết tố hoócmôn cận giáp trạng dẫn đến giảm tái hấp thu phốt phát ở thận và cũng làm giảm phốt phát trong máu gây nên hiện tượng rối loạn chức năng thần kinh. Do hiện tượng thiếu canxi trong máu cho nên cơ thể có sự tự điều chỉnh bằng cách huy động canxi từ xương đưa vào máu làm cho xương thiếu canxi gây nên còi xương, loãng xương.

Trong thời kỳ đầu thì triệu chứng của bệnh còi xương biểu hiện ở xương chưa rõ rệt mà trẻ thường có biểu hiện về rối loạn thần kinh như hay quấy khóc, giật mình khi ngủ, vã mồ hôi nhiều nhất là lúc trẻ ngủ (mồ hôi trộm). Tóc của trẻ cũng bắt đầu rụng phía hai bên tai, sau gáy mà người ta thường gọi là hiện tượng chiếu liếm hoặc hình vành khăn. Thời kỳ bệnh phát triển rõ rệt thì xương sọ có hiện tượng mềm, thóp rộng và chậm kín (đối với trẻ sơ sinh), có các bướu đỉnh hoặc ở trán gây nên hiện tượng trán nhô ra.

Một số biểu hiện khác khá rõ rệt như răng thường mọc chậm, chậm lẫy, chậm bò, chậm đi, hay quấy khóc, ngủ hay giật mình và không đẫy giấc. Trẻ thường biểu hiện ít lanh lợi, sự phát triển về chiều cao cũng như cân nặng kém hơn trẻ cùng lứa tuổi mà không bị còi xương. Trường hợp trẻ bị bệnh còi xương nặng thì khi sờ vào vùng cổ tay và cổ chân có hiện tượng xương gồ lên mà người ta gọi là hiện tượng “vòng cổ tay, vòng cổ chân”. Khi đứng được, đi được thì xương cẳng chân có thể sẽ bị biến dạng mà hậu quả là xương cẳng chân hình chữ X, chữ 0 (chân vòng kiềng) và xương khung chậu bị lệch. Lồng ngực cũng sẽ bị biến dạng bị hẹp (ngực lép hoặc nhô ra). Khi sờ vào các cơ bắp không thấy rắn chắc mà bị nhũn, nhẽo. Về hệ tiêu hóa thường có hiện tượng táo bón. Trong các trường hợp thiếu canxi kéo dài hoặc còi xương cấp tính có thể xuất hiện cơn co gật do thiếu canxi máu gây nên hiện tượng hạ canxi máu cấp tính.

Một số trẻ dễ bị còi xương như trẻ nuôi bằng sữa bò, trẻ sinh đôi hoặc đẻ non (đẻ thiếu tháng), thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng hoặc thậm chí trẻ quá bụ bẫm (do nhu cầu về canxi và phốt pho cao hơn các trẻ bình thương). Đối với trẻ bị mắc bệnh nhiễm trùng kéo dài hoặc bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng có nguy cơ làm cho trẻ còi xương và suy dinh dưỡng.

Nguồn vitamin D lấy từ đâu?

Nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ trước tiên phải kể đến do ánh sáng mặt trời là yếu tố hết sức quan trọng. Nhờ có tia cực tím của ánh sáng mặt trời mà vitamin D được được tổng hợp từ chất tiền vitaminD là 7 – dehyrocholesterol ở da trở thành chất cholecalciferol (tức là vitamin D3). Bởi vậy, những trẻ ở trong nhà chật chội, thiếu ánh sáng hay là trẻ sống ở xứ sở có nhiều mây mù thì rất dễ bị còi xương.

Nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ còn do chế độ ăn uống của các người mẹ đang mang thai và của chính bản thân trẻ nhỏ. Thực phẩm được khuyến cáo có nhiều vitamin D và can xi như thịt, cá, vừng đen, rau ngót, tép khô, tôm, cua, ốc, lòng đỏ trứng, sữa bò tươi, sữa chua, gan và đặc biệt là sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ.

Phòng bệnh còi xương cho trẻ như thế nào?

Chúng ta đã biết trẻ bị còi xương là do thiếu vitamin D và nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể có thể do được cung cấp từ sữa mẹ, sữa bò, dầu cá, thức ăn hoặc từ rau quả và đặc biệt là từ ánh nắng mặt trời. Vitamin D cần thiết cho cơ thể chủ yếu là do tác động của ánh sáng mặt trời dưới tia cực tím. Vì vậy, khi người mẹ đang mang thai và trong thời kỳ cho con bú cần được tắm nắng, tức là người mẹ nên ra khỏi nhà ngày vài lần lúc sáng sớm khi mặt trời vừa mọc và lúc chiều tối khi mặt trời đã hết chói chang (khoảng từ 4 – 5giờ chiều).

Đối với trẻ nhỏ cũng rất cần được tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày khoảng từ 15 – 20phút (nên để lộ chân, tay, lưng, bụng ra ngoài trời trước 9 giờ sáng). Tuy vậy, không được tắm nắng cho trẻ khi mặt trời đã lên cao, buổi trưa, xế chiều. Ngoài tắm nắng, người mẹ đang mang thai và trẻ cần được dinh dưỡng đủ chất, chọn các loại thực phẩm được khuyến cáo là giàu vitamin D và canxi như: thịt, cá, tôm, cua, ốc, trứng, gan, sữa bò và nhất là sữa mẹ cho nên cần cho trẻ bú sữa mẹ hàng ngày không nên để lãng phí nguồn sữa quý giá này. Cần cho thêm dầu hoặc mỡ vào thức ăn của người mẹ mang thai hoặc thức ăn của trẻ vì vitamin D tan trong dầu mỡ vì vậy dù bữa ăn có đủ các chất giàu vitamin D mà thiếu chất dầu, mỡ thì cũng không đưa lại lợi ích gì.

Ngoài ra, người mẹ đang mang thai vào các tháng cuối hoặc trẻ có nguy cơ bị còi xương nên uống thêm dầu cá hoặc uống thêm vitamin D nhưng phải có chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, nhi khoa và tuyệt đối không được lạm dụng vitamin D. Bên cạnh đó thì nhà ở cũng rất cần thoáng, mát và đủ ánh sáng mặt trời.

Đối với trẻ đẻ do thiếu tháng, sinh non, thiếu cân rất cần thiết cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa nhi tư vấn chế độ ăn cho trẻ. Những trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng kéo dài cần được khám bệnh và điều trị tích cực theo đơn của bác sĩ như: bệnh viêm VA, viêm hô hấp trên, viêm phế quản co thắt, viêm tai…

 

Nguồn: 

suckhoedoisong

]]>
https://tuelinh.vn/phong-ngua-benh-coi-xuong-o-tre-em-8256/feed 0
Vitamin D và bệnh còi xương ở trẻ em https://tuelinh.vn/vitamin-d-va-benh-coi-xuong-o-tre-em-8231 https://tuelinh.vn/vitamin-d-va-benh-coi-xuong-o-tre-em-8231#respond Wed, 11 Apr 2012 00:48:27 +0000 https://tuelinh.vn/vitamin-d-va-benh-coi-xuong-o-tre-em-8231 Theo các tài liệu nghiên cứu thì ở nước ta  tỷ lệ bệnh còi xương chiếm khoảng 9-10% ở trẻ em dưới 3 tuổi, gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc hơn các tỉnh phía Nam. Còi xương là một bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhỏ chủ yếu trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh này làm cho xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương.

Bệnh còi xương ở trẻ em

Bệnh còi xương khác với bệnh suy dinh dưỡng, bệnh suy dinh dưỡng là do thiếu calo, protein, làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất, “thấp bé nhẹ cân”, còn bệnh còi xương thường xuất hiện ở những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp ở những trẻ cân nặng còn cao hơn so với cùng lứa tuổi. Chính vì vậy mà nhiều bà mẹ đã không chú ý, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, đến khi có biến chứng mới đưa con đi khám.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính của bệnh còi xương là do thiếu vitamin D. Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo (dầu mỡ). Nguồn cung cấp chủ yếu vitamin D cho cơ thể do:

  • Do ăn uống: thức ăn có chứa nhiều vitamin D như dầu cá, gan cá, trứng, sữa, thịt v.v… Nguồn vitamin D trong sữa mẹ có nhưng không đủ cung cấp cho trẻ, mà nguồn chính là do ánh sáng mặt trời, tia cực tím, kích thích sự tổng hợp vitamin D qua một quá trình quang hóa ở da… Vitamin D giúp cho cơ thể trong quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phospho để tạo thành xương giúp cho cơ thể phát triển.
  • Ở những trẻ do nuôi dưỡng thiếu vitamin D thường là do ăn chủ yếu chất bột, hoặc kiêng ăn chất béo khi trẻ bị tiêu chảy v.v… hoặc là sống ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời, ẩm thấp hoặc do tập quán giữ trẻ trong nhà, mặc quần áo kín, che kín chân tay khi ra ngoài, đặc biệt là mùa đông nên dễ mắc bệnh còi xương.
  • Bệnh còi xương biểu hiện tùy theo tuổi của trẻ và tùy theo thời kỳ của bệnh. Có khi xuất hiện rất sớm vài tuần sau đẻ. Đứa trẻ thường biểu hiện: khó ngủ, ngủ hay giật mình, hay ra mồ hôi, kể cả mùa đông, đặc biệt là mồ hôi vùng đầu, gáy, trẻ ngứa lắc đầu nhiều làm rụng tóc vùng gáy, nếu nặng làm đầu mềm, ấn vào bập bềnh như ấn vào quả bóng cao su, dần dần đầu bẹp (bẹp đầu cá trê). Sau đó đứa trẻ da xanh, trương lực cơ giảm, cơ mềm, nhẽo, làm bụng to ra, ngực lép do cơ thành bụng yếu, trẻ hay có rối loạn tiêu hóa, hay bị viêm phế quản và viêm phổi v.v…   Trẻ chậm phát triển vận động, như chậm lẫy, chậm bò, chậm ngồi, đi, đứng rồi chậm cả mọc răng và răng mọc không đều (bình thường 6 tháng răng mọc). Đứa trẻ yếu dần, ăn uống kém, rồi lại kiêng ăn khi bị tiêu chảy dần dần đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, lúc đó mới đưa bé đi khám thì đứa trẻ đã có biểu hiện biến chứng của bệnh còi xương.

Biểu hiện:

Bệnh còi xương ngoài các biểu hiện toàn thân như trên, còn biểu hiện ở xương như : xương đầu thường bẹp, hay đầu có bướu do xương phát triển không đều.

  • Xương ngực bị nhô ra, giống như ngực gà, hạn chế trao đổi khí của phổi.
  • Xương chầy ở chi dưới do trọng lực cơ thể đè làm xương bị cong vòng như hình chữ O, hoặc là bẻ ra ngoài như hình chữ bát.
  • Xương chậu bị biến dạng làm hẹp lại, rất trở ngại cho việc sinh đẻ nếu là cháu gái.

Ngoài ra bệnh còi xương nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây co giật do hạ các ion canxi trong huyết thanh, đôi khi gây khó thở do co thắt các cơ thanh quản có thể nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.

Phòng ngừa

Vì vậy chúng ta nên chú ý phòng bệnh còi xương cho trẻ, và cũng cần phòng bệnh từ trong bụng mẹ, nghĩa là chị em khi có thai cần ăn uống đầy đủ, nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhất là mùa đông để tạo được nhiều vitamin D.

Cho trẻ bú sớm sau khi sinh và cho trẻ ăn bổ sung sau 4, 5 tháng, ăn đầy đủ chất, đa dạng, gọi là tô màu cho bát bột.

Một điều quan trọng là cho trẻ được tắm nắng sớm ngay tuần lễ đầu sau khi sinh, nhất là mùa đông. Nên cho trẻ ra tắm nắng vào buổi sáng, mỗi lần chỉ nên từ 5-10 phút và chỉ để hở hai cẳng chân của trẻ tiếp xúc với ánh nắng, sau đó vuốt ve, xoa bóp cho trẻ. Nếu mùa đông trời mưa ẩm nhiều không tắm được nắng, có thể cho trẻ uống vitamin D để phòng bệnh (mỗi ngày chỉ nên uống 400 đơn vị vitamin D).

Mặc khác chị em nên chú ý phát hiện những dấu hiệu của bệnh còi xương, sớm đưa cháu đi khám để được điều trị kịp thời, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng. Không nên tự điều trị cho uống vitamin D quá liều sẽ có hại cho trẻ và gây ra các biến chứng ngộ độc vitamin D và làm rối loạn chuyển hóa canxi gây ra sỏi bàng quang và sỏi thận.

Tóm lại

Bệnh còi xương nguyên nhân chính là do thiếu vitamin D, vitamin D lại do ánh sáng mặt trời tổng hợp quang hóa qua da, là một nguồn vô tận, vừa đơn giản lại không mất tiền. Vì vậy ngoài vấn đề cho các cháu ăn uống đầy đủ, chúng ta cần cho trẻ tắm nắng để phòng bệnh còi xương cho trẻ, đảm bảo cho trẻ phát triển tốt.

Nguồn:  

BS. Trần Thị Nga – Viện Nhi

]]>
https://tuelinh.vn/vitamin-d-va-benh-coi-xuong-o-tre-em-8231/feed 0
Các triệu chứng của trẻ còi xương https://tuelinh.vn/cac-trieu-chung-cua-tre-coi-xuong-8246 https://tuelinh.vn/cac-trieu-chung-cua-tre-coi-xuong-8246#respond Wed, 11 Apr 2012 00:48:27 +0000 https://tuelinh.vn/cac-trieu-chung-cua-tre-coi-xuong-8246 Trẻ bị còi xương thường có biểu hiện như bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, biếng ăn, ngủ kém, ra nhiều mồ hôi khi ăn. Tại bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc các triệu chứng nhận biết trẻ bị còi xương và cách phòng ngừa hiệu quả.

Các triệu chứng của trẻ còi xương

  • Trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài, biếng ăn, ngủ kém, hay giật mình, khi ngủ vặn vẹo, quẫy đạp không yên, dễ bị kích thích, quấy khóc và hay khóc đêm.
  • Ra nhiều mồ hôi khi ăn, khi bú mẹ, nhất là khi ngủ (mồ hôi trộm).
  • Ngấn thịt xuất hiện ở cổ tay hoặc mắt cá
  • Dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống.
  • Trẻ lớn hơn hay kêu đau bụng, đau một lúc rồi hết, hay kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm (hay gặp ở những xương dài như xương cẳng chân).
  • Rụng tóc cũng là một triệu chứng hay gặp

Ngoài ra, trẻ bị còi xương thường có các biểu hiện:

  • Đầu tiên, xương sọ sẽ bị ảnh hưởng, nhất là vào 3 tháng đầu sau sinh: thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu khép kín, có bướu đỉnh, bướu trán.
  • Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn và biến dạng lồng ngực, ngực dô ức gà, xương sườn cong. Sau 1 tuổi, biến dạng sẽ ảnh hưởng lên chi khi trẻ em đã tập đi: cong xương chi dưới hình chữ O, chữ X, đầu gối vẹo ra ngoài.
  • Trẻ bị gù vẹo cột sống, khung chậu hẹp, chậm phát triển chiều cao.
  • Chậm mọc răng
  • Cơ nhẽo, yếu cơ gây chậm vận động như chậm biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi.

Khi thấy con có các biểu hiện này, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có cách điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa

Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, theo bác sĩ Hào, tốt nhất là bà mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, uống bổ sung thêm viên sắt, canxi… và nhất là không quên tắm nắng.

  • Đối với trẻ em, cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi ăn dặm, cần cho bé ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
  • Các bé sau sinh 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút vào lúc mặt trời mọc (nên trước 9 giờ sáng) và ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, bụng, lưng, ngực.
  • Vào mùa đông, bạn cần cho con uống 1 liều vitamin D3 (200.000 đơn vị) để điều trị dự phòng. Có thể 6 tháng cho trẻ uống nhắc lại một lần.
  • Ngoài ra, mẹ có thể uống vitamin D3 một liều 200.000 đơn vị vào lúc thai được 7 tháng.

Minh Thùy

]]>
https://tuelinh.vn/cac-trieu-chung-cua-tre-coi-xuong-8246/feed 0
Còi xương – Suy dinh dưỡng https://tuelinh.vn/benh-coi-xuong-suy-dinh-duong-311 https://tuelinh.vn/benh-coi-xuong-suy-dinh-duong-311#respond Tue, 23 Aug 2011 08:19:52 +0000 https://tuelinh.vn/?p=311 Một số công trình nghiên cứu cho thấy, trẻ còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu…

Trẻ còi xương

Nguyên nhân trẻ còi xương

  • Thiếu ánh sáng mặt trời: Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không có điều kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường…).
  • Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai:
  • Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp: Chế độ ăn nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.

Biểu hiện có nguy cơ bị còi xương

  • Bé có thể vẫn đủ cân nặng và chiều cao, tuy nhiên phụ huynh cần chú ý các triệu chứng: răng chậm mọc, tóc rụng, hay giật mình, bứt rứt, ọc sữa. Ngủ không yên giấc, hay khóc đêm, đổ mồ hôi đầu. Xương bị mềm, dễ biến dạng như: đầu bẹp, lồng ngực gù, tay chân cong, trán dô, có 2 bướu ở đỉnh đầu, thóp chậm đóng; đặc biệt, tuy trẻ bụ bẫm nhưng cơ nhão… Ngoài ra, cơ thể còn giảm sức đề kháng, trẻ hay bị nhiễm trùng hô hấp. Nếu không điều trị kịp, bé sẽ còi xương thật sự như: bị tay cán vá, chân cong vòng kiềng, ngực dô hoặc lép…
  • Khi thấy bé có những biểu hiện trên bạn cần xem lại coi món ăn có đủ các chất cần thiết và phù hợp với lứa tuổi, sở thích của bé không? Mỗi ngày, trước 10 giờ sáng, bé có được cởi bỏ quần áo để phơi nắng 5 phút (với trẻ dưới 18 tháng) hoặc được chơi ngoài trời ít nhất 30 phút (với trẻ lớn hơn)? Đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn hoặc chỉ định dùng thuốc. Đa số các bé khi có biểu hiện trên không phải chỉ còi xương mà còn có thể bị suy dinh dưỡng kèm theo bệnh nhiễm trùng khác do cơ thể giảm sức đề kháng.

Phòng bệnh còi xương

  • Trong thời gian có thai và cho con bú, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời. Nên ăn uống hợp lý, chú ý thực phẩm giàu vitamin D, canxi để phòng tránh còi xương sớm cho trẻ từ trong bào thai và trong những tháng đầu sau đẻ.
  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu , sau đó cho ăn bổ sung. Chú ý cho ăn dầu mỡ, thực hiện tô màu bát bột. Hằng ngày phải cho trẻ tắm nắng 5-10 phút để có đủ vitamin D.
  • Bổ sung vitamin D 400 đơn vị/ngày cho trẻ đẻ non, đẻ thấp cân. Một trong những biện pháp phòng bệnh còi xương là tăng cường vitamin D vào thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.

Điều trị trẻ còi xương

Bổ xung canxi cho trẻ

  • Canxi luôn cần được cung cấp cho cơ thể trong suốt các giai đoạn của cuộc sống, từ trong bào thai cho đến khi trưởng thành và người già. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam và RDA của Mỹ, mỗi ngày trẻ em cần khoảng 500 -1.000mg canxi tùy theo độ tuổi.
  • Sữa và các chế phẩm của sữa như sữa chua, bánh flan, phô-mai… là nguồn cung cấp canxi quan trọng, sau đó là đậu hũ, hải sản (cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ mới chứa nhiều canxi), đậu các loại, mè, rau xanh… Cần chú ý là canxi trong sữa thì dễ hấp thụ hơn là canxi từ các nguồn thực phẩm khác.

Bổ xung vitamin D cho trẻ còi xương

– Ngoài việc cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin D như sữa, trứng, gan, bơ… trẻ em mọi độ tuổi đều cần phải được tắm nắng nhẹ 15-20 phút mỗi ngày. Ánh nắng nhẹ là nắng trước 9 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều. Cần bộc lộ da càng nhiều càng tốt để ánh nắng trực tiếp chiếu vào da thì sẽ tạo ra nhiều vitamin D. Sau khi ra nắng vài phút cho bé ấm người rồi mẹ nên cởi bớt nón, vớ, vén áo hoặc quần bé càng nhiều càng tốt. Không phơi nắng qua cửa kính. Trẻ nhỏ chưa đi được thì bà mẹ cần bồng bế trẻ ra ngoài trời để tắm nắng, nếu trẻ đã tự đi được thì cần nhắc nhở và tạo điều kiện cho trẻ ra môi trường bên ngoài. Bà mẹ đang cho con bú sữa mẹ cũng phải tắm nắng hằng ngày để đảm bảo cho nhu cầu vitamin D của chính người mẹ đồng thời có đủ vitamin D trong sữa mẹ để cung cấp cho trẻ.

Trẻ suy dinh dưỡng

Nguyên nhân

  • Một số công trình nghiên cứu cho thấy, còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D. Ngược lại, tình trạng thiếu vitamin D cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng cảm nhiễm với vi khuẩn, do đó tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn so với trẻ bình thường.
  • Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp (dưới 2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng lúc đẻ bình thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu.
  • Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.

Điều trị trẻ suy dinh dưỡng

  • Tăng số bữa ăn trong ngày: Cho trẻ ăn 5-6 bữa mỗi ngày, tức ngoài 3 bữa chính, cần thêm 2-3 bữa phụ bằng sữa, chè, bánh…
  • Cho thêm chất béo vào thức ăn: Cho thêm 1-2 muỗng dầu ăn vào chén cháo cho trẻ nhỏ hoặc tăng các thức ăn chế biến nhiều chất béo, thức ăn chiên xào…
  • Cho ăn đặc hơn: Bột đặc có năng lượng cao hơn bột lỏng hay cháo lỏng. Với trẻ đã đủ răng nên cho ăn cơm tán nhuyễn.
  • Cho trẻ ăn bù sau giai đoạn bệnh.
  • Tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa: ví dụ: Sau khi ăn 1/2 chén cơm, cho trẻ ăn 1/2 chén mì…; ăn thêm 1 hũ yaourt, 1 miếng phô mai… hay uống thêm 1 ly sữa.
  • Sử dụng các thức ăn đặc biệt: Có thể cho trẻ ăn thêm một số loại thức ăn đặc biệt có năng lượng cao hơn thức ăn thông thường, ví dụ bột dinh dưỡng cao năng lượng PediaPlus với công thức tăng trưởng tối ưu, khá lý tưởng cho trẻ hấp thu tối đa các dưỡng chất để phát triển cả thể chất, trí tuệ và bắt kịp đà tăng trưởng so với các bạn đồng trang lứa.

Chứng lười ăn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em, do không ăn uống đều đặn nên cơ thể thường thiếu các Acid amin, vitamin, lysin, kẽm,…Vì vậy việc bổ sung các chất thiết yếu cho cơ thể là điều mà mọi người đều mong muốn. Sản phẩm siro Tuệ Linh gồm có: Bột nấm men bia thủy phân có chứa 70-75% các acid amin, trong đó hàm lượng Lysine rất cao (4%), vitamin nhóm B, Canxi nà khoáng chất, các chất chống lão hóa đặc biệt là Se,Glutathion…Cung cấp dưỡng chất cần thiếr cho cơ thể, chống còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ em chậm lớn,biến ăn. Đạm được thủy phân từ men bia không nhiễm hóa chất và dễ hấp thu hơn. hơn nữa sản phẩm được bào chế dưới dạng siro nên rất dễ uống bởi vì nóc có vị ngọt. Không những vậy mà siro Tuệ Linh còn có tác dụng : Tăng cường sức đề kháng của cơ thể trẻ em, giúp trẻ ăn ngon miệng, trẻ mệt mỏi, người già yếu sức đề kháng giảm.

]]>
https://tuelinh.vn/benh-coi-xuong-suy-dinh-duong-311/feed 0