Dược Tuệ Linh https://tuelinh.vn Tue, 18 Feb 2025 03:32:46 +0000 vi hourly 1 Cách phòng và điều trị cảm cúm hiệu quả trong mùa lạnh https://tuelinh.vn/cach-phong-va-dieu-tri-cam-cum-hieu-qua-trong-mua-lanh-11632 https://tuelinh.vn/cach-phong-va-dieu-tri-cam-cum-hieu-qua-trong-mua-lanh-11632#respond Mon, 25 Feb 2013 07:35:47 +0000 https://tuelinh.vn/?p=11632 (GDVN) – Mặc dù nước ta bệnh cúm mùa diễn ra thường xuyên nhưng người dân vẫn chưa có thói quen tiêm vaccin cúm mùa phòng bệnh. Do vậy, mỗi khi thời tiết khô, lạnh là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển, lây lan. Đáng chú ý khi việc phòng và điều trị cúm không đúng nguyên tắc có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, hô hấp, viêm phổi cho cả trẻ em và người lớn…

Những đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao

Theo phản ánh của các bác sĩ  Bệnh viện Nhi Trung ương, năm nay dịch sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM) và cúm diễn ra cùng một lúc, nên trẻ nhập viện do các bệnh này ở mức cao. Theo các BS, về cơ bản cả 3 bệnh này đều có những triệu chứng khá giống nhau (sốt, đau đầu, nhức toàn thân…) nên các phụ huynh rất khó phân biệt.

Trong mùa lạnh này, mỗi ngày BV tiếp nhận 1.600 đến 1800 BN, trong đó trên 40% các cháu đến khám bệnh cúm. Phần lớn là trẻ dưới 6 tuổi vào viện khi đã có nhiều biến chứng về đường hô hấp. Việc trẻ đến khám bệnh ngày một tăng, khiến cho các BS ở đây làm việc luôn trong tình trạng quá tải. Chỉ trong 4 tiếng buổi sáng, một BS phải khám gần 70 BN. Với khoảng thời gian quá ngắn như vậy, các BS khó có đủ thời gian để khám kỹ và tư vấn chu đáo cho cha mẹ các cháu trong việc cho dùng thuốc và chăm sóc đúng cách. Điều đáng lo ngại là hiện nay phần lớn các bậc cha mẹ chưa hiểu đúng về cúm mà không biết rằng chúng còn có nguy cơ mắc SXH, TCM.

ảnh minh họa. nguồn: internet

 

Còn theo các BS Khoa Truyền nhiễm- BV Bạch Mai thông báo, hàng ngày có khoảng 15-20 BN có triệu chứng cúm đến khám tại Khoa, phần lớn  là người dưới 20 tuổi. Cùng với trẻ em và phụ nữ đang mang thai thì người trẻ tuổi đang là đối tượng chính tấn công của virus này. Ngoài ra, nhóm người cao tuổi vẫn là nhóm có nguy cơ dễ mắc và có thể dẫn đến những biến chứng nặng do hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm.

ThS Trần Quang Thắng- Khoa Cấp cứu- Viện lão khoa quốc gia cho biết, càng nhiều tuổi theo quá trình lão hóa sức đề kháng của người cao tuổi ngày một suy giảm, sự xâm nhập của virut cúm sẽ rất thuận lợi. Nghiêm trọng hơn là khi virus cúm tấn công sẽ tiếp tục làm suy giảm hơn nữa sức đề kháng của người cao tuổi, đây là lúc thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn khác tấn công, nguy cơ bội nhiễm là rất lớn.

Phòng và điều trị cúm đúng cách

Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, BN cúm cần được dùng thuốc Tamiflu và các thuốc trị triệu chứng như hạ sốt, kháng sinh (nếu có bội nhiễm). Vì thuốc Tamiflu phát huy tác dụng trong 48 giờ đầu khi mắc bệnh nên người bệnh cần được đưa vào viện sớm để được dùng thuốc ngay. Không nên sử dụng thuốc Tamiflu với với mục đích dự phòng. Những trường hợp có tiếp xúc với BN cúm và xuất hiện triệu chứng cúm thì cần được theo dõi chặt và điều trị sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Các bác sĩ, chuyên gia cũng khuyên không nên quá lạm dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh cho trẻ vì sẽ bị ảnh hưởng rất lâu dài. Có rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên quý dễ tìm nhưng có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh cúm rất hiệu quả, an toàn và đặc biệt có tác dụng diệt vi rút mạnh như: Mật ong kết hợp với nhựa dầu Gừng làm ấm cổ, dịu đi các cơn ho, giúp kháng khuẩn, diệt vi rút bám trên niêm mạc đường hô hấp và làm tăng sức đề kháng trước các tác nhân bên ngoài tấn công. Với người dân vùng cao, một loại thảo dược khác có công dụng và tính năng tương tự như gừng được dùng nhiều để giúp chống lại cái lạnh cắt da, cắt thịt nơi miền sơn cược chính là Thảo quả. Trong quả thảo quả có chứa tinh dầu, chính tinh dầu và vị cay nóng của nó có tác dụng làm ấm cơ thể. Hoặc có thể kết hợp 3 dược liệu trên cùng lá Húng chanh (cây thuộc họ Bạc hà, lá có chứa nhiều tinh dầu để tăng tác dụng).

Đặc biệt, tinh dầu Tỏi tía có chứa thành phần chính là các chất sun phít trong đó có allicin, một kháng sinh thực vật có khả năng diệt vi rút rất mạnh, nhất là các chủng vi rút cúm. Khả năng chống cúm của Tỏi đã được biết từ xa xưa song gần đây khoa học mới biết các chất sun phít trong dầu tỏi làm nên tác dụng này. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc trị ho thảo dược. Đáng kể trong đó có Cty dược Tuệ Linh tiên phong nghiên cứu, trích ly và kết hợp thành công tinh dầu của các dược liệu quý trên thành sản phẩm dưới dạng viên nang Ezibo Tuệ Linh có tác dụng giảm ho nhanh chóng, đặc biệt là ho do virus, hỗ trợ điều trị trong trường hợp viêm phế quản, ho mạn tính và viêm phổi. Điều đáng mừng là sản phẩm dùng được cho cả người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.

Theo các bác sĩ, trong tình hình hiện nay, biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho cộng đồng là tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, hạn chế đến những nơi đông người mà không có những biện pháp bảo vệ y tế đúng cách. Những nhóm người có nguy cơ mắc cúm cao hay người bệnh mạn tính cần tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ khi cần chủ động tiêm vaccin cúm mùa, vaccin phế cầu.

 

]]>
https://tuelinh.vn/cach-phong-va-dieu-tri-cam-cum-hieu-qua-trong-mua-lanh-11632/feed 0
Mẹo hay ngăn ngừa cảm lạnh phát tác https://tuelinh.vn/meo-hay-ngan-ngua-cam-lanh-phat-tac-10119 https://tuelinh.vn/meo-hay-ngan-ngua-cam-lanh-phat-tac-10119#respond Wed, 05 Sep 2012 09:29:04 +0000 https://tuelinh.vn/meo-hay-ngan-ngua-cam-lanh-phat-tac-10119 Khi bạn thấy bất chợt ngưa ngứa trong cổ họng, đầu váng vất, đau minh mẩy … đó có thể là biểu hiện đầu tiên của một đợt cảm lạnh. Vậy có cách nào để ngăn ngừa trước khi nó phát tác không?

Khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên

Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của chứng cảm lạnh, các chuyên gia khuyên bạn một số lưu ý sau để đẩy lùi sự phát tác của cảm lạnh:

  • Uống nước hoặc nước trái cây ngay : Cơ thể đủ nước sẽ giúp giảm các triệu chứng như viêm họng và sổ mũi.
  • Súc miệng bằng nước muối : để chống lại tình trạng viêm họng, hãy thêm nửa thìa muối vào cốc nước ấm. Muối sẽ “bóc tách” các chất đeo bám thành họng, giúp giảm viêm, làm sạch nhầy và các kích thích ở cuối họng.
  • Súc miệng cũng giúp “tống cổ” các vi khuẩn, vi rút, giúp giảm mật độ vi khuẩn trong họng.
  • Giữ mũi sạch sẽ : Dùng nước muối dạng xịt làm sạch mũi ngay khi triệu chứng cảm lạnh xuất hiện sẽ giúp giảm các phản ứng khó chịu nhanh chóng nhờ tống sạch các chất bẩn ra.

Trong 2 giờ đầu tiên

Ra hiệu thuốc: Mua các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như acetaminophen để giảm đau nhức. Các loại thuốc giúp giảm sổ mũi, chảy nước mắt.

Các loại thuốc ho truyền thống : Mật ong để lâu rất tốt cho người mới bị viêm họng. 1-2 thìa cho vào trà hoặc uống luôn. Đừng quên bổ sung viên kẽm để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Trong 6 tiếng đầu

Ngừng làm việc: Cơ thể bạn sẽ chống chọi với vi rút tốt hơn nếu bạn được nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn tiếp tục làm việc, cơ thể sẽ không đủ sức để chiến đấu. Ngoài ra, ngày đầu tiên cũng dễ lây nhiễm bệnh cho người khác nhất.

Để không phát tán vi khuẩn, hãy rửa tay hoặc sử dụng gel rửa tay khô.

Đừng quên ăn nhiều đồ ăn lỏng : Luôn duy trì việc uống nước, nước quả, trà hay súp gà cho bữa trưa. Các món ăn trị cảm truyền thống cũng rất hữu dụng.

Vận động 1 chút: Nếu bạn cảm thấy mình có thể nhúc nhắc thì hãy “tập nhẹ 1 chút có thể tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng lưu ý không để nhịp tim tăng quá cao.

Cuối ngày

Tăng cường khả năng chiến đấu chống khuẩn: Một chế độ ăn bổ dưỡng sẽ tiếp thêm năng lượng cho hệ miễn dịch. Vì thế hãy chọn một bữa tối với các món ăn giàu protein như thịt, cá hay đậu đỗ với cơm, xôi nếp cẩm và nhiều rau quả.

Có thể tắm vòi sen nóng trước khi đi ngủ nếu cảm thấy vẫn ngào ngạt để có 1 giấc ngủ ngon.

Ngày tiếp theo

Bạn có cảm thấy khá hơn không ? Nếu bạn cảm thấy tệ hơn hay sốt, bắt đầu nôn và đau đầu nhiều hơn thì hãy gọi bác sĩ. Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn bị mắc 1 bệnh nghiêm trọng nào đó chứ không hẳn là cảm lạnh (chẳng hạn như cảm cúm hay viêm nhiễm) và bạn có thể dùng các loại thuốc kháng khuẩn, kháng sinh hay cách điều trị phù hợp khác.

Còn nếu thấy khá hơn thì hãy lặp lại chu trình ở trên để bệnh sớm lui.

Cách phòng tránh tốt nhất

Duy trì vệ sinh cơ bản : Các biện pháp vệ sinh cơ bản rất hữu ích trong phòng ngừa cảm lạnh. Hãy rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc ở nơi công cộng như sân vân động hoặc những nơi đông người. Nên duy trì khoảng cách an toàn với những người đã nhiễm bệnh.

Không tiếp xúc trực tiếp với vật dụng của người nhiễm bệnh: Vì virus rihno lây lan trong không khí nên nó có thể có ở trên các bề mặt vật dụng xung quanh người nhiễm bệnh dưới dạng giọt nước nhầy nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Virus có thể vô tình được lây truyền qua việc chạm tay lên các bề mặt đó và sau khi chạm tay lên các bộ phận trên mặt như mũi và miệng của người nhiễm bệnh.

Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ gây tổn hại cho bạn mà cả những người xung quanh. Khói thuốc lá gây ra sự kích ứng trong đường thở khiến cho con người dễ bị virus rhino tấn công. Ngoài ra hút thuốc lá còn khiến bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác do virus gây ra. Hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ra nhiễm trùng họng.

Tăng cường vitamin C : Uống một cốc nước cam mỗi ngày là cách bổ sung vitamin C hiệu quả giúp phòng và chữa cảm lạnh.

Giảm stress: Khi tâm trí bạn bị căng thẳng với nhiều vấn đề thì cơ thể bạn còn phải tập trung giải quyết những căng thẳng đó. Do vậy, hệ miễn dịch bị yếu đi khiến cơ thể dễ bị virus tấn công. Ngủ ít nhất 8 giờ/ngày và thư giãn là cách tốt nhất để bạn phòng chống cảm lạnh.

Xem thêm: Hiện tượng cảm lạnh khi mang thai

]]>
https://tuelinh.vn/meo-hay-ngan-ngua-cam-lanh-phat-tac-10119/feed 0
Lời khuyên cho người bị cảm lạnh https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-cam-lanh-10100 https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-cam-lanh-10100#respond Mon, 03 Sep 2012 06:55:25 +0000 https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-cam-lanh-10100 Khi bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu như chảy mũi, ho, tắc nghẽn mũi, mắt trở nên đỏ ngầu, đau đầu, mệt mỏi, đau các cơ bắp thịt, sốt thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị cảm lạnh. Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia khi bạn bị cảm lạnh.

Bạn nên ưu tiên các món súp

Trên thực tế, món súp là món ăn rất có lợi cho người bị mắc cảm lạnh vì nó rất dễ ăn, ăn nóng có tác dụng thông mũi, giải cảm rất dễ chịu. Có nhiều cách để chế biến món súp, trên thực tế cũng có nhiều loại súp khác nhau ví như súp gà, súp ngô non, súp nấm, súp thịt…. Bạn có thể lựa chọn cho mình một món súp hợp với khẩu vị và cách chế biến mà bạn muốn.

Bạn cần uống đủ lượng nước cần thiết

Nước là một thành phần rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt khi cơ thể bị “tấn công” bởi một loại virus hay vi khuẩn nào đó thì vai trò của nước càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nó có tác dụng thanh lọc và giải độc cho cơ thể đồng nghĩa với việc cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp bạn nhanh chóng bình phục.

Chính vì thế khi mắc cảm lạnh ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống bạn còn cần lưu ý đến việc bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Mỗi ngày cơ thể chúng ta trung bình cần khoảng 8 cốc nước, ngoài nước lọc bạn có thể uống thêm các loại nước trái cây thuộc họ nhà cam quýt để tổng hợp vitamin C cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Xông hơi

Cảm lạnh thường gây nên hệ lụy khiến cho bạn bị cảm cúm, tắc nghẹt mũi, khó thở… Bạn muốn nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu này thì có thể áp dụng liệu pháp tắm xông hơi giải cảm sẽ rất hiệu quả. Khi tắm xông hơi bạn có thể sử dụng thêm một số loại lá thuốc “dân gian” có tác dụng giải cảm như lá tre, lá bưởi, lá tía tô…. để đun cùng với nước xông hơi.

Bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi

Trong thời gian bị mắc cảm lạnh bạn tuyệt đối không nên làm việc quá sức hay vận động nhiều thay vào đó bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức để mau chóng lành bệnh. Các chuyên gia khuyên bạn nên nằm nghỉ ngơi khoảng 1 – 2 ngày, nên đảm bảo thời lượng giấc ngủ từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày. Đây là cách đơn giản giúp bạn nhanh chóng bình phục.

Tỏi – “thần dược” trị cảm lạnh

Tỏi không đơn thuần là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình bạn mà tỏi còn có tác dụng như một “vị thuốc” trị bệnh hiệu quả. Đặc biệt với người mắc chứng bệnh cảm cúm và cảm lạnh thì có thể bổ sung tỏi vào các món ăn để cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng “đánh bại” virus cũng như vi khuẩn gây cảm lạnh.

Ngoài ra bạn có thể ăn một vài nhánh tỏi sống mỗi ngày cũng sẽ có tác dụng giúp bạn phòng vệ khỏi nguy cơ “tấn công” của chứng bệnh cảm lạnh và cảm cúm nói riêng và các căn bệnh nguy hiểm khác nói chung.

Xem thêm: Phương pháp chăm sóc bé khi bị cảm lạnh

]]>
https://tuelinh.vn/loi-khuyen-cho-nguoi-bi-cam-lanh-10100/feed 0
Phòng ngừa cảm lạnh khi mang thai https://tuelinh.vn/phong-ngua-cam-lanh-khi-mang-thai-10116 https://tuelinh.vn/phong-ngua-cam-lanh-khi-mang-thai-10116#respond Sun, 02 Sep 2012 10:12:06 +0000 https://tuelinh.vn/phong-ngua-cam-lanh-khi-mang-thai-10116 Cảm lạnh thông thường là bệnh thường gặp, và ít khi nguy hiểm. Nhưng cảm lạnh ở phụ nữ mang thai thì không bình thường chút nào. Nếu không biết cách điều trị hợp lý, cảm lạnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và em bé trong bụng. Dưới đây là 10 lưu ý để ngăn ngừa cảm lạnh cho bà mẹ mang thai.

1. Thai phụ tránh sờ tay lên mặt

Tưởng như rất vô lý nhưng theo các chuyên gia, virus gây cảm (bao gồm cảm lạnh và cảm cúm) có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm.

Khi đưa tay lên mặt, vô tình, bạn đã giúp các loại virus này lại gần mũi, miệng và khiến chúng dễ có cơ hội gây bệnh cho cơ thể hơn.

2. Nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

Các loại virus gây cảm có khả năng lây lan và phát tán mạnh mẽ. Nếu bạn chạm tay vào điện thoại, bàn phím máy tính, nắm cửa… chứa virus thì nguy cơ mắc bệnh khá cao. Bởi vì các loại virus này có thể sống hàng giờ, thậm chí, cả ngày trên bàn tay con người. Vì vậy, bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý chà xát các kẽ ngón tay trong vòng một vài phút và lau khô tay bằng khăn sạch.

3. Không dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho

Bởi vì thời điểm bạn hắt hơi hoặc ho, miệng và mũi bạn ở cơ chế mở nên dễ bị lây nhiễm virus từ bàn tay nếu bạn lấy tay che miệng. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị một chiếc khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, bạn nên vứt chiếc khăn giấy ấy ngay lập tức. Trường hợp không có khăn giấy, bạn nên quay mặt về phía không có người khi cơn hắt hơi hoặc cơn ho chuẩn bị xuất hiện.

4. Nên uống nhiều nước

Bạn nên uống tối thiểu 6-8 cốc nước mỗi ngày khi mang thai. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết cơ thể thiếu nước hay không được phân biệt qua màu sắc của nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu vàng trong, chứng tỏ bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, bạn cần bổ sung thêm nước uống. Nước có tác dụng “súc rửa” và thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.

5. bổ sung rau quả

Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm.

6. Bạn nên ăn sữa chua

Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nhóm thai phụ mỗi ngày ăn một hộp sữa chứa ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cảm. Những loại vi khuẩn có lợi tự nhiên trong sữa chua giúp tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể.

7. Bạn nên tránh xa khói thuốc

Các thống kê về sức khỏe kết luận, khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm và các chứng bệnh về hô hấp khác cho thai phụ. Hơn nữa, khói thuốc lá còn là môi trường độc hại cho sự phát triển của thai nhi. Những chất hóa học được tìm thấy trong khói thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, làm khô đường hô hấp… và khiến virus cảm dễ xâm nhập vào cơ thể.

8. Bạn nên nói không với đồ uống chứa cồn

Các loại đồ uống có cồn “tiêu diệt” sức khỏe thai phụ và thai nhi một cách từ từ. Nó khiến cơ thể luôn trong tình trạng bị mất nước và gây suy giảm hệ miễn dịch.

9. Bạn nên hít thở không khí trong lành

Thời tiết mùa đông khô lạnh khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở thai phụ do virus gây cảm và các loại vi khuẩn độc hại khác có khả năng sống sót trong những căn phòng khô hoặc những nơi ẩm thấp trong nhà. Trừ những ngày quá lạnh, nếu không, bạn cũng nên duy trì hoạt động đi bộ ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm.

10. Bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn

Nghỉ ngơi là cách để cơ thể phục hồi năng lượng và sức khỏe. Mỗi ngày, bạn dành 30 phút thư giãn, không làm gì cả, cũng không suy nghĩ tới bất kỳ điều gì, khẽ nhắm mắt lại và trò chuyện yêu thương với em bé trong bụng.

]]>
https://tuelinh.vn/phong-ngua-cam-lanh-khi-mang-thai-10116/feed 0
Cách chăm sóc khi bé bị cảm lạnh https://tuelinh.vn/dieu-tri-khi-be-bi-cam-lanh-10110 https://tuelinh.vn/dieu-tri-khi-be-bi-cam-lanh-10110#respond Sat, 01 Sep 2012 09:55:46 +0000 https://tuelinh.vn/dieu-tri-khi-be-bi-cam-lanh-10110 Mỗi khi thời tiết thay đổi, bé nhà bạn rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, sốt … Cảm lạnh thông thường rất phổ biến và ít khi nghiêm trọng. Bé có thể mắc tới 8 trận cảm trong năm đầu tiên. Tuy nhiên cảm lạnh thông thường sẽ tự nhiên biến mất. Việc của bạn là nên bổ sung cho mình những kiến thức để biết cách chăm sóc khi bé bị cảm lạnh.

Mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, tạm thời không cho bé ăn các thực phẩm như thịt, cá, tôm và kị đồ lạnh.

Điều chỉnh chế độ ăn

Thông thường, trẻ cần khoảng 7 ngày để hồi phục sau khi bị cảm lạnh. Lúc này nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hoá. Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu. Bé cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Mẹo chăm sóc trẻ

Nên gối đầu trẻ cao hơn

Khi trẻ bị cảm lạnh, mũi sẽ thường bị ngạt và cảm thấy rất khó khăn khi thở, đặc biệt là trong khi ngủ. Vì thế, để bé ngủ ngon hơn, cha mẹ trẻ hãy chú ý sử dụng gối nhiều hơn bình thường để trẻ dễ thở và ngủ ngon hơn.

Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng

Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, hãy chắc chắn rằng bạn cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa bột thường xuyên. Với trẻ 4 – 6 tháng tuổi cũng có thể cho uống thêm một chút nước. Trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể uống nước hoặc nước trái cây.

Tuyệt đối, không thay thế sữa mẹ bằng nước hoặc nước trái cây. Ngoài ra, em bé của bạn vẫn cần cho ăn giống như thông thường để có được lượng các chất dinh dưỡng cần thiết.

Bế bồng và gần gũi với trẻ

Với mình, đây là một trong những điều quan trọng nhất khi bé bị ốm. Khi bé không được khỏe, chắc chắn chúng sẽ muốn có bố hoặc mẹ ở bên cạnh. Vì thế, nếu cần thiết phải nghỉ làm, bạn hãy cố gắng sắp xếp để nghỉ chăm con và bế bồng con. Hãy ôm và an ủi em bé của bạn. Hãy cho chúng biết rằng bạn đang ở cạnh chúng và bạn yêu con đến thế nào.

Điều trị bằng bài thuốc

Đặt thuốc ở rốn : Có thể đặt thuốc ở rốn trẻ để trị các chứng cảm nóng hoặc cảm lạnh.

Chứng cảm nóng: giã nát 30g hành trắng với 15g liên kiều, cho vào túi vải, đặt lên rốn bé. Chờ một lúc rồi cho bé uống nước ấm để nhanh ra mồ hôi.

Chứng cảm lạnh: giã nát 30g hành trắng, 1 lát gừng tươi, cùng 5-7 hạt hồ tiêu, cho vào túi vải, đặt lên rốn bé. Sau đó cho bé uống nước ấm để nhanh ra mồ hôi khử hàn.

Với cả 2 loại cảm trên, các mẹ nhớ bỏ túi vải ra khỏi rốn bé sau khi bé đã ra mồ hôi.

Nắm thuốc trong bàn tay : Khi trẻ sơ sinh bị cảm do trúng hàn: Dùng 15g bạc hà, 15g phòng phong, 2 lát gừng tươi. Giã nát bạc hà và phòng phong, sau đó giã dập gừng tươi, cho 1 thìa nhỏ nước, rồi bỏ tất cả vào 2 túi vải dài khoảng 7-10cm, đặt vào 2 lòng bàn tay bé. Bên ngoài dùng vải mềm để cố định. Sau 15-20 phút bỏ ra.

Khi trẻ bị cảm mạo, hơi sốt, hoặc ho: Giã nát 9g bạc hà, 9g liên kiều, 6g trần bì, cho 1 thìa nhỏ nước, sau đó cho vào 2 túi vải khác nhau, đặt vào tay bé giống như ở trên.

Các mẹ cần chú ý đặt đúng tâm lòng bàn tay bé để thuốc có hiệu quả.

Cải thiện hệ hô hấp : Trước khi ngủ, dùng khăn nóng lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi nóng có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Mẹ nên cho bé nằm nghiêng khi ngủ. Tư thế này có thể giúp giảm áp lực cho một bên lỗ mũi, giúp mũi của bé dần đỡ ngạt hơn. Đồng thời, mẹ nên vỗ nhẹ lưng bé để giúp long đờm.

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-khi-be-bi-cam-lanh-10110/feed 0
Bệnh cảm lạnh https://tuelinh.vn/benh-cam-lanh-314 https://tuelinh.vn/benh-cam-lanh-314#respond Tue, 23 Aug 2011 07:51:58 +0000 https://tuelinh.vn/?p=314 Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Có hơn 200 virus khác nhau có thể gây ra cảm lạnh với những triệu chứng khác nhau.


Dấu hiệu và triệu chứng

Triệu chứng thường xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus và bao gồm:

  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Họng ngứa và đau
  • Ho
  • Đau người hoặc đau đầu nhẹ
  • Hắt hơi
  • Chảy nước mắt
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi nhẹ.

Nguyên nhân

Mặc dù có hơn 200 virus có thể gây ra các triệu chứng cảm lạnh, song rhinovirus là thủ phạm hay gặp nhất và rất dễ lây..

Điều trị

Không có thuốc chữa khỏi cảm lạnh. Kháng sinh không có tác dụng chống lại virus gây bệnh. Các thuốc không kê đơn dùng đề chữa cảm lạnh không chữa khỏi bệnh cũng như không làm cho bệnh nhanh khỏi hơn. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của một số loại thuốc hay dùng để điều trị cảm lạnh.

  • Thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen thường được sử dụng để điều trị sốt và đau đầu khi bị cảm lạnh. Cần nhớ rằng acetaminophencó thể gây tổn thương gan, nhất là khi dùng ở liều cao kéo dài. Không dùng aspirin cho trẻ em vì thuốc có thể gây ra hội chứng Reye — Một bệnh hiễm gặp nhưng có thể gây tử vong.
  • Thuốc xịt mũi để giảm xung huyết mũi. Những thuốc này không nên dùng kéo dài vì có thể gây viêm niêm mạc mũi mạn tính.
  • Xi rô ho. Các loại xi rô ho không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây ho trong cảm lạnh. Một số loại chứa những thành phần làm giảm ho, nhưng với lượng quá ít nên không đủ tác dụng hoặc có thể gây hại cho trẻ. Trung tâm phòng chống bệnh dịch Mỹ (CDC) khuyên không nên dùng xi rô ho cho trẻ dưới 2 tuổi. Ho do cảm lạnh thườgn kéo dài ít nhất là 2 – 3 tuần. Nếu ho kéo dài lâu hơn, cần cho trẻ đi khám bác sĩ.

Các biện pháp tự chăm sóc khi bị cảm lạnh gồm:

  • Uống nhiều nước.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Giữ cho phòng ở luôn ấm và ẩm
  • Súc họng nhiều lần trong ngày bằng nước muối ấm hoặc uống nước chanh ấm pha với mật ong để làm dịu chỗ họng bị viêm và giảm ho
  • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để làm giảm xung huyết mũi.

Phòng bệnh

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thông thoáng, nhất là khi trong gia đình có người bị cảm lạnh.
  • Vứt bỏ khăn giấy ngay sau khi dùng.
  • Không dùng chung bát đũa, vật dụng cá nhân với người khác.
  • Tránh tiếp xúc lâu với người bị cảm lạnh.
]]>
https://tuelinh.vn/benh-cam-lanh-314/feed 0