Tuệ Linh https://tuelinh.vn Tự hào trí tuệ Việt Fri, 31 Aug 2012 10:27:51 +0000 vi hourly 1 Điểm tên những nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh ở trẻ https://tuelinh.vn/diem-ten-nhung-nguyen-nhan-dan-den-cam-lanh-o-tre-10113 https://tuelinh.vn/diem-ten-nhung-nguyen-nhan-dan-den-cam-lanh-o-tre-10113#respond Sun, 02 Sep 2012 10:07:41 +0000 https://tuelinh.vn/diem-ten-nhung-nguyen-nhan-dan-den-cam-lanh-o-tre-10113 Cảm lạnh có thể bắt nguồn từ một bệnh viêm đường hô hấp trên (mũi, miệng và cổ họng), gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Bé rất dễ bị cảm lạnh bởi hệ thống miễn dịch của bé còn đang hoàn thiện.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, bé có thể bị nhiễm cảm lạnh do lây từ người bị cảm (người đó ho, hắt hơi làm bắn virus cảm lạnh vào không khí và khiến bé hít phải). Bệnh cũng có thể được truyền qua tiếp xúc bằng tay. Vì thế, cha mẹ cần luôn che miệng khi ho gần con hoặc rửa sạch tay sau khi vừa xì mũi mình.

Khi bé nhà bạn mắc cảm lạnh thông thường, bạn có thể thấy những triệu chứng dưới đây:

  • Sốt trên 38ºC.
  • Ho, đỏ mắt, đau họng, nghẹt mũi (hoặc chảy nước mũi).
  • Mất cảm giác ngon miệng, khó chịu, bồn chồn.
  • Sưng hạch bạch huyết (dưới nách, sau cổ).

Nếu bị nghẹt mũi, bé sẽ rất khó thở bằng mũi. Do đó, việc cho bú sẽ khó khăn hơn. Bé vẫn chưa biết tự xì mũi cho đến khi được 4 tuổi. Vì thế, bạn nên thường xuyên xì mũi cho con.

Khi bị “khụt khịt”, bé rất khó để ngủ ngon cả đêm (có khi bé tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm). Thông thường, cảm lạnh kéo dài khoảng 10 ngày nhưng với những bé nhỏ hơn, nó có thể kéo dài trong khoảng 2 tuần.

Ngăn ngừa cảm lạnh cho bé

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bé. Sữa mẹ chứa những kháng thể, giúp bé chống nhiễm trùng. Những em bé bú mẹ thì ít bị cảm lạnh hay nhiễm trùng hơn.

Cách ly bé với những người đang bị ho hay cảm lạnh. Cần rửa tay sạch trước khi bế con.

Tránh cho bé tới nơi có người đang hút thuốc lá. Những bé sống với người thân hút thuốc thường bị cảm lạnh và cơn cảm lạnh cũng kéo dài hơn.

]]>
https://tuelinh.vn/diem-ten-nhung-nguyen-nhan-dan-den-cam-lanh-o-tre-10113/feed 0
Điều trị khi bé bị cảm lạnh https://tuelinh.vn/dieu-tri-khi-be-bi-cam-lanh-10110 https://tuelinh.vn/dieu-tri-khi-be-bi-cam-lanh-10110#respond Sat, 01 Sep 2012 09:55:46 +0000 https://tuelinh.vn/dieu-tri-khi-be-bi-cam-lanh-10110 Mỗi khi thời tiết thay đổi làm bé nhà bạn rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, sốt … Cảm lạnh thông thường rất phổ biến và ít khi nghiêm trọng. Bé có thể mắc tới 8 trận cảm trong năm đầu tiên. Cảm lạnh thông thường sẽ tự nhiên biến mất. Tuy nhiên, có vài điều bạn có thể làm để giảm bớt khó chịu cho con:

Điều chỉnh chế độ ăn

Thông thường, trẻ cần khoảng 7 ngày để hồi phục sau khi bị cảm lạnh. Lúc này nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hoá. Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu. Bé cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, tạm thời không cho bé ăn các thực phẩm như thịt, cá, tôm và kị đồ lạnh.

Điều trị bằng bài thuốc

Đặt thuốc ở rốn : Có thể đặt thuốc ở rốn trẻ để trị các chứng cảm nóng hoặc cảm lạnh.

Chứng cảm nóng: giã nát 30g hành trắng với 15g liên kiều, cho vào túi vải, đặt lên rốn bé. Chờ một lúc rồi cho bé uống nước ấm để nhanh ra mồ hôi.

Chứng cảm lạnh: giã nát 30g hành trắng, 1 lát gừng tươi, cùng 5-7 hạt hồ tiêu, cho vào túi vải, đặt lên rốn bé. Sau đó cho bé uống nước ấm để nhanh ra mồ hôi khử hàn.

Với cả 2 loại cảm trên, các mẹ nhớ bỏ túi vải ra khỏi rốn bé sau khi bé đã ra mồ hôi.

Nắm thuốc trong bàn tay : Khi trẻ sơ sinh bị cảm do trúng hàn: Dùng 15g bạc hà, 15g phòng phong, 2 lát gừng tươi. Giã nát bạc hà và phòng phong, sau đó giã dập gừng tươi, cho 1 thìa nhỏ nước, rồi bỏ tất cả vào 2 túi vải dài khoảng 7-10cm, đặt vào 2 lòng bàn tay bé. Bên ngoài dùng vải mềm để cố định. Sau 15-20 phút bỏ ra.

Khi trẻ bị cảm mạo, hơi sốt, hoặc ho: Giã nát 9g bạc hà, 9g liên kiều, 6g trần bì, cho 1 thìa nhỏ nước, sau đó cho vào 2 túi vải khác nhau, đặt vào tay bé giống như ở trên.

Các mẹ cần chú ý đặt đúng tâm lòng bàn tay bé để thuốc có hiệu quả.

Cải thiện hệ hô hấp : Trước khi ngủ, dùng khăn nóng lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi nóng có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Mẹ nên cho bé nằm nghiêng khi ngủ. Tư thế này có thể giúp giảm áp lực cho một bên lỗ mũi, giúp mũi của bé dần đỡ ngạt hơn. Đồng thời, mẹ nên vỗ nhẹ lưng bé để giúp long đờm.

Mẹo chăm sóc trẻ

Nên gối đầu trẻ cao hơn

Khi trẻ bị cảm lạnh, mũi sẽ thường bị ngạt và cảm thấy rất khó khăn khi thở, đặc biệt là trong khi ngủ. Vì thế, để bé ngủ ngon hơn, cha mẹ trẻ hãy chú ý sử dụng gối nhiều hơn bình thường để trẻ dễ thở và ngủ ngon hơn.

Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng

Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, hãy chắc chắn rằng bạn cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa bột thường xuyên. Với trẻ 4 – 6 tháng tuổi cũng có thể cho uống thêm một chút nước. Trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể uống nước hoặc nước trái cây.

Tuyệt đối, không thay thế sữa mẹ bằng nước hoặc nước trái cây. Ngoài ra, em bé của bạn vẫn cần cho ăn giống như thông thường để có được lượng các chất dinh dưỡng cần thiết.

Bế bồng và gần gũi với trẻ

Với mình, đây là một trong những điều quan trọng nhất khi bé bị ốm. Khi bé không được khỏe, chắc chắn chúng sẽ muốn có bố hoặc mẹ ở bên cạnh. Vì thế, nếu cần thiết phải nghỉ làm, bạn hãy cố gắng sắp xếp để nghỉ chăm con và bế bồng con. Hãy ôm và an ủi em bé của bạn. Hãy cho chúng biết rằng bạn đang ở cạnh chúng và bạn yêu con đến thế nào.

Tham khảo thêm: Mẹo chăm sóc khi bé bị cảm lạnh

]]>
https://tuelinh.vn/dieu-tri-khi-be-bi-cam-lanh-10110/feed 0
Cách phòng ngừa cảm lạnh cho bé https://tuelinh.vn/cach-phong-ngua-cam-lanh-cho-be-10107 https://tuelinh.vn/cach-phong-ngua-cam-lanh-cho-be-10107#respond Fri, 31 Aug 2012 09:45:32 +0000 https://tuelinh.vn/cach-phong-ngua-cam-lanh-cho-be-10107 Chúng ta đều biết rằng, cảm lạnh là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Thời tiết chuyển mùa càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ảnh minh họa

Cách tốt nhất để chống lạnh là phòng ngừa với các biện pháp sau:

  • Để trẻ không bị lây nhiễm bằng cách tránh tiếp xúc những người bị nhiễm lạnh. Luôn luôn giữ cho trẻ ấm áp và tránh tiếp xúc đối với trời lạnh bên ngoài. Nếu trẻ có dấu hiệu cảm lạnh, cho trẻ uống nhiều nước để giảm bớt tắc nghẽn thải độc tố khỏi cơ thể. Sử dụng nước muối sinh lý để giảm ngạt mũi của bé. Luôn luôn rửa tay trước khi cho trẻ ăn hoặc chăm sóc trẻ. Giữ đồ chơi và núm vú của trẻ sạch sẽ.

Biện pháp khắc phục khi trẻ bị cảm lạnh

Thuốc kháng sinh không đặc trị cho cảm lạnh. Cách tốt nhất bạn có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của trẻ là giữ cho trẻ ấm nhất có thể và tham vấn bác sĩ.

Không bao giờ được dùng aspirin cho trẻ sơ sinh vì nó có thể gây ra các biến chứng khác. Hạ sốt cho trẻ bằng các biện pháp hạ nhiệt thông thường bằng khăn ấm.

Thời điểm nên đưa bé đi khám

Với những bé dưới 3 tháng tuổi, bạn cần đưa bé đi khám ngay khi bé có dấu hiệu bệnh. Với những bé lớn hơn, bạn cũng cần đưa con đi khám để bác sĩ xác nhận rằng đó chỉ là cảm lạnh thông thường. Nên đưa bé đi khám, nếu:

  • Cảm lạnh không được cải thiện sau vài ngày. Sốt cao. Khó thở. Ho dai dẳng. Bé dường như bị kích thích tai – có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai. Ho ra đờm có màu xanh lá cây, vàng hoặc nâu hoặc dịch mũi tiết ra những màu trên.

Tham khảo thêm: Cách chăm sóc khi bé bị cảm lạnh

]]>
https://tuelinh.vn/cach-phong-ngua-cam-lanh-cho-be-10107/feed 0
Cách chăm sóc bé khi bị cảm lạnh https://tuelinh.vn/cach-cham-soc-be-khi-bi-cam-lanh-4577 https://tuelinh.vn/cach-cham-soc-be-khi-bi-cam-lanh-4577#respond Fri, 04 Nov 2011 06:54:55 +0000 https://tuelinh.vn/?p=4577 Em bé và trẻ em thông thường nhiễm cảm lạnh từ 6 đến 8 lần mỗi năm – chỉ cần nghĩ đến tất cả những thứ chúng thường xuyên nhâm nhi như nước đá hoặc đá lạnh, hay cách chúng không cần mặc áo khoác mà vẫn thoải mái chạy chơi ngoài trời, bạn sẽ dễ dàng hiểu tại sao.


Tin tốt lành là: các chứng nhiễm trùng này thật ra lại giúp củng cố thêm hệ miễn dịch của trẻ. Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, phụ huynh có thể:

Một vài giọt nước muối sinh lý nhỏ vào mũi có thể làm giảm sự tắc nghẽn (làm theo các hướng dẫn về liều dùng trên bao bì). Cách này đặc biệt giúp ích cho các trẻ còn quá bé để xì mũi.

Đặt một chiếc máy tỏa hơi mát trong phòng ngủ của bé – không khí ẩm sẽ giúp làm giảm bớt các cơn nghẹt mũi.

Cho trẻ uống acetaminophen (chỉ với những trẻ lớn hơn 3 tháng) để làm bớt đi sự khó chịu. Đối với trẻ 3 tháng hoặc nhỏ hơn, bạn không nên cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc gì khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ ( do chúng có thể che giấu cơn sốt, điều mà ở trẻ sơ sinh rất cần sự chăm sóc y tế tức thời).

Gọi cho bác sĩ nếu ….

Bạn nghi ngờ bé dưới 3 tháng tuổi mắc phải bệnh cúm, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức (các triệu chứng của cúm cũng bao gồm sốt, mệt mỏi và lờ đờ); từ 3 đến 6 tháng tuổi thì mọi thứ bớt khẩn cấp hơn, do vậy bạn có thể gọi cho bác sĩ nhi và tham khảo về cách chăm sóc tốt nhất. (Nên nhớ rằng, các triệu chứng của cúm đến rất bất ngờ — trái với các triệu chứng phát triển dần dần của cảm lạnh – và chúng bộc phát khá dữ dội.)

Con bạn biểu lộ các triệu chứng của bệnh viêm xoang (một chứng nhiễm khuẩn của khoang mặt), chứng bệnh có thể gây nên các cơn ho có đờm, thở khó khăn, và nước mũi có màu vàng hoặc xanh. Viêm xoang cũng có thể gây đau đầu hoặc nóng sốt. Nếu bác sĩ phát hiện ra bệnh viêm nhiễm, rất có khả năng bé của bạn sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh.

Theo MeYeuCon

]]>
https://tuelinh.vn/cach-cham-soc-be-khi-bi-cam-lanh-4577/feed 0